1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ALPHA3

    ALPHA3 Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    26.328
    Đã được thích:
    4.538
    Thành viên viettrader102 tiếp tục cắt dán tin tức vào nữa thì tớ bỏ bót. Có chỗ cho tin tức đàng hòang mà.

    Thanh viên lamali tiếp tục pót bài với dụng ý xấu lần nữa tớ xin đề nghị khóa nick vĩnh viễn.

    Đâu phải thấy bài ẩn rồi còn cố gắng viết tiếp như thế.
  2. duongdzu

    duongdzu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/01/2008
    Bài viết:
    451
    Đã được thích:
    166
    Những thắng lợi bước đầu về ngoại giao.

    Khi học giả quốc tế "chỉnh huấn" Trung Quốc về Biển Đông

    Tác giả: Hoàng Phương
    Bài đã được xuất bản.: 22/06/2011 07:00 GMT+7


    "Nghe phần trình bày của GS Tô Hạo, tôi mới thấy rõ một điều, Trung Quốc và ASEAN khác nhau về phong cách", TS Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc Ban an ninh chính trị thuộc ban thư ký ASEAN nhận xét. Dừng một chút, ông tấn công: "Các nước ASEAN thì nói và nói (talk and talk) còn Trung Quốc thì miệng nói và tay làm (talk and take)".
    >> TNS McCain chỉ trích Trung Quốc "hiếu chiến" ở Biển Đông
    >> Học giả Trung Quốc lại phân bua về Biển Đông
    Một phóng viên nước ngoài đã nhận xét, có lẽ vì vấn đề Biển Đông nên thu hút rất đông học giả và chính khách tên tuổi đến dự hội thảo về an ninh hàng hải tại Biển Đông do CSIS tổ chức. Căn phòng chật kín đến mức TS Termsak Chalermpalanupap phải ngạc nhiên và nghiệm ra độ nóng của vấn đề Biển Đông.
    Ngày thảo luận đầu tiên 20/6 (giờ Washington) căng và nóng rẫy sau phần tham luận trình bày quan điểm và chủ trương của Trung Quốc ở Biển Đông của GS Tô Hạo đến từ ĐH Ngoại giao Trung Quốc.
    Chất vấn và chỉnh huấn, có vẻ đó là những gì các học giả và chính khánh quốc tế tại Hội thảo đã làm với vị giáo sư Trung Quốc và những đồng sự của ông. Đã có lúc, TS Tô Hạo phải kêu lên: "tôi không phải là người phát ngôn của Trung Quốc".
    Ai sợ ai?
    Trong bài phát biểu của mình, GS Tô Hạo cho rằng, chính hành động của các nước trong khu vực đã làm cho Trung Quốc "sợ" (scared).
    "Một vài nước nói rằng Trung Quốc những năm gần đây có thái độ quá mạnh đối với vấn đề biển Đông, nhưng tôi tin là lý do Trung Quốc có thái độ quyết đoán như vậy bởi một vài nước đã có những phản ứng quá mạnh đối với những gì đang xảy ra chống lại Trung Quốc. Đó là lý do làm cho Trung Quốc sợ và làm cho chúng tôi phải nói gì đó để bảo vệ chủ quyền đối với Biển Đông".
    Đến từ Viện nghiên cứu Brookings, TS Tạ Tuấn đặt câu hỏi, "hành động nào của láng giềng khiến Trung Quốc sợ? Là hoạt động đánh bắt cá của ngư dân Việt Nam và Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý tính từ đường cơ sở được công nhận bởi Công ước Luật biển quốc tế 1982 của mỗi nước chăng? Là hoạt động thăm dò của công ty dầu khí cũng trong vùng đặc quyền kinh tế ấy mà Trung Quốc đã cho tàu hải giám (tàu quân sự cải hoán) cắt cáp chăng?
    Không chỉ ra được hành động nào, vị GS Trung Quốc phân bua: "Không hẳn là sợ... Nhưng cá nhân tôi lo ngại. Rõ ràng, những năm trước, có rất nhiều hoạt động hợp tác giữa Trung Quốc và các nước ở Biển Đông. Một năm trở lại đây, căng thẳng gia tăng...
    Vì sao căng thẳng gia tăng một năm trở lại đây? Câu hỏi của ông Tô Hạo đã được hầu hết các học giả tại diễn đàn này chỉ ra. Thỏa thuận về các nguyên tắc ứng xử trên Biển Đông đã không thể ngăn được leo thang tranh chấp, không ngăn được hành động gây hấn của Trung Quốc. Hơn nữa, như TNS Mỹ John McCain chỉ ra, các hành động này dựa trên "các quyền tự phong" của Trung Quốc.
    [​IMG]
    GS Tô Hạo, ĐH Ngoại giao Trung Quốc Điều đáng nói, như TS Termsak Chalermpalanupap lưu ý, khi chiến hạm Mỹ đi qua đường chữ U để vào Đà Nẵng thì Trung Quốc không lên tiếng phản đối, nhưng khi ngư dân Việt Nam hay các tàu của VietnamPetro hoạt động ở khu vực này thì gặp những phiền nhiễu do phía Trung Quốc gây nên.
    "Nghe phần trình bày của GS Tô Hạo, tôi mới thấy rõ một điều, Trung Quốc và ASEAN khác nhau về phong cách", TS Termsak Chalermpalanupap, Giám đốc Ban an ninh chính trị thuộc ban thư ký ASEAN nhận xét.
    Dừng một chút, ông tấn công: "Các nước ASEAN thì nói và nói (talk and talk) còn Trung Quốc thì miệng nói và tay làm (talk and take)".
    Giáo sư Peter Dutton thuộc Đại học Hải quân Mỹ chia sẻ, "nếu tôi là các nước ASEAN, tôi sẽ rất lo lắng".
    "Theo tôi biết, Trung Quốc đề xuất thương lượng với ASEAN, rằng cùng hợp tác, lo phát triển kinh tế, và chấp nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Đó là cuộc thương lượng tồi, bởi lẽ ASEAN sẽ phải hi sinh lợi ích lâu dài để đổi lại lợi ích thương mại ngắn hạn với Trung Quốc".
    "Tại sao Trung Quốc quyết tâm thực hiện kiểm soát Biển Đông và các nguồn tài nguyên của nó?", TS Peter Dutton nêu câu hỏi trong khi chính học giả Trung Quốc lại thắc mắc với học giả Việt Nam, tại sao các sự kiện giữa tàu Trung Quốc và tàu thăm dò của Việt Nam lại xảy ra vào thời điểm này.
    "Đây cũng là câu hỏi của chúng tôi. Tại sao tàu Trung Quốc lại cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam vào thời điểm ngay trước khi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng như Hội nghị Shangri-la", TS Trần Trường Thủy, Học viện Ngoại giao Việt Nam đáp lời.
    Bà Bonner Glaser, Giám đốc Ban Trung Quốc của CSIS nhắc lại việc Trung Quốc vi phạm Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) như dựng cột mốc chủ quyền trên các bãi đá ngầm ở Amy Douglas Bank thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và cắt dây cáp thăm dò dầu khí thuộc tàu Bình Minh 2 và tàu Viking của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, khu vực trước đây chưa hề bị tranh chấp.
    Theo bà, những diễn tiến xảy ra tại Biển Đông gắn chặt với các vấn đề nội bộ của Trung Quốc, nơi mà chủ nghĩa quốc gia đã đi hơi quá đà, đặt ra thách thức cho giới lãnh đạo Bắc Kinh trong thời điểm nhạy cảm khi Trung Quốc đang bước vào giai đoạn chuyển giao lãnh đạo.
    Trước đó, dẫn lại lời của GS Tô Hạo, "chủ quyền là lợi ích quốc gia mà một chính thể không thể từ bỏ, nếu muốn tồn tại", một học giả đến từ Philippines đưa ra nghi vấn, phải chăng, có quá nhiều vấn đề chính trị nội bộ của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
    Hơn nữa, "Trung Quốc chưa thu được giọt dầu nào từ Biển Đông, trong khi nhiều nước ASEAN như Việt Nam, Philippines đã khai thác được dầu khí. Chúng tôi đòi chia sẻ lợi ích công bằng", GS Tô Hạo nói.
    "Đường lưỡi bò - một yêu sách tham lam, thiếu căn cứ"
    "Vấn đề là Trung Quốc yêu sách tất cả", học giả đại diện cho ASEAN, TS Termsak Chalermpalanupap lên tiếng. "Vì yêu sách này, Trung Quốc đã tạo chồng lấn với các nước thành viên ASEAN, và đó là lí do Trung Quốc luôn muốn tiếp cận song phương", ông nói.
    [​IMG]
    Ông Bower, bà CAitlyn, TS Trần Trường Thủy, GS Carl Thayer và Ian Storey tại hội thảo. Các học giả đều chia sẻ quan điểm rằng Trung Quốc đang "yêu sách tham lam, thiếu căn cứ" với bản đồ 9 đoạn hình chữ U mới được trình lên LHQ cách đây chưa lâu.
    Với yêu sách đường chữ U, Trung Quốc thực sự đòi bao nhiêu trên Biển Đông? Tất cả Biển Đông chăng? Bản đồ 9 đoạn hình chữ U thực chất thể hiện điều gì, và dựa trên cơ sở nào, rất nhiều học giả nêu câu hỏi.
    Khẳng định "không phải Trung Quốc đòi hỏi toàn bộ Biển Đông", thế nhưng GS Tô Hạo cũng không lí giải được nguồn cơn của đường chữ U. "Đây là vấn đề phức tạp".
    Ông đã viện dẫn "di sản lịch sử" để biện minh cho đường chữ U, rằng đó là di sản lịch sử sau Chiến tranh thế giới thứ 2, là di sản của thời Tống để lại...
    Giám đốc Ủy ban Pháp quyền Đại dương của Mỹ, Caitlyn Antrim, khẳng định đường chữ U không có cơ sở theo luật quốc tế bởi cơ sở lịch sử là rất yếu và rất khó bảo vệ.
    "Tôi không hiểu Trung Quốc tuyên bố cái gì trong đường chữ U đó. Nếu họ tuyên bố chủ quyền với các đảo do đường ấy bao quanh, thì câu hỏi đặt ra là họ có chứng minh được chủ quyền với các đảo đó hay không. Nếu Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền với các đảo từ 500 năm trước, nhưng sau đó lại bỏ trống thì tuyên bố chủ quyền trở nên rất yếu. Đối với các đảo không có cư dân sinh sống thì họ chỉ có thể tuyên bố lãnh hải, chứ không thể tính vùng đặc quyền kinh tế từ các đảo đó", bà Caitlyn Antrim nói.
    Không đồng tình với cách giải thích của Trung Quốc về ý nghĩa của đường lưỡi bò liên quan tới lịch sử, TS Peter Dutton nói: "Về quyền tài phán đối với các vùng biển, lịch sử không liên quan gì cả, mà phải tuân theo UNCLOS...Việc dùng lịch sử để giải thích chủ quyền làm xói mòn các quy tắc của UNCLOS".
    Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia nói rằng việc học giả Trung Quốc sử dụng "di sản lịch sử" để giải thích về tuyên bố chủ quyền một lần nữa bộc lộ việc thiếu cơ sở pháp lý theo luật quốc tế trong tuyên bố chủ quyền này.
    "Trung Quốc yêu sách đường chữ U nhưng lại không rõ thực ra đường chữ U thể hiện điều gì. Trung Quốc nói quan hệ bạn bè, thực ra cũng không biết có phải là bạn hay không. Giống như anh vừa giơ tay ra bắt, vừa cướp thức ăn trên tay bạn", một học giả Philippines nói.
    "Nếu Trung Quốc đã tự tin như vậy về cơ sở cho yêu sách của mình, sao lại phản đối sự tham gia của bên thứ ba trong việc giải quyết vấn đề? Hiện có nhiều cơ chế theo UNCLOS hay ICJ...
    Chia sẻ góc nhìn này, một học giả gốc Việt đang sống tại Mỹ nói, sao Trung Quốc lại khăng khăng đòi giải quyết song phương với các nước nhỏ? Để Trung Quốc dễ bề "chia rẽ các nước ASEAN, để các nước đối đầu với nhau" như nhận định của TNS John McCain chăng?
    Hành xử trách nhiệm?
    Học giả Trung Quốc luôn khẳng định, Trung Quốc "hành xử trách nhiệm", "hành xử theo luật và các quy chuẩn quốc tế", vì "hình ảnh quốc gia". Trung Quốc luôn "cố gắng hạ nhiệt để giảm căng thẳng", "sẵn sàng chia sẻ lợi ích trên Biển Đông".
    "Nghe Trung Quốc nói về chính sách, nước nào cũng thấy vui, nhưng hi vọng, Trung Quốc thực hành những gì mình nói", TS Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam dẫn lại phát biểu của một quan chức ASEAN. Đáng tiếc "vẫn tồn tại khoảng cách giữa lời nói và việc làm của Trung Quốc, và khoảng cách ấy đang lớn lên".
    [​IMG]
    TNS John Mc Cain: Trung Quốc đang hành xử hiếu chiến và yêu sách tham lam ở Biển Đông
    Thiện chí hợp tác của Trung Quốc đến đâu, cứ nhìn quá trình chuyển từ Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC, mang tính cam kết chính trị, sang Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC mang tính ràng buộc pháp lý cao là thấy.
    ASEAN đã rất nỗ lực để đạt đồng thuận trong vấn đề COC, TS Termsak Chalermpalanupap cho hay.
    Gần 10 năm trước, khi bàn về DOC, chính các nước ASEAN đã không thể thống nhất được phạm vi điều chỉnh của các quy tắc ứng xử, đành chấp nhận một giải pháp tình thế, không nhắc đến trong văn bản.
    "Lúc này, tất cả các thành viên ASEAN đã sẵn sàng thảo luận về phạm vi điều chỉnh của Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông COC", vượt qua trở ngại cũ.
    20 lần, các nước ASEAN đã thống nhất được đề nghị về COC để đưa ra bàn với Trung Quốc. Và cả 20 lần, Trung Quốc đều bác bỏ. Tuần qua, ASEAN lại vừa họp, và bản đề nghị thứ 21 đã hình thành.
    "Trung Quốc đang gây khó khăn trong đàm phán về quy tắc ứng xử", vị học giả đại diện cho ASEAN nói.
    "Muốn giải quyết vấn đề Biển Đông, trước hết, Trung Quốc phải thay đổi quan điểm của mình", một học giả nói.
    Muốn "giữ hình ảnh quốc gia", Trung Quốc sẽ không được quên, thế giới đang nhìn vào hành xử của nước này ở Biển Đông.
    "Thái độ hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông giúp Ấn Độ hiểu được thái độ và hành xử mà Trung Quốc có thể áp dụng với nước láng giềng Ấn Độ và với biển Ấn Độ Dương", ông Amer Latif, thuộc Trung Tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế Ấn Độ nói.
    Tại Hội thảo, có học giả đã lạc quan hi vọng, GS Tô Hạo và các đồng nghiệp của ông sẽ "thay đổi cách nhìn về Biển Đông" bằng cách lắng nghe các nước. Và sự thay đổi nhận thức từ những học giả lớn của Trung Quốc sẽ lan tỏa đến chính sách.
    Còn Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam nhắn nhủ tới đồng nghiệp Trung Quốc, có lẽ, ông nên tới Hà Nội hay Manila, để nhìn chính sách của Trung Quốc theo cách khác.
  3. SprayBoom

    SprayBoom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2011
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    VN nên mạnh dạng làm đơn kiện TQ ra Liên Hợp Quốc, cùng gởi văn kiện bằng chứng hình ảnh việc xâm phạm bất chấp pháp luật đến các tổ chức chuyên về chủ quyền lãnh thổ toàn thế giới để họ biết bộ mặt thật của TQ để họ không còn đánh lừa dư luận trong và ngoài nước TQ.

    Về cái lưởi bò tham lam TQ rõ ràng không có bằng chứng nào với tuyên bố đường chử U, bản thân họ đã mâu thuẩn đuối lý nên không cử một chuyên gia nào sang để chứng minh mà cử một đại diện gà mờ giả trang "Đui, Điếc, Ậm ờ,..." trước các câu hỏi đặt ra.
  4. DamSearch

    DamSearch Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/04/2004
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Điểm báo cũng được nhưng đừng bê nguyên xi và dài thòng lòng. Chỉ nên trích những điểm đáng chú ý và bình luận của riêng mình. Cho xin cái link được rùi. Ai biết rùi thì khỏi click
  5. embenho

    embenho Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/09/2005
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    15
    Bài viết của bác xem cũng rất ngon và khá bổ. Em có mấy điểm thấy chưa chín lắm
    Thứ nhất: Về thời gian, chúng ta đã hòa hoãn được 20 năm và phát triển kinh tế thì đã là 25 năm Trong thời gian đó chúng ta cũng đã đầu tư cho việc tập " thể hình" và " mua dụng cụ tập luyện" rồi, không thể nào chỉ có 10 năm 2001-2011 đâu. Cái này thì là người Việt chân chính nào cũng hiểu và tin tưởng rằng đúng là thứ luôn phải làm khi có bác hàng xóm " tốt bụng" ở cạnh.
    Thứ hai: Hòa hoãn để tập " thể hình" và đi thi lấy giải ( khu vực, châu lục hay thế giới ) chứ để đánh nhau thì cũng là thứ chẳng đặng đừng. Mà đánh nhau với hàng xóm thì theo truyền thống lịch sự nhà mình sẽ phải oánh thật lực cho "hàng xóm" chỉ đủ sức để lê lết chạy về nhà nó mà dưỡng thương vừa chửi vừa sợ thôi. Vậy thì Giang Vệ có đúng là đối tượng không? Em thì em chọn cái to to và nổi hơn cơ, va thì tắc mà bạn uc cờ re na đã chót bán cho "hàng xóm" để chuẩn bị dọa dẫm linh tinh đấy:)):)):))
  6. hoanglanvu

    hoanglanvu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2008
    Bài viết:
    429
    Đã được thích:
    1
    Con đó thì đã làm được việc gì? Chỉ là một cái mô hình: TSB mà máy bay thì chưa có=)) , phi công cũng do đó mà chưa có luôn!:)), Tập luyện với mô hình trên đất bằng yên tĩnh no chắc chắn khác xa so với trên tàu!=))=))=))
    Truyền thống nhà Khựa: Có 1 thì hô 2! Cái mô hình TSB!, quả lừa máy bay tàng hình:)) Tàng cái con khỉ khi động cơ cũng chưa làm được!:)):)):))
  7. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    Không thể ngồi đoán già đoán non đwơc, đung một cái nó oánh trên biển thì Việt Nam huy động sao kịp, bản chất thăng TQ nó lớn nên không nói suông
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Em kết cái tranh của bác he he tranh cổ động thời @ xin bác bản quyền để gửi cho bọn bạn nhe
  8. loithuxua

    loithuxua Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2007
    Bài viết:
    4.125
    Đã được thích:
    13.488
  9. loithuxua

    loithuxua Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2007
    Bài viết:
    4.125
    Đã được thích:
    13.488
    thời sự tối nay bà Clinton đã nói rõ lại về lợi ích Mỹ và đồng minh Phi ở biển Đông!!
  10. capital1

    capital1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2008
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Tôi ngó nghiêng Vệ phủ đã lâu, nay cũng tham gia với anh em chút ý kiến.

    Có nhiều anh em trong này băn khoăn về vị trí ngoại giao của Việt Nam. Có người mến Trung Quốc thì bảo Việt Nam nên ngả về phía Trung Quốc (cái này thì sẽ bị Mỹ ghét), có người mến Mỹ thì bảo Việt Nam nên chọn phía Mỹ (cái này thì bị Trung Quốc ghét). Có người bảo Việt Nam chúng ta nên đứng ở giữa đu dây tranh thủ cả hai. Cũng có người bảo chúng ta theo đường lối ngoại giao độc lập, tự chủ, làm bạn với tất cả các nước. Vậy, thật sự chúng ta nên đi theo đường lối ngoại giao nào ?

    Trước hết, để thấy chúng ta cần đi theo đường lối nào, thì chúng ta cần xem lại đất nước chúng ta. Chúng ta trải qua đã quá nhiều chiến tranh, đủ để chúng ta tuyệt đối yêu hòa bình, bảo vệ hòa bình. Chúng ta đã gặp nhiều sự phân ly, loạn lạc, lòng người ly tán đủ để chúng ta thấy đoàn kết là tất yếu chúng ta phải làm. Chúng ta cũng gặp nhiều sự gian dối, giả mạo, lừa đảo mà vì nó dân tộc ta phải đau khổ, đủ để chúng ta thấy cần yêu mến sự thật, bảo vệ sự thật và sống theo sự thật, sống theo tín nghĩa. Dân tộc Việt Nam cũng trải qua nhiều bất công do sự đối xử từ các dân tộc khác, do chúng ta đối xử với nhau, đủ để chúng ta yêu mến sự công bằng, bảo vệ lẽ công bằng, lẽ phải và sống theo lẽ công bằng, lẽ phải. Và còn nhiều trải nghiệm khác mà nó khiến cho dân tộc Việt Nam trở lên mạnh mẽ và tốt đẹp hơn.

    Chỉ với những gì đã trải nghiệm qua, đã đủ để cho dân tộc Việt Nam chọn đường lối ngoại giao của mình, cách ứng xử của mình, cách sống của mình. Đó là không đứng về bất cứ bên nào, không đứng về bất cứ phía nào, ngoài việc đứng về phía hòa bình, đứng về phía đoàn kết, sự thật, tín nghĩa, lẽ công bằng, lẽ phải và những điều tốt đẹp khác. Đúng vậy, chúng ta chỉ đứng về phía Hòa bình, Đoàn kết, Sự thật, Tín nghĩa, Lẽ công bằng, Lẽ phải và những điều tốt đẹp. Chúng ta sống cho những điều đó, và chết cho những điều đó.

    Đã đến lúc dân tộc Việt Nam phải chọn lựa giữa bóng tối và ánh sáng một cách dứt khoát. Và chúng ta phải chọn ánh sáng, ngay cả khi chúng ta chỉ có một mình.

    Như vậy, bất cứ nước nào, bất cứ dân tộc nào, bất cứ người nào cũng chọn những điều chúng ta chọn, thì đó là bạn của chúng ta và chúng ta là bạn của họ. Họ ở bên cạnh chúng ta và chúng ta ở bên cạnh họ. Và việc cần làm là chúng ta phải công bố rõ ràng những điều tốt đẹp ở trên, bảo vệ những điều tốt đẹp đó và sống theo những điều tốt đẹp đó. Làm như vậy thì bạn chúng ta yêu mến và bảo vệ chúng ta, kẻ xấu, kẻ sai trái và những kẻ bắt nạt phải kiêng nể, sợ hãi chúng ta. Làm như vậy thì chúng ta chẳng có gì phải sợ hãi, lo lắng, hay phải chọn lựa vất vả, và bất cứ quốc gia, dân tộc, hay thế lực hùng mạnh nào cũng không thể bắt chúng ta phải quỳ gối. Bởi chính nghĩa tất thắng, và bóng tối không thể tiêu diệt được ánh sáng, mà ánh sáng khi thắp lên sẽ xua tan bóng tối. Như các cụ xưa đã nói: "Đức trọng, quỷ thần kinh", ma quỷ cũng phải run sợ tránh xa chúng ta, thì những kẻ xấu xa, bắt nạt, bất công, sai trái làm sao có thể làm chúng ta phải lo lắng, phải quỳ gối. Và vì thế chúng ta phải chọn lấy điều tốt đẹp, sống theo điều tốt đẹp ở trên, phải làm cho đất nước chúng ta thành nơi mà người công chính được rực sáng như mặt trời, để chiếu ánh sáng vào bóng tối và xua tan bóng tối.

    Hơn thế nữa, trong thế giới ngày nay, khi mà thế giới được kết nối rộng khắp, thông tin có ở khắp mọi nơi. Và ngày càng nhiều người, nhiều dân tộc, nhiều quốc gia trên thế giới yêu chuộng điều công chính, yêu chuộng những điều tốt đẹp ở trên thì chúng ta cũng ngày càng có nhiều bạn, ngày càng có nhiều người ủng hộ. Vì thế chúng ta biết rõ kết quả tốt đẹp mà chúng ta sẽ được lãnh nhận khi ta chọn ánh sáng công chính. Ánh sáng sẽ chiến thắng, sẽ thành công và tỏa sáng rực rỡ.

    Tôi đã chọn điều đó và chúc anh em cũng sẽ chọn được điều mình cần chọn lựa. Đã đến lúc phải có quyết định dứt khoát rồi.

Chia sẻ trang này