1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. maison2510

    maison2510 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/01/2009
    Bài viết:
    1.059
    Đã được thích:
    738
    Mấy bác xa rời chủ đề chính quá :-s
  2. tinhthanthep

    tinhthanthep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    3.978
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  3. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.910
    Đã được thích:
    3.063
    đây là bài luận cuối khóa năm 2007 của em, đã được dịch ra tiếng Việt, chỉnh sửa cho chính thống, cắt bớt vài đoạn nhạy cảm và thêm vài thứ cho đúng theo tiêu chuẩn TTVNOL-iso 2011, các bác đọc chơi, ném đá.

    Xã Hội và nền móng nước Mỹ

    Phần 1: nguồn gốc các sắc tộc trong Xã Hội

    Nói đến Hợp Chủng Quốc, chúng ta liên tưởng ngay đến những tay cao bồi da trắng hoặc những tay da đen áo rộng thùng thình nhảy hip hop. Sự thật có vẻ là như vậy, ngoài những người Mỹ Bản Địa (thuật ngữ gọi là Native American) đến trước khoảng 10000 năm trước. HCQ là 1 đất nước đa sắc tộc với các chủng tộc có tổ tiên di cư từ các lục địa khác đến trong thời gian gần đây. Trong khoảng thời gian trước sau năm độc lập 1776, con cháu của người da trắng từ Châu Âu như Anh, Pháp mang theo các nô lệ Châu Phi di cư đến và sống rải rác khắp bắc Mỹ. (thật ra, trước đó, Columbus khám phá ra Châu Mỹ, các di dân đầu tiên là người tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã di cư đến và sống rải rác khắp vùng Trung đến Nam Mỹ). dần dần, theo thời cuộc, ngoài người Châu Âu và người Châu Phi, cùng một bộ phận nhỏ người Latin, các sắc dân khác cũng lần lượt xuất hiện tại đất nước này:

    Sắc dân Châu Á lớn trong xã hội: Trung Hoa, Nhật, Philipines, Triều Tiên, Việt Nam.

    Điểm qua lịch sử và hình thái di cư của họ:

    Người Anh-Điêng: đây là 1 sắc dân có lợi thế về lịch sử cũng như về mức độ số lượng thành viên đang tồn tại trong xã hội. trước thời người Châu Âu đến năm 1492, người Anh-Điêng là chủ của vùng đất này, họ được dự đoán là tồn tại khoảng 1 triệu cho tới 10 triệu người trước khi họ được “phát hiện”. khỏang 3 thế kỷ tiếp đó. Họ bị những người di cư “hủy diệt” có hệ thống bằng cách đuổi họ ra khỏi vùng đất tổ tiên. Trước cơn đại dịch di cư từ Châu Âu, họ dường như không có khả năng đề kháng sự tấn công này. Và duy nhất trong lịch sử thế giới, đây là sắc tộc bị đe dọa suy giảm dân số nhanh nhất và mạnh nhất. tuy thiên, họ đã đứng vững một cách thần kỳ cho tới ngày nay, bất chấp sự cô lập mà những kẻ xâm lược mang đến cho họ.

    Người Châu Phi: nói đến người châu phi phải nói đến truyền thống “nô lệ” của họ, bắt nguồn từ sự phát triển của thị trường đường và thuốc lá mang lại lợi nhuận to lớn cho các thương nhân. Vào những thời kỳ đầu, ước tính có khoảng từ 20 triệu người cho đến 100 triệu người bị bán hoặc bị “mang theo” đến Châu Mỹ. trong số đó 38% đến Brazil, 50% đến khu vực Caribê, 6% đến các thuộc địa của Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển. và 6% còn lại về tay HCQ. Tại thời điểm này, sự nhận thức về mua bán, trao đổi nô lệ vẫn đang diễn ra rất mạnh. Và những nô lệ luôn được giáo dục rằng “người da trắng là chủng tộc thượng đẳng, có quyền mua và bán các chủng khác”. Sau khi chế độ nô lệ bị dẹp trừ trên lý thuyết bởi cuộc nội chiến từ năm 1861 đến 1865. ở miền Nam, cái gọi là “Share Cropping” thay thế cho chế độ nô lệ cũ, thực chất, đây vẫn là một công cụ bóc lột, khi mà người da đen làm việc cho người da trắng trên những cánh đồng để đổi lấy sản phẩm. thế chiến thứ I khởi phát, với nhu cầu công nhân lớn cho công nghiệp ở khu vực miền Bắc, những người da đen đã di chuyển từ các đồn điền ở miền Nam đến các nhà máy miền bắc. phogn trào này diễn ra từ năm 1900 cho đến qua thập niên 1920.

    Latinos: Latinos là thuật nữ dùng để chỉ người Mễ (Chicanos và Chicanas), người Cuba, Peurto Rican, và những người di cư từ Châu Mỹ la-tin đến HCQ. Đây là con cháu của những người di cư từ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha khoảng những năm 1400. về người Mễ, sau cuộc chiến Mễ-Mỹ xảy ra vào năm 1846 đến năm 1848, họ đã mất một vùng đất rộng lớn vào tay người Mỹ, và bây giờ là các bang Texas, New Mexico, một phần của Colorado, Arizona, Nevada, Utah và California. Người Puerto Rico, là sắc dân nằm trong vùng đất được Tây Ban Nha nhượng cho Mỹ vào năm 1899. Về những người Cuba, sắc dân này di cư từ Cuba sau năm 1959 sau cuộc cách mạng của Fidel Castro. Theo thống kê cho tới 1980, có tới 800000 người Cuba đã di cứ đến Mỹ, 5 tháng tiếp theo, có tới 125000 người ra đi theo 1 chương trình ra đi có tổ chức của chính quyền Fidel Castro (Portes and Rumbault 2001, 1996, Amott and Matthei 1996, Pedraza 1996a) (thống kê của các tổ chức phi chính phủ về vấn đề nhập cư)

    Người Châu Á: đa phần di cư từ Trung Quốc, Nhật, Philippines, Triều Tiên, Việt Nam. Một nhóm nhỏ từ Cambodia, Lào.

    Người Trung Quốc di cư qua HCQ phần lớn là lao động tay chân. bắt đầu từ giữa thế kỷ 19. tại thời điểm đó, có hàng ngàn người TQ được tuyển dụng để làm công việc xây dựng các tuyến đường sắt 1865 đến 1868, và bởi cũng chỉ có họ là chấp nhận công việc nguy hiểm này với mức lương rẻ mạt. một số khác thì đi làm thợ mỏ trong các mỏ vàng.

    Kế tiếp là người Nhật, người Nhật di cư qua Mỹ vào giữa những năm từ 1890 đến 1924, thế hệ đầu tiên được gọi là Issei. Họ chủ yếu là công việc liên quan đến các hoạt động nông nghiệp hoặc làm công trong các công ty nhỏ có chủ là người Nhật. thế hệ thứ hai gọi là Nisei, sinh ra tại Mỹ, và tất nhiên được hưởng một nền giáo dục cao hơn cha mẹ. thế hệ thứ 3 gọi là Sansei, từ thế hệ thứ 2 trở đi, họ thực sự bị đồng hóa. Nhờ như vậy, họ ít bị định kiến và phân biệt hơn so với cha mẹ. sau năm 1941, lúc Trân Châu Cảng bị tấn công, họ bị dồn vào những khu tập trung và bị cách ly khỏi cộng đồng dưới chính sách của tổng thống Franklin D.Roosevelt, và bi gọi dưới 1 thuật ngữ là “enemy alien”. Tình trạng này diễn ra từ năm 1941, 1942 cho đến năm 1946.
    các bác có thể vào đây để xem rõ hơn về Jap: http://ttvnol.com/quansu/1344795 [:D][:D][:D]

    Filipinos: đảo Philipine trở thành thuộc địa của Mỹ năm 1899 sau khi xảy ra sự kiện chiến tranh Tây ban Nha - Mỹ, từ đó người phi luật tân được di cư tự do vào Mỹ. nhưng thực tế, bắt đầu từ năm năm 1966 và 1980, một cuộc di cư lớn với khoảng 200000 người mới diễn ra. Đa phần trong họ định cư tại các đô thị lớn ở các bờ biển phía Tây và phía Đông. 2/3 trong số họ trở thành những nhân công chuyên nghiệp. cho đến 1985, theo thống kê, có khoảng 1 triệu người Phi ở Mỹ.

    Triều Tiên: người TT hoặc Hàn đến Mỹ vào cuối thập niên 1960. nơi tập trung đông đảo cộng đồng người Hàn là ở Los Angeles. Nhiều người trong số đó là những người có kỹ năng được đào tạo từ trước hoặc đã thành đạt tại nước của họ. nhưng thật không may, do sự đi xuống của nền kinh tế và những bất ổn xã hội, họ bị cuộc phải làm những công việc tầm thường trái với nghề chính. Đây là điều bắt buộc cho những dân cư tại vùng biển phía tây nước Mỹ. tuy nhiên, ngày nay, gần 1/8 người Hàn đã có công việc kinh doanh riêng, đa số là mở các cửa hàng bán lẻ. tất nhiên, sự cạnh tranh cũng đem đến những mâu thuẫn giữa người Hàn và người Mỹ gốc Phi.

    Người Việt Nam: đa số dân nhập cư Việt Nam đến Mỹ đều sau sự kiện 1975. khoảng 650000 người ra đi trước sau sự kiện đó. 1/3 định cư ở California. Cộng đồng này đã gặp phải nhiều định kiến, sự ghẻ lạnh và thù địch từ những nhóm nhập cư trước họ do sự cạnh tranh về công việc. bởi công việc thì ít đi, mà người làm thì tăng lên. Làn sóng thứ 2 là đợt di cư trước khi Trung Quốc tấn Công Việt nam vào năm 1978 (1979, TQ tấn công). Trong đợt này có tới 725000 người đã đến Mỹ. căng thẳng giữa sắc dân Việt và các sắc dân khác lên cao khi có mặt người Việt vào làm trong công nghiệp hải sản ở vịnh Mexico.

    Ngoài ra còn có người Trung Đông và người da trắng Anglo-saxon (Bác Wermach rất thích từ này, hehe) nhưng không kể ra, bởi tập trung vào người Châu Á như các bác mong muốn.
    sở dĩ em dịch bài này và thêm thắt 1 số ý do nó có liên quan đến chính sách của Mỹ ở Đông Nam Á, Đông Á, sự ảnh hưởng của người sắc tộc đến chính sách chung. đúng chủ đề

    ===================================================================================

    Phần 2: chủng tộc, giới tính, giai cấp và sự ảnh hưởng đến chính trị (Hợp Chủng Quốc) (Phần người Mỹ gốc Hoa)

    Định nghĩa nhà nước (State): là một hệ thống tổ chức cao tập trung quyền lực và quyền hạn trong xã hội. là một tổ chức đại diện cho tất cả các tổ chức có quyền lực chính trong xã hội bao gồm chính phủ và các hệ thống hợp pháp như tòa án, hệ thống nhà đá, công an-an ninh và quân đội. đây là tổ chức trung tâm xác định các quyền lợi và và các đặc quyền đối với các mối quan hệ giai cấp – tầng lớp, sắc tộc, giới tính trong xã hội.
    Đối với nhóm sắc tộc có ảnh hưởng lớn đến xã hội bao gồm các mặt kinh tế và chính trị, tất nhiên, nhóm sắc tộc đó sẽ có tiếng nói trong chính phủ, các chính sách phục vụ quyền lợi cho số đông.

    Người Mỹ gốc Hoa: người nhập cư tổ tiên của người Mỹ gốc Hoa hiện nay đã mang sang HCQ nhiều ý tưởng, lý tưởng và các giá trị của họ, vd như văn hóa, lối sống, suy nghĩ. Chúng ta có thể thấy hiện nay, vào đầu năm mới, các thành phố trung tâm kinh tế của cộng đồng người Hoa đều tổ chức tết âm lịch truyền thống. hay xây dựng những việc Khổng Giáo nhằm trang bị kiến thức và văn hóa của tổ tiên đến các thế hệ sau này.

    Tất nhiên, giữ lại những giá trị của tổ tiên là điều tốt, nhưng điều này cũng không cản trở họ gia nhập trào lưu giao lưu văn hóa hoặc tiếp thu các giá trị Mỹ, các nhận thức mới của xã hội mà họ đang sống. rất nhiều, rất nhiều những người hiện nay đang nắm các vị trí chủ chốt trong hệ thống xã hội là người Hoa. Vd: Elaine Chao, Bộ Trưởng Bộ Lao Động (Thương Binh và Xã Hội, hehe). Steven Chu, bộ trưởng bộ năng lượng. và rất nhiều những doanh nhân có tầm ảnh hưởng trong chính giới và xã hội Mỹ, đến nỗi, những kẻ “tư bản phản bội” như cách gọi trong thời CMVH, được trải thảm trở về cố quốc, trở thành xương sống của nền kinh tế TQ bấy giờ.

    Trong quá khứ, có 3 yếu tố định hình sự hình thành và phát triển của cộng đồng người Hoa tại Mỹ: phân biệt chủng tộc, qua hệ Mỹ-TQ, và sự tác động lẫn nhau. Đầu tiên là sự khởi nguồn từ sự phân biệt chủng tộc, khi định kiến về chủng tộc gia trắng vẫn còn tồn tại trong XH Mỹ lúc bấy giờ. Kế tiếp là sự chia rẽ sâu sắc trong cộng đồng giữa những người ủng hộ chủ nghĩa Cộng Sả.n và những người có tình cảm với chế độ Quốc Dân Đả.ng.

    Đến thập niên 1960, dưới sự lãnh đạo của những người TQ trẻ tuổi đầu tiên, đi tiên phong trong công cuộc xóa bỏ những định kiến về người Hoa, họ đã thu hút được những sự chú ý của các cộng đồng khác cùng chung sức phá bỏ những định kiến chủng tộc. họ dần dần càng đi sâu hơn nữa trong việc tạo ảnh hưởng đối với các định chế XH bấy giờ. Như thành lập Chinese for Affirmative Action (CAA) ở San Francisco vào năm 1969. một tổ chức của người TQ nhằm giải quyết các vấn đề tồn đọng trong sắc tộc Hoa như việc làm, giáo dục, chính trị, dân số, giải quyết nạn XHĐ. Đến những năn 1970, còn có OCA (Organization of Chinese Americans), National Association of Chinese Americans (NACA), với các mục tiêu tương tự. ngoài ra, các câu lạc chín.h trị tại địa phương do đản.g Dâ.n Ch.ủ và đả.ng Cộn.g Ho.à tổ chức nhằm thu hút một số lượng lớn lá phiếu từ cộng đồng này.

    Đến năm 1980, một số người Hoa trung lưu bắt đầu quan tâm đến chính trị tại địa phương. Và họ đã có được thành công tuy khiêm tốn trong các cuộc đua cho các vị trí, chẳng hạn như hội đồng nhà trường và hội đồng thành phố. Trong số các nhà lãnh đạo chính trị đáng chú ý là Fong Eu, ngoại trưởng của tiểu bang California, to cỡ phó thống đốc, SB Woo, thủ hiến Delaware (1984-1988), Michael Woo, thành viên Hội đồng thành phố Los Angeles (1986-1990. trước đó, 1959 Delbert Wong đã trở thành người Trung Quốc đầu tiên của Mỹ được bổ nhiệm một thẩm phán thành phố ở Los Angeles.

    (còn tiếp...)
    nguồn tư liệu:
    (Sociology, Divesity, Conflìct and Change by Kenneth, J Neubeck, Davita Silfen Glasberg)
    (Sociology, Understanding a Diverse Society byMagaret L. Andersen and Howard F.taylor)
    (The United States from WW2 to the present by Allan M.Winkler)
  4. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Bạn cứ tiếp tục.
    Nêu ra những cứ liệu lịch sử để phân tích và đánh giá là cần thiết.
  5. chelsea0351

    chelsea0351 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/05/2011
    Bài viết:
    73
    Đã được thích:
    0
    ĐỌC BÀI NÀY MÀ EM THẤY NHẸ CẢ NGƯỜI!!!


    Những tiếng nói tôn trọng lẽ phải trên báo chí Trung Quốc
    TP - Không phải bất cứ người Trung Quốc nào cũng tin vào những tuyên truyền về “chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc đối với Nam Hải” cách gọi của người Trung Quốc về Biển Đông) cùng những lời đe dọa dùng vũ lực giải quyết tranh chấp trên Biển Đông mà một số tờ báo và trang mạng quá khích tung ra.
    Chính “Thời báo Hoàn Cầu” (tờ báo vừa qua tung ra những luận điệu xuyên tạc và kích động) trong một bài báo ngày 21-6 cũng thừa nhận: “Giới học giả Trung Quốc khá bình tĩnh (trong vấn đề sử dụng vũ lực). Trong số 5 học giả được “Thời báo Hoàn cầu” phỏng vấn hôm 20-6, có 4 vị cho rằng: Dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp ở Nam Hải là không sáng suốt.
    Đáng chú ý là trên nhiều trang mạng của Trung Quốc từ hôm 22-6 xuất hiện bài viết của ông Ngô Kiến Dân, Viện sĩ Viện Khoa học Châu Âu, Viện sĩ Viện Khoa học Âu Á, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu các vấn đề quốc tế Thượng Hải, nhan đề: “Việc Trung Quốc tự kiềm chế trong vấn đề tranh chấp Nam Hải là thể hiện sự tự tin”. Bài báo đã dấy lên phản ứng rất mạnh, ông Ngô phải hứng chịu những trận “ném đá” tơi bời trên mạng từ phía những kẻ đại diện cho tư tưởng hiếu chiến.
    Nguyên nhân khiến Viện sĩ Ngô bị phê phán, bị gọi là “Hán gian” bởi ông phản đối việc gây hấn, sử dụng vũ lực với các nước láng giềng. Ông viết: Do thời thế đã thay đổi nên trong quan hệ quốc tế đã xuất hiện tình hình mới, tác dụng của chiến tranh không còn như trước. Trong 3 cuộc chiến tranh diễn ra trong thế kỷ này: Chiến tranh Afghanistan, chiến tranh Iraq và chương trình Lybia thì 2 cuộc đầu do Mỹ và phương Tây tiến hành với ưu thế quân sự tuyệt đối đánh nước nghèo, nước nhỏ, kết quả là Mỹ và đồng minh sa vào cảnh khốn đốn.
    Còn cuộc chiến tranh Lybia đang diễn ra cũng sẽ dẫn đến kết cục đó. Vấn đề Nam Hải là do lịch sử để lại, khinh suất gây chiến tranh là không được. Lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh cần phải giương cao ngọn cờ hòa bình, hợp tác, phát triển là sáng suốt. Ông phân tích tình hình, vị thế của Đông Á, quan hệ đem lại lợi ích chung lớn đang có giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines rồi khẳng định: “Trước những thách thức cần phải bình tĩnh quan sát, xem xét toàn diện, tối kỵ nôn nóng hành sự, tối kỵ dùng tư tưởng cũ thời chiến tranh và cách mạng để xử lý những vấn đề hiện nay, nếu làm thế sẽ phạm phải sai lầm thời đại”.
    Ngay trong muôn vàn ý kiến phản hồi trên Hoàn Cầu và các diễn đàn mạng Trung Quốc khác, bên những ý kiến quá khích, cực đoan, chúng ta vẫn thấy xuất hiện những ý kiến tỉnh táo, có trách nhiệm của những người dân Trung Quốc hiểu biết, tôn trọng lẽ phải, tôn trọng sự thật, như: “Những cái đầu nóng chỉ mang lại tai họa, đầu phải lạnh mới có được quyết sách đúng!”, “Làm gì thì cũng phải tuân thủ Luật quốc tế trước”, “Tôi đã nghi ngờ nhiều năm. Vì sao lại vẽ Nam Hải của chúng ta tới tận cửa nhà người ta. Địa Trung Hải chả phải là biển của riêng nước nào hay sao?”, “Tôi nhìn bản đồ, không tin vào những điều chính phủ nói. Trung Quốc bắt đầu từ thời Minh đã thực thi chính sách bế quan tỏa cảng, đời Thanh cũng vậy, trước nay đâu có phát triển ra biển. Vậy mà nay lại vẽ bản đồ ra xa đến tận cửa nhà người khác như vậy. Tôi không tin trong lịch sử Trung Quốc đã có những nơi đó…”, “Vấn đề lãnh thổ xưa nay luôn là “được làm vua, thua làm giặc”, không hề như lối nói ngu xuẩn “từ xưa đến nay đã là lãnh thổ của XXX”.
    Bản đồ Trung Quốc luôn thay đổi trong lịch sử. Trung Quốc từng là một bộ phận của Mông Cổ, nếu nay người Mông Cổ nhảy ra nói “Trung Quốc là một bộ phận không thể chia cắt của Mông Cổ” thì người Trung Quốc nghĩ sao?”; “Nói thật lòng, là người Trung Quốc tôi dĩ nhiên cho rằng Nam Hải là của Trung Quốc, nhưng sau khi hiểu rõ tình hình và nhìn kỹ bản đồ, tôi mới phát hiện ra rằng Trung Quốc cần rút ra khỏi cuộc tranh chấp với Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Nam Hải cách Trung Quốc xa nhưng gần với họ quá. Nếu Nam Hải thật sự trở thành của Trung Quốc thì nói hơi ngoa một chút, người nước họ bơi ra biển là đã “xuất ngoại” xâm phạm lãnh hải nước khác ư? Nếu là người Việt Nam thì bạn sẽ rất buồn”.v.v.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Hi vọng các Kụ nhà ta tăng cường dịch các tài liệu sang tiếng Trung để cung cấp thông tin cho người dân TQ,đánh đổ chính sách mị dân của anh Đào!!!
  6. embenho

    embenho Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/09/2005
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    15
    Lại phải đồng ý với bác về điểm cực khoái phải đạt chính là giải quyết nợ và xử lý rác thải, em hơi ngoài lề tý giọng văn của bác nghe quen quen kiểu bài viêt dài kỳ về nước vệ, mà thôi xa xôi làm gì em lại thấy bác hơi ngược nhau quá.
    Bài trước bác nêu ý chọn giang vệ làm giường để Vịt và Khựa xxxxx, em dự rằng cái giường đó hơi nhỏ chắc chưa đủ sướng nên dự ngay cái giường Thilangchạ cho dễ lên đỉnh...
    Nhưng mà, mấy hôm rồi em nghĩ lại chắc là Khựa đang bị cả làng hấp diêm mồm rồi nên khó có thanh niên nào dám đến gần nó, Khựa như mụ nạ dòng đi tìm trai ( Phi, Vịt...) để hấp diêm lại. Mèo, Gấu, Lùn đang ngó nghiêng mụ Khựa khát xxx rồi, chắc lại chơi bài bắt lột sạch trang phục và tự thủ dâm để bọn tao xem thôi, cho mày chết thèm bọn ông không xxx
  7. silentlove87

    silentlove87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2009
    Bài viết:
    1.848
    Đã được thích:
    8
    Thích câu nói này của 1 người dân Trung Quốc:
    May mà còn có 1 số người dân Trung Quốc còn chịu khó xem bản đồ và nhìn nhận sự vô lý này!
  8. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    Cái này là giàn khai thác bác ạ , ko phải là giàn khoan. Giàn khai thác đc triển khai sau khi khoan thăm dò - khoan khai thác rút lên
  9. boyhn77

    boyhn77 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    52
    Bộ máy lãnh đạo TQ đang là đám diều dâu đứng đầu là thằng Đào mỏ.Ai xem bản đồ cũng thấy \sự phi lý.Phá rào xông vào tận sân nhà người khác gào lên đó là nhà mình đến trẻ con cũng bật cười tham lam cũng phải có điểm dừng lấn vài hải lý còn kiện nhau chán chê đây lấn đền cả hàng trăm hải lý.TQ ko sớm nhận ra sự vô lý đất nước sẽ sớm diệt vong bởi 1 vài tên cầm đầu có tư tưởng đại Hán.Đây là mới chính là bọn Hán gian của TQ. Thật điên rồ mới đi gây hấn xâm lược 1 đất nước láng giềng cùng thể chế chính trị. Tôn trọng luật biển quốc tế, tôn trọng chủ quyền của nước khác TQ được lợi rất nhiều.Gây chiến tranh kẻ mất nhiều nhất sẽ là TQ thôi, TQ sẽ tưởng đánh bại hải quân VN yên tâm mà khai thác mà đi lại trên Biển Đông à ngủ mơ.Người VN có thể sơ xuất mất 1,2 hòn đảo nhưng ko bao h để đánh mất cả hàng trăm ngàn km2 biển Đông.Hãy nhớ người VN rất giỏi chiến tranh du kích, tất cả tàu chiến,tàu thương mại của TQ sẽ thành mục tiêu đánh bom cảm tử.
  10. xitien

    xitien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2010
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    "Cái này là giàn khai thác bác ạ , ko phải là giàn khoan. Giàn khai thác đc triển khai sau khi khoan thăm dò - khoan khai thác rút lên."

    Chắc bác viettrader102 chưa hiểu hết ý em.

Chia sẻ trang này