1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nguyenxuanphu

    nguyenxuanphu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/02/2006
    Bài viết:
    355
    Đã được thích:
    208
    Chúc các toàn thể các chiến sỹ Hải quân Nhân dân Việt Nam, Cảnh sát Biển Việt Nam... khỏe, vững chắc niềm tin, tinh thần thép...hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ !
    Sedna_1982, panzerII, cu-bo2 người khác thích bài này.
  2. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Mấy thằng mặt nhồn đâu ra khích đểu dân Nghệ thế. Vinh đang tổ chức đấy.
    canviet68 thích bài này.
  3. KGB_mot_thoi_va_mai_mai

    KGB_mot_thoi_va_mai_mai Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/08/2012
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    86
    Vâng, và sau khi dùng vũ lực, 1 ngày sau nó kéo cả hạm đội Nam Hải, vài nghìn cái máy bay phủ kín biển Đông, hải quân VN chống nổi ko? hay bị tiêu diệt hoặc tổn thất nặng nề, tên lửa VN có vài trăm quả từ đất liền bắn ra, và tụi nó dùng tên lửa hành trình bắn vào bờ và thế là đất nước khói lửa đau thương, nhân đà này nó chiếm nốt mấy chục đảo TS luôn, ai cản nổi nó, vì chiến tranh cục bộ 2 nước mà, Tổ quốc VN sẽ lại bị cô lập ct thêm vài chục năm nữa, vì TQ nó là thị trường, bạn hàng lớn nhất vs hầu hết quốc gia, ko nc nào vì VN mà xung đột trực tiếp vs TQ, các bạn trẻ trâu nên có suy nghĩ trách nhiệm chút đi, đánh nhau trên biển khác đất liền, ko phải ý chí mà thắng đc. Cả nc ta mỗi năm cũng chỉ đóng mới dc 1 tàu chiến , vs tiềm lực TQ nếu cần 1 tháng nó cho ra vài tàu vs vài chục máy bay đó.
    karate_hn thích bài này.
  4. kid_of_myth

    kid_of_myth Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2006
    Bài viết:
    862
    Đã được thích:
    191
    Cập nhật tàu ta CBS 8001 trước mặt là một rừng tàu địch. Ảnh lúc 11:20 AM, có vẻ tàu ta đang thẳng tiến vào đội hình địch, và chỉ có mỗi chiếc này có AIS.

    [​IMG]
    canviet68 thích bài này.
  5. unvietnamien

    unvietnamien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/04/2006
    Bài viết:
    948
    Đã được thích:
    300
    Vâng! Anh cho em xin quả bom và cái chứng minh thư là người Tân Cương, em sẽ mang sang tận Trung Nam Hải chứ chả cần phải mang ra biển, như nhau cả.
  6. Boeing01

    Boeing01 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2008
    Bài viết:
    1.480
    Đã được thích:
    788
    Sorry
    Nhầm cụ nhé
    Tại khi em đánh chữ vùng đất thì nó tự động nhảy thành đất nước
  7. Dr.No

    Dr.No Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2007
    Bài viết:
    1.084
    Đã được thích:
    70
    lúc nãy mình còn thấy cái dàn khoan Haiyang981 giờ thì mất tiêu đi đâu rồi
  8. Diep_Van

    Diep_Van Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/01/2014
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    3
    Trước khi giàn khoan TQ đường đường chính chính vào giữa Nam Hải, TQ đã chuẩn bị lực lượng như thế nào, cùng điểm lại một vài thông tin sức mạnh của TQ được phân bố tại khu vực cực kì nóng này:

    Máy bay JH-7, quân cờ cho chiến lược khống chế biển Đông của Trung Quốc
    Thanh Hà
    [​IMG]
    Máy bay JH-7A

    VIT – Để thực hiện cho tham vọng vươn rộng xuống phía Nam biển Đông, cũng như ý đồ khống chế toàn bộ khu vực này, giới chức quân sự Trung Quốc đã để mắt tới việc bố trí các phi đội máy bay JH-7 tới đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm của Việt Nam.

    Đảo Phú Lâm là một trong hai đảo lớn nhất trong nhóm Đông (Amphitrite Group), thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ở biển Đông. Tên tiếng Anh: Woody Island, tiếng Pháp: île Boisée. Đảo nằm ở tọa độ 16°50 vĩ Bắc, 112°19 kinh Đông, có chiều dài tới 1,7 km, chiều ngang 1,2 km, diện tích 320 acres hay chừng 1,3-2,1 km². Trước thế chiến thứ hai, Pháp đã đặt một trạm khí tượng trên đảo này mang số hiệu 48859. Trên đảo còn có Hoàng Sa Tự được xây từ thời vua Minh Mạng và một số công trình quân sự khác.

    [​IMG]
    Sân bay trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của Việt Nam (Ảnh wikipedia.org)

    Sau khi chiếm đóng đảo Phú Lâm năm 1956, Trung Quốc đã xây dựng một sân bay lớn đáp ứng được việc cất/hạ cánh cho các máy bay hạng nặng cùng hai bến cảng tàu lớn trên đảo, nhằm phục vụ mục đích quốc phòng và kinh tế của Trung Quốc trong toàn bộ khu vực biển Đông.

    Trước những lợi thế về vị trí và địa lý của hòn đảo này, Trung Quốc đã bắt đầu nghĩ tới việc đưa các phi đội máy bay JH-7 tới đây, nhằm tăng cường hơn nữa “sự có mặt” của mình tại khu vực biển Đông, tạo bước đi quan trọng cho chiến lược khống chế khu vực này và cũng để tạo đà cho kế hoạch vươn rộng xuống phía Nam.

    Giới chuyên gia quân sự Trung Quốc có ý định đưa các máy bay JH-7 tới Phú Lâm là muốn tận dụng triệt để khả năng đặc biệt của loại máy bay tiêm kích-ném bom do chính Trung Quốc sản xuất. Đồng thời, để ứng dụng khả năng tác chiến trên biển của một loại máy bay tấn công ném bom xâm nhập sâu trong mọi thời tiết, trang bị hệ thống đối phó điện từ (ECM), và khả năng quét địa hình tương tự như loại F-111.

    [​IMG]
    Máy bay JH-7 (Ảnh Sinodefence)

    JH-7 là máy bay đơn giải và nhẹ hơn so với máy bay Su-24 hay F-111 cánh cụp cánh xòe, và rẻ hơn rất nhiều so với máy bay tiêm kích đa chức năng Su-30. JH-7 là đại biểu cho một khả năng tấn công vào các vị trí quan trọng trên biển. JH-7A là một phiên bản nâng cấp với radar JL-10A PD, hệ thống fly-by-wire mới, kính chắn một mảnh, thêm các giá treo vũ khí, và khả năng mang được tên lửa chống bức xạ của Nga Kh-31 và bom điều khiển bằng laser.

    JH-7 có thể mang được 6.500 kg (14.500 lb) vũ khí; được trang bị 01 pháo tự động hai nòng 23 mm GSh-23L, 300 viên đạn; mang tên lửa không đối không PL-5, tên lửa chống tàu Yingji-8K và Yingji-82K (AShM), tên lửa chống bức xạ loại Yingji-91 và được trang bị bom rơi tự do và điều khiển bằng laser.

    Điều đặc biệt quan trọng, JH-7 có khả năng tác chiến bình thường trong mọi điều kiện thời tiết như: sương mù, mưa, bão lớn hay nắng gắt… sẵn sàng thực hiện các hoạt động tác chiến cho cả ngày và đêm. Đây được coi là một trong các lý do chủ yếu mà giới quân sự Trung Quốc cân nhắc để đưa tới Phú Lâm, sẵn sàng phục vụ cho các hoạt động trên biển Đông.

    Về đặc tính kỹ thuật, JH-7 có chiều dài 22,32 m; sải cánh 12,7 m; chiều cao 6,57 m; trọng lượng rỗng 14,500 kg; trọng lượng cất cánh tối đa 28,475 kg; máy bay được trang bị 02 động cơ Xian WS9, lực đẩy 54 kN, đốt nhiên liệu lần hai là 91,2 kN mỗi chiếc; vận tốc cực đại 1.808 km/h trên độ cao 11.000 m (36.000 ft); tốc độ tuần tra 903 km/h; tầm bay 3.650 km; bán kính chiến đấu 1.650 km (890 hải lý); trần bay 15 km.

    Giới quân sự Trung Quốc cho rằng, với điều kiện thuận lợi về vị trí chiến lược của đảo Phú Lâm và khả năng tác chiến của JH-7, Trung Quốc sẽ có khả năng cân bằng lực lượng quân sự với Việt Nam, do hiện nay Việt Nam đang sở hữu nhiều máy bay hiện đại thế hệ thứ ba là SU27/Su30. Tiến tới sở hữu các máy bay chiến đấu SU30MK2 và tàu ngầm lớp Kilo mua của Nga.


    Trung Quốc điều 40 tiêm kích J-10 tới Biển Đông
    (Kienthuc.net.vn) - Không quân Trung Quốc đã đưa 40 tiêm kích đa năng J-10 tới khu vực Biển Đông sau khi xảy ra vụ tàu chiến nước này suýt va chạm với tàu Mỹ.
    Arirang News dẫn nguồn tờ Nhân dân Nhật báo cho biết, Trung Quốc đã điều 40 máy bay chiến đấu J-10 tới khu vực Biển Đông. Động thái này được coi là một nỗ lực để ngăn chặn các vụ đụng độ với tàu chiến Mỹ ở khu vực biển trên.
    Nguồn tin cũng cho biết, trước đó, ngày 5/12 vừa qua, đã xảy ra vụ suýt đụng độ giữa tàu chiến Mỹ và Trung Quốc.
    [​IMG]
    Tiêm kích đa năng J-10.
    Theo đó, tuần dương hạm có tên lửa dẫn đường USS Cowpens đã buộc phải chuyển hướng nhằm tránh va chạm với tàu Trung Quốc liều lĩnh vượt qua thẳng trước mặt tàu này và dừng lại. Một tàu lưỡng cư của Trung Quốc đã dừng ở vị trí cách tàu chiến của Mỹ chưa đầy 500m. Vụ chạm trán này xảy ra trong vùng biển quốc tế, trên Biển Đông.
    Sự cố này diễn ra sau khi phía Trung Quốc tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (AIDZ) của nước này tại biển Hoa Đông. Chính vì thế, phía Mỹ đã lên tiếng phản đối sự việc trên vì sẽ ảnh hưởng tới lợi ích hàng hải của nước này tại khu vực biển Hoa Đông.

    Trung Quốc đem tiêm kích J-16 tới Biển Đông?
    (Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc dường như đang xây dựng thêm nhà chứa máy bay tại căn cứ ở đảo Hải Nam để triển khai thêm tiêm kích mới J-16.
    Tạp chí Khán Hòa mới đây đã đăng tải bài phân tích về tình hình đóng quân của lực lượng không quân Hạm đội Nam Hải trên đảo Hải Nam, hướng ra Biển Đông.
    Theo Khán Hòa, Hạm đội Nam Hải đang xây dựng căn cứ mới tại đảo Hải Nam và máy bay chiến đấu đa năng J-16 sẽ được triển khai tại đây. Ngoài ra, ở Hải Nam cũng sẽ tổ chức xây dựng lực lượng máy bay J-15.
    Sân bay Gia Lai, tỉnh Hải Nam của Sư đoàn 8 Không quân Hải quân Hạm đội Nam Hải đã xây dựng 12 nhà chứa máy bay mới. Đồng thời còn tăng cường thêm nhiều tòa nhà mới, bao gồm sân bóng đá. Mỗi nhà chứa máy bay có thể chứa được tối đa 2 chiếc.
    [​IMG]
    Tiêm kích đa năng J-16.
    Ảnh vệ tinh xác nhận, tại sân bay Gia Lai, Hạm đội Nam Hải đang triển khai tiêm kích J-11B. Loại máy bay này lần đầu tiên triển khai cho không quân hải quân, nhằm mục đích tăng cường quyền kiểm soát trên không đối với khu vực Biển Đông. Ngoài ra, đã có thông tin cho rằng Trung Quốc sẽ đưa tiêm kích J-16 tới đây.
    Khán Hòa cho rằng, việc triển khai ít nhất 24 máy bay J-11B/J-16 để tăng cường quyền kiểm soát của không quân hải quân Trung Quốc đối với biển Đông. Thông thường, một Sư đoàn không quân hải quân chỉ cần triển khai một loại máy bay, vì vậy việc triển khai cuối cùng tại sân bay Gia Lai là J-16 hay là J-11B vẫn chưa rõ ràng.
    Nhưng những hoạt động triển khai này rõ ràng liên quan đến việc xây dựng căn cứ tàu sân bay, vì vậy các nhà phân tích cho rằng, sư đoàn tiêm kích J-16 trang bị cho không quân của Hạm đội Nam Hải, nhằm tăng cường thực lực tác chiến của biên đội tàu sân bay, khả năng tấn công đối hạm là việc trong dự kiến.
    J-16 là tiêm kích đa năng 2 chỗ ngồi do Tập đoàn Thẩm Dương phát triển dựa trên mẫu tiêm kích Su-30MK2 mà Trung Quốc mua của Nga. Tuy nhiên, trong chế tạo, J-16 lại dựa trên khung thân cơ sở mẫu J-11BS – biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi của J-11 (Trung Quốc sao chép mẫu Su-27SK).
    [​IMG]
    Trung Quốc đã đưa tới Hải Nam hàng loạt máy bay tiên tiến như J-11, JH-7, H-6M và tương lai là cả J-16, J-15 để tăng cường hoạt đông ở khu vực Biển Đông.
    Kết hợp với 24 máy bay JH-7A của Sư đoàn Không quân Hải quân số 9 đóng tại Lạc Đông, khả năng tấn công đối hạm của Hạm đội Nam Hải tương đối mạnh. Hiện nay, Hạm đội Nam Hải có 18 máy bay ném bom chiến lược có thể mang tên lửa hành trình H-6M. Mục đích của việc giữ nền tảng không quân mạnh như vậy rõ ràng là để sử dụng tên lửa chống hạm quy mô lớn trong tương lai.
    Vấn đề còn lại là, căn cứ trên đất liền của J-15 triển khai ở đâu? Hiện nay cầu tàu của tàu sân bay đang khởi công xây dựng, một khi bắt đầu huấn luyện, là tổ chức xây dựng lực lượng máy bay chiến đấu tàu sân bay mới của Hạm đội Nam Hải hoặc triển khai trên cơ sở Sư đoàn 9 hiện có? Điều này vẫn chưa rõ ràng.
    Từ quá trình xây dựng căn cứ tàu sân bay Thanh Đảo có thể thấy, xây dựng căn cứ tàu sân bay và không phải việc một sớm một chiều. Cầu tàu đã hoàn thành, tàu Liêu Ninh đã đồn trú tại đây, việc xây dựng cơ sở hạ tâng bao gồm nhà ở, kho để xe chỉ mới chấm dứt, các dự án tiếp theo vẫn đang tiếp tục khởi công, bao gồm xây dựng kho dưới lòng đất. Vì vậy việc xây dựng căn cứ tàu sân bay và sân bay trên đất liền tại đảo Hải Nam có thể sẽ cần nhiều thời gian hơn.

    (Soha.vn) - Với 29 tàu khu trục, 8 tàu ngầm, 3 tàu đổ bộ cỡ lớn, Hạm đội Nam Hải đang trở thành trụ cột cho mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
    Sự phát triển của Hải quân Trung Quốc đang trở thành một vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận thế giới. Đặc biệt, Hạm đội Nam Hải được giao nhiệm vụ quản lý khu vực Biển Đông đang được đầu tư hiện đại hóa với tốc độ chóng mặt.

    Gần như tất cả những sản phẩm mới nhất của công nghiệp đóng tàu chiến Trung Quốc đều được bàn giao cho Hạm đội Nam Hải. Những năng lực tác chiến mới nhất của Hải quân Trung Quốc cũng được chuyển giao cho hạm đội này.

    Trang bị của Hạm đội Nam Hải đang có 29 tàu khu trục, 3 tàu đổ bộ đa năng cỡ lớn, 8 tàu ngầm thông thường, ít nhất 4 tàu ngầm hạt nhân chiến lược, 11 tàu đổ bộ xe tăng, 6 tàu vận tải cỡ lớn, 4 tàu đổ bộ hạng trung, 1 tàu bệnh viện.

    [​IMG]
    Type 052C, thế hệ tàu khu trục đầu tiên của Trung Quốc có khả năng đảm đương phòng không cấp hạm đội được giao ngay cho Hạm đội Nam Hải.

    Nổi bật trong sức mạnh tác chiến của Hạm đội Nam Hải là nhóm tàu khu trục phòng không Type 052C lớp Lữ Dương II. Đây là thế hệ tàu khu trục mang lại bước đột phá trong năng lực tác chiến của Hạm đội Nam Hải nói riêng và Hải quân Trung Quốc nói chung.

    Type 052C là thế hệ tàu khu trục đầu tiên của Hải quân Trung Quốc được trang bị khả năng phòng không cấp hạm đội với hệ thống phòng không tầm xa HHQ-9, biến thể hải quân của hệ thống phòng không tầm xa HQ-9 do Trung Quốc sản xuất, sao chép từ S-300 của Nga và Patriot của Mỹ.

    BÀI LIÊN QUAN


    Thế hệ tàu khu trục này được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động, radar AESA với kiểu bố trí các mảng an-ten tương tự như tàu khu trục lớp Arleigh Burke của Mỹ. Người Trung Quốc thường ví von đây là loại tàu “Aegis made in China”

    Type 052C có tải trọng toàn tải 7.000 tấn, vũ khí trên tàu bao gồm 48 ống phóng thẳng đứng sử dụng tên lửa phòng không HHQ-9 tầm bắn 150km, 8 tên lửa chống tàu tầm xa YJ-62 tầm bắn 400km, pháo hạm đa năng 100mm, 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Type 730, 2 cụm phóng ngư lôi với 3 ống phóng/cụm. Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho 1 trực thăng chống ngầm Z-9C hoăc Ka-27, thủy thủ đoàn 280 người, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ.

    Điều đáng lưu tâm ở đây là chương trình tàu khu trục này đã hoàn thành được 5 chiếc và có đến 4 chiếc đang hoạt động trong biên chế Hạm đội Nam Hải.

    Điều đó cho thấy rằng, Hạm đội Nam Hải đang là hạm đội được ưu tiên trong chiến lược phát triển lực lượng của Hải quân Trung Quốc. Loại tàu khu trục có sức mạnh tác chiến đứng thứ 2 trong Hạm đội Nam Hải là tàu khu trục Type 052B lớp Lữ Dương I, NATO định danh là lớp Quảng Châu.

    [​IMG]
    Type 054A loại tàu khu trục nhỏ đa năng đông đảo nhất của Hạm đội Nam Hải nhằm mưu đồ thôn tính Biển Đông.

    Lớp tàu này chỉ có 2 chiếc mang số hiệu 168 Quảng Châu và 169 Vũ Hán, cả hai đều hoạt động trong biên chế Hạm đội Nam Hải. Type 052B chỉ được trang bị khả năng phòng không tầm trung với hệ thống tên lửa hải đối không Buk-M1-2 của Nga (NATO định danh là SA-N-12 Grizzly) với cơ số 48 quả, tầm bắn tối đa 50km.

    Về chống hạm, tàu được trang bị 16 tên lửa chống hạm YJ-83 tầm bắn 300km, 1 pháo hạm 100mm, 2 cụm phóng ngư lôi hạng nhẹ 324mm với 3 ống phóng/cụm, 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Type 730. Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho trực thăng chống ngầm Ka-27 của Nga.

    Type 052B được đánh giá là một thế hệ tàu khu trục không mấy thành công về mặt kỹ thuật nên chỉ có 2 chiếc được đóng mới. Một loại tàu khu trục khác trong biên chế hạm đội Nam Hải có số phận tương tự tàu khu trục Type 052B là tàu khu trục Type 051B với chỉ một chiếc duy nhất được xây dựng mang số hiệu 167 Thâm Quyến.

    Đông đảo nhất trong biên chế Hạm đội Nam Hải là loại tàu khu trục nhỏ Type 054A lớp Giang Khải II. Đây là thế hệ tàu khu trục nhỏ được đóng mới với tốc độ chóng mặt tại Trung Quốc. Từ khi được giới thiệu vào năm 2005, đến nay đã có 15 chiếc được hoàn thành và đưa vào sử dụng, trong đó có đến 8 chiếc hoạt động tại Hạm đội Nam Hải.

    [​IMG]
    Tàu đổ bộ "khủng" Type 071 lớp Ngọc Chiêu, công cụ đánh chiếm đảo đắc lực của Hạm đội Nam Hải và Hải quân Trung Quốc.

    Type 054A là loại tàu khu trục đa năng được trang bị hệ thống phòng không tầm trung HQ-16 tầm bắn 50km với 32 ống phóng thẳng đứng VLS, sử dụng phương pháp phóng nóng, tương tự như hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 của Mỹ. Vũ khí khác trên tàu gồm có: 8 tên lửa chống hạm YJ-83, pháo hạm 76mm, hệ thống phòng thủ tầm cực gần Type 730, 2 cụm phóng ngư lôi hạng nhẹ.

    Ngoài ra, Hạm đội Nam Hải còn có sự phục vụ của 14 tàu khu trục nhỏ thế hệ cũ Type 053. Đặc biệt, Hạm đội Nam Hải sở hữu năng lực đổ bộ cực mạnh, có thể coi là mạnh nhất Hải quân Trung Quốc, với sự góp mặt của 3 tàu đổ bộ đa năng cỡ lớn Type 071 lớp Ngọc Chiêu.

    Type 071 có lượng giãn nước toàn tải tới 20.000 tấn, tàu có khả năng mang theo 15-20 xe bọc thép, 500-800 binh lính, 4 tàu đổ bộ khí đệm cao tốc hoặc 2 tàu đổ bộ thông thường. Type 071 là loại tàu đổ bộ có tải trọng lớn nhất của Trung Quốc và cũng là công cụ cho mưu đồ chiếm đảo của nước này.

    Lực lượng tàu ngầm của Hạm đội Nam Hải trước đây khá yếu, phần lớn là các tàu ngầm diesel-điện lớp Minh. Tuy nhiên gần đây, hạm đội này đã được tăng cường các tàu ngầm hiện đại Type 039 lớp Song. Đặc biệt, căn cứ Ngọc Lâm trên đảo Hải Nam của hạm đội Nam Hải đã trở thành nơi đóng quân của tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 lớp Tấn.

    Với những sự đầu tư trang bị “khủng” như thế, có thể thấy rằng, Biển Đông chính là cửa ngõ để Trung Quốc tiến ra biển lớn và hạm đội Nam Hải chính là công cụ quyền lực để họ thực hiện tham vọng bá quyền của mình.
    Lần cập nhật cuối: 11/05/2014
  9. unvietnamien

    unvietnamien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/04/2006
    Bài viết:
    948
    Đã được thích:
    300
    80% hàng hóa lưu thông đều qua đây cả lên đánh mình thì cả lũ cùng chết đói, mõi ngày từ trong đất liền phụt ra biển đông 5 quả, hỏi nhà tư bản nào dám đưa tàu buôn nào qua, càng chiến lâu càng rủ nhau chết nhiều
  10. Toi Yeu Viet Nam

    Toi Yeu Viet Nam Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/05/2014
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    21
    Đã không biết nó chém cái j thì đừng gào nên một cách điên cuồng như thế . Còn việc mày tôn trọng ai hay không tôn trọng kệ mịa mày , mày cứ phải đấu tranh làm j hay mày với nó cùng nằm trong một tổ chức

Chia sẻ trang này