1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Uraniumlandscape

    Uraniumlandscape Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2011
    Bài viết:
    661
    Đã được thích:
    0
    ...không, vấn đề này phải nói thế này. Dở nhất là Hoa kỳ không biến thành Việt nam...:))

    :))=)):))
  2. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    Càng rõ ràmg hơn để thấy rằng Mỹ tận dụng cơ hội lôi kéo các quốc gia Asean thành đồng minh nhằm đẩy mạnh vị thế và giành phần kiểm soát miếng bánh biển Đ:
    Trích:

    Phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi. Ảnh: ANI.
    Bắc Kinh nói rằng nghị quyết của thượng viện Mỹ về các hành động của Trung Quốc là "vô lý", sau khi nghị sĩ Mỹ nhận xét Trung Quốc đang có sự hăm dọa trên Biển Đông.
    > Mỹ phê phán Trung Quốc vì Biển Đông

    Tranh chấp trên Biển Đông cần được giải quyết hòa bình thông qua đối thoại giữa "các bên có liên quan trực tiếp", phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói hôm nay.

    Trước đó thượng viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết không ràng buộc, phê phán các tàu Trung Quốc "dùng vũ lực" trong một số sự việc trên Biển Đông, nơi có các tuyên bố chủ quyền tranh chấp nhau. Nghị quyết này được đưa ra bởi 4 thượng nghị sĩ, dẫn đầu là ông Jim Webb, chủ tịch tiểu ban châu Á Thái Bình Dương thuộc Ủy ban đối ngoại thượng viện Mỹ.

    "Nghị quyết mà thượng viện Mỹ thông qua là vô lý", ông Hồng nói. "Chúng tôi hy vọng các nghị sĩ liên quan có thể làm gì đó khác hơn để ủng hộ hòa bình và ổn định khu vực".
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Nga rất khôn khéo tụt quần anh Tâu, trích tin : Trong chuyến thăm lần này, Triều Tiên được cho là hy vọng tìm kiếm sự hỗ trợ kinh tế từ cường quốc láng giềng, trong khi Nga lại kỳ vọng thắt chặt mối quan hệ với Bình Nhưỡng trong mối quan tâm đối với an ninh khu vực.

    Lãnh đạo hai nước có thể sẽ cùng thảo luận về hợp tác kinh tế song phương, bao gồm việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt và đường sắt nối vùng Siberia của Nga với bán đảo Triều Tiên. Hồi tháng 5, ông Kim cũng có chuyến công du Trung Quốc được cho là với mục đích tương tự.
  3. thanhthuyhuongtb

    thanhthuyhuongtb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    513
    Đã được thích:
    221
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 st1\:-*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}
    Báo chí Trung Quốc đã làm những gì trong việc tranh chấp Biển Đông
    Thời báo Hoàn cầu đi tiên phong
    Ngày 21/6, báo điện tử Hoàn cầu (www.huanqiu.com), bản điện tử của “Thời báo Hoàn Cầu” – tờ báo trực thuộc “Nhân dân Nhật báo” đã hào hứng khoe kết quả điều tra trên mạng đối với 20 ngàn người do họ tiến hành: 85,8% người được hỏi “có ác cảm” với Việt Nam, chỉ có 6,9% “thấy bình thường”, số còn lại “không có ý kiến”, 82,6% tán thành “dùng vũ lực giải quyết tranh chấp ở Nam Hải”, chỉ 13,5% chủ trương giải quyết thông qua đàm phán và 3,5% “không có ý kiến”. Đây là hệ quả của cả một chiến dịch tuyên truyền liên tục không nghỉ với lượng tin bài khổng lồ mà báo chí Trung Quốc nói chung và tờ báo này nói riêng, tiến hành với nội dung xuyên suốt là bịa đặt, xuyên tạc tình hình Biển Đông, chia rẽ tình cảm giữa nhân dân và quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc, kích động tiến hành cuộc chiến “giành lại Nam Sa (tên Trung Quốc gọi quần đảo Trường Sa)”.
    Từ đầu tháng 6/2011, sau khi liên tiếp xảy ra các sự kiện tàu Hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02, tàu Hải quân nổ súng uy hiếp ngư dân Việt Nam ở vùng biển Trường Sa, tàu Hải giám yểm trợ tàu cá ngăn cản tàu thăm dò Viking II tác nghiệp trên vùng biển thuộc thềm lục địa Việt Nam, Huanqiu.com đã mở chuyên trang “Tranh chấp biển Nam Trung Quốc liên tục gia tăng – Việt Nam và Philippines diễn tập quân sự ở Nam Hải” với các chuyên mục như: “Quần đảo Nam Sa là lãnh thổ Trung Quốc không cho phép ai nghi ngờ”, “Chủ quyền của Trung Quốc đối với Nam Hải không thể tranh cãi”, “Lịch sử Việt Nam và P xâm chiếm quần đảo Nam Sa của Trung Quốc”, “Nhìn lại hai lần xung đột Trung-Việt tại Nam Sa”, “Binh lực của Việt Nam và Philippines”, “Hiện trạng quân đội các nước đóng ở Nam Sa”, “Nam Sa có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với Trung Quốc”, “Phân tích bình luận”, “Bài chỉ có trên Hoàn Cầu”…
    Chỉ trong 10 ngày (từ 11 đến 21/6) trên mục “Phân tích bình luận” đã có tới 16 bài với những tiêu đề như: “Việt Nam nhuộm “màu sắc quốc tế” cho vấn đề Nam Hải” (11/6), “Giữ tình hình Nam Hải căng thẳng nhưng tránh xung đột là nhu cầu chiến lược của Mỹ” (13/6), “Cứng rắn với Trung Quốc sẽ không đem lại điều tốt đẹp cho Việt Nam” (14/6), “Hai nước Trung Việt sẽ bùng phát xung đột quân sự ở Nam Hải” (14/6), “Làm gay gắt thêm mâu thuẫn không giúp cho việc giải quyết vấn đề Nam Hải” (14/6), “Cục diện mới ở Đông Á, Trung Quốc khỏa lấp khoảng trống do Mỹ rút đi” (14/6), “Không cùng nhau khai thác Nam Hải sẽ tự chuốc rắc rối” 15/6), “Thiếu tướng La Viện bàn về vấn đề Nam Hải: đừng dồn Trung Quốc đến chỗ không thể nhẫn nhịn thêm” (15/6), “Việt Nam trưng binh chỉ tổ vô ích” (16/6), “Trung Quốc mới là người bị thiệt hại về lợi ích ở Nam Hải” (19/6), “Trung Quốc cần vạch rõ đường màu đỏ (ranh giới cấm) ở Nam Hải” (19/6), “Chuẩn bị cả hai tay để giảng trả sự khiêu khích của Việt Nam” (21/6)…Nội dung chính và xuyên suốt của các bài viết trong các chuyên mục của “Hoàn Cầu” là cố chứng minh: hầu hết Biển Đông (mà họ gọi là Nam Hải) được giới hạn trong “Đường Lưỡi bò” (họ họi là Đường 9 đoạn, Hải giới hình chữ U) là thuộc về Trung Quốc; rằng “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi” đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; rằng “đã đến lúc không thể ngồi nhìn các nước khác xâm chiếm các đảo, bãi và vơ vét tài nguyên biển, dầu khí dưới đáy biển của Trung Quốc”; rằng “cách lựa chọn đúng đắn nhất, thích hợp nhất để lấy lại Nam Sa là dùng vũ lực”..v.v.
    Một cách làm rất phổ biến của nhiều tờ báo Trung Quốc là đưa tin theo kiểu “lập lờ đánh lộn trắng đen”: khi đưa tin về các sự kiện họ cố tình không đưa tọa độ mà chỉ nói chung chung “trên vùng biển Nam Sa của Trung Quốc”, hay khi đưa tin về việc Hải quân Việt Nam tập bắn ở đảo Hòn Ông (Quảng Nam) nằm cách bờ chỉ 40 km thì họ xuyên tạc thành “Việt Nam diễn tập quân sự trên vùng biển Nam Hải của Trung Quốc”, xuyên tạc việc chính phủ Việt Nam công bố Nghị định 42/2011/NĐ-CP quy định những công dân thuộc diện làm nghĩa vụ quân sự được miễn gọi nhập ngũ trong thời chiến là “chuẩn bị tổng động viên chiến tranh chống Trung Quốc”…
    Trong chiến dịch tuyên truyền rầm rộ ấy, bên cạnh các diễn đàn mạng như: “bbs.junshixilu.com”, “bbs.china.com”, “bbs.tiexue.net”, “bbs.chnqiang.com”, “24mil.com”thì tờ “Hoàn Cầu” luôn đóng vai trò chủ đạo. Những bài viết về “Nam Hải” trên Hoàn Cầu luôn được các trang mạng khác đăng lại và trở thành đề tài bàn luận trên các diễn đàn mạng. Điều khiến không ít người ngạc nhiên và tỏ ra khó hiểu là những bài viết với những quan điểm, chủ trương trái ngược hoàn toàn với những quan điểm, chủ trương chính thống của giới lãnh đạo Đảng, nhà nước Trung Quốc vẫn được đăng tải đều đều trên Hoàn Cầu; những ý kiến phản hồi rất cực đoan, ngôn từ hạ lưu vẫn được đăng tải và không bị xóa trên Hoàn Cầu điện tử. Xin phép độc giả được trích dẫn một số comment của độc giả trên Hoàn Cầu:
    Về ý kiến “hành động của Trung Quốc trên Biển Đông cần tuân thủ luật quốc tế”: “Tuân thủ gì chứ! Lãnh thổ Trung Quốc là việc nội bộ, mềm yếu sẽ bị bắt nạt”, “Luật quốc tế gì chứ? Để cho nước khác tuân thủ, đừng tự trói buộc mình bằng luật quốc tế!”, “ Bị bại não hay sao mà nói Luật quốc tế” Luật quốc tế chỉ dành cho những quốc gia nhỏ yếu… Anh có sức mạnh thì đó là Luật quốc tế!”, “Luật quốc tế không thể cao hơn luật trong nước!”.
    Hay khi nêu thảo luận “có nên dùng vũ lực thu hồi Nam Sa hay không?”, đã có nhiều ý kiến rất cực đoan, vô lối: “Việt Nam vốn là lãnh thổ của Trung Quốc, Việt Nam cướp đảo của Trung Quốc, Trung Quốc có quyền giành lại chính quyền Việt Nam, thu hồi lãnh thổ”, “Đối với Việt Nam không đánh thì thôi, nếu đánh phải thật tàn nhẫn, đánh một lần là giải quyết vấn đề, chí ít trong vòng 50 năm họ nghĩ lại còn thấy ác mộng”…
    Những tiếng nói tôn trọng lẽ phải
    Tuy nhiên, không phải bất cứ người Trung Quốc nào cũng tin vào những luận điệu tuyên truyền về “chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc đối với Nam Hải” cùng những lời đe dọa dùng vũ lực giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Chính “Thời báo Hoàn Cầu” trong một bài báo ngày 21/6 cũng thừa nhận: “Giới học giả Trung Quốc khá bình tĩnh (trong vấn đề sử dụng vũ lực). Trong số 5 học giả được “Thời báo Hoàn cầu” phỏng vấn hôm 20/6, có 4 vị cho rằng: dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp ở Nam Hải là “bất minh trí” (không sáng suốt); chỉ có một người là Tôn Tiểu Nghênh, nghiên cứu viên Sở nghiên cứu Đông Nam Á Quảng Tây tuy cho rằng “tất phải có một trận chiến với Việt Nam”, nhưng lại nói giai đoạn hiện nay giải quyết bằng ngoại giao hay vũ lực đều không phải cách hay, vì Trung Quốc còn chưa chuẩn bị đầy đủ”.
    Đáng chú ý là trên “Hoàn Cầu” và nhiều trang mạng của Trung Quốc từ hôm 22/6 xuất hiện bài viết của ông Ngô Kiến Dân, Viện sĩ Viện Khoa học Châu Âu, Viện sĩ Viện Khoa học Âu Á, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu các vấn đề quốc tế Thượng Hải, nhan đề: “Việc Trung Quốc tự kiềm chế trong vấn đề tranh chấp Nam Hải là thể hiện sự tự tin”. Bài báo đã dấy lên phản ứng rất mạnh, ông Ngô phải hứng chịu những trận “ném đá” tơi bời trên mạng từ phía những kẻ đại diện cho tư tưởng hiếu chiến. Nguyên nhân khiến Viện sĩ Ngô bị phê phán, bị gọi là “Hán gian”, “hủ nho” bởi ông phản đối việc gây chiến tranh, sử dụng vũ lực với các nước láng giềng. Ông viết: do thời thế đã thay đổi nên trong quan hệ quốc tế đã xuất hiện tình hình mới, tác dụng của chiến tranh không còn như trước. Trong 3 cuộc chiến tranh diễn ra trong thế kỷ này: chiến tranh Afghanistan, chiến tranh Iraq và chiến tranh Lybia thì 2 cuộc đầu do Mỹ và phương Tây tiến hành với ưu thể quân sự tuyệt đối đánh nước nghèo, nước nhỏ, kết quả la Mỹ và đồng minh sa vào cảnh khốn đốn. Còn cuộc chiến tranh Lybia đang diễn ra cũng sẽ dẫn đến kết cục đó. Vấn đề Nam Hải là do lịch sử để lại, khinh suất gây chiến tranh là không được. Lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh cần phải giương cao ngọn cờ hòa bình, hợp tác, phát triển là sáng suốt. Ông phân tích tình hình, vị thế của Đông Á, quan hệ đem lại lợi ích chung lớn đang có giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines rồi khẳng định: “Trước những thách thức cần phải bình tĩnh quan sát, xem xét toàn diện, tối kỵ nôn nóng hành sự, tối kỵ dùng tư tưởng cũ thời chiến tranh và cách mạng để xử lý những vấn đề hiện nay, nếu làm thế sẽ phạm phải sai lầm thời đại”.
    Ngay trong muôn vàn ý kiến phản hồi trên Hoàn Cầu và các diễn đàn mạng Trung Quốc khác, bên cạnh hằng hà sa số những ý kiến quá khích, cực đoan, chúng ta vẫn thấy xuất hiện những ý kiến tỉnh táo, có trách nhiệm của những người dân Trung Quốc hiểu biết, tôn trọng lẽ phải, tôn trọng sự thật, như: “Những cái đầu nóng chỉ mang lại tai họa, đầu phải lạnh mới có được quyết sách đúng!”, “Làm gì thì cũng phải tuân thủ Luật quốc tế trước”, “Tôi đã nghi ngờ nhiều năm. Vì sao lại vẽ Nam Hải của chúng ta tới tận cửa nhà người ta. Địa Trung Hải đâu phải là biển của riêng nước nào?”, “Tôi nhìn bản đồ, không tin vào những điều chính phủ nói. Trung Quốc bắt đầu từ thời Minh đã thực thi chính sách bế quan tỏa cảng, đời Thanh cũng vậy, trước nay đâu có phát triển ra biển. Vậy mà nay lại vẽ bản đồ ra xa đến tận cửa nhà người khác như vậy. Tôi không tin trong lịch sử Trung Quốc đã có những nơi đó…”, “Vấn đề lãnh thổ xưa nay luôn là “được làm vua, thua làm giặc”, không hề như lối nói ngu xuẩn “từ xưa đến nay đã là lãnh thổ của XXX”. Bản đồ Trung Quốc luôn thay đổi trong lịch sử. Trung Quốc từng là một bộ phận của Mông Cổ, nếu nay người Mông Cổ nhảy ra nói “Trung Quốc là một bộ phận không thể chia cắt của Mông Cổ” thì người Trung Quốc nghĩ sao?”; “Nói thật lòng, là người Trung Quốc tôi dĩ nhiên cho rằng Nam Hải là của Trung Quốc, nhưng sau khi hiểu rõ tình hình và nhìn kỹ bản đồ, tôi mới phát hiện ra rằng Trung Quốc cần rút ra khổi cuộc tranh chấp với Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Nam Hải cách Trung Quốc xa nhưng gần với họ quá. Nếu Nam Hải thật sự trở thành của Trung Quốc thì nói hơi ngoa một chút, người nước họ bơi ra biển là đã “xuất ngoại” xâm phạm lãnh hải nước khác ư? Nếu là người Việt Nam thì bạn sẽ rất buồn”.v.v.
    [​IMG]
    Một kiểu "lập lờ đánh lộn con đen" của báo Trung Quốc: vị trí bắn tập của hải quân ta ở đảo Hòn Ông (Quảng Nam, trong ô vuông màu đen) hoàn toàn nằm trong vùng biển Việt Nam, chỉ cách bờ 40km, vậy mà họ cố "lôi" nơi này vào "Vùng biển Nam Sa" (được hiểu là nơi đang tranh chấp giữa Trung Quốc với ta).
  4. unknown01

    unknown01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    55
    Chuyện Campuchia VN cũng ở tinh thế bắt buộc. Lúc đó dân CS trong Nam còn rỉ tai nhau chính cụ Giáp không đồng ý chuyện đánh sang đó, thành ra lại càng bị anh 3 ghét. Cụ bèn bảo nếu đánh thì phải chắc thắng, cho quân đi đường biển đánh thêm để dễ bắt sống Polpot, nhưng anh 3 không nghe. Tuy nhiên đây cũng chỉ là giai thoại, có thể của lớp cựu chiến binh bất mãn thương cảm lão tướng. Chứ đúng là trước đó đã từng đánh qua rồi rút về (bị nó truy kích thiệt hại nặng nữa), do còn sợ TQ và dư luận.

    Thành ra sau này mới lôi thôi nhì nhằng, những năm sau của cuộc chiến 10 năm tình hình có tiến triển gì mấy đâu, quân P vẫn phá quấy.

    Tinh thần thanh niên nam đi lính càng lúc càng xuống. Tuy nhiên cũng chỉ lén lén chỉ chích rồi tính đường lo lót, khá thì trốn lính rồi vượt biên.

    Ký túc xá đại học ở HCM vẫn cưu mang các bạn Campuchia sang tỵ nạn. Ta ưu đãi cho các bạn ấy dù đang khó khăn. Nhưng thỉnh thỏang sinh viên ta say lên cũng chửi các bạn ấy là Polpot Iêng sari, các bạn ấy thì bảo chính SG này là đất cũ bọn mày cướp của tao đấy.

    Chửi thẳng và mất dạy, phản_động nhất vẫn là cánh miền bắc vào đợt sau này, truyền cho cả bọn trẻ con vào trường đùa tếu. Đúng là thời kỳ kinh hoàng các phát biểu hỗn láo.

    Nếu không có chuyện LX đột tủ, đói quá phải quyết định dứt khoát, có lẽ VN vẫn phải cắn răng ở bên đó thêm chục năm nữa.

    Về chiến thuật, mình chỉ không hiểu sao quân đội hay tình báo trước đó đuội thế. Polpot nó đã đánh năm lần bảy lượt, thọc sâu phá phách, thế mà lần cuối trước khi đánh sang vẫn để nó đánh vào giết hàng ngàn thường dân.
  5. handh

    handh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2004
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
  6. viettrader102

    viettrader102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2006
    Bài viết:
    1.913
    Đã được thích:
    1
    Quyết định "ưu ái" cho cộng đồng người Hoa? ( trích tuần vietnamnet )

    Trước những điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đất đai đang rất hạn chế như đã nói đối với Việt Nam và lịch sử hình thành của những khu phố người Hoa trên khắp thế giới, thì việc xây dựng một khu phố mới toanh đặc biệt chỉ dành cho người Hoa như khu Đông Đô Đại Phố đang được triển khai đầu tư xây dựng ngay giữa trung tâm Thành Phố Mới ở Bình Dương, thực sự đang gây nên nhiều quan ngại. Khu phố này do chính Công ty Becamex IJC tỉnh Bình Dương làm chủ đầu tư.

    Nhiều người sẽ đặt ra những nghi vấn rằng tại sao phải xây dựng một khu phố người Hoa mà không phải của một dân tộc nào khác ở ngay trung tâm đô thị được giới thiệu là trung tâm hành chính trong tương lai của một  tỉnh? Tại sao không để một khu phố rất đặc trưng như vậy hình thành theo quy luật sinh tồn như vốn có của nó từ hàng nghìn năm nay trên khắp thế giới? Liệu người Việt Nam có bị bắt buộc phải không được bén mảng đến đây (trên chính đất nước Việt Nam) như tại một Casino quốc tế ở Đà Nẵng, hay một sân gofl ở ngay địa đầu Móng Cái?

    Trong những năm qua, tại một số tỉnh thành phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh bỗng đều đang có ý định "dời đô". Trong đó Bình Dương là một tỉnh đi đầu trong việc xây dựng một thành phố mới, là bước đệm cho việc di dời các cơ quan hành chính chủ chốt của tỉnh về thành phố này. Điều đáng nói là ngay sau khi đầu tư xây dựng một số cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, ... thì Bình Dương cho tiến hành ngay dự án dành riêng cho người Hoa? Liệu đây có phải là một quyết định quá "ưu ái" cho cộng đồng người Hoa nơi đây nói riêng và các địa phương khác nói chung?

    Nếu việc này cũng là tiền đề cho các địa phương khác đang có ý định "dời đô" noi theo thì rất nhiều khả năng sẽ tồn tại những khu phố người Hoa khác do chính Việt Nam xây dựng nên? Khi đó, liệu người Việt Nam có bị đẩy lùi ra khỏi khu trung tâm của những thành phố mới trong tương lai? Và, khi bắt tay xây dựng những khu phố "dành riêng" khác tương tự liệu các nhà đầu tư Việt Nam có khi nào nghĩ đến trong một tương lai không xa, người Việt Nam sẽ không còn được làm chủ trên chính mảnh đất của mình?
  7. giamadai

    giamadai Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/12/2007
    Bài viết:
    1.888
    Đã được thích:
    707

    Thế túm lại theo ý bạn là thế nào?
    Thi thoảng lại xuất hiện người lặp đi lặp lại cái câu hỏi này với "chiến nược", "chiến quật" không thay đổi.
  8. evannalynch

    evannalynch Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/01/2008
    Bài viết:
    4.146
    Đã được thích:
    1.242
    Coi hộ cái đoạn đỏ, tìm hộ luôn mấy cái văn bản luật tra cứu xem dân Việt Nam có được bén mảng đến mấy chỗ "vui chơi có thưởng" kia không nhé, với cả cái "chiếu bạc" ở Đà Nẵng kia nó đổi chữ "casino" thành "club" cho phù hợp với pháp luật Việt Nam rồi bố trẻ ạ. Cộng đồng người nào có nhiều đóng góp thì chuyện cho người ta một cái khu phố cũng chả có gì để phải bàn tán cả, thế hóa ra mấy khu phố Tàu ở bên Mẽo mấy thằng Mẽo nó có ngu không? Ghét nhất mấy cái kiểu chủ nghĩa dân tộc cực đoan.
  9. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    chúng ta cho phép mở casino cho khách dl NN nhưng không cho phép người Vn vào chơi, vì đó là cờ bạc sẽ gây nhiều tiêu cực[:P]
  10. handh

    handh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/03/2004
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Em là em có cái tưởng tượng thế này, chẳng biết có đúng không. Lãnh đạo nhà mình với lãnh đạo 3t như 2 thằng hàng xóm, sáng sớm của Tk21 qua chào nhau cái, chỉ có điều thằng 3t thì dắt theo con chó, mà con chó này cứ thấy người lạ là sủa là nhào lên đòi cắn, thằng 3t luôn miêng, ậy ngộ không muốn thế, ngộ mún hòa bình, chó cắn là việc chó cắn chớ không phải ngộ cắn (nhưng tất nhiên là trong thâm tâm nó thầm bảo con chó cắn chết mạ nó đi con và cũng tất nhiên mình mà bực lên đá con chó của nó một cái là nó sẽ "sao nị oánh chó của ngộ" và thế là chiến tranh hô hô). Giờ đây thằng 3t cứ bình tĩnh đứng khoanh tay thậm chí bắt tay với mình và chờ xem mình sẽ xử lý thế nào với cái lũ hải chó, ngư chó, mạng chó, báo chó ... tóm lại là lũ chó của nó đang gầm ghè đớp chân mình. Theo các bác thì ta nên:
    1. Đầu tư cho lực lượng dạy chó -> cho đồng chí dạy chó này đá chó 3t, trong khi tay mình vẫn bắt tay chủ chó, xem thằng 3t gây sự kiểu gì=))=))=)).
    2. Đeo cái giọ mõm cho chó tàu -> cho mày sủa đến mút mùa:P:P:P[r24)][r24)][r24)].
    3. Đá cho nó một phát -> rồi chuẩn bị tinh thần đấm bốc với thằng chủ nó[r37)][r37)][r37)]

Chia sẻ trang này