1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. UglyWar

    UglyWar Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2014
    Bài viết:
    604
    Đã được thích:
    488
    Không có gì là không thể xảy ra. Mình nghĩ lãnh đạo nhà mình đã chuẩn bị cho mọi tình huống cả trên bộ và trên biển
  2. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Nước cờ đầu: Giàn khoan
    Nguồn: http://www.foreignpolicy.com/articles/2014/05/09/chinas_oil_rig_gambit

    TQ gởi một giàn khoan dầu tới vùng biển Việt Nam mà tuyên bố chủ quyền đe dọa dẫn tới xung đột vũ trang, và làm cho Washington phải dự phần cho dù có muốn hay không.
    Khi mà bế tắc căng thẳng trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam bước vào tuần thứ hai trong Biển Đông, ba câu hỏi lớn: Trung Quốc đang cố gắng để đạt được điều gì; việc này có thể chuyền thành chiến tranh giữa hai kẻ thù lịch sử, và tất cả điều này có nghĩa gì với việc Mỹ xoay trục đến châu Á?

    Những câu trả lời ngắn: Các nhà quan sát về Trung Quốc bối rối bởi hành vi hung hăng của Bắc Kinh, mà dường như khác với cách tiếp cận trước đây của họ trong quan hệ khu vực và có khả năng phản tác dụng; súng vẫn chưa được rút ra, nhưng điều này có thể nhanh chóng trở thành bạo lực; và Mỹ mong muốn duy trì ảnh hưởng trong khu vực có thể xoay sở về cách xử lý tranh chấp giữa hai nước cộng sản - và về việc liệu các quốc gia láng giềng có tin rằng Washington sẵn sàng bước vào thảm đấu trước một Trung Quốc đang trỗi dậy.

    Việc TQ đưa giàn khoan dầu ngoài khơi hàng tỷ đô la đến vùng biển cả Bắc Kinh và Hà Nội tuyên bố chủ quyền đã gây ra cuộc xung đột lớn nhất trong năm giữa hai nước. Cuối tuần qua, các quan chức Việt Nam cho biết, tàu Trung Quốc đã đựợc điều tới để hộ tống giàn khoan dầu đã đâm và bắn súng nước vào tàu bảo vệ bờ biển Việt Nam đến để điều tra. Căng thẳng vẫn còn nóng bỏng, với tuyên bố của các quan chức Trung Quốc cho rằng thứ Sáu ngày 9 Tháng 5, tàu Việt Nam và người nhái đã can thiệp vào hoạt động của giàn khoan dầu, mặc dù không có cuộc đụng độ trên biển nào được khẳng định.

    Cuộc đụng độ này nghiêm trọng nhất kể từ khi một thách thức tương tự giữa Trung Quốc và Việt Nam xảy ra trong năm 2007, đã là tiêu diểm chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh cuối tuần này của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), do đó đã làm Bắc Kinh tức điên lên. Trung Quốc không muốn bất kỳ nhóm quốc tế nào thảo luận về các tranh chấp hàng hải, mà họ thích giải quyết trên cơ sở song phương.

    Philippines, với tranh chấp riêng mới đây của mình với Trung Quốc trong tuần này sau khi các quan chức tuần duyên Philippines bắt giữ một số người họ nói là ngư dân bất hợp pháp của Trung Quốc, sẽ tìm cách đưa tranh chấp biển vào tâm điểm thảo luận của ASEAN và tìm kiếm sự tiến triển về bộ quy tắc ứng xử có thể cung cấp cho các quốc gia một phương pháp ôn hòa để giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Đáp lại, phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát của Trung Quốc công kích Philippines là cố gắng "kích động căng thẳng" trong khu vực bằng cách hứa hẹn đưa các tranh chấp hàng hải vào hội nghị thượng đỉnh ASEAN hàng năm.

    Tuy nhiên, kẻ thực sự tồi tệ, trong mắt Trung Quốc, không phải là Philippines và Việt Nam. Thay vào đó, Bắc Kinh cho rằng Hoa Kỳ, bằng cách xoay trục đến châu Á, đã khuyến khích các nước trong khu vực có lập trường cứng rắn hơn không cần thiết và khiêu khích hơn đối với Trung Quốc so với lập trường họ đã có trong những năm gần đây.
    Reuters đưa tin: Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết tại một cuộc họp thường xuyên hôm Thứ sáu là "Cần phải chỉ ra hàng loạt bình luận vô trách nhiệm và sai trái gần đây của Hoa Kỳ bỏ qua sự thật về các vùng biển liên quan, đã khuyến khích hành vi nguy hiểm và khiêu khích của một số nước."

    Trung Quốc đã phản ứng với phát biểu cứng rắn của Bộ Ngoại giao Mỹ trong bối cảnh thông tin cho rằng hai nước đã thực sự đụng độ trên vùng triển khai giàn khoan dầu. Hôm Thứ tư, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Jen Psaki nói rằng cách tiếp cận hung hăng của Trung Quốc để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền của mình trên một vùng rộng lớn của Biển Đông đã "phá hoại hòa bình và ổn định trong khu vực."
    Thứ năm, sau khi các quan chức Trung Quốc cho rằng tàu Việt Nam đã tấn công tàu của họ hơn 170 lần, Psaki nhắc lại rằng Hoa Kỳ thấy Trung Quốc là diễn viên tồi trong bộ phim đặc biệt này. Bà nói: "Chúng tôi nghĩ rằng chính phía Trung Quốc đã hành động khiêu khích ở đây".
    Bà đã lặp đi lặp lại lập trường của Mỹ tại một cuộc họp vào thứ Sáu, nói rằng mặc dù Hoa Kỳ không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền, nhưng "Bất cứ lúc nào có những hành động khiêu khích hoặc vô ích gây nguy cơ đến việc duy trì hòa bình và ổn định, tôi nghĩ rằng đó là một việc mà bất cứ nước nào cũng có quyền có quan ngại".

    Đối với một quốc gia đã trải qua 30 năm phủ dụ hàng xóm rằng họ chỉ "trỗi dậy hòa bình" trong cả sức mạnh kinh tế và quân sự, bước đi liều lĩnh của Trung Quốc khi gửi giàn khoan dầu tới vùng biển bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và sau đó bảo vệ nó với khoảng 80 tàu tuần duyên và tàu hải quân, đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng. Đây là một trong những câu hỏi để bắt đầu: Vậy thì Trung Quốc nghĩ gì?
    "Một điều gì đó cơ bản đang diễn ra trong hành vi chính sách đối ngoại của Trung Quốc", David Lai, một chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Chiến lược của quân đội Mỹ chiến College nói. "Người Trung Quốc đang thay đổi từ một" cấu hình thấp, tránh ngửa bài, thành cách tiếp cận chủ động hơn."

    Lai đã dành nhiều năm giảng dạy quan chức quốc phòng Mỹ hiểu được chiến lược của Trung Quốc thông qua trò chơi wei qi, còn được gọi là Tây du. Ông nói rằng việc gởi giàn khoan dầu đến vùng biển tranh chấp, sẽ khó biện minh trên căn cứ khai thác dầu khí thương mại của Trung Quốc, nhưng có ý nghĩa hơn nếu hiểu theo nghĩa của những viên đá, hoặc quân cờ, được đặt một cách chiến lược trên bàn cờ wei qi.
    "Khi bạn đặt các sự kiện trên mặt đất, nó giống như bạn đặt hòn đá đó, và đá có tác động. Toàn bộ trò chơi dựa trên sức mạnh vị trí", ông nói, trong khi vừa chỉ ra các tương đồng giữa giàn khoan dầu dường như bất động và các thiết kế của Trung Quốc ở Biển Đông.

    Các chuyên gia khác về Trung Quốc ghi nhận hành vi hung hăng của Bắc Kinh với lo ngại trong lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản cầm quyền rằng một trong những trụ cột chính của tính hợp pháp của Đảng và sự ủng hộ của nhận dân - nền kinh tế đang bùng nổ của đất nước - có thể chao đảo trong bối cảnh có dấu hiệu chậm phát triển và khả năng vỡ bong bóng bất động sản.
    Peter Dutton, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc ở Trường Cao đẳng Hải chiến Mỹ nói: "Ổn định chính trị trong nước có lẽ là mối quan tâm quan trọng nhất mà Trung Quốc đang theo đuổi với chiến lược hàng hải khu vực của họ."
    Ông thấy sự tương đồng với cách mà Trung Quốc thổi bùng ngọn lửa của chủ nghĩa dân tộc và tình cảm chống Nhật Bản trong một vụ tranh chấp năm 2012 đối với quần đảo Senkaku. "Đó là một cơ hội để tạo ra không gian chính trị trong nước bằng cách treo lủng lẳng đối tượng sáng bóng của chủ nghĩa dân tộc lên và thay đổi trọng tâm của cuộc đối thoại", ông Dutton nói.

    Câu hỏi lớn là liệu chính sách bên miệng hố chiến tranh xung quanh giàn khoan dầu chỉ là điệu bộ hoặc có tiềm năng trở thành một cái gì đó nghiêm trọng hơn. Có một vài lý do để lo lắng: Việt Nam, không giống như Philippines và Nhật Bản, không có thoả thuận quốc phòng chính thức với Hoa Kỳ, có nghĩa là Bắc Kinh không phải lo lắng về việc Washington bị bắt buộc phải đến cứu Hà Nội. Đồng thời, Việt Nam và Trung Quốc từng đã đánh nhau nhiều lần trong hàng thế kỷ.
    Gần đây, Việt Nam và Trung Quốc đã giao tranh lớn trên bộ vào năm 1979; trong năm 1974 họ đụng độ khi Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa, nơi đặt giàn khoan; và họ va chạm trong một tranh cãi chết người về tranh chấp lãnh thổ cuối những năm 1980 khiến nhiều người Việt Nam thiệt mạng.

    Và trong khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tái khẳng định quan điểm về quan hệ quốc phòng chính thức với Tokyo và Manila trong chuyến thăm bốn quốc gia châu Á gần đây của mình, thì Việt Nam không có thoả thuận với Hoa Kỳ. Cho đến gần đây, trên thực tế, nhiều nhà quan sát lo ngại rằng các nghĩa vụ quốc phòng của Mỹ với Nhật Bản có thể kéo nước Mỹ vào một cuộc xung đột với Trung Quốc bởi vì những nghĩa vụ mở rộng đến quần đảo Senkaku mà cả hai nước tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, Thời gian gần đây Trung Quốc đã có những động thái giảm căng thẳng với Nhật Bản về các đảo với việc gởi các phái đoàn ngoại giao đến Tokyo và ít tuần tra hải quân và không quân trên các đảo tranh chấp.

    Các cuộc giao tranh trên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam có thể từ vòi rồng biến thành nổ súng?
    "Tôi nghĩ như vậy," M. Taylor Fravel, một chuyên gia về tranh chấp biển châu Á tại Viện Công nghệ Massachusetts cho biết. "Tôi hoàn toàn không lo lắng về việc nổ súng giữa Trung Quốc và Philippines. Nhưng người Việt Nam có các khả năng khác và họ có một lịch sử khác đối với Trung Quốc."
    Xét về quyết tâm của Việt Nam để giữ không cho Trung Quốc khai thác tài nguyên dầu khí quốc gia của mình, và việc đụng chạm gần của rất nhiều tàu, có thể "leo thang đến việc sử dụng lực lượng vũ trang," Fravel nói.
    Dutton, trong khi đó, nói sự kết hợp của tính dễ tổn thương của Việt Nam và niềm tin rõ ràng của Trung Quốc rằng lợi ích quốc gia quan trọng của họ là cuộc chơi trong tranh chấp dầu với Việt Nam, có nghĩa là súng có thể nổ sớm.
    "Với tôi thì có vẻ rằng xung đột là điều mà tất cả chúng ta phải xem xét như là một khả năng rất thực tế", ông nói.

    Điều này ảnh hưởng đến Hoa Kỳ ra sao? Ở Nhật Bản, Obama đi trệch khỏi con đường của mình khi nhấn mạnh rằng đảm bảo an ninh của Mỹ mở rộng đến quần đảo Senkaku, có lẽ để ngăn chặn sự không rõ ràng đã dẫn đến cuộc xâm lược Hàn Quốc năm 1950, khi các quan chức Mỹ được báo ngầm rằng Seoul không được Mỹ bảo đảm an ninh.
    Nhưng trong biển Đông, Hoa Kỳ không có hiệp ước quốc phòng, liên minh với Việt Nam, và sẽ không có vai trò gì đối với đất nước hiện đang sở hữu bộ sưu tập các hòn đảo trong chuỗi đảo Hoàng Sa là cơ sở để TQ khẳng định rằng giàn khoan dầu của họ hoạt động hợp pháp. Washington chỉ đơn giản là nhấn mạnh, như trong nhiều năm qua, là muốn bảo vệ tự do hàng hải trong khu vực và thúc giục các quốc gia sử dụng biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp. Đáng chú ý, Tokyo và Washington ủng hộ quyết định của Philippines đưa Trung Quốc ra tòa vì tranh chấp quần đảo của họ.

    Tuy nhiên, việc Washington không muốn trực tiếp tham gia vào Biển Đông không có nghĩa là có thể tránh nó.
    "Đây là một thách thức thật sự đối với Hoa Kỳ. Một trong những mục tiêu trong khu vực là để trấn an các đồng minh, đối tác và bạn bè. Và nếu chúng ta không tham gia, thì việc bảo vệ cho các đồng minh, đối tác và bạn bè sẽ bị đặt dấu hỏi, "Dutton của Naval War College nói.
    binh bk thích bài này.
  3. trungth1b

    trungth1b Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/03/2014
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    78
    Sao bác không che phiên hiệu và biển số xe cho nó lành.
  4. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Nhận định về phản ứng của Mỹ, Nga trước căng thẳng biển ĐôngThứ Năm, 15/05/2014 11:12

    Nước Nga đã luôn là một đối tác lớn của Việt Nam, nhưng trong hoàn cảnh này, họ im lặng là bởi những tác động của cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine, diễn ra sát sườn họ, hơn là những vấn đề ở tận Biển Đông xa xôi hơn.
    Trung Quốc điều tàu đổ bộ đến biển Đông
    Đối thoại Trung - Mỹ bàn về biển Đông?
    Hành động ngang ngược của Trung Quốc ở biển Đông sẽ phản tác dụng
    Mỹ - Nhật theo sát Trung Quốc ở biển Đông
    Xung quanh những diễn biến căng thẳng trên biển Đông, phóng viên TTXVN tại Ý đã có cuộc trao đổi với ông Lucio Caracciolo - học giả, nhà nghiên cứu hàng đầu về thời sự-chính trị quốc tế, hiện là Tổng Biên tập của Limes, tạp chí về địa-chính trị uy tín của Ý do chính ông sáng lập vào năm 1993.

    Caracciolo là một gương mặt bình luận nổi tiếng trong các chương trình thời sự quốc tế trên truyền hình Ý , tác giả của nhiều cuốn sách nghiên cứu về Chiến tranh Lạnh, về sự hình thành và khủng hoảng của Liên minh châu Âu cũng như nhiều bài xã luận quốc tế trên nhật báo cánh tả La Repubblica. Ông cũng từng là giáo viên thỉnh giảng về quan hệ quốc tế ở nhiều trường đại học lớn của Ý.

    - Trong những tháng qua, căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng đã tăng lên. Trước hết, đó là những xung đột với Nhật Bản trên biển Hoa Đông, và trong hai tuần qua là những hành động khiêu khích và va chạm với Việt Nam trên biển Đông. Theo ông, đâu là nguyên nhân của những hành động này?

    - Ông Lucio Caracciolo: Trung Quốc đang hành động mạnh mẽ nhằm khẳng định quyền sở hữu của họ đối với những quần đảo và vùng biển gần lãnh thổ của họ. Trên thực tế, theo tôi, đấy không chỉ là những đòi hỏi mang tính kinh tế, mà còn là cách để phô trương thanh thế của họ đối với tất cả các nước châu Á và Mỹ. Ngoài những lý do đơn thuần về kinh tế, thì những yêu sách ngày càng tăng của Trung Quốc giống như việc gia tăng sự thể hiện về hình ảnh, về quyền lợi và thể diện của một quốc gia cho là mình đã lên đến tầm siêu cường.

    Do đó, họ tìm kiếm những đụng độ, và chỉ cần một hòn đảo nhỏ trên biển cũng có thể là lý do để làm bùng lên những đối đầu. Hy vọng đó không phải là những đối đầu về quân sự, bởi vì Nhật Bản, Philippines và Việt Nam cũng như các nước khác đang có tranh chấp với Trung Quốc đều không muốn mắc bẫy về quân sự trong cuộc chơi thể diện này của Bắc Kinh.




    Học giả, nhà bình luận chính trị quốc tế hàng đầu của Ý Lucio Caracciolo.


    - Chính phủ Trung Quốc đã luôn đòi hỏi chủ quyền của họ trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với yêu sách "đường 9 đoạn," tạo ra căng thẳng và lo ngại trên biển Đông. Hai tuần trước, Bắc Kinh đã đưa giàn khoan dầu Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) vào vùng biển Hoàng Sa, thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và Tuyên bố về cách ứng xử trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đều đã ký. Ông nhìn nhận sự việc này như thế nào?

    - Hành động này có thể được coi là một đe dọa nghiêm trọng và phức tạp đối với an ninh khu vực. Việc khiêu khích Việt Nam có thể dẫn đến những động thái nguy hiểm tiếp theo trong cuộc chơi quyền lực của Trung Quốc. Nhưng chúng ta hãy nhớ lại rằng, Việt Nam luôn chiến thắng trong các cuộc chiến tranh với Trung Quốc. Không ngạc nhiên khi không ít người lo ngại vào một cuộc đụng độ về quân sự có giới hạn.

    Tuy nhiên, tôi tin rằng, Trung Quốc và các quốc gia đang tranh chấp lãnh thổ với họ là Nhật Bản, Việt Nam, Philippines cũng như một số nước khác đều mong muốn tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho vấn đề này, nhưng rất khó có thể giải quyết dứt điểm được và sẽ để vấn đề này luôn mở ngỏ.

    Việc giải quyết bằng con đường trọng tài quốc tế để có được một giải pháp cuối cùng không phải là điều mà Trung Quốc mong muốn, mà họ muốn đàm phán song phương với từng quốc gia tranh chấp để sao cho có lợi cho mình. Khiêu khích và sau đó đàm phán, đó là chiến thuật của Bắc Kinh.

    - Tháng 7-2012, sau khi Hội nghị ASEAN kết thúc mà không thông qua được một tuyên bố nào, vốn được coi là một thắng lợi về ngoại giao của Trung Quốc, tạp chí Limes của ông viết rằng Bắc Kinh đã thắng một trận đánh, nhưng chưa phải là cả trận chiến. Hai năm sau, với những hành động của Trung Quốc trên vùng biển Hoàng Sa, một trận đánh nữa lại bắt đầu. Theo ông, nguy cơ về một cuộc chiến thật sự giữa Trung Quốc và Việt Nam liệu có khả năng xảy ra không?

    - Như tôi đã nói ở trên, không thể loại trừ bất cứ khả năng nào cả, dù một cuộc chiến tranh bằng quân sự trên diện rộng theo đúng nghĩa của nó là điều tôi không muốn nhắc tới. Nhưng những cuộc va chạm giữa các tàu của Trung Quốc và Việt Nam trên Biển Đông hoàn toàn có thể diễn ra mức độ nghiêm trọng hơn.

    - Theo một số nhà bình luận, với hành động của mình, Trung Quốc muốn giảm ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á nói chung và thay thế vai trò siêu cường của Washington ở Đông Nam Á, ngay sau khi chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới châu Á vừa kết thúc. Phản ứng của Mỹ cho tới lúc này mới chỉ là đưa ra những tuyên bố "lo ngại." Theo ông, chính quyền Obama sẽ làm gì để tiếp tục thể hiện vai trò và sức mạnh của mình trong khu vực?

    - Chúng ta không được quên rằng, chính Tổng thống Obama là người đã đưa ra khẩu hiệu "xoay trục châu Á" đầy tham vọng trong chuyến đi vừa rồi. Đó không chỉ là một khẩu hiệu mà là một chiến lược lớn nhằm kiểm soát và khống chế sự lớn mạnh của Trung Quốc, một chính sách giống như những gì mà Mỹ đã từng áp dụng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh để đối đầu với Trung Quốc và Liên Xô, và những đối đầu đó chỉ kết thúc một phần khi Mỹ và Trung Quốc đạt được một thỏa thuận với nhau vào những năm 1970.

    Bây giờ, sau nhiều năm trôi qua, khi ngày càng lớn mạnh lên, Trung Quốc cảm nhận được áp lực của Mỹ và một cuộc xung đột lớn đang hình thành ở châu Á.

    Mỹ cho rằng Trung Quốc đang đe dọa vị trí siêu cường số một của họ, trong khi Trung Quốc nhận thấy Mỹ tìm mọi cách để kìm hãm sự vươn lên của họ. Trong quá trình phát triển, Trung Quốc coi việc kiểm soát các biển Hoa Đông và biển Đông cùng các tuyến giao thương hàng hải trên đó như một hành lang quan trọng để đảm bảo cho họ trở thành một siêu cường có ảnh hưởng lớn trong khu vực về kinh tế và quân sự của họ.

    Chừng nào người Mỹ và người Trung Quốc chưa đạt được những hòa hoãn như những năm trước kia, thì chừng đó an ninh của khu vực vẫn còn bất ổn. Tôi không tin rằng họ sẽ tìm được tiếng nói chung trong thời gian tới, bởi quan điểm của hai bên rất khác nhau.

    - Trung Quốc gây hấn, Mỹ chỉ đưa ra tuyên bố, còn vai trò của Nga thì sao? Moskva đang rất bận rộn với các vấn đề liên quan đến Ukraine, nhưng liệu họ có một vai trò nào đó trong vấn đề Biển Đông, vốn có khả năng sẽ thành một cuộc khủng hoảng quốc tế?

    - Nước Nga đã luôn là một đối tác lớn của Việt Nam, nhưng trong hoàn cảnh này, họ im lặng là bởi những tác động của cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine, diễn ra sát sườn họ, hơn là những vấn đề ở tận Biển Đông xa xôi hơn. Chính cuộc khủng hoảng ở Ukraine đã khiến cho Trung Quốc và Nga gạt bất đồng để xích lại gần nhau.

    Trong quan hệ ấy, Moscow và cả Bắc Kinh đều được lợi, bởi trước hết, Nga nhìn Trung Quốc như một thị trường khổng lồ để thay thế cho thị trường châu Âu và Ukraine, một khi các trừng phạt của Phương Tây đối với họ có tác dụng. Vì thế, tôi tin rằng, trong thời gian trước mắt, Nga sẽ gần với Trung Quốc hơn là Việt Nam, do đó sẽ không thể hiện vai trò nào ở biển Đông mà để Trung Quốc đối đầu với Mỹ.

    - Một số ý kiến cho rằng, Việt Nam nên kiện Trung Quốc ra Tòa án Liên Hiệp Quốc. Nhưng quan điểm của ông như thế nào, Việt Nam nên làm gì?

    - Tôi nghĩ rằng, trong cuộc đối đầu hiện tại đang ngày càng căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam, với tình hình hiện nay, ASEAN không thể giúp được gì nhiều cho Việt Nam. Mỹ cũng không thể giúp được nhiều cho Việt Nam, khi không thể có một sự thỏa hiệp tạm thời. Một khi các căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam tăng lên, Mỹ sẽ không đứng về phía Việt Nam. Việt Nam phải biết cách tự cứu mình.

    - Xin cám ơn ông.

    Theo TTXVN/Vietnam+
  5. vietnamreader

    vietnamreader Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2005
    Bài viết:
    166
    Đã được thích:
    7
    Đề nghị bạn đọc không vì mấy câu phát ngôn mà chửi người dân TQ, chả có dân tộc nào không yêu hoà bình, người dân TQ không biết họ đã bị chính phủ lừa dối, từ bé đa bị tuyên truyền HS,TS là của TQ nên mới có ngày hôm nay, không biết không có tội. Những gì các bạn viết ở đaay có thể đc sử dụng đe kích động thù ghét giữa 2 dân tộc, hãy học tiếng trung để tuyên truyền, giải thích cho nhau nghe thì tốt hơn, hữu ích hơn là chửi cho người việt nghe.
    dj_truongtuomory thích bài này.
  6. UglyWar

    UglyWar Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2014
    Bài viết:
    604
    Đã được thích:
    488
    Cái này mờ nhất mới đưa lên.
  7. trungth1b

    trungth1b Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/03/2014
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    78
    Xác nhận với Bác là dân tộc nào cũng yêu hòa bình.
    Nhưng Bác cho mình xin ý kiến tại sao bất kể nền chính trị nào, giai đoạn lịch sử nào cái đất nước bác cho là yêu hòa bình luôn tìm cách đánh, cướp, phá hoại VN.
    Nêu bác cho đó chỉ là bộ máy lãnh đạo tq, vậy xin hỏi bọn chúng sống ơ đâu, ai nuôi dạy chúng và chúng lớn lên với một ý thức hệ như thế nào. Hàng ngàn năm qua vẫn vậy, luôn luôn không thay đổi.
    Khi trong đầu người tq luôn nghĩ họ là trung tâm của thế gioi, có quyền sinh sát những quốc gia yếu hơn thì đừng hỏi tại sao người VN lại có thành kiến với họ.
    Bản năng tự vệ, đáp trả, tinh thần dân tộc luôn tồn tại trong mỗi con người VN.
    Câu này là khẳng định những câu mình trình bày ở trên: Bọn c hó tq khốn nạn.
    Lần cập nhật cuối: 15/05/2014
  8. RusViet

    RusViet Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/11/2013
    Bài viết:
    553
    Đã được thích:
    3.834
    Em không nghĩ TQ muốn xảy ra xung đột bằng súng ống tại thời điểm hiện tại. TQ biết rõ là nếu xảy ra chiến tranh, TQ sẽ ngay lập tức bị cô lập trên quốc tế về mọi mặt. Nền kinh tế vốn đang phát triển nóng nhưng mong manh của TQ rất dễ bị ảnh hưởng bởi TQ phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu từ bên ngoài và sản xuất gia công cho các nước khác. Để xay ra xung đột cả 2 việc trên sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, sẽ dẫn đến khủng hoảng lớn trong nội địa TQ. Điều này chắc chắn CP TQ không dám để lan rộng vì qua nhiều ví dụ đã cho thấy, nhiều vùng của TQ h cũng rất nhạy cảm, chỉ cần một đốm lửa là bùng phát, khó có thể kiểm soát được. Lúc đó thỉ không biết có thểm bao nhiêu Thiên An Môn nữa. Các nước khác đang là bạn hàng của TQ có thể bị ảnh hưởng nhưng họ có nhiều lựa chọn như chuyển nhà máy sang nơi khác, tìm các nguồn nhân công khác. Còn TQ thì không có sự lựa chọn, không gia công cho người khác, không nhập được nguyên liệu thô thì TQ dừng lại và tụt hậu. Các nhà tài phiệt TQ chắc chắn không thể để miếng cơm manh áo của mình mất đi như thế đươc.

    Nếu xung đột mà kết quả dẫn đến những kết quả chiến lược như Nga với Crimea (qua đó duy trì vĩnh viễn hạm đội BĐ) thì TQ còn có thể liều nhưng h xung đột để chiếm vài m đất hay 1,2 cái đảo nữa không giải quyết vấn đề gì vì trước mặt vẫn còn những vật cản quá lớn. Tiến một bước nhưng sẽ bị đẩy lùi lại vài chục bước. Và nếu thực sự TQ dùng vũ lực, thì toàn bộ các láng giềng của TQ bao gồm cả Nga sẽ lập tức phải xem xét lại quan hệ với TQ và tăng cường phòng thủ với TQ hơn nữa. Lúc đó tham vọng của TQ vươn ra xa sẽ đã khó nay còn khó nghìn lần.

    Em vẫn cho rằng đợt đưa giàn khoan này ra chỉ là để:

    - Nắn gân VN
    - Cảnh cáo Mỹ đây là "my house", chú Obama sang đây to mồm tao chả quan tâm, tao làm thế này đấy mày làm gì được tao
    - Kiểm tra mối quan hệ chiến lược thực tế với Nga nhất là trước khi Putin sang thăm TQ (cũng tạo thêm các vấn đề để đàm phán có lợi với Nga trong thỏa thuận dầu khí khổng lồ sắp kí nhất là khi TQ đã ủng hộ Nga ở U).

    Sự việc có thể sẽ căng thẳng thêm nhưng kết thúc chuyến thăm của Putin bắt đầu từ ngày 20 thì mọi việc chắc sẽ hạ nhiệt, sẽ có cớ danh chính ngôn thuận để TQ đưa dàn khoan về. Cả 2 bên sẽ đều tuyên bố cứng rắn và có lợi cho mình, còn đằng sau thì một loạt các loại deal và thỏa thuận nhằng nhịt sẽ được kí kết ví dụ như Nga sẽ nhượng bộ một chút trong đàm phán với TQ đổi lại VN sẽ mua thêm vũ khí Nga hay tạo điều kiện cho Nga ở một số lĩnh vực.

    Nhìn vào thì có thể thấy người mong muốn VN với TQ xung đột nhất chính là Mỹ và Nhật, Hàn để cô lập TQ hơn nữa, tạo lí do chính đáng để tăng đầu tư quân sự và duy trì sự hiện diện của Mỹ tại đây. Đồng thời xung đột với VN cũng sẽ làm giảm áp lực của TQ tại các điểm nóng tranh chấp với Nhật, Hàn, cho phép 2 nước này thêm thời gian củng cố quân sự và các biện pháp đề phòng.

    Nói tóm lại, sẽ có máu đổ nhưng sẽ rất hạn chế, sang đầu tháng 6 nhiều khả năng đâu lại vào đấy. 2016 mới là năm trọng đại và quan trọng cho tương lại VN ta ;) !
    phamhoanghai, trungth1bUglyWar thích bài này.
  9. 872850

    872850 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2014
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    12
  10. UglyWar

    UglyWar Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2014
    Bài viết:
    604
    Đã được thích:
    488
    Hiện tại không phải lúc thích hợp để tq động binh, nhưng có nhiều phân tích trước cũng rất hợp lý bác ạ. Nó ko thể dễ dàng rút cái dàn khoan kia trước thời hạn. 2016 Việt Nam mở cửa toàn diện. tq chưa chắc đã muốn mình có ảnh hưởng trong khu vực. Nó sẽ phá hoại cho xem

Chia sẻ trang này