1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Bây giờ chỉ cần Mẽo tuyên bố cung cấp cho VN vài chục trực thăng tấn công Apache ..... mà VN cũng quen xài đồ Mẽo rồi . Khựa sẽ teo ngay ....
  2. lycafetanvo

    lycafetanvo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    164
    "Theo nguồn tin giấy gói xôi bên ô tô phăn thì cuối tháng này xe phân khối lớn sẽ về phục vụ cho mấy tay đi... tán gái " :D
  3. lycafetanvo

    lycafetanvo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    164
    Bớ người ta có thằng đầu gấu nó chặn đường, nó phun nó húc vào mông em nài...
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  4. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    663
    Dùng binh pháp Tôn Tử, TQ tự hại mình?
    Trung Quốc có thể tự mình đang trở thành nạn nhân của mưu kế cổ xưa - “Viễn giao cận công - Kết xa đánh gần”, một trong 36 kế Binh pháp Tôn Tử.
    Trung Quốc đã trở thành một cường quốc toàn cầu, nhưng cũng chưa bao giờ bị cô lập hơn lúc này.
    Bắc Kinh có lẽ đã không lường trước được việc họ tăng cường xây dựng quân đội trong bối cảnh nhận thức các khả năng quân sự Mỹ đang sụt giảm, lại tạo ra nỗi e ngại và cảnh giác đến vậy trong cộng đồng láng giềng.

    [​IMG]
    Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: wordpress
    Trung Quốc đang gây hàng loạt vụ đụng độ căng thẳng với các nước như Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam và Philippines. Đây là kết quả của việc Bắc Kinh tuyên bố không nhượng bộ trong yêu sách chủ quyền với láng giềng - kiểu tuyên bố đã “ngủ yên” trong nhiều thập niên qua.

    Ngoài ra, các cuộc đụng độ cũng có khả năng liên quan tới nhiều nước khác có tranh chấp lãnh thổ với họ như Malaysia, Hàn Quốc, Bhutan, Indonesia và Brunei. Triều Tiên cũng có tranh chấp với Trung Quốc ở khu vực biên giới dãy núi Baekdu. Hàn Quốc thì thách thức Bắc Kinh trong tranh chấp khu vực Gando.

    Trung Quốc có các thỏa thuận biên giới với Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Myanmar. Nhưng ở những nước này, lời kêu gọi giành lại “lãnh thổ bị Trung Quốc lấy mất” ngày càng xuất hiện rộng khắp trên các phương tiện truyền thông trực tuyến.

    Chiến lược của Trung Quốc nhằm chấm dứt sự cô lập này dường như là nỗ lực đổ lỗi cho Nhật (vì chủ nghĩa thực dân và chiếm đóng tàn bạo trước năm 1945) gây nên bất an trong khu vực. Nhưng cố gắng này không giúp gì cho Bắc Kinh bởi phần lớn tranh chấp lãnh thổ không liên quan tới lịch sử Nhật trước 1945.

    Trái lại, chúng dính líu nhiều hơn tới các toan tính địa chính trị của Trung Quốc thời hậu chiến.

    Cho đến nay, chiến lược đổ lỗi của Bắc Kinh đã phản tác dụng.

    Chiến lược ấy giúp tăng cường sức mạnh cho phe bảo thủ Nhật dẫn dầu là Thủ tướng Shinzo Abe, người có lập trường cứng rắn với Trung Quốc. Nó cũng buộc Washington phải chính thức tuyên bố quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư - hiện nằm dưới sự quản lý của Nhật - thuộc phạm vi hiệp ước phòng thủ chung. Nghĩa là, nếu Trung Quốc định dùng vũ lực tấn công Nhật trong tranh chấp quần đảo này, họ sẽ đối mặt với lực lượng Mỹ.

    Chiến lược của Bắc Kinh cũng khiến Nhật và Ấn Độ - hai nền dân chủ lâu đời nhất và lớn nhất ở châu Á liên minh chặt chẽ với nhau hơn trong mục tiêu đối phó với yêu sách chủ quyền gây hấn của Trung Quốc. Đáng ngại hơn với Bắc Kinh là việc lãnh đạo đảng Nhân dân Ấn Độ (BJP) Narendra Modi sẽ trở thành Thủ tướng Ấn Độ. Ông Modi là người công khai sự cứng rắn với Trung Quốc.

    Biện pháp khắc phục của Trung Quốc trong tình thế bối rối hiện nay là kéo Nga vào cuộc tranh chấp. Nhưng Nga lại từ chối điều này vì Moscow muốn có mối quan hệ hữu nghị với một số đối thủ của Trung Quốc như Ấn Độ và có khả năng là cả Nhật Bản.

    Trong khi bán vũ khí số lượng lớn cho Ấn Độ và Việt Nam để giúp các nước này tăng cường khả năng phòng thủ trước một Trung Quốc trỗi dậy, Moscow lại từ chối đứng về phía Trung Quốc trong cuộc tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

    Nghĩa là, Trung Quốc có thể tự mình đang trở thành nạn nhân của mưu kế cổ xưa - “Viễn giao cận công - Kết xa đánh gần”, một trong 36 kế Binh pháp Tôn Tử.
    fromdesert thích bài này.
  5. nguhayuo

    nguhayuo Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/03/2010
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    732
    Viễn giao cận công là chiến lược bành trướng lãnh thổ cổ xưa, ngày nay mà tq vẫn còn tung hô thì thấy rõ bản chất bành trướng của quốc gia này, nó cũng cho thấy sự bế tắc về chiến lược phát dương của tq.
    yetkieu thích bài này.
  6. yetkieu

    yetkieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2013
    Bài viết:
    2.109
    Đã được thích:
    663
    Tướng Mỹ và Trung Quốc đáp trả nhau

    TT - Các hành động của Trung Quốc tại biển Đông đang đặt dấu hỏi cho việc Mỹ có thể hợp tác với Trung Quốc ở châu Á và trong các vấn đề song phương hay không?
    [​IMG]
    Khoảng 200 người dân Philippines và Việt Nam đã tập trung trước cửa Lãnh sự quán Trung Quốc ở khu tài chính Manila để biểu tình phản đối các hành động sai trái của Bắc Kinh đối với các nước láng giềng trong khu vực - Ảnh: Reuters
    Bản tin trên Military.com cho thấy sự khác biệt rõ nét trong cuộc họp báo giữa tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey với tổng tham mưu trưởng Trung Quốc, tướng Phòng Phong Huy tại Lầu Năm Góc.

    "Chúng tôi lo ngại Trung Quốc đã học bài học sai từ Nga và Ukraine và quyết định hành động đơn phương theo cách có thể thúc đẩy các lợi ích của Trung Quốc"

    Mở đầu cuộc họp báo, ông Dempsey nói tuyên bố của Trung Quốc tại biển Đông là gây hấn. Dù là nước đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam, ông Phòng lại đổ lỗi cho các nước láng giềng là gây hấn. Ông Phòng cũng lặp lại quan điểm của Bắc Kinh là sẽ không nhượng bộ một phân trong vấn đề ở biển Đông.

    Tại họp báo, ông Phòng đặc biệt đổ lỗi chính sách tái cân bằng của Mỹ “đã gây ra một số vấn đề khiến tình hình biển Đông và biển Hoa Đông không còn tĩnh lặng như trước”, đồng thời đe dọa sẽ đáp trả Nhật Bản, Việt Nam và các nước láng giềng đối với các đảo đang tranh chấp. Ông Phòng cũng tuyên bố sẽ không nhượng bộ một phân trong vấn đề lãnh thổ.

    Theo bản tin, tướng Dempsey hơi khó chịu khi phải đợi ông Phòng nói rất lâu về chuyện biển Đông. “Cảm ơn ông đã cho tôi thời gian để chuẩn bị câu trả lời của mình” - ông Dempsey nói khi cuối cùng cũng đến lượt ông phát biểu.

    Đáp trả, ông Dempsey bác bỏ việc Trung Quốc phản đối chính sách “chuyển trục” và nói Mỹ sẽ cam kết với chính sách này. “Chúng tôi đến vì chúng tôi có thể và nên làm vậy, chúng tôi đến vì chúng tôi phải làm vậy” - ông Dempsey nói về chính sách tái cân bằng. Ông nhấn mạnh với ông Phòng rằng: “Chúng tôi sẽ đáp trả các đe dọa”.

    Dù khác biệt nhưng có thể thấy sự gắn quyện giữa lợi ích của Mỹ - Trung khi ông Dempsey phần lớn giữ quan điểm rằng Mỹ sẽ xây dựng quan hệ quân sự tốt hơn với Trung Quốc để tránh các tính toán sai lầm có thể dẫn tới xung đột. Ông Dempsey không nói quá chi tiết về cuộc hội đàm giữa hai người nhưng nói chung chung rằng họ bàn về “các căng thẳng ở biển Đông và việc các hành vi gây hấn có thể dẫn tới xung đột”.

    Mỹ “rất quan ngại”

    AFP trích lời ông Ernie Bower, giám đốc Trung tâm Đông Nam Á của Viện Nghiên cứu chiến lược ở Washington, cho rằng chiến lược gây áp lực liên tục, bao gồm cả việc triển khai giàn khoan và đụng độ trên biển, có thể là chiến lược tổng thể của Chủ tịch Tập Cận Bình kể từ khi nắm quyền. Ông Bower nói sẽ không ngạc nhiên nếu Trung Quốc có thể tiếp nối bằng hành động áp đặt vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại biển Đông như từng áp đặt tại biển Hoa Đông năm ngoái. Chuyên gia Bower bình luận: “Tôi nghĩ rằng đây là một phần của kế hoạch lớn hơn và đây có thể không phải là hành động gây hấn cuối cùng”.

    Trong khi đó, Reuters trích lời một quan chức cao cấp Mỹ cho biết Phó tổng thống Joe Biden và các quan chức Mỹ, trong cuộc gặp với tướng Phòng Phong Huy tại Washington, đã nói thẳng rằng hành động của Bắc Kinh là “nguy hiểm và gây hấn” và cần phải ngừng lại. Washington cũng nói đang liên lạc chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam về “cách hiệu quả nhất để giải quyết” cuộc khủng hoảng trên biển hiện nay sau khi Trung Quốc kéo giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nhà Trắng ra tuyên bố cho biết Phó tổng thống Joe Biden nói “rất quan ngại” hành động đơn phương của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp với Việt Nam.

    “Điều này đặt một loạt câu hỏi cho chúng tôi về mục đích chiến lược lâu dài của Trung Quốc”, quan chức này nói với Reuters. Ông nói hành vi của Bắc Kinh giống hành vi thúc đẩy tuyên bố chủ quyền bằng dọa nạt và đe dọa sử dụng vũ lực. Theo quan chức này, việc Mỹ tái cân bằng về châu Á không phải là để kiềm chế Trung Quốc và Trung Quốc cần phải hành xử theo đúng luật pháp và thông lệ quốc tế.
  7. addme12345

    addme12345 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    1
    bây giờ lại thấy tội mấy bạn tàu , lúc đầu đòi dạy VN 1 bài học mà giờ sa lầy bị quốc tế nó phun vèo vèo vào mặt mà chả phản ứng dc gì , vài hôm mà kéo dàn về xong bọn mông - cương nó lại quậy cho nát bét
  8. minhvumap

    minhvumap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2014
    Bài viết:
    42
    Đã được thích:
    21
    Bạn mình ở lạng sơn con firm là có nha. Nó còn kể nhìu thông tin khác căng thẳng hơn nhưng ko tiện public ở đây.
    872850 thích bài này.
  9. Boyluudan85

    Boyluudan85 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2013
    Bài viết:
    602
    Đã được thích:
    436
    Nhìn lại bao quát toàn bộ sự kiện vừa qua thì bản thân mình thấy được TQ đúng là 1 kẻ gian xảo, cơ hội. Trong bối cảnh nền kinh tế TG còn đang suy yếu, cuộc chiến Syria, khủng hoảng Ukraina đã gây chia rẽ sâu sắc các mối quan hệ Đông Tây đã tạo cho TQ trở thành 1 thế lực mà các bên muốn lôi kéo về phe mình. TQ đã nhìn thấy đây là 1 cơ hội tuyệt vời để thực hiện các tham vọng của mình. Nhưng cơ hội ấy của TQ lại trở thành 1 sai lầm tệ hại chỉ vì TQ đã chọn sai đối tượng. Lịch sử TQ đã chứng minh 1 cách hùng hồn nhất là các triều đại chỉ ổn định khi QG phương nam ấy ổn định. Cái tên An Nam đã nói lên hết tất cả những điều đó.
    yetkieu thích bài này.
  10. 872850

    872850 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/05/2014
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    12
    Vậy là những hình đó là thiệt hả bác ...:(

Chia sẻ trang này