1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bigradeon

    bigradeon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/10/2008
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    135
    không biết có bác nào post chưa
    phóng sự từ giàn khoan HD, do phóng viên phobolsatv được bộ ngoại giao cho phép


    theo như phóng sự thì bọn nó đã hạ neo giàn khoan rồi
    Premium..., panzerIIcanviet68 thích bài này.
  2. cuchuoi_kt115

    cuchuoi_kt115 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/04/2012
    Bài viết:
    4.233
    Đã được thích:
    2.113
    hạ thì hạ chứ cái giàn khoan to chả bả thế mà không hạ neo thì để cho nó trôi tự do thì vô tới đất liền à.
    Tối nay đưa cái giàn khoan làm giường nằm . đi ngủ đã o_Oo_O
    Lần cập nhật cuối: 22/05/2014
  3. OnlySilverMoon

    OnlySilverMoon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2012
    Bài viết:
    1.309
    Đã được thích:
    1.301
    Éo mẹ, thấy câu hỏi của lão mà nghĩ nó cơ bản quá, nhường cho lũ trẻ.
    Vài hôm trước thời xự nó đưa tin là 90% doanh nghiệp ở BD đi vào sản xuất bt Hàng đã tiếp tục xuất đi. 10% còn lại thì éo biết đến giờ thế nào rồi. Có báo khống ko thì chịu
    HT thì 3k chú "chuyên ra" Tầu xách vali về nước, nghĩa là sẽ có thêm 3k việc làm cho bà con thôi.
    Nói chung tình hình thế là ổn rồi chứ có gì đâu, mình cần nó, nó cần tiền. Mà tiền từ mấy cái khu đấy kiếm đc nào có ít.
  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Bây giờ Ấn Độ có thủ tướng mới , như tớ thì kéo vài chục ngàn quân lên biên giới với khựa lâu lâu nổ súng chơi > Ấn bây giờ chẳng kém gì khựa > đang sản xuất nhiều VK hiện đại .
  5. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Việc Nga-Trung ký HĐ cung cấp khí Gas .... chủ yếu là tinh thần, phòng ngừa về sau là chính > nếu có đi vào thực hiện cũng phải mất nhiều năm nữa .
    Đối với Nga >>> để cho phương Tây thấy là : nếu các người ép quá thì ta sẽ bán sang phía Đông .
    Còn khựa tính đến lâu dài > nếu bị trục trặc đường biển thì cũng nhìn vào HĐ với Nga .
  6. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Nhật - Malaysia cũng đang tiến tới hợp tác QP, Inđônêxia tập trận khủng chuyển hướng mạnh sang BĐ .
    Có vẻ như khựa đã thấy sự ngột ngạt ở BĐ .
  7. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    VN càng bền bỉ tại dàn khoan thì khựa càng mệt .....
    ==============================================
    Giàn khoan 981: Trung Quốc tốn tiền, uy tín và thất bại trong chia rẽ ASEAN
    Đăng Bởi Một Thế Giới - 06:00 22-05-2014
    [​IMG]
    Mỗi ngày Trung Quốc mất khá nhiều tiền vì "đống sắt" đặt phi pháp trên biển Đông.


    Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã đưa giàn khoan Haiyang Shiyou 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để thăm dò được nửa tháng. Nhưng trang Asia Sentinel đánh giá Trung Quốc thất bại mọi mặt trong hành vi tạo sóng ở biển Đông, qua bài viết "China miscalculates with its drill rig" (Trung Quốc tính sai với giàn khoan của họ).

    Tài chính thiệt hại nặng

    Giàn khoan Haiyang Shiyou 981 được Trung Quốc coi là lãnh thổ di động của mình nhưng để vận hành nó thì tốn kém khủng khiếp. Có thể coi giàn khoan này là con quái vật có khả năng ngốn tiền với tốc độ chóng mặt.

    Theo Yenling Song, một chuyên gia về khai thác tại Singapore, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) tốn khoảng 328.000 USD mỗi ngày để cho giàn khoan đứng trên biển chứ chưa hoạt động gì. Ngoài ra, chi phí để nuôi một đội tàu hùng hậu xung quanh giàn khoan để thực hiện cái gọi là “bảo vệ” cũng rất tốn kém.

    Cuối cùng thì giàn khoan cũng sẽ phải rút khỏi khu vực mà nó đang neo đậu, thăm dò bất hợp pháp để trở về mà chẳng thu hoạch được gì. Nói tóm lại, về mặt kinh tế thì việc đưa giàn khoan ra biển Đông của Trung Quốc đã thất bại thảm hại.

    Uy tín bị sụt giảm nghiêm trọng

    Trung Quốc biết rằng việc đưa giàn khoan đi thăm dò phi pháp không mang lại lợi ích về kinh tế nhưng tại sao họ vẫn quyết làm? Bắc Kinh nghĩ rằng việc họ đưa giàn khoan ra đó sẽ là hành động để khẳng định cái mà họ gọi là “chủ quyền trên biển”.
    [​IMG]
    Mỹ đã lên án hành vi của Trung Quốc
    Nhưng trên thực tế, sau khi Trung Quốc làm vậy thì không quốc gia nào lên tiếng ủng hộ lập trường của Bắc Kinh về vấn đề biển Đông. Cả Mỹ, Nhật và các quốc gia có tiếng nói trong khu vực đều lên án hành vi của Bắc Kinh, thậm chí Mỹ còn dùng từ “khiêu khích”, "ngạo mạn" để mô tả hành vi của Trung Quốc.
    Nhân sự vụ này, Philippines, một quốc gia có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, cũng tranh thủ nhắc lại việc muốn đưa các tranh chấp với Bắc Kinh ra tòa án quốc tế. Trung Quốc tiếp tục im lặng không dám theo đuổi biện pháp giải quyết vấn đề thông qua tòa án quốc tế nên càng chứng tỏ họ đuối lý ở biển Đông.

    Thất bại trong việc chia rẽ ASEAN

    Hành động của Trung Quốc diễn ra chỉ vài ngày trước khi khai mạc hội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN. Trung Quốc muốn nhân vụ này để chia rẽ khối ASEAN như họ từng làm khá thành công năm 2012. Khi đó, ASEAN đã không thể đưa ra tuyên bố chung về biển Đông trước lời kêu gọi của Philippines (lúc ấy đang tranh chấp bãi Scarborough/Hoàng Nham với Trung Quốc).
    [​IMG]
    ASEAN cảnh giác hơn trước một Trung Quốc hung hăng
    Lần này, Trung Quốc hy vọng họ sẽ giật dây được một vài thành viên ASEAN chống lại tuyên bố chung nhưng không ngờ lại thất bại. Trong hội nghị tại Myamar, các nước ASEAN với 10 thành viên đã lần đầu tiên ra được tuyên bố chung về biển Đông.
    Nói tóm lại, mọi mục tiêu, mọi lợi ích của Trung Quốc đều bị tổn hại nặng nề trong việc đưa giàn khoan ra vùng biển của Việt Nam. Họ không thu thêm được một đồng nào từ dầu mỏ mà chỉ nhận về sự thù địch của láng giềng và càng làm lợi cho Mỹ trong kế hoạch xoay trục về châu Á, chính sách mà Trung Quốc e ngại nhất từ Mỹ.

    Phan Giang (theo Asia Sentinel)
    yetkieu thích bài này.
  8. kingtuan8

    kingtuan8 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    89
    thời buổi này nó chỉ lên tiếng khi nước nó thiệt hại thôi, còn nước khác thì mặc mẹ luôn :D
    VN bh có bị TQ + Nga rape thì cùng lắm là lên án :)
  9. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.813
    Đã được thích:
    14.230
    Việt Nam thực hiện 3 không, nên khi bị tẩn thành 4 không " Không Ai Bênh"
    Có chính nghĩa, nhưng đơn độc thì chỉ ...thiệt thân

    Trần Nghĩa Sơn
    (GDVN) - Thời thế thay đổi thì tư duy mỗi con người cũng phải thay đổi. Ở tầm mức quốc gia cũng vậy...


    Sự kiện Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ngày 1/5/2014, đã làm dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ của người dân cả nước, của người Việt khắp năm châu và dư luận quốc tế.



    Ngày 7 tháng 5 năm 2014, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jen Psaki tuyên bố: "Quyết định của Trung Quốc trong việc đưa giàn khoan dầu cùng với nhiều tàu của chính phủ lần đầu đến vùng biển tranh chấp với Việt Nam là hành động khiêu khích và gây ra căng thẳng." Phía Hoa Kỳ gọi đây là "hành động đơn phương" của Trung Quốc theo cách "làm giảm hòa bình và ổn định trong khu vực".

    Ngày 9 tháng 5, sáu thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đã gọi hành động của Trung Quốc là "gây hấn", "gây rắc rối" và "đe dọa tự do thương mại toàn cầu".

    Trong một cuộc điệm đàm với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry công khai gọi hành động của Trung Quốc là "khiêu khích" và "hung hăng".

    Liên minh châu Âu ngày 8 tháng 5, Phát ngôn viên của Đại biểu Cao cấp của Liên minh về Chính sách Ngoại giao và An ninh và của Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu ra tuyên bố: "Liên minh châu Âu quan ngại rằng các hành động đơn phương có thể ảnh hưởng đến môi trường an ninh của khu vực, bằng chứng là các báo cáo về va chạm gần đây giữa các tàu Trung Quốc và Việt Nam."



    Nhật Bản ngày 9 tháng 5, trong cuộc họp báo tại Văn phòng Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Kishida Fumio phát biểu rằng "căng thẳng trong vùng gia tăng là kết quả của hành động Trung Quốc đơn phương thăm dò một diện tích biển với các ranh giới không xác định".

    [​IMG]
    Cảnh sát biển Việt Nam làm nhiệm vụ gần giàn khoan 981 (Ảnh: Chụp từ video của Reuters)
    Ai cũng thấy rõ là Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế, mà cụ thể là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) giữa Trung Quốc và ASEAN.

    Thế nhưng, trên thực địa, ai cũng thấy là Trung Quốc dường như bất chấp dư luận và luật pháp quốc tế. Họ vẫn hung hăng, ngang ngược không chịu rút giàn khoan 981, theo yêu cầu chính đáng của Việt Nam. Trái lại, họ còn điều thêm nhiều tàu hải cảnh, hải giám, tàu cá… thậm chí là tàu chiến và máy bay chiến đấu, để ngăn cản và uy hiếp các lực lượng chấp pháp của Việt Nam.



    Điều đó cho thấy, dù Việt Nam có chính nghĩa nhưng việc đấu tranh với hành động sai trái của Trung Quốc vẫn rất khó khăn, phức tạp. Đó là chưa nói nếu tình hình căng thẳng kéo dài thì rủi ro xảy ra những biến cố không lường trước là không nhỏ.



    Việt Nam có chính nghĩa. Điều đó, tự bản thân nó, là một sức mạnh. Nhưng chỉ có chính nghĩa là chưa đủ.

    Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Những bằng chứng lịch sử và pháp lý đều khẳng định điều đó - kể cả các tài liệu, bản đồ cổ của chính Trung Quốc. Thế nhưng, Trung Quốc đã lợi dụng cơ hội, dùng vũ lực để cưỡng chiếm hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974.

    Chính nghĩa đã không giúp Việt Nam bảo vệ được Hoàng Sa. Vậy liệu là, bây giờ, Việt Nam có thể bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình chỉ bằng chính nghĩa hay không? Chắc là rất khó để mỗi người dân Việt Nam tìm cho mình câu trả lời thỏa đáng.

    Chính nghĩa là một giá trị quý giá phải gìn giữ. Nhưng chỉ chính nghĩa thôi thì chưa đủ để bảo vệ mình. Chính nghĩa tạo cho Việt Nam cái ‘thế’ của bên có lẽ phải, được nhiều người ủng hộ. Nhưng ‘thế’ phải kết hợp với ‘lực’ mới tạo nên sức mạnh hoàn chỉnh.

    Trong những năm qua, Việt Nam đã đầu tư mạnh để hiện đại hóa quân đội, đặc biệt là không quân và hải quân. Sức mạnh chiến đấu tổng hợp của Quân đội nhân dân Việt Nam đã có một bước tiến vượt bậc. Nhưng tương quan lực lượng trên Biển Đông vẫn là khó khăn đối với nhiệm vụ bảo vệ các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

    Lâu nay, Việt Nam theo chiến lược ‘ba không’: Không liên minh quân sự; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình; không liên minh với một nước để chống lại nước thứ ba.

    Nhưng vụ giàn khoan 981 đã cho thấy một thực tế là nếu đứng riêng lẻ một mình – theo chính sách ‘ba không’ – Việt Nam sẽ gặp khó khăn rất lớn trong việc phòng thủ, trước sự bành trướng ngày càng mạnh của Trung Quốc trên Biển Đông. Do vậy, tất yếu là Việt Nam phải điều chỉnh chính sách đối ngoại, phải tìm đối tác, đồng minh để tăng cường khả năng phòng thủ của mình.

    Thời thế thay đổi, tư duy con người cũng phải thay đổi. Tư duy của một quốc gia cũng phải thay đổi.

    ‘Việt Nam không liên kết với một nước để chống lại nước thứ ba’. Nhưng Việt Nam có quyền liên kết để bảo vệ chủ quyền đất nước, bảo vệ người dân. Việt Nam không nên tự cô lập mình, tự ‘trói mình’, với hy vọng rằng Trung Quốc sẽ ‘để yên’ cho. Về mặt chiến lược sẽ là ngây thơ khi tự tước bỏ quyền tự vệ tập thể của mình, rồi ngồi chờ kẻ khác…rủ lòng thương!


    Một đất nước giàu mạnh như Nhật Bản, với một lực lượng quân sự hiện đại bậc nhất thế giới, mà họ vẫn xác định phòng thủ tập thể với Hoa Kỳ là chiến lược then chốt. Điều đó cho thấy, trong thời thế hiện nay, một quốc gia vừa nhỏ, tiềm lực kinh tế, quân sự hạn chế, lại ở trong thế đơn độc đối phó với Trung Quốc, là điều cực kỳ khó khăn. Nhật Bản (và cả Philippines) cũng đang ở vào hoàn cảnh tương đồng với Việt Nam, có quan hệ tốt với Việt Nam (về thực chất chứ không chỉ dựa theo các ‘chữ vàng’). Việt Nam – Nhật Bản – Philippines hoàn toàn có thể ‘nương tựa’ vào nhau, tạo thành một liên minh để bảo vệ cho nhau trước sự gia tăng hung hăng và tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc.

    Người Việt có câu :

    Một cây làm chẳng nên non

    Ba cây chụm lại thành hòn núi cao.
    Lần cập nhật cuối: 22/05/2014
    mph, Premium..., LongThanh0011 người khác thích bài này.
  10. atlas02

    atlas02 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/10/2011
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    843
    thì cũng tương tự khi các nước khác bị đánh thì người phát ngôn của chúng ta lên TV chỉ có nói hoài mỗi câu chúng tôi hết sức quan ngại về tình hình mong các bên kiềm chế không gây thêm căng thẳng. Vậy thì bây giờ khi ta bị ăn hiếp lấy quyền gì kêu người ta bênh cho
    Premium..., lx2rlamali1 thích bài này.

Chia sẻ trang này