1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Về năng lực sản xuất , công nghệ .... gì gì đó chỉ là chuyện phụ >>>> cái chính Tây - Mỹ - Nhật đổ tiền vào đây là cái thị trường tiêu thụ khổng lồ ...
  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Chuẩn bị có chuyện hay rồi ....
    ============================
    Ấn Độ tăng quân phòng ngự dọc biên giới với Trung Quốc
    (Kienthuc.net.vn) -Ấn Độ tăng cường chiêu mộ binh sĩ cho quân đoàn sơn cước có quân số lên tới 90.000 binh sĩ nhằm tăng cường phòng ngự dọc biên giới với Trung Quốc.
    Ấn Độ tăng cường quân đoàn sơn cước
    Ấn Độ đang tăng cường chiêu mộ binh sĩ cho quân đoàn sơn cước có quân số lên tới 90.000 binh sĩ nhằm tăng cường phòng ngự dọc biên giới với Trung Quốc.
    Trung Quốc sẽ là thách thức chính trị đối ngoại hàng đầu cho Thủ tướng mới của Ấn Độ Narenda Modi. Quan hệ kinh tế giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang tăng trưởng nhưng 2 nước vẫn chưa giải quyết được vấn đề tranh chấp dọc đường biên giới dài hơn 3200km.
    Quân đoàn sơn cước sẽ được trang bị riêng lực lượng pháo binh, lực lượng cơ giới, pháo phòng không và trang thiết bị liên lạc. Hơn 35.000 binh sĩ đã được chiêu mộ cho đơn vị bộ binh ở tỉnh miền đông bắc Assam. Toàn bộ số binh sĩ còn lại sẽ được chiêu mộ trong vòng 5 năm tới. Tổng chi phí cho hơn 90.000 binh sĩ của quân đoàn sơn cước sẽ là 10,6 tỷ USD. Dự án xây dựng lực lượng này được Nhóm Nghiên cứu Trung Quốc – 1 cơ quan chính phủ nghiên cứu các vấn đề chiến lược liên quan đến Trung Quốc đưa ra năm 2013.
    [​IMG]
    Binh sĩ quân đoàn sơn cước của Ấn Độ tập luyện.
    Quân đoàn sơn cước là tín hiệu mới về tính tích cực của New Delhi cũng như giúp tăng cường khả năng phòng thủ trước Trung Quốc của Ấn Độ - vốn từ lâu tập trung vào biên giới với Pakistan. Trong các mục tiêu được ông Modi đặt ra trước kỳ tranh cử, ông này cho biết việc tăng cường hiện đại hóa quân đội sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu.
    “Trung Quốc thường xuyên vi phạm biên giới Ấn Độ. Thủ tướng mới của Ấn Độ sẽ phải đảm bảo biên giới phải được bảo vệ tốt”, trung tướng về hưu Prakash Katoch cho hay. Ông Prakash Katoch từng là chỉ huy Lực lượng đặc nhiệm của Quân đội Ấn Độ.
    Ông Prakash Katoch dự đoán cả 2 nước sẽ tăng cường sức ảnh hưởng nhằm giành giật lợi ích của nhau.
    Tranh chấp kéo dài
    Ấn Độ và Trung Quốc từng có cuộc chiến biên giới ngắn ngủi trong năm 1962. Kể từ khi cuộc chiến kết thúc, 2 nước vẫn tiếp tục duy trì sự nghi ngờ trong mối quan hệ song phương mặc dù quan hệ kinh tế giữa 2 nước ngày càng tăng.
    Năm ngoái, 2 nước đã có 3 tuần căng thẳng trong tháng 5 tại khu vực Ladakh sau khi lính Trung Quốc tiến 6 dặm vào trong vùng lãnh thổ được Ấn Độ tuyên bố thuộc chủ quyền nước này. Trung Quốc phủ nhận cáo buộc kể trên. Cả 2 nước đã thực hiện nhiều bước đi để giảm căng thẳng biên giới bao gồm thông báo trước những cuộc tuần tra quân sự dọc biên giới không rõ ràng giữa 2 bên.
    [​IMG]
    Quân đội Ấn Độ đi tuần ở dãy Himalayas.
    Cả Ấn Độ và Trung Quốc đều tăng cường xây dựng đường bộ, đường sắt và sân bay dọc biên giới nhằm triển khai quân đội nhanh nhất có thể tới đó. Chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc ở biên giới, Ấn Độ cũng phải xây dựng thêm đường bộ cũng như nâng cấp các sân bay dọc biên giới với Trung Quốc và triển khai trực thăng tấn công, máy bay chiến đấu tới các sân bay kể trên. Kể cả máy bay vận tải C-130J được Ấn Độ mua từ Mỹ cũng sẽ được triển khai tới bộ chỉ huy phía đông. Máy bay đa năng C-130J được coi là mẫu máy bay vận tải tiên tiến dành cho các nhiệm vụ đặc biệt nhờ khả năng triển khai binh sĩ tới các vùng núi hiểm trở.
    “Ấn Độ đã thua trong cuộc chiến năm 1962 với Trung Quốc vì không có đường dây kết nối hiệu quả với biên giới. Ấn Độ thua cuộc chiến còn vì chúng ta không được huấn luyện tốt cũng như không có đầy đủ trang bị. Chúng ta muốn tình hữu hảo với Trung Quốc nhưng không có lý do gì mà chúng ta không nên tăng cường khả năng quân sự”, thiếu tướng về hưu P.L. Kher – từng tham chiến trong cuộc chiến năm 1962 nhận xét.
    Cuộc chiến với Trung Quốc năm 1962 cũng như việc Ấn Độ thua trận từ lâu đã là chủ đề các nhà quân sự Ấn Độ không muốn thảo luận. Các báo cáo điều tra về nguyên nhân thua trận của Ấn Độ vẫn còn là bí mật cấp cao.
    Ngô Trang
    boychoiboi123, yetkieuhanhgl thích bài này.
  3. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    Thế sao không sản xuất trong nước tạo công ăn việc làm cho công nhân trong nước đang thất nghiệp rồi bán sang nó mà lấy thị trường lớn.
    OnlySilverMoon thích bài này.
  4. MinhTuan6

    MinhTuan6 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/07/2012
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    403
    theo mình nghĩ bây giờ mà nổ ra bem nhau trên biển thì thằng Nhật là thằng dám bem thằng Tàu nhất, thằng Tàu cũng sợ thằng Nhật nhất, chiến tranh thì bọn tàu muôn đời thua Nhật, còn VN thì hên xui :D
  5. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Bem nhau thì VN rất giỏi cù nhầy giai đọan đầu >>> khựa chỉ có toi ... :D
  6. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Cụ à, tổng thống không có quyền trong việc này đâu, lợi ích của tư bản Mỹ là quyền lực số một, HT chính trị Mỹ phải o bế họ. Phải thẳng thắn thấy được IQ Mỹ luôn đi trước thiên hạ họ thấy tiền của họ được sinh ra ở ngoại quốc, cụ thể là TQ là max. Mọi thứ khác là thứ yếu, Dĩ nhiên lao động thuần Mỹ có lé là IQ cao cổ cồn hợp với dịch vụ hơn. Cụ có biết các ngành dịch vụ Mỹ đóng góp như thế nào cho nền kinh tế Mỹ là rõ. Châu Á nói chung con người cần mẫn, chịu khó với cả học hỏi nhanh nên phù hợp với sản xuất day chuyền cường độ cao của phương tây đồng thời không đòi hỏi hưởng thụ công ích và đảm bảo quyền lợi được pháp luật bảo hộ như người phương Tây....Cũng chính vì ô nhiễm nặng kể từ thời đại công nghiệp nên Mỹ luôn cố đưa các ngành CN độc hại ra ngoài giảm thiểu cho nội địa. Giá trị hướng ngoại lợi ích hướng nội đó là Mỹ. Như vậy theo tôi IQ cao như Mỹ mà bẩu :"khó" mở cơ sở sản xuất tai nước họ là chiêu bài của họ thôi. Ban học cấp 3 của tôi đang là kỹ sư dây chuyền của một hãng máy tính Mỹ bang Mat xa chua xót có tâm sự chút đỉnh cách đây 5 năm về sản xuất CNC tại Mỹ. Nếu cần nhân công bên ngoài họ cải cách chút xíu nhập cư thì khối nhà máy thừa nhân công Âu, Á, Mỹ La tinh, Phi đen...
  7. justbenice

    justbenice Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2014
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    327
    Tin Nhật, pháp, hàn cho mình tàu tui đã post cách đây 1 tuần. Giờ bắt đầu thành hiện thật rồi . hihi
    vitnghesam thích bài này.
  8. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    Giữa thời khủng hoảng còn phân biệt công việc sang hèn.
    Mình nhắc lại lần nữa là Mĩ là cái thằng xả thải nhiều nhất thế giới.
    Nếu mà chê công nghiệp độc hại thì vứt cha cái thằng GM đi, vung tiền cứu trợ cho nó làm cái giề.
  9. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Thế mới là nghịch lý cụ à, Mỹ họ thất nghiệp không ít nhưng hàng năm cũng nhập cư không thiếu, mới lạ chứ. Cái bọn thất nghịệp Mỹ quả là mệt, tiền thất nghiệp đủ ngao du thiên hạ, thực tế ở Mỹ có những công việc bọn da trắng nó éo làm đâu, để bọn vàng, đen làm nộp thuế cho liên bang mình hưởng trợ cấp thất nghiệp du hí khỏe hơn. Đại công nghiệp là biểu tượng của Mỹ hàng trăm năm thực chất nó cũng thống lãnh thế giới về cái này. Món ăn chơi xa hoa dịch vụ gia tăng hầm bà lằng nó cần bằng giữa nội địa và bên ngoài, Bên nào làm đầy túi ông chủ thì nghiêng về bên đó. Hiện nay cũng có trào lưu tư bản Mỹ rút về bản quốc đấy chứ
  10. OnlySilverMoon

    OnlySilverMoon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2012
    Bài viết:
    1.243
    Đã được thích:
    1.232
    Muộn còn hơn ko bạn ạ.
    Để bắt đầu 1 dự án đến hoàn thành là cả 1 quá trình. Nhiều va vấp là khó tránh khỏi. Người mình lười làm, ít trách nhiệm nên nó sẽ lâu. Nhưng lâu ko có nghĩa là ko làm.
    Nếu bạn để ý, nhiều năm trước nông dân mình nuôi bò sữa cũng có thời kỳ vỡ mồm vì ko có chỗ phụ trách tiêu thụ. Tận mấy năm sau mới ổn như bây giờ đấy chứ.
    Nói chung chuệch choạc trong các khâu nó sẽ làm chậm cả quá trình, nhưng có làm vẫn hơn. :)

Chia sẻ trang này