1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
  1. hpfc.vn

    hpfc.vn Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/08/2012
    Bài viết:
    642
    Đã được thích:
    362
    ông Trực lẽ ra phải nó cả việc công nhận 12 hải lý, nhưng nếu chồng lấn thì phải đàm phán chứ nhỉ
  2. badsect

    badsect Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/01/2008
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    7
    hâm à mà đàm phán, chủ quyền của nó ah mà lôi đàm phán. 80 hải lý cách bờ biển đà nẵng bác ra mà đàm phán vớ vẩn ăn gạch cả nước đủ xây mấy nghìn cái chung cư
  3. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Tuân thủ nguyên tắc không lạc đề, tớ đưa đường link bạn tham khảo thêm và stop nhá
    http://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=5462
    CAITHUOCKHONGDUOC thích bài này.
  4. bavuongk

    bavuongk Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/09/2007
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    114
  5. kienquoc

    kienquoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/10/2013
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    115
    Đúng là: LẤY BỤNG DẠ TIỂU NHÂN ĐỂ ĐO LÒNG QUÂN TỬ. HEHE.
  6. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Nông sản Việt tìm đường “thoát Trung Quốc”


    [​IMG]
    Đoàn xe chở hàng hóa qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại cửa khẩu Tân Thanh, tỉnh Lạng Sơn, ảnh minh họa chụp trước đây.
    AFP PHOTO / HOANG DINH Nam

    Nông sản chiến lược của Việt Nam là gạo và cao su đang lệ thuộc lớn vào thị trường tiêu thụ Trung Quốc. Trong bối cảnh Trung Quốc xâm lăng chủ quyền biển đảo Việt Nam, xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc cả tiểu ngạch lẫn chính ngạch có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

    Kinh tế Việt Nam sẽ lung lay?
    Cán cân thương mại Việt Nam-Trung Quốc mất quân bình rất lớn, tổng trị giá hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc trong năm 2013 là 36,9 tỷ USD. Ngược lại Việt Nam đã xuất khẩu 13,3 tỷ USD hàng hóa sang trung quốc, phần lớn là nông thủy sản, khoáng sản.

    Nếu Trung Quốc trừng phạt thì nền kinh tế Việt Nam sẽ lung lay, ngành dệt may da giày xuất khẩu có thể gặp khủng hoảng vì phụ thuộc nguyên phụ liệu nhập của Trung Quốc. Hơn nữa kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản sản cũng bị ảnh hưởng lớn, vì tổng lượng mặt hàng này xuất qua Trung Quốc chiếm tỷ lệ hơn 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản của cả nước.

    Có mặt ở Philippines để tham dự Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới khu vực Đông Á, tối 21/5/2014 TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn từ Manila nhận định:

    Trong mọi tình huống phải luôn luôn chủ động để đảm bảo được thị trường xuất khẩu cả chính ngạch và tiểu ngạch.
    -TS Đặng Kim Sơn
    “Trước hết trong khi Việt nam đấu tranh để bảo vệ chủ quyền đang diễn biến, thì chuyện kinh doanh buôn bán thương mại giữa hai nước vẫn diễn ra một cách bình thường và chúng ta cũng mong muốn nó diễn ra bình thường. Tuy nhiên là trong mọi tình huống phải luôn luôn chủ động để đảm bảo được thị trường xuất khẩu cả chính ngạch và tiểu ngạch. Chính vì thế công tác nghiên cứu thị trường, công tác chuẩn bị thị trường hiện nay đang được đẩy mạnh. Và chỉ không có trong trường hợp xấu mà đến khi xảy ra gây khó khăn chúng ta mới phải lo chuyện này. Trong thời gian gần đây vấn đề thị trường của Việt Nam rõ ràng là vấn đề phải ưu tiên hàng đầu để mở rộng nó ra, chọn những thị trường đa dạng hơn, thị trường cao cấp hơn. Khâu phát huy thị trường hiện nay được đẩy mạnh khá tốt và tôi nghĩ là không chỉ riêng vấn đề thị trường Trung Quốc mà trên các thị trường khác ở châu Âu, ở châu Mỹ, ở các nước bắc Âu so với các nước bắc Á thì hoạt động nghiên cứu tiếp thị diễn ra rất mạnh.”



    [​IMG]
    Trung tâm thương mại của Trung Quốc được xây dựng gần biên giới cửa khẩu Tân Thanh, phía bắc Lạng Sơn hôm 5/2/2009.

    Trong số các mặt hàng nông sản chiến lược của Việt Nam phụ thuộc thị trường tiêu thụ Trung Quốc, năm 2013 Việt Nam xuất chính ngạch sang Trung Quốc hơn 2 triệu tấn gạo chiếm 1/3 tổng lượng gạo xuất khẩu, ngoài ra thương nhân còn xuất tiểu ngạch qua biên giới phía bắc khoảng 1,6 triệu tấn gạo nữa. Cùng năm 2013, Việt Nam xuất qua Trung Quốc 507.000 tấn mủ cao su chiếm 47% tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam.

    Mặc dù trong quá khứ rất nhiều lần Trung Quốc bất ngờ cấm biên làm hàng hóa xuất tiểu ngạch ứ đọng ở cửa khẩu, làm nhiều mặt hàng nông sản bị hư hỏng gây thiệt hại cho nông dân. Tuy vậy phải nhìn nhận rằng con đường xuất khẩu tiểu ngạch đã góp phần tiêu thụ nông sản cho nông dân, trong bối cảnh Việt Nam bị động về thị trường tiêu thụ nông sản.

    Cần thay đổi phương cách tiếp thị
    Trước tình hình Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng biển Việt Nam đã ba tuần lễ và chưa có dấu hiệu di dời, cũng như chuyện Trung Quốc đưa 4 tàu thủy sơ tán hơn 3.000 công nhân người Hoa khỏi Hà Tĩnh sau các vụ biểu tình bạo động, nhiều thương nhân e ngại Trung Quốc có thể làm khó khăn đối với hàng hóa Việt Nam qua đường tiểu ngạch. Thạc sĩ Hoàng Việt một chuyên gia nghiên cứu Biển Đông từ Saigon nhận định:

    Vấn đề thị trường của Việt Nam rõ ràng là vấn đề phải ưu tiên hàng đầu để mở rộng nó ra, chọn những thị trường đa dạng hơn, thị trường cao cấp hơn.
    -TS Đặng Kim Sơn
    “Thông báo mới nhất thì Trung Quốc chưa trả đũa gì cả. Nhưng mà chuyện này đã xảy ra ở Việt Nam từ rất nhiều năm, thương lái Trung Quốc qua Việt Nam mua nhiều mặt hàng rất là lạ và ngược lại những mặt hàng Việt Nam xuất qua Trung Quốc như dưa hấu, mủ cao su, hạt điều chẳng hạn thì Trung Quốc lập ra những rào cản kỹ thuật, những nông sản này không để được lâu cho nên nó hạ giá hàng loạt và làm cho đời sống của người nông dân rất là khó khăn, đó là những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp. Còn từ căng thẳng giữa hai bên trên biển này, giữa một Trung Quốc tuyên bố chính thức để trả đũa Việt Nam về kinh tế như là đối với Philippines thì cho đến bây giờ chưa có thông tin về chuyện đó.”

    Căng thẳng với Trung Quốc đặt ra những cảnh báo mới về vấn đề xuất khẩu hàng hóa qua Trung Quốc cả tiểu ngạch cũng như chính ngạch. TS Đặng Kim Sơn nhận định:

    “Xuất nhập tiểu ngạch có những rủi ro, cả về tình trạng gian lận thương mại, lẫn tình trạng rủi ro về khối lượng về thời gian về các tiêu chuẩn chất lượng… Trong tương lai càng sớm càng tốt phải tính lại chuyện này để đảm bảo xuất khẩu tiểu ngạch mang tính chất chính quy hơn. Ngay cả chuyện xuất khẩu chính ngạch cũng như tiểu ngạch đều phải biết rõ mục tiêu cuối cùng, địa điểm cuối cùng cũng như các tiêu chuẩn và tính cách của khách hàng rõ ràng hơn.”

    Theo lời TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn: Dù có xảy ra tình hình khó khăn với Trung Quốc hay không, thì quá trình tái cơ cấu lại nền nông nghiệp Việt Nam cũng phải thay đổi phương cách tiếp thị thương mại và phát triển thị trường. Theo lời ông, bây giờ đã đến lúc phải tiến hành nghiên cứu cẩn thận thị trường và xúc tiến thương mại một cách bài bản trước hết với những sản phẩm Việt Nam coi là sản phẩm chiến lược.

    internet

    Phải rồi không có gì lầ bất biến, mặt hàng cao su cách đây 4-5 năm tớ đã tranh luận với ông cán bộ thị trong một công ty cao su ở Tây Nguyên. Lúc này đúng là nhà nhà cao su, người người cao su, ngành ngành cao su, cao tặc cũng rầm rộ khắp nơi, Đại để rằng tớ cảnh báo diện tích cao su phi mã, lợi ích trước mắt làm lóa mắt xã hội. Nhưng đám mây đen đang đợi ở chân trời thật gần là một sự mạo hiểm to lớn. Vì sao lại thế, đó là một sự đầu tư dễ dãi phiêu lưu, nặng lạc quan hóa vấn đề. Phải nói rằng cao su là chiến lược dài hơi tuy nhiên tính bền vững lại bị nghi ngờ từ khâu lập dự án, nghiên cứu thị trường và đối tác...Phần lớn đều một hướng biên mậu, tiểu ngạch với TQ. Cũng tốt chứ có TT lớn đầu ra tốt là mừng quá chứ nhỉ, nhưng mấy ai lo hay mũ ni che tai đến tính cách nghịch thường của đối tác thừa mưu mô thiếu lương thiện như doanh nhân TQ. Kịch bản đươc mùa mất giá, được giá mất mùa, sản phẩm cao su là nguyên liệu bán thành phẩm thì gần như không có GTGT khi làm ăn với TQ. Sản xuất trong nước từ nguyên liệu cao su nhỏ bé thảm hại. Ai đời sản phẩm chiến lược về an ninh kinh tế, xóa đói giảm nghèo cơ bản thế mà hời hợt về đầu ra đáng kinh ngạc. Lúc đó tôi đã dự báo sẽ có lúc cao su Việt nam không có lối thoát nếu đưt đường sang biên giới TQ. Thảm họa KTXH nơi ngành cao su hoạt động bao gồm lãng phí đất đai, tài nguyên môi trường khổng lồ, đời sống công nhân và thu nhập xã hội giảm sút thậm chí là điêu đứng là một ám ảnh to lớn. Vị cán bộ cười khẩy bẩu ông ngoại đạo chả biết tí gì về cao su học!? TT TQ như bể không đấy đổ mấy cũng thiếu, thượng vàng hạ cám đều gom. Trời quả là tư duy không vượt qua ngọn cỏ ven đường. Nhớ hồi đó VN đã vào WTO rồi mà anh cán bộ thị trường này chất xám không hơn một anh nông dân ít học là bao. Buồn, dự báo đã thành sự thật hai, ba năm nay và còn kéo dài hơn thậm chí bi đát khi TQ cấm biên.

    Malogs thích bài này.
  7. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Do cả khí hậu, thị trường, phương thức chăn nuôi...
    - VN không có hay đúng hơn là không thể có những đồng cỏ như ở các nước ôn đới. Mà ở New Zealand thì người nuôi bò còn không thể biết hết được trang trại của họ có bao nhiêu con do cách chăm sóc của họ gần như để chúng sống tự nhiên đến giờ bọ tự động về chờ vắt sữa. Họ không sử dụng bất cứ 1 loại thức ăn bổ xung thêm nào ngoài cỏ (bò tự ra gặm). Cho nên từ chất lượng đến giá cả của họ hầu như không có cạnh tranh.
    - Úc + New Zealand sản xuất 1/2 lượng sữa trên thế giới. So sánh tầm xa tương đối với thị trường thế giới thì VN ở cạnh!
    - Còn ở châu Âu (EC) họ cấp quota cho người nuôi bò, nếu sản xuất quá quota người nuôi tự tiêu thụ nếu khong tự xuất khẩu được, còn không được bán ra thị trường.
    - Ở Việt Nam con bò nuôi không thể tốt do khí hậu, cách chăm sóc nên năng suất, bệnh (có thể truyền qua người),...
    - Hệ thống thu mua sữa không tốt + sản xuất thủ công nhỏ lẻ không thể có phương tiện bảo quản sữa sau khi vắt. Nông dân vắt sữa (bằng tay là chủ yếu) xong chở đến nơi thu mua ở nhiệt độ thường sữa đã bị lên men, nhiễm khuẩn.
    Ở nơi thu mua họ thử và xác định giá theo độ chua bằng xanh mê ti len, nhưng tất cả đều đươc thu gom vào 1 bồn chứa.
    Cái chương trình "bò sữa" này là 1 điển hình cho cách làm kinh tế "duy ý chí". Cố làm 1 việc rất khó, không một chút lợi thế (thị trường sữa thế giới đã bão hoà từ rất lâu rồi)!!!
    Lần cập nhật cuối: 23/05/2014
  8. justbenice

    justbenice Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2014
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    327
    Gnuhlehcimm, home124Malogs thích bài này.
  9. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
  10. MinhTuan6

    MinhTuan6 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/07/2012
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    403
    đệt nếu là Nga Ngố ủng hộ VN thì có là chọc giận tung của ko, ko thể hiểu nổi cái suy nghĩ Mỹ ủng hộ VN lại là trọc giận tung của hài hước

Chia sẻ trang này