1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. alo_cho_anh

    alo_cho_anh Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/02/2011
    Bài viết:
    354
    Đã được thích:
    268
    Mấy hôm nay nóng quá thở không ra hơi, thảo nào tinh thần yêu nước cũng đi xuống. Tử nhủ không hiểu nếu có tổng động viên đi bộ đội không hiểu mình chịu được mấy hơi. Đang quen ngồi điều hoà máy lạnh tự nhiên bắt đeo cái ba lô 20 kg hành quân 50 km ....thời tiết này thì...
    usadokMalogs thích bài này.
  2. TechNip

    TechNip Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/05/2009
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    382
    Điểm báo:
    Căng lực lượng TQ ra mà đánh, ngày hôm qua các lục lượng chấp pháp Việt nam bắt đầu xâm nhập 981 vào ban đêm, không bật đèn để bí mật áp sát. TQ phản công cũng vào đêm, chiếu đèn pha và đâm húc làm 3 CSB bị thương nhẹ 8 tàu hư hỏng
    Cú trả đòn tay trái của Việt nam trên mặt trận ngoại giao: tận dụng các diễn đàn thế giới để cung cấp bằng chứng và tung đòn phản công ngoại giao. Lần đầu tiên kể từ khi thiết lập quan hệ, một LĐ Chính phủ đã nói như quát vào mặt tq. Với phản ứng theo trình tự và bài bản, chắc chắn Việt Nam đã chủ động lên kế hoạch và giải pháp khác nhau theo các tình huống giả định, họ vẫn còn nhiều con bài được giấu trong tay áo cài kín cúc.
    Mỹ kết hợp với Việt Nam trong cuộc chiến pháp lý: ngoài việc tuyên bố ủng hộ Việt Nam sử dụng đấu tranh pháp lý về vấn đề Hoàng Sa, Mỹ đã 2 lần yêu cầu Đài loan giải thích cơ sở để lập lên đường 9 đoạn.
    Toạ độ dàn khoan HD981 đã có sự dịch chuyển theo thông tin từ CSB VN. Hàng trăm tàu tq các loại đang quây kín xung quanh với mức cảnh giác rất cao. Mức độ đâm va cũng quyết liệt hơn rất nhiều.
    Biểu tình chống tq bên ngoài Việt Nam vẫn tiếp tục sôi động. Hôm nay 200 người với cờ đỏ sao vàng đã biểu tình trước cửa lãnh sự quán tq tại Hồng Kông. Đây là cuộc biểu tình gần đại lục nhất kể từ khi khủng hoảng tại vùng biển Hoàng sa
    Lần cập nhật cuối: 25/05/2014
    luanvit, Boeing01, Turivn807 người khác thích bài này.
  3. kosmyn

    kosmyn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2011
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    25
    Cám ơn bác :) em thì còn nhỏ chưa gặp sự đời bao nhiêu, ý em là người dân, dân tộc... không thể chỉ vì căm ghét, hay 1 số hình ảnh xấu mà đánh giá cả con người 1 dân tộc, ví như trước đây báo chí có đưa tin 1 người bị rơi tiền ở TP.HCM, thay vì chung tay nhặt thì mạnh ai nấy nhặt mang về... rồi không lâu sau thế giới lại thấy dân ta "hôi của" lần nữa, tưởng chuyện đã dừng ở đó thì vụ việc tranh thủ hôi của ở BD vừa rồi lại xảy ra... nhưng không phải vì thế mà đánh giá cả dân tộc ta toàn hôi của được, ý em là bản chất con người đều tốt, tốt với hàng xóm anh em, như em vs bác đang trao đổi với nhau nhỏ nhẹ.. :)
    kid_of_mythyetkieu thích bài này.
  4. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Indonesia nói rõ lý do đề phòng Trung Quốc

    (Tin tức 24h) - Tư lệnh quân đội Indonesia xác định thách thức chính trong tương lai gần là các tranh chấp trên Biển Đông và an ninh biên giới.

    Một bài viết trên tạp chí Foreign Policy gần đây lập luận việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam báo hiệu Trung Quốc sẽ không dừng lại việc lấn tới trên biển Đông.

    Biển Đông không chỉ là tuyến hàng hải huyết mạch mà còn được đánh giá cao về trữ lượng dầu khí, trong đó có vùng đáy biển xung quanh Natuna - quần đảo thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Indonesia nhưng rủi thay lại bị “đường lưỡi bò” của Trung Quốc liếm mất một phần.

    Indonesia từng nhiều lần khẳng định không có tranh chấp với Trung Quốc tại Natuna bởi tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh không có cơ sở pháp lý. Nhưng Bắc Kinh đơn giản là phớt lờ những tuyên bố của Jakarta.

    Đáng chú ý, Tư lệnh quân đội Indonesia - Tướng Moeldoko - gần đây thừa nhận “thách thức chính của Indonesia trong tương lai gần là các tranh chấp trên Biển Đông và an ninh biên giới”. Trước mắt, căn cứ không quân Ranai trên quần đảo Natuna đã được tăng cường an ninh đáng kể.

    [​IMG]
    Tàu Indonesia tham gia tập trận hải quân Komodo 2014 vào cuối tháng 3
    Lâu nay, Indonesia vẫn luôn lên tiếng và hành động để phản đối Trung Quốc khi liên tục làm căng thẳng vấn đề Biển Đông. Đồng thời, quốc gia này còn cho rằng loại hộ chiếu mới của Trung Quốc in chìm hình bản đồ với đường 9 đoạn bao gồm các quần đảo tranh chấp ở Biển Đông là “xảo trá” và “phản tác dụng”.

    Ngày 23/5, người đồng cấp Indonesia Marty Natalegawa và Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã ký thỏa thuận phân định ranh giới biển trong cuộc gặp ở Manila.

    Thỏa thuận trên chỉ rõ phạm vi mà ngư dân và các đối tượng khác của hai nước “được thực hiện chủ quyền” và hướng dẫn các cơ quan nhà nước Philippines cùng Indonesia “giới hạn của quyền thực thi pháp luật” trong vùng EEZ.

    Đồng thời, Indonesia và Philippines cũng đã lên tiếng phản đối Trung Quốc khi liên tục làm căng thẳng vấn đề Biển Đông.

    Theo ông Marty Natalegawa Ngoại trưởng Indonesia cho biết "Trung Quốc luôn tìm cách bao biện và khăng khăng cho rằng vụ việc ở Biển Đông là chuyện riêng giữa hai quốc gia, Bắc Kinh luôn gạt bỏ sự can thiệp và ý kiến đóng góp từ bên ngoài.

    Tuy nhiên, căng thẳng lần này ảnh hưởng đến nền an ninh và ổn định toàn khu vực, không dừng lại ở phạm vi mối quan hệ song phương. Vì lý do này, các nước ASEAN có trách nhiệm đảm bảo mâu thuẫn được giải quyết ổn thỏa thông qua đàm phán".

    Đồng thời, để đề phòng Trung Quốc thực hiện chính sách "đường lưỡi bò" bao trùm cả vùng đảo Natuna của Indonesia, nước này đã thực hiện cuộc tập trận lớn liên binh chủng trên biển và hải đảo (từ ngày 19-24/5).

    [​IMG]
    Lễ khai mac cuộc tập trận tại căn cứ không quân Halim Perdanakusumah hôm 19/5.
    "Điều Trung Quốc làm đã gây ảnh hưởng đến sự thống nhất quốc gia Indonesia. Vì thế, chúng tôi đến Natuna để tận mắt đánh giá các lực lượng vũ trang, sức mạnh chiến đấu của các đơn vị và để đề phòng trường hợp gì đó xảy ra trong vùng" - Tướng không quân Fahru Zaini thuộc bộ phận chiến lược của Bộ Quốc phòng Indonesia nói, và nhấn mạnh rằng, để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Indonesia, điều quan trọng là phải tăng cường tính kết nối xã hội với các vùng xa như Natuna.

    Trước đó, ngày 30/3/2013, Financial Times đưa tin, Ngoại trưởng Indonesia đã lên tiếng cho biết nước này đã chính thức gửi công hàm phản đối "hộ chiếu lưỡi bò" của Trung Quốc đến đại sứ quán Trung Quốc ở Jakarta.

    Ngày 29/11/2012, Ngoại trưởng Indonesia Marty đã cảnh báo rằng hộ chiếu này của Trung Quốc “không mang tính xây dựng, không giúp giải quyết vấn đề tranh chấp, mà chỉ làm trầm trọng thêm cuộc tranh chấp vốn đã căng thẳng hiện nay tại Biển Đông”.
    “Những hành động như vậy là phản tác dụng và sẽ không giúp ích gì cho việc giải quyết các tranh chấp hiện nay”, ông Marty nói trong bài phỏng vấn trên tờ “Bưu điện Jakarta”.

    “Chúng ta nhận thấy động thái này của Trung Quốc là xảo trá, giống như một phép thử đối với vùng Biển Đông để thăm dò phản ứng của các nước láng giềng”, ông Marty nói, đồng thời khẳng định: “Họ (Trung Quốc) có thể phát hành bản đồ, nhưng điều đó sẽ không có giá trị”.

    Ông cho biết lập trường của Indonesia sẽ không thay đổi bởi bất cứ hành động đơn phương nào và Jakarta sẽ truyền đạt quan điểm của mình về vấn đề này với Bắc Kinh, đồng thời nhấn mạnh rằng việc các nước khác chấp nhận hộ chiếu có in hình bản đồ “lưỡi bò” không thể được hiểu là họ đồng ý với các tuyên bố về lãnh thổ của Trung Quốc.

    Được biết, hồi năm 2012, Trung Quốc cho in trên hộ chiếu mới của họ tấm bản đồ "lưỡi bò" xác định chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu như toàn bộ Biển Đông, Việt Nam và Philippines đã cực lực lên tiếng phản đối hành động sai trái này.

    T.H (Tổng hợp)

    Ngày mai là Mã, ngày mốt là Sin, ngày kia là Ấn...hừm khựa mà càn rỡ thì huyết mạch AĐD - Malacca -TBD dễ bị nút lại quá, Châu phi, Nam Á, Trung đông quả là xa vời ông khựa béo ơi...
    yetkieu thích bài này.
  5. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    đáp lại lời kêu gọi thiết tha của fan rồ Mẽo, nước Mẽo đã có hàng loạt chính sách thiết thực nhằm giúp việt nam trong lúc khó khăn này

  6. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Nga đệ trình dự thảo xây dựng trạm GLONASS tại VN

    (Tin tức 24h) - Chính phủ Nga đã đệ trình lên Hạ viện về dự thảo luật triển khai các trạm Mặt Đất của hệ thống định vị toàn cầu GLONASS của Nga ở Việt Nam.

    Theo Itar-Tass, ngày 24/5, Chính phủ Nga đã đệ trình lên Duma Quốc gia, tức Hạ Viện Nga, dự thảo luật cho phép triển khai ở Việt Nam các trạm Mặt Đất của hệ thống định vị toàn cầu GLONASS của Nga.

    [​IMG]
    Hệ thống định vị toàn cầu của Nga.
    Thông báo của Chính phủ Nga cho biết, thỏa thuận đang chờ đợi sự phê chuẩn của Hạ viện sẽ tạo nền tảng cho việc hợp tác song phương trong lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ và nhiều lĩnh vực liên quan khác.

    Ngày 11/5 vừa qua, trong một thông cáo báo chí, Văn phòng Chính phủ Nga nói rằng, phía Nga sẵn sàng xây dựng tại Việt Nam các trạm mặt đất của hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GLONASS của Nga và chia sẻ các thông tin thu thập được trong khuôn khổ hợp tác song phương.

    Theo đó, Chính phủ Nga đã thông qua các dự thảo luật về việc phê chuẩn các thỏa thuận song phương với Việt Nam và Nicaragua làm nền tảng cho việc phát triển quan hệ song phương trong lĩnh vực không gian vũ trụ.

    Dự thảo này cũng bao gồm đề nghị thiết lập tại hai nước đối tác các trạm mặt đất của hệ thống GLONAS.

    Các thỏa thuận không chỉ đề cập việc thiết lập trên lãnh thổ Việt Nam và Nicaragua các trạm mặt đất của hệ thống GLONASS, mà còn kêu gọi các bên coi trọng hợp tác song phương trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin vũ trụ, thăm dò trái đất từ tầm xa, y học vũ trụ và công nghệ sinh học…

    Trước đó, hãng thông tấn Itar-Tass ngày 19/5 dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết ngày 1/12/2014, đơn vị mới của quân đội Nga là Lực lượng Không quân-vũ trụ hợp nhất sẽ chính thức được thành lập. Bộ Tư lệnh lực lượng mới sẽ hợp nhất chỉ huy các đơn vị Không quân và Phòng không-vũ trụ hiện nay của Nga.

    Theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga, Tư lệnh lực lượng Không quân-vũ trụ hợp nhất có thể là Thượng tướng Vladimir Zarudnitskogo, người đang đứng đầu Cục Chỉ huy tác chiến thuộc Bộ Tổng tư lệnh quân đội Nga.

    Theo nhiều chuyên gia, kết cấu của Không quân Nga, cũng như Phòng không-vũ trụ trong biên chế lực lượng mới sẽ vẫn giữ nguyên như hiện tại. “Hy vọng rằng, Bộ Tư lệnh mới sẽ hợp nhất hoạt động của lực lượng Phòng không-vũ trụ, Không quân cũng như Phòng thủ tên lửa”, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

    Thảo My (Tổng hợp)

    Hế hế rồi tiếp theo là hợp tác gì nữa đê, thật khó hiểu các IQ cao gấu, vịt, khựa nghỉ gì nữa, dân đen hóng tin mà "hy vọng" xen lẫn "hoảng hốt, thất vọng" nhặng cả lên...
    yetkieu thích bài này.
  7. lycafetanvo

    lycafetanvo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    164
    CĂNG THẲNG LEO THANG - HÀNG NÓNG SÙY DẦN
    Báo Nga: Việt Nam có tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E

    (Quốc phòng Việt Nam) - Việt Nam là quốc gia thứ hai sau Nga, đang sở hữu các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển tiên tiến Bal-E, theo báo Kommersant.

    Báo Kommersant ngày 26/5 trích dẫn nguồn tin thân cận từ Tổng Công ty Tên lửa chiến thuật (KTRV) của Nga cho biết, Việt Nam chính là quốc gia thứ hai sau Nga đưa vào trang bị các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển tiên tiến Bal-E.

    Trong khí đó, báo cáo tài chính của KTRV cũng cho biết rằng, tháng 12/2012 họ đã hoàn thành một hợp đồng cung cấp các tên lửa chống hạm 3M24 Uran phiên bản đặt trên đất liền cho Hải quân Việt Nam. Các thông tin chi tiết về hợp đồng chưa được nêu rõ.

    Bal-E là phiên bản xuất khẩu của tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bal, được Quân đội Nga thông qua vào năm 2008. Tổ hợp vũ khí này được phát triển bởi Công ty Cổ phần KBM, một công ty con của KTRV ở thủ đô Moscow.

    [​IMG]
    Theo báo Kommersant thì Hải quân Việt Nam đã sở hữu tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển tiên tiến Bal-E của Nga.
    Cấu trúc của một tổ hợp Bal-E bao gồm xe chỉ huy và liên lạc cơ động, xe tự hành mang bệ phóng tên lửa chống hạm Kh-35E và các xe chở, tiếp đạn cho các loạt bắn tiếp theo. Bal-E được thiết kế để kiểm soát các vùng biển và các khu vực eo biển; bảo vệ căn cứ hải quân, bảo vệ các mục tiêu khác và hạ tầng trên bờ; bảo vệ bờ biển trên những hướng đối phương có thể đổ bộ các tàu chiến của đối phương trong phạm vi tấn công 120km với tổng số đạn tên lửa được trang bị cho một tổ hợp lên đến 64 quả.

    Cần nhấn mạnh rằng, tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bal-E sử dụng loại đạn 3M24 Uran quen thuộc trong Hải quân Việt Nam. Đạn tên lửa Uran cũng chính là loại vũ khí tiêu chuẩn trang bị trên các tàu tên lửa lớp Gepard 3.9 và lớp Molniya hay BPS-500 của Hải quân Việt Nam.

    Tên lửa 3M-24E hay còn gọi là Kh-35 Uran-E (NATO định danh là SS-N-25 Switchblade) là loại tên lửa chống tàu tốc độ cận âm, đa năng, có thể phóng từ nhiều phương tiện khác nhau (tàu chiến, máy bay cánh bằng, trực thăng, bệ phóng di động).

    Kh-35 dài 3,75 m, sải cánh 0,93 m, đường kính 0,42 m, trọng lượng phóng 630 kg (với động cơ tăng cường). Trên thân quả đạn có 4 cánh vây ổn định ở giữa thân (có thể gập gọn) cùng 4 cánh lái ở đuôi.

    Có Bal-E, phòng thủ bờ biển Việt Nam mạnh ngang Nga?



    Với trọng lượng đầu đạn nặng 145 kg (biến thể xuất khẩu Uran-E), Kh-35 được cho là có khả năng đánh chìm tàu chiến lượng giãn nước đến 5.000 tấn.

    Tuy không có sức mạnh về tầm xa và tốc độ như đạn tên lửa hành trình Yakhont của hệ thống Bastion-P, nhưng Bal-E lại có khả năng tấn công bất ngờ và ồ ạt vào các tàu địch, thay đổi trận địa trong khoảng thời gian ngắn, rồi lại sẵn sàng thực hiện cuộc tấn công mạnh mẽ tiếp theo. Vì vậy, nếu có thêm Bal-E, Hải quân Việt Nam sẽ tạo ra một mạng lưới tên lửa bờ tích hợp, hỗ trợ đắc lực cho nhau trong nhiệm vụ tấn công phá hủy các tàu chiến đối phương và bảo vệ bờ biển.

    PVD
    tekute1976cuchuoi_kt115 thích bài này.
  8. lycafetanvo

    lycafetanvo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    164
    Thử tên lửa Uran từ Molniya ở cam Ranh hồi tháng 4
    (nguồn: OTO Phưn)

    [​IMG]
    [​IMG]
    Fonsecatekute1976 thích bài này.
  9. bmt86

    bmt86 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/11/2010
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    22
    Mình thấy nghịch lý là hiện tại tình trạng Biển Đông đang như vậy.

    Nhưng bên mình không hề có tầu hậu cần chuyên nghiệp đúng nghĩa ( được thiết kế riêng ):
    - Có dây tời móc sang thuyền cần chuyển ...
  10. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.813
    Đã được thích:
    14.230
    hiiii, Hết lỗi chưa nhỉ?
    Tạm biệt Gấu Misa nhé.
    Tạm biệt sói xám gian tham
    Mai Vịt vào T...PP rồi.
    Nhớ lắm, quên sao được ngày đạn bom bên nhau
    Nhớ lắm, quên sao được ngày đạn bom bên nhau

    [​IMG]

Chia sẻ trang này