1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. metal98

    metal98 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2014
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    133
    điều đó là đương nhiên, nhưng cách thực hiện điều đó của Mẽo không đơn giản đâu đồng chí. Đừng trông chờ điều tốt đẹp gì từ anh bạn to con này
    CAITHUOCKHONGDUOC thích bài này.
  2. hoalongtrang

    hoalongtrang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Bài viết:
    2.671
    Đã được thích:
    1.105
    Mấy bác ở đây pro quá. Em thì pó tay toàn tập, chả tài nào biết được cái ông Mỹ muốn gì... :oops:
  3. nguoidentuhatay

    nguoidentuhatay Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    20
    Gớm, các cụ lại cứ nhộn hết cả nhạo. Nó đơn giản thế này thôi

    Muốn thoát khựa chỉ cần làm khác khựa đi. Cái này hơi khó nhể, ai cũng biết nó là thế nào rồi hê hê...cơ mà nói ra trâu bò lại ném đá :))

    Muốn chơi với mẽo thì éo cần phải đồng minh quân sự gì gì hết. Cứ cải cách kinh tế mạnh mẽ cho bọn tư bổn nó vào mần ăn. (Đừng cố cãi là vn đã có nền kttt rồi nhá) Nhớ có thằng éo nào ở bển nó bẩu là cứ nước nào có Mc Donald là éo có oánh nhau bao giờ. Câu này diễn giải nó ra nôm na là cứ có nhà máy của intel với Apple nó cắm từ lạng sơn đến cà mau là éo đứa nào dám đụng.

    Bọn nó biết thế quá đi chứ, dưng mà nó éo làm thế vì ...cái gì đó ...hế hế
    canviet68 thích bài này.
  4. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    thôi các bạn đưng mơ hão. Tôi nghĩ h chúng ta đàm phán được với nó về HS đã là thành công. Đừng mơ vậy, Thực lực của ta thật sư chưa đủ sức làm việc này.
  5. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Một tàu chở dầu 200k ton đi thẳng vào vị trí xyz tại HS, lập tức bầy hải cẩu, thái giám hung dữ ra sức ủi va dưng đíu dám chơi diêm, bỗng dưng tàu dầu khổng lồ tai nạn phất nổ...thế là biển lửa máy trăm dặm vuông bao lấy HD981 và tùy tùng khát máu...các hãng tin thế giới loan báo cường cuốc hòa bình đã khoan trúng ...núi lửa đại dương mang phiên hiệu vinashin! :cool:
  6. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Hợp đồng cung cấp khí gas 400 tỷ cho Trung Quốc, thành công hay chiến thắng của một phía?

    Cần nhận thức rằng, mặc dù Nga và Trung Quốc tiến hành tập trận chung trên biển Hoa Đông, ký kết hợp đồng cung cấp khí gas tự nhiên, nhưng những cuôc đàm phán về xuất khẩu vũ khí công nghệ cao đã không có được kết quả.
    Phía Mỹ khẳng định: Hợp đồng khí gas giữa Nga và Trung Quốc không liên quan đến tình hình ở Ucraina. Thỏa thuận khổng lồ trong lĩnh vực năng lượng giữa Trung Quốc và Nga, không liên quan đến tình hình ở Ukraina. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố. Ông nói: “chúng tôi không thấy mỗi quan hệ nào (với tình hình Ukraina) trong thỏa thuận cung cấp khí gas giữa Nga và Trung Quốc, thỏa thuận này đã được đàm phán hơn 10 năm, đây không phải là mới và cũng không phải là câu trả lời bất ngờ trong sự kiện đang xảy ra gần đây” – trong cuộc họp báo ở Mexico khi viếng thăm đất nước này.
    [​IMG]
    Gazprom và CNPC thứ tư tuần này đã ký hợp đồng có thới hạn 30 năm cho việc bán khí đốt Nga sang Trung Quốc với khối lượng 38 tỷ mét khối / năm chuyển giao hàng trên tuyến đường phía đông. Giám đốc điều hành Gazprom Alexei Miller từ chối tiết lộ giá hợp đồng khí đốt với lý do bí mật thương mại. Ông tuyên bố tổng giá trị của hợp đồng là 400 tỷ đô la Mỹ. Từ những con số đã nêu có thể đoán được, giá thành của 1000 m3 khí gas là 350 đô la. Tổng thống V.Putin xác định rõ, giá khí gas của Nga đối với Trung Quốc trong khuôn khổ Hợp đồng giữa Gazprom và CNPC sẽ được điều chỉnh theo giá thị trường, được công nhận bởi cả hai phía Hợp đồng. Ông cũng nói thêm, phía Nga sẽ đầu tư khoảng 55 tỷ đô la và phía Trung Quốc sẽ đầu tư 22 tỷ đô la, tất nhiên do nhà cung cấp Nga chỉ đạo để hiện thực hóa hợp đồng này. Nga sẽ cung cấp khí gas cho Trung Quốc theo hai tuyến đường ống. Tuyến phía Tây – đường ống dẫn "Altai" từ Tây Siberi, chạy từ Urengoy tới Thượng Hải. Tuyến đường ống phía Đông – cung cấp khí gas theo hành lang Yakutia - Khabarovsk - Vladivostok ("Sila Siberia - Sức mạnh của Siberia") có công suất 61 tỷ m3, khí gas sẽ được lấy từ các mỏ khí tự nhiên được xây dựng và phát triển ở Kovykta và Chandi và một loạt các khu mỏ tự nhiên của các công ty độc lập. Từ đó có kế hoạch sẽ xây dựng đường ống đến Trung Quốc.

    Theo nguồn tin, CNPC sẽ ứng trước cho Gazprom xây dựng tuyến đường ống "Sila Siberia" với khoản tài chính là 25 tỷ đô la. Chúng ta nhớ là, các cuộc đàm phán về khí gas đã bắt đầu từ 10 năm về trước. Cần phải đến 6 năm, tức là năm 2009 mới ký được hợp đồng khung về các điều kiện cấp khí gas của Nga cho Trung Quốc. Vật cản quan trọng nhất ở đây là giá sàn và công thức tính giá thành của khí gas gắn liền với giá dầu tính bằng thùng trên thế giới. Cần nhớ là EU mua khí gas của Nga với giá 400$, trong giá này đã có sự tài trợ cho Ukraina, Trung Quốc muốn mua với giá 200$.

    Cần nhận thức rằng, mặc dù Nga và Trung Quốc tiến hành tập trận chung trên biển Hoa Đông, ký kết hợp đồng cung cấp khí gas tự nhiên, nhưng những cuôc đàm phán về xuất khẩu vũ khí công nghệ cao đã không có được kết quả. Không có một thỏa thuận nào được ký kết, điều đó cho thấy, giữa Nga và Trung Quốc về vấn đề an ninh – quân sự vẫn còn nhiều điểm khác biệt.

    Nguồn: Vzgliad.ru; Inosimi.ru

    Lại báo Nga này, có tin được không các bác, nhưng mà nghe cũng có lý phết. Vote!:)
  7. gorko

    gorko Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2013
    Bài viết:
    1.224
    Đã được thích:
    2.439
    Quân Mẽo rải từ Bến Hải đến mũi Cà Mau, rải khắp Apghan vẫn bị đụng ầm ầm, đúng là ông viễn mông :-)

    Còn thoát khua thoát á gì chung quy là phải có triết thuyết riêng về cách sống, cách làm ăn, đó là cái người Nhật làm được sau khi đã tham khảo Đông Tây kim cổ mà cái lõi vẫn là trung thành, có ý thức nghĩa vụ.

    Tựu trugn lại như mình đãnói nhiều lần, vẫn là giáo dục, không có giáo dục dựa trên triết thuyết có chiều sâu thì lấy đâu ra người mà làm.
    Nhật, Đức thua trong chiến tranh hai lần mà đều dựng lại được cơ đồ, còn hơn cả Pháp ở phe thắng trogn hai cuộc chiến cũng là ở con người lao động, buôn bán theo một triết thuyết nhất quán, triết thuyết vì đất nước.
    Lần cập nhật cuối: 27/05/2014
    canviet68, halosun, dudu51 người khác thích bài này.
  8. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    5.747
    Đã được thích:
    8.645
    Bậy bạ! mày cứ zả tiền cho ông rùi thì mày mún chiếm bao nhiêu kệ xác nhà mày với mấy thằng nhóc ấy. Còn mày cứ ngoan cố thì ông cứ xúi mấy thằng ấy nó kiện cho mất mặt mày chơi. Chứ mà ngày xửa ngày xưa từng có 1 tiền lệ là LHQ phán đền Preah Vihear là của Cambodia hẳn họi rùi đấy. Thằng nhóc như Thái dúi nó cũng ngồi xổm lên cái phán quyết ấy đấy. Đứa nào làm gì nó nào? hay khi nó đưa quân đòi quất sụm Cam thì cả thế giới "quan ngại sâu sắc"......chấm......hết.

    Đại loại là chỉ doạ kiện thôi nhưng đừng kiện
    Gnuhlehcimm, CAITHUOCKHONGDUOCTienOngChiLo thích bài này.
  9. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Sự bành trướng của Trung Quốc là tất yếu ?

    Trong những bài báo của tác giả Aleksandr Khramchikhin-Phó giám đốc Viện phân tích quân sự-chính trị, công bố trên tuần báo “Thông tin công nghiệp quân sự” Nga, đã phân tích thực trạng PLA và tổ hợp công....
    Tại CHND Trung Hoa, người ta cho rằng, một cuộc chiến tranh hạt nhân còn tốt hơn là sự sụp đổ từ bên trong
    Trong những bài báo của tác giả Aleksandr Khramchikhin-Phó giám đốc Viện phân tích quân sự-chính trị, công bố trên tuần báo “Thông tin công nghiệp quân sự” Nga, được biên dịch và đăng tải tại website này đã phân tích thực trạng PLA và tổ hợp công nghiệp quân sự của CHND Trung Hoa. Một điều đã được làm sáng tỏ, mặc dù khả năng quân sự của Trung Quốc xét trên phương diện phòng thủ đất nước, từ lâu đã quá dư thừa, nhưng vẫn được tăng cường với tốc độ chưa từng có tiền lệ.

    Trung Quốc chiếm giữ một cách vững chắc vị trí đầu tiên trên thế giới về sản xuất trang bị kỹ thuật chiến đấu tất cả các lớp chủ yếu, trừ tàu ngầm nguyên tử và tàu sân bay, dù nước này chỉ mới sử dụng tối đa 1/3 khả năng của tổ hợp công nghiệp quân sự của mình. Đồng thời, người Trung Hoa trên thực tế đã khắc phục được sự thua kém về chất so với lực lượng vũ trang các nước phương Tây và Nga, điều đã từng tồn tại một thập niên trước đây. Ngay cả trong những lĩnh vực còn có sự tụt hậu nhất định thì đó cũng không phải là vấn đề mang tính nguyên tắc và dễ dàng được bù đắp bằng sự vượt trội về lượng.

    Đánh chiếm lãnh thổ như một cách giải quyết các vấn đề

    Việc hoàn toàn coi nhẹ những yếu tố này ở nước Nga bắt đầu mang tính chất của một rối loạn tâm lý đám đông nào đó, đôi khi trở nên trầm trọng thêm bởi sự dối trá trắng trợn rằng, vũ khí trang bị ở Trung Quốc được sản xuất những loạt nhỏ, và về cả những mối quan hệ tuyệt vời giữa 2 nước. Can dự rất sâu vào cơn loạn thần này là sự vận động hành lang thân Trung Hoa, ít nhất cũng không thua kém thái độ thân Mỹ ở nước Nga. Hơn nữa nước này có những nguồn lực ở Liên bang Nga mà người Mỹ không có được, đó là sự phiêu bạt của một lượng lớn người Hoa, hầu như đặc vụ Trung Quốc hoạt động không trở ngại gì trên lãnh thổ Nga và một lượng đáng kể công dân Nga, trong số đó có nhiều quan chức cao cấp đã bị Bắc Kinh mua chuộc từ lâu và sẵn sàng bán cho Trung Quốc tất cả mọi thứ.

    Trên thực tế, nước Nga hơn 20 năm đã qua gắn bó với Bắc Kinh bằng quan hệ đối tác chiến lược, thêm vào đó ở nước Nga có rất nhiều người tin chắc, những mối quan hệ Nga-Trung là đồng minh đặc biệt. Trong khi đó, CHND Trung Hoa thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với nhiều nước trên thế giới, kể cả phần lớn các quốc gia phương Tây, vì vậy không thể nói về sự đặc biệt nào của nước Nga đối với Trung Quốc. Về liên minh cũng như thế. Trong suốt 20 năm qua, các chính khách CHND Trung Hoa, cũng như các nhà khoa học Trung Quốc luôn luôn nhấn mạnh rằng, các mối quan hệ Nga-Trung không phải là đồng minh và không nhằm chống lại bất cứ ai. Đây là lập trường vững chắc của Bắc Kinh, chính thức cũng như thực tế.

    Về mối đe dọa Trung Quốc đối với nước Nga, thì đó không phải giả định mà là thực tại khách quan. Trung Quốc không thể tồn tại mà không bành trướng. Điều này được xác định bởi các quy luật của tự nhiên và nền kinh tế, chứ không phải bởi sự hiếu chiến đặc biệt nào đó của nước này. Chúng ta không thể nói, nó sẽ diễn ra ở hình thức nào và với tốc độ nào, nhưng bản thân sự bành trướng là điều không tránh khỏi. Với Trung Quốc vấn đề này đồng nghĩa với việc-hoặc chiếm đoạt lãnh thổ và tài nguyên, hoặc sụp đổ và nội chiến.


    [​IMG]




    Lẽ thứ nhất, giả sử CHND Trung Hoa tiến tới mức độ tiêu thụ lương thực, điện năng, dầu mỏ và các vật chất khác bình quân đầu người ngang với phương Tây, thì các nguồn dự trữ của cả hành tinh cũng không đủ dùng riêng cho nước này. Đây không phải là giả định mà là điều hoàn toàn có thực. Cũng tương tự như vậy, với tốc độ phát triển kinh tế Trung Quốc hiện nay vấn đề nói trên sẽ nảy sinh trong tương lai rất gần, khi phần lớn các độc giả của bài báo này còn đang sống trên cõi đời.

    Lẽ thứ hai, sự di dân từ các khu vực phía Đông của CHND Trung Hoa đang tạo ra gánh nặng cho thiên nhiên và hạ tầng cơ sở; những nỗ lực hạn chế sự phát triển dân số là nửa vời và do đó đang làm phát sinh những vấn nạn xã hội chưa được giải quyết (để viết về chúng cần có thêm một bài báo dài).

    Vì vậy khi nghiên cứu tình hình hiện tại ở CHND Trung Hoa, không thể không thấy rõ, sự bành trướng ra bên ngoài có thể trở thành giải pháp tối ưu để khai thông các vấn đề bế tắc của đất nước. Nó đảm bảo mở rộng đáng kể lãnh thổ và làm tăng thêm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hiện đang có sẵn một tiềm năng dự trữ khổng lồ là “những người dôi dư” (thất nghiệp, nam thanh niên không lấy được vợ do mất cân bằng giới tính quá lớn, nông dân bần cùng) cho sự bành trướng này. Hơn nữa, nạn thất nghiệp rất cao trong thanh niên và “thiếu trầm trọng phụ nữ trẻ” làm cho tổn thất cao về sinh mạng trong quá trình hoạt động tác chiến không chỉ đơn thuần là chấp nhận được, mà có khả năng còn là điều mong muốn đối với ban lãnh đạo quân sự-chính trị của nước này.

    Mở rộng đáng kể lãnh thổ sẽ cho phép bãi bỏ hạn chế sinh đẻ. Điều này cho phép, nếu không giải quyết được toàn bộ thì cũng giảm bớt đáng kể những mâu thuẫn xã hội liên quan tới các hạn chế này (chúng thực sự mang tính bi kịch và đáng bị cực lực lên án). Nói một cách khách quan, đối với Trung Quốc, lãnh thổ còn quan trọng hơn tài nguyên. Để khai thác tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ nước mình hay chiếm đóng, hoặc mua ở nước ngoài thì trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải tiêu tốn lượng tiền bạc đáng kể. Lãnh thổ mới là giá trị tuyệt đối, không gì có thể thay thế được. Bên cạnh đó, những vấn nạn xã hội do việc di dân gây ra nguy hại đối với nước này còn hơn là thiếu tài nguyên và tình hình sinh thái cực kỳ tồi tệ. Chính chúng gây chia rẽ trong nội bộ xã hội và giữa xã hội với chính quyền, đồng nghĩa với việc làm mất đi quyền lãnh đạo chính thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

    Mà nền kinh tế Trung Quốc không thể tránh khỏi sự sụp đổ vì những vấn đề xã hội là điều hết sức thực tế. Do đó bành trướng ra bên ngoài đối với ban lãnh đạo Trung Quốc đang trở thành giải pháp không thể thay thế.

    Riêng phần phía Tây thưa dân cư của nước này, đáng tiếc lại không thích hợp cho cuộc sống bình thường của con người. Tây Tạng là vùng cao nguyên khắc nghiệt, nơi những cư dân bình nguyên, vốn không thích nghi với vùng này không thể sinh sống thường xuyên chứ chưa nói gì tới hoạt động kinh tế. Khu tự trị Tân Cương-Duy Ngô Nhĩ cũng chẳng khá hơn về mặt này. Vùng Nam Siberia của Nga so với những vùng này còn tiện lợi và trù phú hơn nhiều về mọi phương diện. Và Đông Nam Á, khu vực mà chúng ta trước đây cho rằng, sẽ là hướng lựa chọn chính của Trung Quốc, lại có vẻ không thích hợp lắm cho sự bành trướng như thế. Ở đây không có nhiều lãnh thổ (ít nhất cũng nhỏ hơn ở phần châu Á của LB Nga). Vì thế không nên tự dối mình rằng, Trung Quốc có tất cả 2 hướng bành trướng là nước Nga (chính xác hơn là phần lãnh thổ châu Á của nước này) và Kazakhstan.

    Tất nhiên, Bắc Kinh thích phương án bành trướng một cách hòa bình hơn (nhân khẩu và kinh tế), nhưng đơn giản là không có đủ thời gian cho phương án đó, vì các mâu thuẫn trong nước sẽ trở nên trầm trọng cực độ trước khi sự bành trướng một cách hòa bình mang lại kết quả. Do đó phương án bành trướng bằng quân sự không thể tuyệt đối loại trừ. Cơ sở lý luận, lịch sử cũng như chiến tranh trong quá khứ đều minh chứng cho điều này.

    Không biết đã bao lần những tuyên bố chính thức về việc, Trung Quốc không có các yêu sách lãnh thổ đối với nước Nga được đưa ra (vì một lẽ gì đó những tuyên bố này chủ yếu được tuyên đọc từ chính nước Nga), nhưng các hiệp ước Aigun và Bắc Kinh xác lập biên giới hiện nay được cho là thiếu công bằng và bình đẳng. Trong luật pháp quốc tế hiện hành đơn giản là không tồn tại những phạm trù như thế. Nhưng Trung Quốc đưa chúng vào khi còn chút ít hiệu lực.

    Những đường biên giới kiểu Trung Hoa

    Về hợp phần quân sự, khái niệm những đường biên giới chiến lược và không gian sống, được xây dựng để làm cơ sở và quyền hạn tiến hành các hoạt động chiến đấu tiến công cho lực lượng vũ trang Trung Quốc được quan tâm đặc biệt. Tờ báo “Giải phóng quân” của Tổng cục chính trị PLA nói về ranh giới không gian sống rằng, nó “xác định ranh giới của không gian sống của một quốc gia và một đất nước, gắn liền với sự hưng thịnh hoặc suy vong của một dân tộc về mọi mặt”, nó “phản ánh tổng thể sức mạnh của nhà nước và phục vụ những lợi ích sinh tồn, kinh tế, an ninh và hoạt động khoa học của nhà nước đó”. Khái niệm dựa trên quan điểm: dân số gia tăng và các nguồn tài nguyên hạn hẹp tạo ra những nhu cầu tự nhiên trong việc mở rộng không gian để đảm bảo cho hoạt động kinh tế tiếp theo và tăng “phạm vi sinh tồn tự nhiên” của quốc gia. Quan điểm đó cho rằng, những đường biên giới không gian và lãnh thổ chỉ quy định các ranh giới, mà ở trong phạm vi của chúng, một quốc gia với sức mạnh thực tế có thể “bảo vệ một cách có hiệu quả những lợi ích của mình”. “Những đường biên giới chiến lược của không gian sống” cần phải được dịch chuyển theo mức độ gia tăng sức mạnh tổng hợp của một quốc gia”. Như tờ báo “Giải phóng quân” nói trên đã viết, việc kiểm soát hiệu quả một khu vực chiến lược trong một thời gian kéo dài được tiến hành bên ngoài phạm vi các đường biên giới địa lý, cuối cùng sẽ làm cho chúng bị dịch chuyển. Khái niệm muốn nói tới việc di chuyển các hoạt động tác chiến từ những khu vực giáp biên vào các vùng biên giới chiến lược hoặc thậm chí vượt qua phạm vi của chúng, vả lại những điều phức tạp trong lộ trình “bảo đảm các quyền hợp pháp và lợi ích của Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương rất có thể trở thành nguyên nhân của những cuộc xung đột quân sự. Người Trung Quốc cho rằng, những đường biên giới không gian sống của các siêu cường vượt xa phạm vi biên giới pháp lý, và phạm vi ảnh hưởng của các nước nhược tiểu thì luôn nhỏ hơn lãnh thổ quốc gia của họ.

    Việc cấp tốc tăng cường tiềm lực tiến công cho PLA và tính chất của những cuộc tập trận đã được tiến hành (mô tả trong bài báo “Trung Quốc sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh lớn”) hoàn toàn phù hợp với khái niệm nêu trên.

    Về yếu tố kiềm chế chiến lược của CHND Trung Hoa, để chống lại những quốc gia phi hạt nhân thì đã quá thừa, còn để đối đầu với các nước hạt nhân (mà Trung Quốc cũng là một trong số đó) thì than ôi, còn phải nghi ngờ. Không được phép lãng quên về sự nhạy cảm cực thấp của người Trung Hoa đối với những tổn thất (đây là điều khác biệt căn bản của họ so với các đạo quân phương Tây). Điều bất hạnh của chúng ta là quá tin vào khả năng kiềm chế hạt nhân, mà điều này lại cản trở việc phát triển các lực lượng vũ trang thông thường. Vũ khí hạt nhân phải là miếng võ cuối cùng. Chúng ta đã tự đưa mình vào tình thế vũ khí hạt nhân là đầu tiên và duy nhất. Bên cạnh đó, như đã phân tích trong bài báo “Kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có thể lớn nhất thế giới”, ở CHND Trung Hoa người ta đang chuẩn bị một cách nghiêm túc nhất cho cuộc chiến tranh hạt nhân. Vâng, tất nhiên người Trung Hoa không mong muốn nó xảy ra. Nhưng rõ ràng họ cho rằng, trong trường hợp vạn bất đắc dĩ, nó cũng chấp nhận được, bởi vì sự sụp đổ trong nước có thể còn tồi tệ hơn. Hơn nữa trong trường hợp này có thể xảy ra một cuộc nội chiến có sử dụng vũ khí hạt nhân do bản thân Trung Quốc chế tạo trên lãnh thổ nước mình.

    Than ôi, ban lãnh đạo LB Nga nhìn thấy mối đe dọa đối với đất nước mình trong những yêu sách về lãnh thổ của Latvia và Estonia, những nước có lực lượng vũ trang về tổng thể còn yếu hơn cả sư đoàn nhảy dù xung kích cận vệ số 76 của Nga. Thế mà đối với các thủ trưởng của chúng ta, Trung Quốc hoàn toàn không phải là một mối đe dọa. Đây là sự mất trí hay tội ác-điều đó không quan trọng, vì hậu quả cuối cùng sẽ như nhau.

    Theo tuần báo “Thông tin công nghiệp quân sự” Nga

    Thử tìm chân tướng HD981 trong này xem sao? Heey cũng thấy đúng nhỉ, ngại thật...
    tombuys thích bài này.
  10. MinhTuan6

    MinhTuan6 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/07/2012
    Bài viết:
    937
    Đã được thích:
    403
    bài viết chả liên quan gì tới cái trích dẫn cả

Chia sẻ trang này