1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jamelee

    Jamelee Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    9
  2. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.910
    Đã được thích:
    3.063
    mấy cái này bàn nhiều rồi, rất là thừa khi phát biểu. ko ai tự sướng cả, đừng có suy diễn ^:)^
    mọi sự so sánh đều khập khiễng, nghe bao giờ chưa?
    mỗi nước mỗi hoàn cảnh khác nhau, nói nôm na là "Butterfly Effect"
  3. lovesongma

    lovesongma Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2011
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    sao các bài đăng cứ loạn thứ tự hết thế em đọc chóng cả mặt @-)
  4. fawkes1992

    fawkes1992 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/08/2009
    Bài viết:
    1.311
    Đã được thích:
    12
  5. memo4148

    memo4148 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/04/2009
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    0
    VNCH ngày xưa còn được xếp thứ 3 thì cái này có là cái thá gì...=))=))=))
  6. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    Các chiến tuyến đang chuyển dịch tại châu Á. Quân đội Tây phương chuẩn bị hành trang rời Afghanistan. Sự tin cậy của Mỹ vào Pakistan suy giảm. Islamabad tiến lại gần Teheran và Bắc Kinh. Trong trung hạn, New Delhi quan ngại diễn biến tình hình tại Afghanistan và Biển Đông, yết hầu của thương thuyền Ấn Độ.
    Quan hệ Mỹ -Ấn từng bước được hâm nóng từ nhiệm kỳ đầu của cựu Tổng thống George Bush và nay hai bên đã trở thành đồng minh thân thiết. Thủ đô New Delhi là trạm dừng chân không thể thiếu của các phái đoàn nguyên thủ hay giới chức cao cấp Hoa Kỳ.
    Chuyến viếng thăm của ngoại trưởng Hillary Clinton trong ba ngày kể từ chiều hôm qua 18/07/2011 diễn ra đúng vào lúc Ấn Độ và Pakistan mở lại hòa đàm và mặc dù vào thứ tư tuần xảy ra ba vụ khủng bố ở Mumbai làm chết 19 người .
    Giới phân tích không rõ là Hoa Kỳ đã đặt trọng lượng như thế nào nhưng đã thành công không để cho cuộc đối thoại giữa hai láng giềng có mối bất hòa sâu đậm bị tan vỡ.
    Trong tuần qua, Ấn Độ đã hoan nghênh quyết định của Hoa Kỳ, nhân danh « quân bình lực lượng trong khu vực », đã giảm viện trợ quân sự cho Pakistan. Tình hình địa lý chiến lược trong vùng Nam Á buộc Hoa Kỳ và Ấn phải cần nhau và hợp tác với nhau. Và điều này sắp được biểu hiện tại một điểm nóng khác là Biển Đông với hệ quả là mang lại lợi ích cho Việt Nam.
    Nhận định này đã được nhà phân tích Nga Sergey Balmasov trình bày trên báo mạng Sự Thật, Pravda, khi ngoại trưởng Mỹ đặt chân đến thủ đô Ấn Độ.
    Trong bài « Ấn Độ và Hoa Kỳ bảo vệ Việt Nam trước Trung Quốc », Việt Nam được mô tả là từ nay không còn cô đơn trong cuộc tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh.
    Nếu một mình thì dù cho có trang bị thêm 6 chiếc tàu ngầm mua của Nga, và bắt tay trợ chiến cùng với Philippines, thì cơ may quân lực hai nước đương cự lại Trung Quốc rất thấp.
    Nhưng « trong tương lai gần » hải quân Ấn Độ sẽ đưa nhiều khu trục hạm loại CMD trang bị tên lữa tự động tìm mục tiêu.
    Điều quan trọng hơn nữa là vào cuối tháng 6 vừa qua, từ New Delhi có tin là hải quân Ấn sẽ « bố trí thường trực » tại vùng biển mà Bắc Kinh gọi là Nam Trung Hoa.
    Theo thuật ngữ ngoại giao của chính phủ Ấn thì hải quân Ấn tham gia bảo vệ an ninh cho con đường hàng hải huyết mạch. Với chiến lược này, Ấn Độ chận trước những toan tính bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc.
    Từ khi Trung Quốc thất bại trong việc mặc cả giá nhiên liệu với Nga thì khả năng Bắc Kinh tìm cách thống trị vùng Biển Đông rất cao.
    Không riêng gì Việt Nam, Philippines mà cả Indonesia và Malaysia đều lo sợ viễn cảnh Trung Quốc dùng Trường Sa làm bàn đạp tràn xuống phía nam. Qua sự kiện chiếm Hoàng Sa vào năm 1974 và một phần Trường Sa năm 1988 , ý đồ của Bắc Kinh đã lộ rõ.
    Đối với Ấn thì còn một lý do thứ hai làm New Delhi phải tăng cường hiện diện tại Biển Đông : Gần đây, Islamabad đã cho phép Trung Quốc sử dụng một căn cứ hải quân của Pakistan trong Ấn Độ Dương. Về chiến lược, Ấn Độ bị nằm giữa hai gọng kềm nếu không bố trí ngõ ra.
    Trong thế hỗ tương,Việt Nam cho phép chiến thuyền Ấn Độ vào bến cảng của mình, đổi lại Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam nâng cao sức mạnh hải quân.
    Tuy nhiên một liên minh chống Trung Quốc không thể xảy ra nếu không có sự sấp xếp sau hậu trường… của Hoa Kỳ.
    Nhà báo Nga nhắc lại là từ tháng 12 năm 2007, nhiều viên chức có thẩm quyền của Mỹ trong đó có Giám đốc CIA thường xuyên đến Việt Nam.
    Những động thái hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông đã buộc Hoa Kỳ phải tăng cường hiện diện trong khu vực. Nếu không, quyền lợi địa lý chiến lược của Washington sẽ bị thiệt hại nặng trước thế công của Bắc Kinh.
    --------------
    :-wHùng nghĩ khả năng họ giúp mình là cao lắm[:P]
  7. cudaifanclub

    cudaifanclub Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/12/2009
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (20/07/2011)
    [​IMG]
    Gần đây Trung Quốc luôn rêu rao cái gọi là họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc diễn giải nội dung Công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản Công hàm đó, hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời. Có thể nói, giải thích xuyên tạc Công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
    http://www.baomoi.com/Home/DoiNoi-D...oang-Sa-va-Truong-Sa-cua-Viet-Nam/6657792.epi
    --------------
    [:P]
  8. hiepsycom

    hiepsycom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc hạ thủy chiến hạm lớn nhất trong lịch sử
    Cập nhật lúc :11:19 AM, 20/07/2011
    Tàu chiến lớn nhất của hải quân Trung Quốc, con tàu Jinggangshan, vừa chính thức được hạ thủy tại Thượng Hải.

    Dù không tiết lộ thời gian hạ thủy chính xác nhưng China Daily cho hay, Jinggangshan có trọng tải 19.000 tấn, dài 210m, rộng 28m và có thể chở trực thăng, thiết giáp, thuyền và các phương tiện đổ bộ cùng với 1.000 binh sĩ.

    [​IMG]
    Tàu chiến lớn nhất Trung Quốc vừa chính thức được hạ thủy tại Thượng Hải. “Con tàu được đặt tên Jinggangshan nhằm tưởng nhớ đến chiến khu Jinggangshan tại tỉnh Jiangxi, phía Đông Trung Quốc. Đây là nơi khai sinh và cũng là cái nôi cách mạng của quân đội Trung Quốc”, China Daily dẫn nguồn Jiangxi Daily nhấn mạnh.
    Jinggangshan là chiếc thứ 2 thuộc loại tàu đổ bộ lớp 071 của Trung Quốc và được đóng tại nhà máy Hudong-Zhonghua ở Thượng Hải. Trước đó, chiếc tàu đổ bộ đầu tiên là Kunlunshan có trọng tải 18.000 tấn và được hạ thủy hồi năm 2006.


    Chú Jinggangshan này như thế nào nhể? có ai có thông tin về em nó không?
  9. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Quan chức ngoại giao các nước Asean và Trung Quốc vừa đạt thống nhất về văn bản hướng dẫn thực hiện Tuyên bố chung về Biển Đông (DOC) tại cuộc họp đang diễn ra ở Bali, Indonesia.
    Quá trình đưa ra hướng dẫn Tuyên bố chung của các bên liên quan tại Biển Đông đã bắt đầu từ khi ký DOC năm 2002 mà tới nay mới đi đến được thỏa thuận.
    Điều này cho thấy đích đến cuối cùng, một bộ Quy tắc Ứng xử của các bên tại Biển Đông (COC) có tính ràng buộc pháp lý, vẫn còn rất xa vời.
    Tuy nhiên, quan chức các nước vẫn lên tiếng ca ngợi bản hướng dẫn vừa đạt được là "bước tiến quan trọng" trong tiến trình hướng tới COC.
    Giới chức ngoại giao cao cấp Asean và Trung Quốc đã họp hôm thứ Tư trong khuôn khổ hội nghị Asean hàng năm, trước cuộc họp của các ngoại trưởng vào thứ Năm 21/07.
    Sau cuộc họp buổi sáng, đại diện đoàn Việt Nam - trợ lý Bộ trưởng Phạm Quang Vinh, và đ̣ai diện Trung Quốc Lâm Chấn Minh đã xuất hiện trước báo chí để thông báo về kết quả đạt được.
    Ông Phạm Quang Vinh, trưởng đoàn quan chức cấp cao SOM của Việt Nam, nói: "Qua thảo luận và đối thoại xây dựng và hiệu quả, chúng tôi đã đạt được ở cấp của chúng tôi một thỏa thuận về dự thảo văn bản hướng dẫn".
    'Chung chung'


    Ông Vinh ca ngợi: "Đây là bước khởi đầu quan trọng và tích cực cho tất cả chúng ta trong nỗ lực chung để tiếp tục đối thoại và hợp tác nhằm thúc đẩy hơn nữa sự ổn định và tin tưởng lẫn nhau ở trong khu vực".
    Tuy nhiên, một số quan chức ngoại giao tham gia cuộc họp cho hay văn bản hướng dẫn này qua thảo luận đã bị gia giảm khá nhiều, và nội dung trở nên chung chung chứ không có gì cụ thể.
    Hãng thông tấn AFP trích lời một số người nói các khác biệt vẫn còn tồn tại xung quanh định nghĩa khu vực nào tại Biển Đông được coi là vẫn còn đang tranh chấp vì các nước như Trung Quốc hay Philippines không có cử chỉ gì gọi là nhượng bộ trong tuyên bố chủ quyền của mình.
    Thứ trưởng Trung Quốc Lâm Chấn Minh nói các quan chức nay sẽ chuyển văn bản hướng dẫn đạt được cho các bộ trưởng xem xét và thông qua tại cuộc họp thứ Năm.
    Tuy nhiên đây chỉ là hành động có tính nghi lễ.
    Ông Lâm hết lời ca tụng văn bản vừa đạt được:" Đây là dấu mốc quan trọng trong hợp tác giữa Trung Quốc và Asean".
    "Tương lai của chúng ta thật rạng rỡ và chúng tôi trông chờ sự hợp tác tiếp tục trong tương lai."
  10. hiepsycom

    hiepsycom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Bài viết:
    120
    Đã được thích:
    0
    So sánh các chiến hạm tiêu biểu ở Đông Nam Á
    Cập nhật lúc :6:00 AM, 21/07/2011
    Bài báo sẽ điểm qua 4 "gương mặt" nổi trội nhất trong số các chiến hạm chủ lực thuộc Hải quân các quốc gia Đông Nam Á, là Gepard 3.9, Formidable, Lekiu và Sigma.

    Tiếp nối dòng bài về Hải quân các nước ASEAN, Đất Việt xin đi sâu vào phân tích ưu thế của các chiến hạm tiêu biểu trong khu vực, dựa trên các tiêu chí về khả năng tấn công, phòng vệ, cơ động và mức độ hiện đại...

    Dưới đây là các phân tích cụ thể:

    Khả năng tấn công

    Nhìn chung, các chiến hạm tiêu biểu kể trên có vũ khí chủ lực là tên lửa chống hạm. Nếu Gepard 3.9 trang bị tên lửa Kh-35 và Formidable (của Singapore) trang bị tên lửa Harpoon, 2 chiến hạm còn lại sử dụng tên lửa Exocet. Bên cạnh đó, cũng cần xét tới uy lực của các pháo hạm.

    Chiến hạm lớp Lekiu của Malaysia được trang bị 8 tên lửa Exocet Block 2, tầm bắn 70km đầu đạn nặng 165kg, một pháo 57mm tầm bắn 17km với tốc độ 220 viên/phút.

    Còn Sigma của Indonesia có 4 tên lửa Exocet Block 2, một pháo Oto Melara 76mm với các tính năng như trên Formidable.

    Formidable có 8 tên lửa Harpoon tầm bắn 130km đầu đạn 227kg, bên cạnh đó là 1 khẩu pháo Oto Melara 76mm tầm bắn 16km, bắn đạn pháo 6kg với tốc độ lên tới 120 viên/phút.

    Gepard có 8 tên lửa Kh-35 Uran-E tầm bắn 130km, một pháo AK-176M 76mm tầm bắn 10km với tốc độ 120 viên/phút.


    [​IMG]
    Tên lửa đối hạm Harpoon.​

    Về cơ bản các tên lửa cận âm như Exocet, Harpoon hay Uran-E khá giống nhau ở chỗ được radar tàu chiến hay máy bay dẫn đường ở pha đầu và tự sử dụng radar của tên lửa ở pha cuối. Tuy nhiên, do tầm hoạt động thấp, các tàu trang bị loại tên lửa Exocet phải tiếp cận đối phương gần hơn so với Gepard 3.9 và Formidable

    Với các thông số (số lượng trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, tầm bắn) của tên lửa như đã nói, kết hợp với pháo hạm trang bị, có thể tạm xếp sức mạnh các tàu chiến theo thứ tự: Formidable, Gepard 3.9, tiếp đó là Lekiu và Sigma.

    [​IMG]
    Gepard 3.9 của Việt Nam.​

    [​IMG]
    [SIZE=-0]Formidable của Singapore.[/SIZE]​
    Khả năng phòng vệ
    Hệ thống phòng vệ của các tàu chiến trên đều có loại tầm gần và cực gần, cùng hệ thống chống ngầm.

    Trong đó, chiến hạm lớp Lekiu có 2 pháo phòng không CWIS MSI 30mm tốc độ bắn 650 viên/phút, 16 tên lửa phòng không Sea-wolf tầm bắn 6km. Khả năng bảo vệ ở mức trung bình.
    Sigma có 8 tên lửa phòng không Mistral với tầm bắn 5,3km tốc độ 800m/giây, về căn bản đây là loại tên lửa phòng không vác vai cải tiến nên không thể bằng các loại chuyên nghiệp như Aster hay Seawolf. Hơn nữa, các tên lửa này có cơ chế điều khiển đơn giản (bằng hồng ngoại) và số lượng tên lửa ít.

    Gepard có 2 pháo phòng không AK-630 30mm, tổ hợp phòng không gồm 2 pháo AO-18KD 30mm và 8 tên lửa nạp sẵn Sosna-R tầm bắn 8km với tốc độ 1.200m/giây. Hệ thống bảo vệ 4 nòng 30mm kết hợp với 8 tên lửa (có thể hơn) giúp Gepard có khả năng bảo vệ tương đối tốt.

    Còn Formidable có tên lửa phòng không Aster-15 với 32 quả tên lửa, loại tên lửa 2 tầng này có thể đánh chặn các loại tên lửa chống hạm cận âm bay thấp khác (ở cự ly 15km), các UAV (ở cự ly 30km).

    Nhìn chung, dựa vào số lượng, cự ly đánh chặn và số lượng trang bị, có thể xếp theo thứ tự: Formidable, Gepard 3.9, Lekiu và cuối cùng là Sigma.

    [​IMG]
    Mô phỏng các vị trí trên Formidable​

    [​IMG]
    [SIZE=-0]Bắn tên lửa Seawolf trên chiến hạm lớp Lekiu.[/SIZE]​
    Về nhiệm vụ chống ngầm, 3 tàu chiến lớp Formidable, Lekiu, Sigma lại đều dùng ngư lôi hạng nhẹ 324mm của cùng 1 nhà sản xuất còn khả năng của Gepard 3.9 hiện là ẩn số nên trường hợp này chưa thể đưa ra "xếp hạng".

    Khả năng cơ động và dự trữ hành trình

    Lekiu có lượng giãn nước 2.270 tấn, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 164 người.

    Sigma có lượng giãn nước 1.700 tấn, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn chừng 80 người

    Formidable có tốc độ 27 hải lý/giờ, gần bằng 2 chiến hạm trên nhưng có lượng giãn nước lên tới 3.200 tấn, với thủy thủ đoàn 85 người.

    Gepard 3.9 cũng không thua kém gì các tàu bạn khi có vận tốc tối đa là 28 hải lý/giờ, với lượng giãn nước 2.100 tấn, thủy thủ đoàn 103 người

    Qua so sánh ta thấy về tốc độ tối đa thì các tàu tương đương nhau, tầm hoạt động cũng đều chừng 5000 dặm nhưng Formidable của Singapore có tải trọng gấp rưỡi các tàu còn lại với số lượng thủy thủ ít, do đó khả năng dự trữ thực phẩm sẽ vượt trội hơn các tàu khác, qua đó cũng góp phần nâng cao khả năng đi biển dài ngày.

    Trong hạng mục này, Formidable vẫn đầu bảng, các tàu xếp sau khó phân "hơn thua".


    [​IMG]
    Sigma của Indonesia​

    [​IMG]
    [SIZE=-0]Lekiu của Malaysia[/SIZE]​
    Tính năng tàng hình và tự động hóa trên tàu

    Xét về tàng hình phụ thuộc vào các yếu tố như thiết kế, chất liệu, các thiết bị phụ trợ, vậy chúng ta tạm thời sẽ đánh giá khả năng tàng hình qua thiết kế hình dáng bên ngoài con tàu.

    Chiến hạm Lekiu có thiết kế nhiều thiết bị đặt lộ thiên, điều này sẽ tăng phản xạ radar lên rất nhiều, qua đó khiến nó “nổi bật: trên màn hình theo dõi hơn các tàu khác.

    Sigma có thiết kế tương đối ổn, giống như Gepard 3.9 nếu so Formidable có thiết kế "dấu biệt" vũ khí, phương tiện, khí tài vào bên trong. Bất cứ chuyên gia kỹ thuật quân sự nào nhìn vào sẽ cho điểm Formidable cao nhất trong các tàu kể trên.

    Về khả năng thông tin liên lạc cũng như thiết bị trên tàu, sẽ khá là khó để kiểm chứng vì các thông số của nhà sản xuất chỉ ở mức tham khảo, nhưng cũng sẽ không khó nhận ra con tàu có tải trọng lớn nhất lại có số người điều khiển gần ít nhất là khả năng tự động hóa sẽ rất cao, đó là Formidable.

    Vì vậy, trong hạng mục này, thứ tự lần lượt sẽ là: Formidable, Gepard 3.9 và Sigma, Lekiu.

    [​IMG]
    Theo dõi bắn tên lửa Aster trên Formidable​

    [​IMG]
    [SIZE=-0]Sigma của Indonesia có thiết kế khá "mượt"[/SIZE]​
    Kết luận tạm thời

    Như vậy, không khó để nhận ra Formidable là chiến hạm hiện đại nhất Đông Nam Á, Gepard 3.9 cũng sử dụng những công nghệ khá hiện đại, nó có một số vượt trội so với các tàu của Malaysia hay Indonesia.

    Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, những phép thử so sánh trên đây đơn giản chỉ dựa vào thông số kĩ thuật. Trong tác chiến, thành bại còn phụ thuộc vào kĩ năng của người sử dụng cũng như nghệ thuật quân sự. Hiện đại là quan trọng, con người là quyết định.


    Theo báo Đất Việt

Chia sẻ trang này