1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.813
    Đã được thích:
    14.230
    Đồng ý tăng bội chi để đóng tàu sắt cho ngư dân

    Có thể dừng lại những công trình chưa thật sự cấp thiết để tập trung chi cho quốc phòng an ninh...
    Theo báo cáo tổng hợp ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về cân đối ngân sách nhà nước năm 2013, nhiều ý kiến đồng ý với phương án nâng bội chi lên 5,3% được Chính phủ trình.

    Tuy nhiên, các vị thay mặt dân quyết định việc tiêu tiền cũng chỉ rõ, đồng ý nâng bội chi để có nguồn chi cho các mục tiêu giảm nghèo, hỗ trợ nhà, hỗ trợ thiệt hại cho nhân dân miền Trung do xả điện gây lũ lụt, đền bù cho dân.

    Tiền bội chi còn được dành để đóng tàu vỏ sắt cho ngư dân bám biển, hỗ trợ thiệt hại cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi tình hình biển Đông (như ở tỉnh Bình Dương, Hà Tĩnh), củng cố tiềm lực tài chính quốc phòng... báo cáo nêu rõ.

    Dự kiến bội chi vẫn ở mức tối đa

    Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, thu không vượt dự toán nhưng chi vẫn tăng dẫn đến bội chi tăng là chưa hợp lý.

    Chỉ đồng ý tăng bội chi tương ứng với phần hụt thu ngân sách Trung ương 21.560 tỷ đồng theo đúng nghị quyết của Quốc hội, tức là thấp hơn mức 5,3% GDP Chính phủ trình là ý kiến của đa số Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội.

    Bởi, điều này là hợp lý trong bối cảnh cân đối ngân sách nhà nước khó khăn, nợ công đang tăng cao.

    Nhiều ý kiến đồng ý với quan điểm của cơ quan thẩm tra phân tích rằng, 2013 là năm ngân sách đứng trước nhiều khó khăn. Tại kỳ họp tháng 10/2013, Chính phủ báo cáo Quốc hội hụt thu trên 63 ngàn tỷ đồng, trong đó hụt thu ngân sách Trung ương 47 ngàn tỷ đồng, vì vậy, Quốc hội thông qua nghị quyết điều chỉnh dự toán ngân sách nhà nước năm 2013.

    Theo đó, cho phép thu vào ngân sách năm 2013 một số khoản thu đặc thù và nâng mức bội chi để bù đắp hụt thu ngân sách Trung ương nhưng không quá 195,5 ngàn tỷ đồng.

    Thực tế thực hiện, nhờ có một số khoản thu Quốc hội cho phép, số hụt thu giảm. Tuy nhiên, Chính phủ dự kiến mức bội chi vẫn ở mức tối đa.

    Các khoản chi tăng Chính phủ trình đều là cần thiết, nhưng nếu cho phép chi là không có trong dự toán, không đúng quy định của Hiến pháp, nhiều đại biểu đồng tình với ý kiến của Ủy ban Tài chính – Ngân sách.

    Do vậy, quan điểm của không ít đại biểu là không cho phép chi trong năm 2013, giữ lại khoản đó để giảm bội chi năm 2013. Trong năm ngân sách 2014 nếu có những khoản chi đột xuất, cấp bách phát sinh thì Chính phủ cần báo cáo rõ hơn.

    Dự liệu tình huống đột xuất

    Cân đong túi tiền quốc gia trong bối cảnh biển Đông căng thẳng, các vị đại diện cho nhân dân bày tỏ không ít lo lắng.

    Trong đó có 2 điểm đáng lo nhất là dòng tiền có tăng trưởng nhưng có biểu hiện là không chảy vào khu vực sản xuất kinh doanh, việc xử lý nợ xấu chậm.

    Thứ hai là các hoạt động khác (chính trị, xung đột biển Đông, gây rối trong nước…) có ảnh hưởng nhất định, có thể có những tình huống dẫn đến phải tăng chi.

    Nhưng, trong báo cáo của Chính phủ chưa đề cập đến những tình huống đột xuất trong năm 2014. Do đó, cần chủ động tính toán để trình Quốc hội tăng bội chi ngân sách nhà nước nếu cần thiết, báo cáo nêu rõ.

    Bản tổng hợp cũng nêu một số ý kiến đại biểu cho rằng cần rà soát lại một số công trình chưa cần thiết dù đã ghi vốn đầu tư cũng nên dừng lại để tập trung chi cho quốc phòng an ninh.

    Và, vẫn như nhiều phiên thảo luận tại các kỳ họp trước, đề nghị Chính phủ báo cáo giải trình rõ số liệu nợ công hiện nay đã tính đúng, tính đủ chưa? nguồn trả nợ như thế nào? tiếp tục là câu hỏi được đặt ra
    Boeing01 thích bài này.
  2. namqt456

    namqt456 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2013
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    4
    Thớt Biển Đông mà sao giờ lại chuyển qua thành chống tham nhũng thế này :confused:
    HaNoiOld thích bài này.
  3. Blockbuster01

    Blockbuster01 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2012
    Bài viết:
    1.505
    Đã được thích:
    4.597
    Kế hoạch của TQ cho đảo Gạc Ma trong tương lai
    [​IMG]
  4. dongxanh96

    dongxanh96 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/07/2007
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    21
    Viêc bây giờ
    Đảng nhất trí thống nhất đẩy mạnh Viêt thoát tầm ảnh hương Trung. Ta phát triển theo mô hình trung lập kiểu Sing hoặc hơi hướng tư bản kiểu Bắc âu ,còn không ngại Mỹ nữa thì Hàn . không thể thoát chèn ép khi các kỳ đh Đảng đều có a Phò qua có ý kiến. nhớ lời Bác_Lê Duẩn_...có thông về đường lối thì mới được chứ trong ruột mà còn chưa thông thì...

    Diệt vong
    Năm 236 TCN, nhân cơ hội nước Triệu tấn công nước Yên, Tần vương đã chia quân ra làm hai đạo tấn công nước Triệu. Nước Tần dùng vàng bạc châu báu mua chuộc thừa tướng nước Tề là Hậu Thắng, Tề vương Kiến nghe theo chủ trương của Hậu Thắng, không hợp tung để chống Tần, mà cũng chẳng tăng cường phòng bị.

    Sau khi nhận thấy nước nước Tần về cơ bản đã tiêu diệt được ngũ quốc (Hàn, Triệu, Ngụy, Sở, Yên), Tề vương mới nhận thấy mối đe dọa từ nước Tần, vô cùng hoảng sợ đem quân tập kết ở biên giới phía tây, chuẩn bị chờ đón quân Tần tiến công từ phía này.

    Câu chuyện Chiến quốc
    Tướng lợi hại nhất là tường của mình mà ngả theo địch, kẻ thù bên trong hai gấp trăm bên ngoài.

    Về kinh tế là hàng đầu
    1) Theo mô hình Trung quốc
    2) Theo kiểu Sing hoặc Hàn, hoặc Bắc Âu ( mình nghĩ XHCN chính là đây, ở đỉnh cao của tư bản, tự nó hóa thân thành XHCN thế thôi, ai có người nhà ở Nauy, Thuy điển , Phần lan.. thì hiểu)
    3) Tư mình mò mẫm , thôi xin các Bác Bộ Chính trị giờ đây kinh tế là toàn cầu , không thể mình muốn làm luật của riêng mình được và thử nghiệm để quay lại kiểu bao cấp 76-85 được
    Nhiều người nói Trung quốc là ưu việt , theo mà ở xa như Châu âu-Phi còn được , còn giờ theo nó mà ở cạnh thì cứ như Urai không sớm thì muộn.
    Vậy mình theo định hường 2 , 2><1 , do buôn bán có phường mà, mong các Bác đồng lòng , mong ae đọc báo Điên tử Đảng nhiều và góp thêm ý kiến để có nhiều thay đổi, chứ tới kỳ họp Bộ chính trị sợ ý nghĩ của Bát Kỳ có khi là chủ quan , bỏ nhẹ phần quốc hội quá.Ae có biết gì về Bát Kỳ Mãn Thanh k?
    canviet68 thích bài này.
  5. dieuanhbk

    dieuanhbk Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Bài viết:
    17
    Đã được thích:
    13
    Hiện tại có vẻ Việt Nam đang xem xét 2 chiến lược đối phó Trung Quốc – thứ nhất là gián tiếp phối hợp cùng với Mỹ thông qua hai đồng minh của Washington là Nhật Bản và Philippines; thứ hai là chiến lược “đôi bên cùng thiệt hại” trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang. Theo một số nguồn tin, Việt Nam sẽ minh bạch chiến lược của mình để giảm thiểu sự tính toán sai lầm từ Trung Quốc.
    canviet68 thích bài này.
  6. op2

    op2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    972
    Đã được thích:
    1.062
    canviet68 thích bài này.
  7. OnlySilverMoon

    OnlySilverMoon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2012
    Bài viết:
    1.309
    Đã được thích:
    1.301
    Mấy chục vạn đồng bào sang làm thời vụ bên ấy đã về, ai sang có giấy thông hành đàng hoàng thì nó trả lương đàng hoàng, ai sang làm chui nó bắt được, gọi cho người nhà mang tiền sang chuộc, tất nhiên là bị quịt lương. Tương đối buồn.
    Mấy ông làm bên tác chiến khu 1 cong đít lên chạy, các khu khác giáp với nó chắc cũng thế. 1 số hầm hào đã được check lại xem có đảm bảo không.
    Tình hình không quá căng thẳng, nhưng đã có những chuẩn bị để ko bị bất ngờ.

    Chỉ dám hỏi có thế, nên cũng chỉ biết đến thế!
  8. heoconbungbu

    heoconbungbu Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/11/2004
    Bài viết:
    211
    Đã được thích:
    13
    Xin lỗi, chửi phát. Ông mày là thằng trở cờ!
    Gnuhlehcimm, HaNoiOldthanhluan710 thích bài này.
  9. trong tuan

    trong tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/03/2014
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    109
    "Cá nhân tôi nghĩ rằng - Thứ nhất: Không ai bảo vệ Tổ Quốc hộ cho chúng ta. Vì vậy đừng diễn giải quá thực tế những ủng hộ, khiến có thể có nhầm tưởng, chủ quan, không đánh giá hết các khó khăn, thử thách. Thứ hai: Cần trân trọng và tranh thủ mọi ủng hộ lớn, nhỏ, kể cả dù chỉ là sự thông cảm được nói ra hay không nói ra. Không theo ai chống ai, chỉ là vì an nguy của bản thân chúng ta mà ta cần sự ủng hộ ở các mức độ có thể, mọi phía có thể."
    Trần Đăng Tuấn _Nguyên PTGĐ Đài Truyền hình VN
    https://www.facebook.com/trandangtuanavg?fref=ts
    HaNoiOld, giamadai, uman1 người khác thích bài này.
  10. ha_noi

    ha_noi Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2012
    Bài viết:
    128
    Đã được thích:
    6
    Báo Hoàn Cầu: 'Việt Nam không có can đảm tấn công giàn khoan'
    Báo Hoàn Cầu: 'Việt Nam không có can đảm tấn công giàn khoan'

    Việt Nam sẽ nhận “một bài học đích đáng” nếu tiếp tục căng thẳng trên Biển Đông, một bài báo trên tờ báo chính thống của nhà nước Trung Quốc xuất bản hôm nay (6/5). Dàn khoan khủng của Trung Quốc hoạt động trái phép vi phạm chủ quyền của Việt Nam.

    Bài xã luận trên Thời báo Hoàn Cầu (Global Times) của Trung Quốc được tung ra sau khi Việt Nam có phản ứng mạnh mẽ trước việc Trung Quốc đưa giàn khoan khủng ‘tàu sân bay’ vào vùng biển thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam.

    Việt Nam lên án hành động trên là bất hợp pháp và đã yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan khỏi lãnh thổ Việt Nam.

    [​IMG]

    Dàn khoan khủng của Trung Quốc hoạt động trái phép vi phạm chủ quyền của Việt Nam.

    Việt Nam lên án hành động trên là bất hợp pháp và đã yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan khỏi lãnh thổ Việt Nam.

    Lên giọng thách thức

    "Nếu Việt Nam tiến hành thêm các hành động, Trung Quốc sẽ cần có thêm các biện pháp đối phó. Trung Quốc cần phải đánh giá xem Việt Nam sẽ thế nào và có trở trành nước kích động hơn Philippines. Nếu vậy, Việt Nam sẽ nhận được “một bài học xứng đáng”, SCMP (Trung Quốc) trích dẫn lời viết trong bài xã luận trên trang Global Times.

    Đây không phải là lần đầu tiên tờ Hoàn Cầu lên gân với giọng điệu khiêu khích, làm ảnh hưởng đến mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước láng giềng Việt Nam - Trung Quốc.

    Qua những sự việc xảy ra gần đây giữa Trung Quốc và Việt Nam trên Biển Đông như cắt cáp ngầm, đốt tàu ngư dân, xây dựng trái phép sân bay, du lịch trái phép Hoàng Sa..., tờ Hoàn Cầu thường lên giọng dọa nạt, dạy dỗ Việt Nam.

    Trả lời hãng tin Reuters về những phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam trước việc đưa giàn khoan của Trung Quốc vào vùng biển Việt Nam, Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh ngang ngược tuyên bố giàn khoan đang hoạt động trong vùng biển nước này.

    Theo mạng 'Quan sát' Trung Quốc cũng vừa đưa tin hiện lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc và Việt Nam đang đối đầu ở khu vực cách đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) 17 hải lý về phía nam.

    Bài báo trên mạng 'Quan sát' cho rằng, Việt Nam đã điều nhiều tàu cảnh sát biển đến ngăn chặn giàn khoan 981 của Trung Quốc (đang hoạt động bất hợp pháp trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam theo luật pháp quốc tế).

    Trái ngược với thái độ thách thức và khiêu khích từ báo chí Trung Quốc, Việt Nam luôn ứng xử một cách chuẩn mực, tuân thủ luật pháp quốc tế, trên cơ sở tình hữu nghị giữa hai nước láng giềng, nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ, kiên quyết.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định vị trí tọa độ hoạt động của giàn khoan HD-981 nêu trên nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý.

    "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình được xác định phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982", ông Lê Hải Bình tuyên bố. "Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển của Việt Nam khi chưa được phép của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị, Việt Nam kiên quyết phản đối".

    Trao đổi với báo chí, ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho rằng, đây là một bước đi vô cùng nguy hiểm, vi phạm đến lợi ích kinh tế, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (Công ước) đã quy định.

    “Cách đây mấy năm, Trung Quốc đã rùm beng công bố và đầu tư hàng tỷ USD để sản xuất giàn khoan này. Họ đặt giàn khoan khổng lồ khác hoàn toàn những hành động trên giấy tờ, phát ngôn hoặc gây hấn như cắt cáp tàu thăm dò dầu khí”, ông Trục nói.

Chia sẻ trang này