1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. SAM2_AK47

    SAM2_AK47 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2005
    Bài viết:
    1.785
    Đã được thích:
    1.257
    Đây cho bạn một cái tham khảo,

    Đây là thời địch còn đóng quân trên đất ta các mẹ đã làm dc như này, nữa là bây giờ thằng cờ hó ko ai bảo vệ thử hỏi nó sẽ bị như nào nếu có biến?

    http://baophuyen.vn/89/415/chuyen-ve-nguoi-phu-nu-diet-ac-tru-gian-ngay-ay.html
  2. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Thôi các cụ chỉ nên ở mức đấu tranh hòa bình thôi, mọi biện pháp đều có cân nhắc kỹ. Vận nước là vận nhà mong các chú trẻ nên suy nghĩ thật kỹ trước khi kích đểu. Nói như bác nào đó bình thường chém vãi ra cười trừ xả choét, nhưng trong bối cảnh này mọi cái cần trở lại kỷ cương phép tắc. Loạn ngôn, xảo trá, đặc biệt là lật ngược lịch sử, theo đóm (giặc) ăn tàn là cấm kỵ tuyệt đối.
    Nói thêm cho các chú rằng muốn thông tỏ, hiểu biết và tôn trọng lịch sử nước nhà các chú mất cũng ối thời gian chứ không phải ít, nếu đang ở mức nhận thức như đã thể hiện ở các cmt. Câc râm chủ, chấy thức, ráo sư, tiến xĩ khi đối diện với sự thật, kỷ cương phép nước thì tè ướt đũng quần và ấp a ấp úng tôi trót dại, ngây thơ...nói bậy. Thế nhé. Trở lại chủ đề:

    Biển Đông: Lựa chọn nào thì Trung Quốc cũng là kẻ thua cuộc

    Chiến lược pháp lý của Trung Quốc trên Biển Đông đang dần không còn phù hợp với tình hình hiện tại bởi các quốc gia có tranh chấp trong khu vực đã hiểu rõ những mánh lới của Bắc Kinh và có hành động phản ứng đáp trả.
    Từ giữa những năm 1990 đến đầu năm 2000, Trung Quốc và các bên tranh chấp đã ưu tiên giải quyết xung đột thông qua đàm phán và hành động dựa trên luật pháp quốc tế cũng như con đường ngoại giao.
    Tuy nhiên, theo tác giả Sean Mirski, vào giữa những năm 2000, các bên có tranh chấp với Trung Quốc mà đặc biệt là Việt Nam và Philippines đã nhận ra rằng họ đang gặp bất lợi và yếu thế khi đi theo "chiến lược trì hoãn" của Trung Quốc. Do đó, Việt Nam và Philippines đã thay đổi các quy tắc của cuộc chơi.

    [​IMG]
    Quân đội Mỹ - Philippines tổ chức tập trận chung hải quân tại bãi cạn Scarborough.
    Chiến lược pháp lý của TQ không còn phù hợp
    Trên phương diện tuyên bố, các bên tranh chấp vẫn tiếp tục sử dụng những lời lẽ như trước đây, song hành vi đã bắt đầu thay đổi. Các bên tranh chấp đặc biệt là Philippines và Việt Nam, đã hoàn thiện một chiến lược mới nhằm buộc Trung Quốc phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan của chính mình.

    Trong 10 năm qua, Philippines và Việt Nam đã cố gắng gây áp lực lên Trung Quốc bằng cách thay đổi nhận thức dân chúng và quốc tế hóa cuộc xung đột trên Biển Đông. Khi nắm giữ vị thế chủ động hơn, Philippines và Việt Nam hy vọng buộc Trung Quốc phải đưa ra quyết định. Thứ nhất, Bắc Kinh sẽ phải chọn hoặc phản ứng một cách cứng rắn và điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chiến lược tăng trưởng dài hạn. Thứ hai, Trung Quốc hoặc chấp nhận nhượng bộ một số điều khoản trong tranh chấp. Trong đó, Philippines và Việt Nam hy vọng Trung Quốc chọn giải pháp thứ hai là nhượng bộ.

    Ban đầu, Trung Quốc đã mất cảnh giác trước chiến lược mới của Manila và Hà Nội. Tuy nhiên, sau đó, Bắc Kinh đã nhanh chóng bừng tỉnh và đưa ra chiến lược mới mang tên "hai gọng kìm".

    Như chuyên gia Peter Dutton thuộc Viện Nghiên cứu an ninh CNAS (Mỹ) nhận định gọng kìm đầu tiên của Trung Quốc nhắm tới sự cưỡng ép phi quân sự. Một phần của chiến lược này là việc Trung Quốc đưa hàng loạt “tàu vỏ trắng” ra khu vực Biển Đông. Những con tàu này thuộc sở hữu của các cơ quan hàng hải dân sự Trung Quốc. Sau đó, cũng chính những con tàu này được sử dụng để ngăn cản các bên có tranh chấp khác như bắt giữ ngư dân nước ngoài hoặc cắt cáp của các tàu thăm dò dầu khí.

    [​IMG]
    Tuyên bố chủ quyền trên 90% diện tích Biển Đông của Trung Quốc trở thành điểm nóng gây căng thẳng trong khu vực.
    Điển hình, hồi đầu tháng Năm, Bắc Kinh đã lai dắt và hạ đặt trái phép giàn khoan nước sâu Hải Dương-981 vào vùng biển thuộc Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, chỉ cách đảo Lý Sơn 119 hải lý gần quần đảo Hoàng Sa với sự hộ tống của một hạm đội tàu màu trắng. Ngoài ra, Trung Quốc còn sử dụng sức mạnh kinh tế để gây “trở ngại” buộc các nhà đầu tư quốc tế không dám mạo hiểm đổ tiền vào vùng biển đang xảy ra tranh chấp trong khu vực.

    Gọng kìm thứ hai nhắm tới việc Bắc Kinh tiếp tục mở rộng và tăng cường năng lực hải quân phục vụ cho mục đích răn đe. Theo đó, Trung Quốc không muốn lâm vào một cuộc xung đột trực tiếp, mà tìm cách đưa ra giới hạn cưỡng chế phi quân sự từ chính sách gọng kìm thứ nhất và ngăn nó không vượt khỏi tầm kiểm soát. Do đó, khi tàu Philippines đối đầu với các tàu dân sự Trung Quốc, họ luôn biết rằng Hải quân Trung Quốc cũng đang ẩn nấp đâu đó.

    Khi hai gọng kìm kết hợp lại, nó cho phép Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ trước các hành động khiêu khích của những bên có tranh chấp khác mà vẫn kiềm chế khả năng leo thang căng thẳng. Nói cách khác, mục đích dung hòa các lợi ích chiến lược đầy mâu thuẫn của Trung Quốc gói trọn trong việc Bắc Kinh bảo vệ các tuyên bố chủ quyền thông qua lực lượng dân sự mà vẫn có thể ngăn chặn cuộc tranh chấp làm ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài.

    Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, Trung Quốc còn gia tăng thêm áp lực buộc các bên tranh chấp phải lùi bước. Điển hình, sau khi một tàu hải quân Philippines bắt giữ ngư dân Trung Quốc gần bãi cạn Scarborough hồi tháng 4/2012, Trung Quốc đã điều động hàng loạt tàu biển dân sự tới khu vực này. Cuộc xung đột lâm vào bế tắc trong suốt 2 tháng cho tới khi Mỹ can thiệp để hai bên cùng rút quân.

    Trong khi Philippines tuân thủ rút lui, Trung Quốc vẫn thất hứa và không rút tàu. Thậm chí, một tháng sau, hải quân Trung Quốc còn chặn lối vào bãi cạn Scarborough. Kể từ đó, các con tàu của Trung Quốc thường xuyên tiến hành tuần tra tại khu vực này.

    Sợ mang tiếng xấu
    Tương tự như những sự việc tranh chấp chủ quyền trước đây, câu chuyện về bãi cạn Scarborough chỉ được hé lộ sau vài tháng Trung Quốc giành quyền kiểm soát khu vực này.

    Ngày 22/1/2013, Philippines đã đệ trình đơn kiện yêu sách của Trung Quốc lên tòa trọng tài quốc tế chiểu theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Tuy nhiên, Trung Quốc đã từ chối tham gia và vụ kiện nhanh chóng bị gạt bỏ do thiếu thẩm quyền. Song ngay cả khi vụ kiện được tiến hành và tòa án phán quyết Manila giành phần thắng, Trung Quốc vẫn có thể phớt lờ kết quả và chờ cho tới khi làn sóng phản đối của dư luận quốc tế lắng dịu. Điều đó cho thấy bất cứ phán quyết nào từ vụ kiện trên cũng không có hiệu lực.

    [​IMG]
    Tàu của ngư dân Philippines hoạt động gần bãi cạn Scarborough.
    Song điều bất ngờ là tới tháng Một năm nay, một số nguồn tin cho hay Bắc Kinh đã đề nghị rút toàn bộ đội tàu của mình ra khỏi bãi cạn Scarborough nếu Philippines ngừng hành động nộp chứng cứ lên Tòa án trọng tài quốc tế.

    Mặc dù lâu nay, Trung Quốc nổi danh là quốc gia luôn thất hứa trong việc thực hiện những thỏa thuận liên quan tới bãi cạn Scarborough song nếu lời đề nghị trên là sự thật thì đây quả là một điều bất thường. Bởi nó cho thấy Trung Quốc sẵn sàng từ bỏ quyền kiểm soát lãnh thổ mà quốc gia này tuyên bố chủ quyền để mong tránh khỏi tiếng xấu. Do đó, dù có chiếm được bãi cạn Scarborough, Trung Quốc vẫn bị coi là kẻ thua cuộc bởi Manila đã có được "danh tiếng là một quốc gia biết tuân thủ luật pháp quốc tế" – điều mà Bắc Kinh đánh giá cao hơn cả chủ quyền lãnh thổ.

    Đối với Trung Quốc, danh tiếng này liên quan mật thiết đến chiến lược phát triển lâu dài. Bởi Bắc Kinh không muốn cả thế giới biết rằng mình là quốc gia không tuân thủ luật pháp quốc tế.

    Những diễn biến mới nhất tại bãi cạn Scarborough đã thêm một lần minh chứng cho giới hạn trong chiến lược mới của Trung Quốc. Không thể phủ nhận rằng những chiến thuật thẳng thừng của Trung Quốc đã thu được một số thành công nhất định. Do đó, trong tương lai, Manila cần cân nhắc thận trọng hơn trong các cuộc đối đầu giành quyền kiểm soát một hòn đảo tranh chấp.

    Tuy nhiên, điều đáng nói là chiến lược của Trung Quốc đã không thể thay đổi vĩnh viễn những tính toán mang tính toàn diện của các bên có tranh chấp. Minh chứng là mỗi khi ngăn cản thành công một hành động khiêu khích thì Trung Quốc cũng đồng thời kích động sự leo thang của các bên còn lại. Điều này dẫn tới tình thế lưỡng nan của Trung Quốc đang bị chi phối cả về chiến lược phát triển lâu dài và mối đe dọa từ chính tuyên bố chủ quyền của mình.

    Sẽ tới lúc Bắc Kinh nhận ra rằng họ phải ngậm đắng nuốt cay và đưa ra một trong hai lựa chọn vô cùng khó khăn: hoặc leo thang căng thẳng tranh chấp thành một cuộc xung đột hải quân, hoặc nhượng bộ vùng lãnh thổ có giá trị chiến lược như đề nghị rút quân khỏi bãi cạn Scarborough hồi đầu năm và đối mặt với làn sóng phản đối trong nước.

    Dù Trung Quốc sẽ làm tất cả có thể để trì hoãn việc phải lựa chọn một trong hai lựa chọn trên nhưng sớm hay muộn, Trung Quốc cũng phải đưa ra một quyết định.

    MINH THU (lược dịch)-VHN

    Khựa lỡ bước vào con đường nghiện ngập (thèm khát chủ quyền láng giềng), sẵn tính sĩ diện hão (AQ chính truyện)...coi chừng tiến thoái lưỡng nan. Danh dự đang đánh đổi một cách thô lậu ...hế hế
  3. fromdesert

    fromdesert Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/12/2002
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    306
    Trung Quốc lo lắng về kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ tại Hàn Quốc

    (Dân trí) - Trung Quốc ngày 28/5 đã lên tiếng phản đối về khả năng Mỹ triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa tại Hàn Quốc, sau khi Washington được cho là đã kêu gọi Seoul tham gia vào hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến của mình.
    >> Mỹ thúc đẩy phòng thủ tên lửa tại Đông Á

    [​IMG]
    Hệ thống phòng thủ tên lửa Thaad.

    Bộ trưởng quốc phòng Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản dự kiến sẽ có cuộc gặp 3 bên tại Singapore trong tuần này, trong đó họ dự kiến thảo luận về một hiệp ước chia sẻ thông tin tình báo quân sự 3 bên và hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ.

    Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh những lo ngại ngày càng gia tăng từ các vụ thử tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.

    Khi được hỏi về khả năng Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại Hàn Quốc, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nói: "Liên quan tới hệ thống chống tên lửa, lập trường của Trung Quốc là nhất quán và rõ ràng".
    "Chúng tôi tin rằng việc triển khai hệ thống chống tên lửa sẽ không giúp duy trì sự ổn định và cân bằng chiến lược trong khu vực", ông Tần nói.

    "Chúng tôi hi vọng rằng Mỹ sẽ xem xét đầy đủ các lo ngại chính đáng của các quốc gia trong khu vực".

    Hàn Quốc đã bày tỏ mong muốn mua hệ thống phòng thủ tên lửa Thaad của hãng Lockheed Martin (Mỹ), được thiết kế để đánh chặn các tên lửa đạn đạo trên không.

    Trước đó, tờ Wall Street Journal của Mỹ hôm 27/5 đưa tin, Washington đang cân nhắc kế hoạch nhằm triển khai một hệ thống chống tên lửa hiện đại tại Hàn Quốc, vốn có thể đánh chặn các tên lửa tầm ngắn và tầm trung.

    Hệ thống chống tên lửa Thaad tương tự hệ thống đã được Mỹ triển khai để bảo vệ các căn cứ tại đảo Guam.

    Tuy nhiên, một phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đại tá Steven Warren, ngày 28/5 cho hay mặc dù Thaad là "một hệ thống rất có khả năng... nhưng cho tới nay vẫn chưa có quyết định" của Seoul hay Washington nhằm triển khai một hệ thống như vậy tại Hàn Quốc.

    Trong bài phát biểu trước Hội đồng Đại Tây Dương, một tổ chức cố vấn tại Washington, Phó Tổng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ James Winnefeld ngày 28/5 đã kêu gọi sự hợp tác về phòng thủ tên lửa giữa Hàn Quốc và Nhật Bản để đối phó với các mối đe dọa từ Triều Tiên.

    An BìnhTheo AFP, Yonhap

    Đây mới là điều TQ thực sự sợ này. Các hệ thống phòng thủ tên lửa tại HQ khác nào dùi cui điện gí vào mông TQ, manh động một cái là ăn đap ngay. Thằng mỹ hiểm thật, chỗ nào có nguy cơ là nó đat trạm kiểm soát ngay.
  4. thanhthuyhuongtb

    thanhthuyhuongtb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    513
    Đã được thích:
    221
    Xử án kiểu Tàu: Ngày 25/5, tại Tân Cương đã tiến hành xét xử 55 tội phạm người Duy Ngô Nhĩ về các tội cố ý giết người, chia rẽ quốc gia...Các tội phạm bị đưa lên xe tải chở đến sân vận động để xử, khán giả (được chọn lọc) ngồi trên khán đài như xem bóng đá, quanh sân cảnh sát và quân đội lăm lăm súng với đạn đã lên nòng. Chắc bọn này sẽ bị đòm luôn để cho dân chúng xem cho khoái. Tử hình tại sân vận động bằng cách bắn vào gáy là kiểu hành hình được người Tàu ưa thích. Kinh hoàng về sự man rợ của thứ chấp pháp kiểu Tàu:
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    Gnuhlehcimm, luanvitcanviet68 thích bài này.
  5. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    Chúng nó mà biết đến nhục thì đã không ở cái hoàn cảnh như hiện tại. Bao lần chiến tranh, bao chết chóc chỉ làm tăng tính hiếu chiến bầy đàn của tụi nó mà thôi.

    Lại có thằng dở ngô dở ngọng lên mặt nói chuyện nhận thức nữa chứ!!! Nhận thức của nó được photocopy lại từ mấy quyền sách tuyên huấn vàng khè chứ đâu có xuất phát từ thực tế.
  6. UglyWar

    UglyWar Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2014
    Bài viết:
    604
    Đã được thích:
    488
    Lần này nó di chuyển địa điểm không thấy tàu Việt Nam thông báo là bám theo nữa nhỉ. Có cụ nào cho biết bài này mình chơi nó thế nào được không? Chẳng lẽ đi kiện nó thật?
  7. Minhtue

    Minhtue Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2012
    Bài viết:
    565
    Đã được thích:
    181
    Nhục quá mình cũng thấy nhục, có thằng con làm chó thì ai mà chả nhục, chỉ tiếc hồi đấy mình xích con mẹ nó không kỹ để con chó hoang nó làm thế nào mà lại đẻ ra con cún nói tiếng người này chứ.
  8. Minhtue

    Minhtue Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2012
    Bài viết:
    565
    Đã được thích:
    181
    Thế giọng con là giọng gì đó, giọng chó lai tiếng người à, con về xem đêm nay lúc con mẹ thằng bố con nó hoạt động xem nó hú lên giống con gì nhé, bố thì đánh cược với mày là tiếng ... chó.
  9. chimhoabinh

    chimhoabinh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    16/12/2008
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    7
    Em vào trang otofun.net đọc mà nản các cụ ạ, chúng nó dung dưỡng một ổ rận, kêu gào ủng hộ rước Mỹ vào đánh Tầu, những ý kiến khác với chúng nó bị chửi bới, xỉ vả không thương tiếc, phản ứng lại thì bị tụi mod khoá nick. Không ngờ trên VN lại tồn tại những trang web như vậy.
    phamhoanghai thích bài này.
  10. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Lâu rồi, giờ cứ để tự nhiên nó bung ra. Có khi nhiều kẻ muốn nhưng không nói ra thôi.
    halosun thích bài này.

Chia sẻ trang này