1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CaoAnhTuan

    CaoAnhTuan Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/04/2014
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    337
    Bác để ý loa phường ấy, chiều hôm kia hôm kìa em đón con về sớm nên nghe oang oang. Thông báo trước để bà con đỡ giật mình :D
  2. truonghuyenquan

    truonghuyenquan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2014
    Bài viết:
    254
    Đã được thích:
    288
    Diễn tập như thế nào nhể bác? Còi hú inh ỏi hả bác? Em ở khu Hoàng Mai, sân bay GL hay bay, ầm ầm hết cả ra :D
  3. luanvit

    luanvit Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2014
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    85
    Vẫn có thằng sống sót à? HN thì đầy.
  4. nikkori

    nikkori Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2012
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    213
    VN có nhiều chứ, hàng điện tử có Kanguruu này, Nonan này, sunhouse này, mitsuko này, goldsun ..... này.
    Điện thoại có HK phone, FPT, mobistar, mobell vv...
    Ô tô có vinaxuki, cửu long, dong feng
    xe lôi có fusshida đang chạy nhiều ngoài đảo Lý sơn
    [​IMG]
  5. onelove114

    onelove114 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/11/2010
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    810
    Thì ông già vốn là dân miền biển, đi bộ đội người ta cho đi Hải quân. Chả hiểu nghĩa vụ thời xưa kiểu gì mà tận suýt soát 6 năm, có bác còn ở tận 7-8 năm.
    Ông già mình thì có 3 năm nằm ở Trường Sa, 3 năm ở Quýt Ranh. Ông kể là khi ra Trường Sa người ta phát quân phục toàn đồ Mỹ Ngụy, dày bốt cao cổ, quần áo rằn ri kiểu Ngụy túi hộp chứ chả phải là bộ đồ thường thấy. Đồ ăn thì toàn đồ hộp của Ngụy. Duy nhất chỉ có súng ống thì vẫn AK, RPD, B40, B41, M79... hồi ấy tầu bè chưa có định vị như bây giờ, toàn bộ nhờ vào hoa tiêu dẫn đường. Tầu cũng ko có tầu to mà chen chúc trên những con tầu nhỏ tốc độ chậm. Nhiều lúc đi ra gần đến nơi rồi mà tìm mấy ngày không thấy đảo đâu là chuyện thường. Các cụ định vị bằng cái đài phát sóng 12W, khi ra gần đến nơi thì mở máy lên rồi cho tầu chạy thẳng. Cứ thấy lúc nào bắt sóng càng tốt thì tức là càng gần, khi sóng yếu đi thì quay tầu lại rồi lại tìm lòng vòng theo hướng khác. Lính tráng thì cứ phải mở to mắt lên nhìn xem có thấy đảo ở đâu không.
    Đơn vị ông già đóng ở Trường Sa Lớn, mình cũng quên không hỏi xem ông ấy có đi đảo nào khác nữa không nhưng ông kể là hồi ấy toàn ở nhà dàn, tiếp viện thực phẩm khó khăn lắm nên chuyên phải đi lấy trứng rùa biển với đánh cá bằng thuốc nổ. Chắc vì thế nên ông ấy đánh cá bằng thuốc nổ ngon lắm, nhiều gã đánh chả được mấy, có khi còn mất mạng chứ mấy tay bộ đội đói ở đảo thì đánh ngon. Hồi về phép còn mang về được mấy cái kíp, mấy mét dây cháy chậm và hơn 1 kg thuốc nổ, hối ấy quản lý vũ khí lỏng lẻo nên lấy được :D. Nói chung chuyện thì nhiều chuyện lặt vặt nhưng chung quy lại mình thấy cụ bảo có 2 cái khó nhất đó là bão biển và điều kiện sinh hoạt. Đất nước mới giải phóng làm gì đã được quan tâm như bây giờ. Bão biển thì khủng khiếp lắm. Nắng thì còn chui vào nhà với chui vào hầm được chứ còn cứ mỗi lần có bão thì ngoài chuyện lo đống vũ khí thì lo nhất là nó thổi bay mẹ mất cái nhà dàn, sinh hoạt cái gì cũng thiếu. Chỉ không thiếu mỗi lính, nước biển và súng thôi. Thế mà cũng qua hết, chả bao giờ thấy ốm đau gì.
    Cụ còn kể chuyện công binh ra đảo lặn ngụp cả tháng trời để đánh mìn mở 1 lối cho tầu lớn có thể tiếp cận vào đảo. Nghe chuyện này thì mình chợt nghĩ ra vì sao các cụ lại cho xe tank ra giữ đảo.
    Hồi ấy thì không có đánh nhau nhưng tư tưởng thì xác định nếu có đánh thì đánh đến cùng. Cụ bảo ở trên đất liền đánh nhau không được thì còn chỗ mà chạy chứ ở đảo thì chỉ có chết, cho nên cứ xác định là không đánh thì thôi, đã đánh là đánh đến chết. Ông ấy bảo đi lính hải quân rèn cho ông ấy cái tính tự lập cực cao. Nhưng mình thì thấy ông ấy còn bướng nữa, mấy bác cùng đơn vị chơi cùng với ông già mình cũng thế, già rồi mà vẫn có cái tính ngang bướng kiểu gì ấy.
  6. sniper_elite

    sniper_elite Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2011
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    46
    Một bài hay, nó nói đúng 1 mặt của VN. Nhưng ta cũng phải nghĩ ngược lại VN hiện nay không có người dẫn đường đúng đắn, cái kiểu học mãi mà không giỏi được ấy, vì không có phương pháp và không có người hướng dẫn. Còn chuyện Nhật có cái này Hàn có cái kia. Ngẫm lại xem Vn ta được dứt tiếng súng bao nhiêu năm được thực sự yên ổn bao nhiêu năm. Tiếng súng mới dứt hẳn từ 1990, tính ra chúng ta cũng mới có hơn 20 năm phát triển. Mà có được bơm đồ hay tự do phát triển như Nhật và Hàn đâu ? Bạn thấy đấy hơn 20 năm phát triển thì suốt ngày thằng khựa rồi bọn ********* nó quấy nó phá có được yên ổn chút nào. Tôi tin rằng VN nếu có người "được chọn" dẫn dắt và được tự do phát triển thì khoảng 20 năm nữa thôi chúng ta sẽ khác.
    lopbopp, VN_999yetkieu thích bài này.
  7. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    Xin bạn hiểu cho những nhận xét của tôi dưới đây không phải là một sự đề cừ, mà là hoàn toàn mang tính cá nhân, nên rất có thể nó không chính xác.

    Ông Nguyễn Đình Cung :
    [​IMG]

    Theo tôi ông này đang là người hiểu rõ nhất về đề tài nóng hiện nay là : Tái cấu trúc nền kinh tế VN.
    Nhưng ở cương vị của ông, đứng đầu một cơ quan nghiên cứu của NN, có vẻ như ông chỉ muốn (nhận định chủ quan của cá nhân) là đưa ra những nhận xét khách quan về công cuộc tái cấu trúc ở VN.
  8. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Cuộc tập trận Nga – Trung còn chưa kết thúc, Nga đã có những động thái xích lại gần Nhật Bản như một lời cảnh cáo gửi cho Bắc Kinh.

    Tuyên bố bất ngờ

    Vừa trở về từ Trung Quốc, ông chủ điện Kremli đã tuyên bố Nga đã sẵn sàng đàm phán với Nhật Bản về tranh chấp lãnh thổ ở quần đảo Kuril/Lãnh thổ phương Bắc. Theo tin tức từ TTXVN, ngày 24/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết nước này sẵn sàng đàm phán với Nhật Bản về quần đảo tranh chấp ở Thái Bình Dương.

    Bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế ở St Petersburg, ông Putin nói: "Cả Nhật và Nga đều có lợi ích trong việc giải quyết vấn đề (quần đảo Nam Kuril - Nhật Bản gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc). Bất cứ giải pháp nào đều không được làm tổn hại lợi ích của một bên và bất cứ sự thỏa hiệp nào đều không được làm một bên cảm thấy thất bại".

    Quần đảo Kuril đã trở thành một rào cản trong quan hệ Nga – Nhật từ sau Thế chiến II đến nay. Quần đảo này có hàng chục đảo và đá nhỏ nằm ở phía nam Sakhalin. Năm 1945 khi Thế chiến II kết thúc, Hồng quân Liên Xô làm chủ toàn bộ quần đảo này nhưng Nhật Bản vẫn yêu cầu chủ quyền với 4 đảo ở cực nam là Kunashir, Iturup, Shikotan, và Habomai - được gọi chung là Lãnh thổ phương Bắc.

    [​IMG]

    Ông Putin gặp ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm của ông Putin tới Trung Quốc mới đây.
    Hiệp ước hòa bình San Francisco giữa các lực lượng đồng mình và Nhật Bản năm 1951 nói rằng Nhật Bản phải từ bỏ quyền sở hữu các hòn đảo Kuril, nhưng cũng không công nhận chủ quyền của Liên bang Xô Viết đối với quần đảo Kuril. Từ đó đến nay, Chính phủ Nhật và Nga (thừa kế Liên xô) đã nhiều lần tìm cách giải quyết vấn đề này nhưng chưa có kết quả.

    Tuyên bố mới đây của ông Putin cho thấy một thiện chí của phía Nga trong nỗ lực bắt tay với Nhật Bản. Các nhà phân tích nhìn nhận rằng nỗ lực này nhằm phục vụ cho chính sách đối ngoại hướng Đông của Nga.

    Theo nghiên cứu của người Nga, trong 30 năm tới, nhu cầu năng lượng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ cao hơn bình quân thế giới mà Nga lại là nước có nguồn năng lượng dồi dào nhất là dầu mỏ và khí đốt.

    Vừa qua nước Nga đã đạt được một hợp đồng cung cấp khí đốt trị giá đến 400 tỷ USD cho Trung Quốc trong 30 năm. Tuy nhiên Nga cũng có lý do để không thỏa mãn với hợp đồng này. Thứ nhất một hợp đồng bán khí đốt lớn như vậy cho Trung Quốc là tốt cho kinh tế Nga trong trước mắt nhưng về lâu dài lại là một điểm bất lợi. Nga sẽ bị phụ thuộc và dễ bị ép giá hơn. Mặt khác Trung Quốc chỉ phải nhập 50% dầu thô trong khi Nhật Bản phải nhập 100%. Như thế, nước Nga khi tiếp cận được thị trường Nhật Bản sẽ vừa tạo được đối trọng với thị trường Trung Quốc vừa có thêm một thị trường rất lớn vì nền kinh tế Nhật lớn thứ 2 thế giới.

    Thứ hai, với những vấn đề tranh chấp từ trong lịch sử, nước Nga không thật sự hứng thú hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc ở vùng Viễn Đông. Thậm chí Chính phủ Nga lo ngại trước sự bành trướng dân số của Trung Quốc sang miền này thông qua các hình thức hợp pháp (hôn nhân) hoặc bất hợp pháp. Trong mắt một số quan chức Nga thì đây là một kế hoạch lâu dài của Trung Quốc nhằm thôn tính vùng Viễn Đông của Nga.

    Tuyên bố của ông Putin đặt trong bối cảnh chuyến thăm của ông tới Trung Quốc vừa kết thúc 1 ngày là một điều quả thật bất ngờ. Tuy vậy có lẽ người Trung Quốc cũng đã quen với những bất ngờ kiểu này bởi năm 2013 họ cũng đã một lần bị dội nước lạnh.

    Gáo nước lạnh năm 2013

    Ngày 5 đến 7/7/2013 hải quân Nga và Trung Quốc cũng đã tiến hành một cuộc tập trận chung ở vịnh Pie đại đế thuộc Biển Nhật Bản với sự tham gia của 11 chiến hạm nổi và 1 tàu ngầm. Cuộc tập trận này được xem như một thông điệp gửi đến Mỹ và đồng minh của Mỹ đang thực hiện chiến lược xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương.

    Nhưng chỉ 1 tuần sau, từ 13 đến 20/7 nước Nga đã tiến hành một cuộc diễn tập lớn chưa từng thấy. Toàn bộ lực lượng thuộc quân khu trung tâm và quân khu miền Đông, Hạm đội Thái Bình Dương cùng các căn cứ không quân tiêm kích, vận tải và không quân chiến lược ở Viễn Đông được lệnh tham gia tập trận.

    [​IMG]

    Cuộc tập trận ở Viễn Đông năm 2013 của Nga.
    Tham gia tập trận có 1000 xe tăng, xe thiết giáp, 130 máy bay các loại cùng 70 tàu chiến và tàu hỗ trợ.

    Ở trên bộ các sư đoàn đã được vận chuyển bằng cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường không để thực hiện đổ quân chiến dịch trong cự ly hơn 3000 km. Trên không, các máy bay xuất kích bảo vệ bầu trời phục vụ hoạt động trên mặt đất và trên biển đồng thời ngăn chặn tấn công đường không của đối phương.

    Ngoài ra Nga cũng đặt 2 sư đoàn tên lửa chiến lược ở vùng Viễn Đông vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Cùng thời gian, quân khu miền Đông đã thành lập 6 biên đội tàu chiến hỗn hợp trong đó bao gồm các tàu chiến mặt nước và tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương.

    Mặc dù cuộc tập trận này gồm cả hoạt động trên bộ và trên biển nhưng trọng tâm của nó là ở trên bộ với cuộc hành quân khổng lồ vượt hàng nghìn km. Mặt khác có tới 17 thao trường trên bộ trong khi trên biển chỉ có 2 thao trường. Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng đối tượng của cuộc tập trận này ở trên bộ là Trung Quốc còn trên biển là Nhật Bản.

    Nga và Trung Quốc từng có xung đột lãnh thổ trong quá khứ và hai nước cũng lạnh nhạt với nhau trong hàng chục năm. Quan hệ hai nước chỉ cải thiện từ những năm cuối thế kỷ 20 trở lại đây. Trên bề nổi hai nước ngày càng hợp tác chặt chẽ về kinh tế và quân sự. Tuy nhiên sự nhạy cảm của vùng Viễn Đông vẫn là một vấn đề có thể dẫn tới bất đồng giữa hai nước bất kỳ lúc nào.

    Trần Vũ

    Trí tuệ Nga hôn phối với kỹ nghệ Nhật Bản thì Tây lông với cả Ít xà có lẽ phải ghen đấy. Văn minh Trung Hoa chắc chắn phải ngước nhìn chứ không đùa:cool:
    Ông Putin quả là quyết đoán chơi cờ IQ cao phong cách Nga ? Một lãnh đạo tầm cỡ như Putin khó có thể nói là ngờ nghệch khi ký HĐ 400 B OObama với TQ.
    "Hừm trước sau gì ông vẫn làm con đường năng lượng Âu-Á, bọn bay mỗi đứa được chia một phần, cột đo ông nắm, tiền trao cháo múc, loạng quạng ỉ ôi nợ quỵt ông múc cho vỡ mặt. Chúng bay cháy cổ thì ông có nước giải khát ngon bổ thuận lợi. nhưng chúng bay mượn cớ mua bán sấn sổ vô nhà tao bất minh nhòm ngó tao đá cho tét đít....nhất là lão béo khựa có thói tật rình rập lấn chiếm và muốn dọn vào ở nhà khác đấy nhóe." Putin vừa ký siêu HĐ vừa nghĩ và xuất mọt nụ cười bí hiểm kiểu Nga.
  9. OnlySilverMoon

    OnlySilverMoon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/10/2012
    Bài viết:
    1.309
    Đã được thích:
    1.301
    Ờ, ko tiễn!
    Nói với bạn câu cuối trước khi nhét vào blacklist. Khi nước nhà có sự, những thằng nào trục lợi dưới bất kì hình thức nào: câu fame, kiếm tiền, hôi của ... Với mình tư cách ko bằng con chó!
    Thân!
    VN_999 thích bài này.
  10. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Quốc tế đã công nhận “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam”
    thứ 5, 29/05/2014 11:27:45- chuyên mục


    [​IMG]
    (Tinmoi.vn) Giá trị pháp lý về tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Hội nghị San Francisco không những được khẳng định đối với các quốc gia tham dự mà còn đối với những quốc gia cũng như chính quyền không tham dự.


    Một số thông tin về Hội nghị San Francisco

    Từ ngày 5 – 8/9/1951 diễn ra một sự kiện quan trọng, đó là hội nghị được tổ chức tại San Francisco, California (Mỹ) giữa lực lượng Đồng minh và Nhật Bản.

    Hội nghị này có phái đoàn của 51 quốc gia tham dự để thảo luận về vấn đề chấm dứt chiến tranh tại châu Á - Thái Bình Dương và mở ra quan hệ với Nhật Bản thời hậu chiến. Trong hội nghị này, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc không được mời tham dự do giữa Mỹ và Liên Xô không thống nhất được ai là người đại diện chính thức cho quyền lợi của Trung Hoa. Vấn đề chính được đưa ra thảo luận là dự thảo Hiệp ước Hòa bình giữa các nước trong phe Đồng minh với Nhật Bản do Anh - Mỹ đưa ra ngày 12/7/1951 nhằm chính thức kết thúc Thế chiến hai ở châu Á - Thái Bình Dương.

    Dưới thời Pháp thuộc, chính quyền thực dân đại diện cho Việt Nam thực thi và bảo vệ chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa. Ngày 14/10/1950, Chính phủ Pháp chính thức chuyển giao cho Chính phủ Bảo Đại quyền quản lý quần đảo này. Thủ hiến Trung phần Việt Nam lúc bấy giờ là Phan Văn Giáo đã chủ tọa việc chuyển giao quyền hành quản lý quần đảo Hoàng Sa.

    Chính vì vậy, theo lời mời của Chính phủ Hoa Kỳ, với tư cách là thành viên của khối Liên hiệp Pháp, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Quốc gia Việt Nam (Chính phủ Bảo Đại) là Trần Văn Hữu đã tham dự Hội nghị San Francisco. Ông Trần Văn Hữu đã có một bài phát biểu quan trọng khẳng định chủ quyền Việt Nam tại hội nghị này.

    [​IMG]

    Quang cảnh hội nghị San Francisco năm 1951. Ảnh tư liệu.
    Ngày 8/9/1951, 48 quốc gia tham dự hội nghị đã ký một Hiệp ước Hòa bình (còn gọi là Hiệp ước San Francisco hay Hiệp ước Hòa bình San Francisco). Hiệp ước này đã chính thức chấm dứt Thế chiến hai ở Viễn Đông cũng như đánh dấu chấm hết cho sự tồn tại của chủ nghĩa quân phiệt Nhật.

    Các nước tham gia Hiệp ước ký tên: Cộng hòa Áchentia, Úc, Bỉ, Bôlivia, Braxin, Campuchia, Cannađa, Xâylan (nay là Srilanca), Chilê, Côlômbia, Costa Rica, Cuba, Cộng hòa Đôminica, Hy Lạp, Guatemala, Haiti, Honđurát, Inđônêxia, Iran, Irắc, Lào, Pakixtan, Panama, Paraguay, Pêru, Philíppin, Ecuađo, Ai Cập, Xanvađo, Êtiôpia, Pháp, Libăng, Libêria, Lúcxămbua, Mêhicô, Hà Lan, Nicaragoa, Na Uy, Arập Xêút, Xyri, Liên bang Nam Phi, Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen, Hoa Kỳ, Urugoay, Vênêxuêla, Việt Nam (Chính phủ “Quốc gia Việt Nam” của Quốc trưởng Bảo Đại), Nhật Bản.

    Do những bất đồng nên Liên Xô, Tiệp Khắc, Ba Lan không tham gia ký kết Hiệp ước này.

    Trong Hiệp ước San Francisco, ở Điều 2, đoạn 7, ghi rõ: “Nhật Bản khước từ mọi chủ quyền và đòi hỏi đối với tất cả các lãnh thổ mà họ chiếm bằng vũ lực trong đệ nhị thế chiến, trong số đó có các đảo Trường Sa và Hoàng Sa”.

    Hiệp ước San Francisco bắt đầu có hiệu lực từ ngày 28/4/1952.

    Cộng đồng quốc tế công nhận chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa

    Trong khuôn khổ Hội nghị San Francisco,tham dự với tư cách là một thành viên chính thức, đoàn Việt Nam đã có những tuyên bố, phát biểu quan trọng.

    Theo đó, ngày 7/9/1951, tại Hội nghị San Francisco có sự tham dự đầy đủ của phái đoàn 51 quốc gia, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Chính phủ Bảo Đại đã long trọng tuyên bố, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam: “Chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”.

    “Chúng tôi cũng sẽ trình bày ngay đây những quan điểm mà chúng tôi yêu cầu Hội nghị ghi nhận (chứng nhận)... Và cũng vì cần phải thành thật lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”, ông Trần Văn Hữu phát biểu.

    Tuyên bố xác nhận chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của phái đoàn Việt Nam không hề gây ra một phản ứng chống đối hoặc yêu sách nào của 50 quốc gia còn lại tham dự Hội nghị.

    [​IMG]

    Thủ tướng Trần Văn Hữu của Chính phủ Bảo Đại đại diện cho phái đoàn Việt Nam kí Hiệp ước Hòa Bình San Francisco. Ảnh tư liệu.
    Tuyên bố của phái đoàn Quốc gia Việt Nam về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Hội nghị mà không có sự phản đối nào của các nước tham gia cũng chính là sự thừa nhận của các nước Đồng Minh về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.

    Hơn nữa, Điều 2 của Hiệp ước Hòa bình San Francisco có hiệu lực đã tái lập sự toàn vẹn lãnh thổ cho những quốc gia bị quân Nhật chiếm đóng trong Thế chiến hai. Do đó, việc Nhật Bản tuyên bố từ bỏ tất cả các quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa cũng có nghĩa là Nhật Bản trả lại chủ quyền của hai quần đảo mà nước này chiếm đóng trong giai đoạn 1939 -1946 cho Việt Nam. Chủ quyền đối với hai quần đảo này do vậy, hiển nhiên thuộc về Việt Nam.

    Sau Hội nghị San Francisco, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn do lực lượng trú phòng của chính quyền Bảo Đại quản lý. Đến năm 1954, đất nước Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc, hai quần đảo này được đặt dưới sự quản lý hành chính của chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

    Cộng đồng quốc tế bác bỏ đòi hỏi chủ quyền vô lý của Trung Quốc

    Như đã nói ở trên, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Trung Hoa Dân quốc không được mời tham dự Hội nghị San Francisco.

    Trong phiên họp khoáng đại ngày 5/9/1951 của Hội nghị, đòi hỏi cho quyền lợi của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong Hội nghị San Francisco đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa đã được phái đoàn Liên Xô nêu lên. Phát biểu trong phiên họp này, Ngoại trưởng Liên Xô Andrei A. Gromyko đã đưa ra đề nghị gồm 13 khoản tu chính để định hướng cho việc ký kết hòa ước thực sự với Nhật Bản. Trong đó có khoản tu chính liên quan đến việc: “Nhật nhìn nhận chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa dưới phía Nam”. Nhưng với 48 phiếu chống và 3 phiếu thuận, Hội nghị đã bác bỏ yêu cầu này của phái đoàn Liên Xô.

    Như vậy, cái gọi là danh nghĩa chủ quyền Trung Quốc đối với các quần đảo ngoài khơi Biển Đông đã bị cộng đồng quốc tế bác bỏ rõ ràng trong khuôn khổ của một hội nghị quốc tế.

    Về phía Trung Quốc, khi thấy bị gạt ra khỏi hội nghị, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã phản ứng bằng cách ra một số bản tuyên bố chính thức, đồng thời cho đăng các bài báo để lên án Mỹ về việc không mời Trung Quốc tham dự hội nghị để trình bày quan điểm của mình. Một trong những quan điểm này là đòi hỏi chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

    Tuy tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Trung Quốc, nhưng Trung Quốc lại không đưa ra được một chi tiết nào để chứng minh chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này.

    Ngày 19/1/1974, Trung Quốc ngang nhiên cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, cũng như hiến chương Liên Hợp Quốc, Hiệp định Paris ngày 27/1/1973 mà họ đã cam kết tôn trọng, và chứng thư sau cùng ngày 2/3/1973 của Hội nghị thế giới về Việt Nam mà Trung Quốc là một nước ký tên vào.

    Giá trị pháp lý của Hiệp ước San Francisco

    Theo nhiều chuyên gia luật, chuyên gia lịch sử, việc quốc gia Việt Nam dưới sự bảo trợ của Pháp, tham gia Hội nghị San Francisco và tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong chuỗi các sự kiện minh chứng cho sự xác lập chủ quyền từ sớm (về pháp lý cũng như sự chiếm hữu một cách hòa bình trên thực tế) đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

    [​IMG]

    Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được cộng đồng quốc tế công nhận. Ảnh minh họa.
    Giá trị pháp lý về tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong Hội nghị San Francisco không những được khẳng định đối với các quốc gia tham dự Hội nghị mà còn đối với những quốc gia cũng như chính quyền không tham dự Hội nghị bởi những ràng buộc của Tuyên cáo Cairo và Tuyên bố Potsdam.

    Việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong Hội nghị San Francisco là sự tái lập/tái khẳng định một tình thế đã có từ trước. Thêm nữa, Hội nghị Geneve năm 1954 bàn về việc chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương với sự tham gia của những quốc gia không có mặt tại Hội nghị San Francisco cũng đã tuyên bố cam kết tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

    Thạc sĩ luật Hoàng Việt – chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông – nhận định:“Hiệp ước Hòa bình San Francisco là một hiệp ước quốc tế được kí kết chính thức giữa 48/51 nước tham dự, trong đó có các cường quốc hàng đầu như Mỹ, Pháp, Anh… nên hoàn toàn có giá trị pháp lý. Hiệp ước này đã có hiệu lực từ năm 1952 nên các quốc gia trực tiếp kí kết hoặc không kí kết nhưng có ràng buộc liên quan bởi các hiệp định, tuyên bố khác phải tuân thủ”.

    Theo thạc sĩ Hoàng Việt, Hiệp ước San Francisco và nội dung quan trọng thể hiện sự công nhận của cộng đồng quốc tế về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã được các cơ quan chức năng Việt Nam nắm rõ từ lâu. Các học giả, nhà nghiên cứu cũng đã có nhiều tìm hiểu, nghiên cứu về Hiệp ước này.

    “Tuyên bố của phái đoàn Quốc gia Việt Nam trong hội nghị San Francisco về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là cơ sở pháp lý quan trọng để Việt Nam tiếp tục đưa vấn đề tranh chấp ở hai quần đảo này ra các hội nghị, diễn đàn quốc tế. Vấn đề là thời điểm và cách thức đưa ra như thế nào cho hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất. Đây cũng chỉ là một căn cứ trong hệ thống rất nhiều bằng chứng pháp lý, lịch sử khẳng định rõ chủ quyền lâu đời và không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, ông Việt nói.

    Duy Minh

    Nguồn : Tin Mới / Nguoiduatin.vn

    Ầy cái bọn bưng bô cho vịt cả ấy mà, nhà khựa đíu cần biết cứ HD 981 kéo lê khắp nôm hải kẻ vạch chín đoạn, thách bố con thằng nào dám cản ...nhưng mà chơi bắn nhau là ông không chơi đâu nhá khục khoặc :P
    kienquoc, kingtuan8, giamadai2 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này