1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. uman

    uman Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    955
    Đã được thích:
    826
    Trông chừng như mặc dù tàu chỉ huy CSB 8001 của ta cách dàn khoan và đám tàu của tq khá xa, nhưng hôm nay thì có đám tàu của kẻ cướp đang bao vây ở khoảng cách tới dàn khoan có lẽ tới 90-100 hải lý? Link: http://www.vesselfinder.com/?mmsi=574001870
  2. bavuongk

    bavuongk Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/09/2007
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    114
    dm, theo tui giờ ta cứ đau tranh hoà bình, thủ dao luyện võ cật lực, chờ ww3 hay thằng khưa ngã bệnh ốm liệt giường ta vùng lên đập hết, đuổi hết bọn cờ hó đang ăn bậy, ỉa bậy trong nhà ta... từ thằng phi, thằng đài, thằng abc, xyz nào còn nằm trong 2 bãi đá nhà ta là ta đa đit hết. dcm càng nói càng cay, nhưng thời thế chưa tới.
    VN_999 thích bài này.
  3. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Trung Quốc ‘mất ngủ’ vì đối thủ khó chịu nhất


    Thủ tướng Shinzo Abe cuối tuần này sẽ trình bày kế hoạch tạo dựng Nhật Bản trở thành một nước đối trọng với sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Đây là thông tin khiến Trung Quốc “toát mồ hôi” bởi nước này sẽ phải đối diện với một kỳ phùng địch thủ đầy khó chịu ở ngay sát nách.


    [​IMG]
    Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

    Thủ tướng Abe sẽ nói tại Diễn đàn Shangri-La rằng, Nhật Bản và đối tác Mỹ sẵn sàng tăng cường hợp tác an ninh với Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tờ Sankei Shimbun đưa tin.

    Ông Abe sẽ không đề cập trực tiếp đến cái tên Trung Quốc nhưng chẳng ai hoài nghi về việc Nhà lãnh đạo Nhật Bản đang ấp ủ kế hoạch lập liên minh làm đối trọng với Trung Quốc, trong đó Tokyo sẽ có vai trò chủ lực. Điều này xuất phát từ mối lo ngại ngày càng tăng trước việc Trung Quốc liên tiếp “gây sóng gió” và khuấy đảo Biển Đông cũng như biển Hoa Đông vì các cuộc tranh chấp với các nước láng giềng xung quanh.

    Thủ tướng Abe có thể sẽ “thông báo mục tiêu của ông trong việc tiến tới để Nhật Bản đóng vai trò lớn hơn, tích cực hơn ở Châu Á bằng cách tận dụng liên minh Nhật-Mỹ như một nền tảng”, ông Koichi Nakano – một giáo sư về khoa học chính trị thuộc trường Đại học Sophia ở thủ đô Tokyo cho biết.

    Ông Abe đã có kế hoạch vạch ra những quy định, đường hướng mới nhằm để quân đội hùng mạnh nhưng ít được sử dụng của Nhật Bản tham gia vào các vấn đề an ninh bên ngoài. Đây là một phần trong học thuyết “chủ nghĩa hòa bình tích cực” của Thủ tướng Nhật Bản.

    Nhà lãnh đạo Nhật Bản đều đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ, cả trên lời nói lẫn hành động, cho Philippines và Việt Nam trong cuộc tranh chấp giữa hai nước này với Trung Quốc ở Biển Đông. Điều này thể hiện dưới hình thức cung cấp tàu cho lực lượng bảo vệ và qua những tuyên bố công khai.

    Thủ tướng Abe hy vọng, các nước khác trong khu vực sẽ xem sự giúp đỡ của Nhật Bản cho Philippines và Việt Nam là dấu hiệu chứng tỏ sự sẵn sàng của Tokyo trong việc tham gia vào các vấn đề khu vực, toàn cầu, và đưa Nhật Bản trở thành một đối trọng đối với Trung Quốc.

    Kế hoạch của Thủ tướng Abe sẽ được đón nhận nhiệt thành ở khu vực

    Theo các nhà phân tích, thông điệp của Thủ tướng Abe về vai trò an ninh toàn cầu lớn hơn cho Nhật Bản tại diễn đàn vào cuối tuần này có thể sẽ được các nước trong khu vực đón nhận nhiệt thành bởi họ đang ngày càng lo ngại về Trung Quốc. Mặc dù vậy, có thể có một số nước sẽ kiềm chế để không vỗ tay quá to, khiến Bắc Kinh tức giận.

    Trong khi Nhật Bản đang có cuộc tranh chấp quyết liệt chưa từng có với Nhật Bản ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông thì căng thẳng cũng đang trào lên dữ dội ở Biển Đông khi Trung Quốc ngày một lấn tới trong các cuộc tranh chấp với các nước láng giềng Đông Nam Á xung quanh.

    Theo dự kiến, Thủ tướng Abe sẽ có bài phát biểu quan trọng tại diễn đàn Shangri-La diễn ra trong ngày hôm nay (30/6) – một diễn đàn quy tụ sự tham gia của các chuyên gia an ninh, quốc phòng hàng đầu của Châu Á, trong đó có các nước thành viên của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Mỹ và Australia.

    Thủ tướng Abe được cho là sẽ giải thích những nỗ lực của ông trong việc dỡ bỏ lệnh cấm quân đội Nhật Bản tham gia vào các hoạt động bên ngoài kể từ sau thế chiến II.

    "Căng thẳng đang leo thang ở Châu Á-Thái Bình Dương. Tôi muốn phát đi thông điệp với thế giới về sự đóng góp chủ động, tích cực của Nhật Bản đối với hòa bình dựa trên sự hợp tác quốc tế”, hãng tin Kyodo dẫn lời ông Abe phát biểu trước một hội đồng quốc hội ngày hôm qua (29/5).

    Bất chấp những ký ức không mấy đẹp đẽ về thời đế quốc Nhật Bản chiếm đóng các nước Đông Nam Á, nhiều nước trong khu vực hiện giờ được cho là sẽ đón nhận tích cực thông điệp của Thủ tướng Abe bởi họ vốn đang ngày một quan ngại về Trung Quốc.

    "Các nước ASEAN có tranh chấp với Trung Quốc sẽ ủng hộ ông ấy”, ông Malcolm Cook – một chuyên gia cấp cao thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore đã nhận định như vậy.

    "Nhật Bản có thể thẳng thắn chỉ trích Trung Quốc hơn là ASEAN có thể làm", ông Cook nói.

    Một quan chức quốc phòng cấp cao của Philippines mới đây đã tuyên bố: “Chúng tôi hoan nghênh sự đóp góp của Nhật Bản nhằm tăng cường an ninh và sự ổn định trong khu vực, trong đó có kế hoạch đưa nước này đóng vai trò an ninh lớn hơn trong khu vực”.

    Bài phát biểu của Thủ tướng Abe được cho là cũng nhấn mạnh đến việc các nước phải tôn trọng pháp quyền và phản đối việc thay đổi thế nguyên trạng. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ Thời báo Phố Wall hồi đầu tuần, Thủ tướng Abe đã thẳng thắn nói rằng, việc “Trung Quốc đơn phương tiến hành các hoạt động khoan thăm dò” ở vùng biển của Việt Nam đã dẫn đến “tình trạng căng thẳng leo thang”. Ông Abe tuyên bố đầy cứng rắn rằng: “Chúng tôi sẽ không bao giờ dung thứ cho hành động tìm cách thay đổi thế nguyên trạng bằng vũ lực hay sự dọa dẫm”.

    Trung Quốc bị các nước cáo buộc đang tìm mọi cách để thay đổi thế nguyên trạng trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông và biển Hoa Đông nhằm giành giật những khu vực lãnh thổ, lãnh hải vốn thuộc chủ quyền của các nước khác.

    Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=887839#ixzz33BC0Lzj8
    doc tin tuc www.xaluan.com

    Nhật Bản tỏ ra quyết đoán, mạnh mẽ hơn trong bối cảnh thế giới, khu vực nóng lên vì vấn đề tranh chấp, thôn tính chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ mà trong vòng xoáy đó có Nhật Bản.
    Một đất nước Nhật Bản đã khởi động một chiến lược hướng ngoại về an ninh, kinh tế, ngoại giao và sức mạnh mềm.
    Danh dự và lòng kiêu hãnh dân tộc đã bắt buộc ý chí nước Nhật phải tìm cách thoát ra vòng kim cô bó buộc lên đất nước từng dược coi là quân phiệt hiếu chiến, đé quốc xâm lược gây ra WW2. Quyền và lợi ích quốc gia vì thế bị ảnh hưởng rất lớn. Với một nước Nhật hiện đại, mạnh mẽ nhiều tham vọng hướng ngoại thì chiếc áo mà thế giới quàng vào thân họ đã trở nên chật chội bức bối và nguy hiểm đến sự tồn vong của họ.
    Hiện nay Nhật Bản đã khởi động các "dự án" mang tính quyết định về chính trị, đối ngoại và quân sự để đáp lại những thách thức đương thời.
    1. Nhật Bản đang cố gắng xóa bỏ đi những mặc cảm, nỗi sợ hãi từ láng giềng khi nhắc đén quân phịệt phát xít Nhật. Lịch sử đen tối, thảm họa đó đã lùi vào dĩ vãng rất xa. Giờ đây Nhật đang muốn mang cả sức mạnh, hình ảnh hòa bình, tiến bộ Nhật Bản cho tất cả các nước láng giềng và khu vực. Thông điệp rõ ràng là hòa bình, hữu nghị và phát triển. Có gì khó lý giải không khi lượng cam kết ODA, đầu tư trực tiếp to lớn của Nhật dành cho các nước đang phát triển, trong đó Việt Nam là một địa chỉ rất được coi trọng. Hành xử có trách nhiệm, thiện chí đồng thời Nhật cũng xứng đáng nhận được sự tôn trọng của các nước, đặc biệt là không gian hòa bình tại khu vực Đông Bắc Á, chủ quyền và lãnh thổ của họ.
    2. Sự thực những bước phát triển của Nhật Bản luôn phải chứng kiến sự đeo bám quyết liệt thậm chí là ganh tỵ từ người khổng lồ (nghĩa đen) TQ, vốn từng là nạn nhân bị chà đạp nặng nề dưới gót chân quân phiệt Nhật Bản. Mối thâm thù của TQ dành cho Nhật Bản là không thể chối cãi. Mặc dù rất cần đến nhau trong quan hệ giao thương nhưng vấn đề nguyên tắc về món nợ lịch sử và chủ quyền của cả hai là không thể hóa giải chí ít là đến hôm nay! Sự cạnh tranh đối kháng này đã tạo ra một thế giằng co chiến lược to lớn giữa hai bên thách thức nhau về địa vị và thực lực ở tầm mức khu vực và trên cả thế giới. Nhật Bản đang đi sâu vào một xã hội hiện đại, giàu nội lực trên tất cả các mặt. Họ đương nhiên là một thực thể kinh tế lớn hàng đầu thé giới xét trên chất lượng và thu nhập thực tế. Đối lại TQ nổi lên là một quốc gia phát triển nóng, tranh thủ khai thác tận dụng mọi tiềm năng, cơ hội tự thân và vươn ra thị trường bên ngoài tìm kiếm nguồn lực rẻ mạt che đậy bằng hình ảnh thường thấy "trỗi dậy hòa bình", một xảo biện cho dã tâm thực dân kiểu mới. TQ càng giàu thì dối tác càng nghèo, bế tác. Khi đã đạt được sức mạnh đáng kể để so kè với địa vị lãnh đạo của các cường quốc khác TQ không ngần ngại vũ trang mạnh mẽ bất chấp lo ngại của các nước, ngày càng tỏ ra quyết đoán, hiếu chiến và đầy tham vọng, áp đặt chính sách nước lớn nhằm thu phục láng giềng cũng như tranh giành không gian địa chính trị cũng như chủ quyền lãnh thổ với tất cả các nước, kể cả khu vực xa xôi như Nam Á, Trung Đông, Châu Phi, Mỹ La Tinh, Bắc/Nam Cực....Đối diện với thực tiễn vô cùng nguy hiểm này Nhật Bản không thể khoanh tay đứng nhìn, vừa để cảnh báo TQ về sự an toàn của nước Nhật và tuyên bố lợi ích sống còn của Nhật Bản tại khu vực CA-TBD cực kỳ sôi động này và trên toàn cầu.
    3. Vốn dĩ là một đất nước diện tích nhỏ hẹp, manh mún nghèo tài nguyên, Nhật Bản nhận thức tiền đồ của họ ở chính bãn lĩnh, sức mạnh kinh tế, ngoại giao và quân sự vừa là cứu cánh nâng đỡ mình không bị chèn ép từ các đối thủ chiến lược. Trong suốt thời gian dài trước đây Nhật Bản ngoan ngoãn nằm trong khuôn phép và tự giới hạn sức mạnh của họ đặc biệt là quân sự trong Hiến pháp vốn bị chi phối bởi các thé lực chiến thắng thé chiến thứ II áp đặt...ngày nay Nhật Bản không còn tâm lý cam chịu bị đè nén trong khi đã nổ lực xóa bỏ triệt để mầm mống quân phiệt phát xít, đồng thời đóng góp to lớn cho hòa bình, thịnh vượng và tiến bộ xã hội trên phạm vi thé giới. Nước nhật là biểu tượng của ý chí, khát vọng phát triển, khát khao hòa bình hiện nay. Thế giới đã xoay chuyên từ đơn cực, song cực sang đa cực...quyền lợi các thế lực cũ và mới đang xoay chyển khó lường, tranh giành phân chia, lãnh địa mãnh liệt. Nhật Bản mặc nhiên là một trong số đó nên chiến lược của họ cũng hướng ngoại không ngừng. Từ chỗ không có BQP, không được phép khai triển sức mạnh quân sự bên ngoài lãnh thổ, rõ ràng đến nay Nhật bản không bao giờ chịu trói như vậy. Quân đội Nhật Bản là nỗi ám ảnh cho các đối thủ, hiến pháp Nhật đã và đang được sửa đổi để từ bỏ "vòng kim cô" tự bó hẹp trong nước để vươn ra giành lấy vị thế địa chính trị, đồng thời sẵn sàng bảo vệ lợi ích của mình.
    4. Nhật Bản bước ra vũ đài địa chính trị khu vực và thế giới đương nhiên vấp phải sự phản đối và ngăn cản quyết liệt từ các cựu thù và đối thủ chiến lược, tuy nhiên hơn ai hết Nhật Bản hiểu rõ những sai lầm và tội ác trong lịch sử đã đưa đến thảm họa diệt vong như thế nào. Sự nhận thức từ bỏ hiếu chiến, xâm lược rất nghiêm túc của Nhật Bản đã hầu như mang lại thiện cảm to lớn từ các nước khu vực và trên thế giới, phần nào lý giải sự nhúng tay can dự của Nhật Bản trong các điểm nóng an ninh như Biển Đông, Hoa Đông...cũng như tích cực tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ là hoàn toàn cần thiết và cần cổ vũ, đoàn kết với Nhật Bản trong các sự vụ cao thượng nhân đạo như vậy.
    5. Thé giới và nhân loại tién bộ không chấp nhận nước Nhật phát xít, quân phiệt nhưng hoàn toàn mong đợi một Nhật Bản can đảm, mã thượng và thân thiện hữu nghị. Tại sao không?
    :):):)
    phamhoanghai thích bài này.
  4. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Đã bảo rồi, những vấn đề không liên quan đến chủ đề thì thế nào cũng vật nhau thôi, chán quá các cụ làm gương cho lớp trẻ chứ lị:cool: Các cụ làm thế bọn hoa nem cục phân nó ăn mừng kích đểu thành công trên phố rùm danh tiếng ttvnol nhà vịt híc híc
    yetkieu thích bài này.
  5. Alalala

    Alalala Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2014
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    75
    tùy từng quận bạn ạ
  6. nikkori

    nikkori Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2012
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    213
    Nó mạnh và hung hãn như thế. quân mình ban đầu tinh thần cũng hăng nhưng kiểu này cũng oải dần, cách xua đuổi kiểu này là bế tắc.
  7. Alalala

    Alalala Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2014
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    75
    bác đang ở ngoài biển a, sao biết rõ thế
  8. nikkori

    nikkori Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2012
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    213
    Tôi thấy sự bế tắc trong ánh mắt của những cảnh sát biển, trong cái cách họ làm.
  9. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    Ậy, đừng xúi dại. Có sáng kiến cách trị "hòa bình" này xin hiến kế các bác bàn:
    Tàu ta tàu gỗ, tàu nó tàu sắt, cứ giấu máy phát điện lớn lớn vào, nó xáp tới gần thì phóng đầu dây điện qua, đề máy phát lên là cả tàu nó cùng phê ngay
    :D
    phamhoanghai thích bài này.
  10. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Được không để tối mần thử nè

Chia sẻ trang này