1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoadaols

    hoadaols Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/08/2009
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    203
    Nói rộng ra là dân Việt mình có đằng cấp về quân sự nhất là chống xâm lược, còn các lĩnh vực khác như kinh tế, văn hóa... thì thôi ta không bàn :)
  2. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Các cụ lại mát gần mát xa uýnh giặc với cả tề gia trị quốc nghe mệt quá, nhàm vãi...
    Tiếp tục tích **** lời hay ý đẹp của các IQ đầu ngành Mỹ, Nhật, Trung, Nga, Vịt...à mà cũng ít thấy các bố Asean nói với theo câu nào nhể...hay dựa hơi anh 2 anh 3 hết roài:cool:
    hoalongtrang thích bài này.
  3. hoalongtrang

    hoalongtrang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Bài viết:
    2.671
    Đã được thích:
    1.105
    Mình thì nghĩ rằng rất có thể những IQ cao về kinh tế, xã hội, văn hóa,... chưa xuất hiện, hoặc đã có xuất hiện nhưng chỉ được cho lượm banh hay ngồi ghế dự bị, chưa được đưa vào đá chính thức + đúng vị trí.
    Way lại chủ đề giàn dáo, có vẻ như các anh đại đã quán triệt đường lối bất bạo động, quyết đem đại nghĩa cảm hóa hung tàn.
    (Hổng biết chừng nào Trung Hoa anh hùng lầm đường lạc lối mới chịu giác ngộ, quay về với chánh đạo của loài người văn minh đây??? o_O )
    hanhgl thích bài này.
  4. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Tướng Nguyễn Chí Vịnh: 'Không thể chấp nhận hành động của TQ'

    (Tin tức thời sự) - Việt Nam không thể chấp nhận hành động của Trung Quốc và kiên quyết bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình.

    Đây là khẳng định của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trong cuộc gặp Trung tướng Vương Quán Trung - Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore.

    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói: “"Chúng tôi nghĩ rằng không có gì không giải quyết được, miễn là hai nước cùng thực tâm cố gắng xử lý những vấn đề còn tồn tại bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế".”

    Thượng tướng nêu rõ quan điểm của Việt Nam về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

    Ông khẳng định, Việt Nam không thể chấp nhận hành động của Trung Quốc và kiên quyết bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp hòa bình.

    [​IMG]
    Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh gặp song phương Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội TQ Vương Quán Trung. Ảnh: TTXVN
    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói rõ với Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc: "“Việt Nam không bao giờ muốn gây căng thẳng, phức tạp trong quan hệ với TQ. Việt Nam không bao giờ tranh hơn thua với TQ.

    Việt Nam cũng không bao giờ đi với ai để chống TQ. Việt Nam chỉ mong muốn hòa bình, giữ vững độc lập, tự chủ và toàn vẹn chủ quyền, lãnh thổ. Chúng tôi kiên trì và kiên quyết đấu tranh khi lợi ích và các giá trị cơ bản nêu trên của đất nước bị đe dọa".

    "Hành xử vô nhân đạo với ngư dân là không được!"

    Trong cuộc gặp Thứ trưởng Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov cho biết, Nga luôn tin tưởng và coi trọng quan hệ với Việt Nam. Nga cũng theo dõi rất sát sao tình hình khu vực nên nắm rõ vấn đề đang diễn ra trên Biển Đông.

    "Vì vậy, chúng tôi ủng hộ các nỗ lực của Việt Nam giải quyết vấn đề bằng biện pháp hòa bình. Chúng tôi phản đối những hành động có thể gây mất ổn định trong khu vực", ông Anatôly Antonov nói.

    Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định, Việt Nam luôn coi Nga là người bạn tin cậy, đồng thời bày tỏ mong muốn Nga cùng cộng đồng quốc tế tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông.

    Hà Anh (Lược theo TTXVN)

    Sao phần đáp lời của thứ trưởng tung khựa không đăng nhỉ, hay là ăn nói thiếu ngoại giao, thiếu kìm chế nhẩy?
  5. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Like còm của cụ bá đạo vương hé hé
    Chiến thuật vây hãm tỉa gọt là nhà vịt bá đạo nhất quả đất đấy nhóe.
    Cụ Yết lâu ít pót, quơ nhỉ...chắc đang chuẩn bị thực thi biện pháp hòa bình của thủy tề, long vương chăng?:)
    yetkieu thích bài này.
  6. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Jeffrey A. Bader - Hoa Kỳ kết liễu sự mập mờ của Trung quốc về đường chín đoạn
    Thượng nghị viện nên chuẩn thuận UNCLOS. Điều đó sẽ cho phép Hoa Kỳ có thêm tính chính danh khi tham gia một cách chủ động và hiệu quả vào các quyết định về tương lai Biển Đông.
    Thứ Sáu, ngày 30 tháng 5 năm 2014
    [​IMG]
    Liêm Nguyên dịch theo brookings.edu
    Lần đầu tiên Hoa Kỳ đã bày tỏ một cách rõ ràng rằng đường chín đoạn do Trung quốc và Đài loan vẽ ra trên Biển Đông là trái với luật pháp quốc tế. Trong buổi tường trình trước Uỷ Ban Đối Ngoại của Quốc hội Hoa Kỳ, trợ lý ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương Danny Russel đã nói: “Theo luật pháp quốc tế, các đòi hỏi chủ quyền ở biển Biển Đông phải dựa trên các yếu tố từ đất liền.
    Tất cả những tuyên bố chủ quyền từ “đường chín đoạn” của Trung quốc mà không dựa trên các quyền chủ quyền trên đất liền đều trái với luật pháp quốc tế. Cộng đồng thế giới yều cầu Trung quốc phải giải thích, nếu không thì phải điều chỉnh những tuyên bố chủ quyền dựa trên đường chín đoạn, để tuân thủ theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế.”

    Với diện tích rộng hơn 1,4 triệu dặm vuông, Biển Đông có hàng trăm các đảo và quần đảo nhỏ, các rặng san hô, mà phần lớn là không có người ở hay không đủ điều kiện sinh sống. Trung quốc thừa hưởng ý tưởng về đường chín đoạn từ chính quyền quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch, đó là một đường vẽ mập mờ bao quanh tất cả các hòn đảo ở Biển Đông, mà vùng nước trong đó Trung quốc đòi hỏi chủ quyền. Dựa theo Công Ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (U.N. Convention on the Law of the Sea - UNCLOS), được thương thảo vào những năm 70 và 80, các quốc gia ven biển được yêu sách quyền độc quyền khai thác các nguồn tài nguyên ngư nghiệp và khoáng sản trong “vùng đặc quyền kinh tế” (Exclusive Economic Zones - EEZ), đó là vùng nước rộng 200 hải lý tính từ bờ biển hay xung quanh các hòn đảo có người ở. Không có điều luật nào trong công ước UNCLOS cho phép đòi hỏi quyền chủ quyền mà không dựa vào nguyên tắc tính từ đất liền này. Dựa trên nguyên tắc này của UNCLOS, Hoa Kỳ xem các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông mà không dựa trên các hòn đảo có người sinh sống là hoàn toàn vô giá trị. Tuyên bố của trợ lý ngoại trưởng Russel đã làm rõ luận điểm này của Hoa Kỳ.
    Có thể thấy rõ sự quan tâm của Hoa Kỳ dưới chính quyền của Tổng thống Obama đến tình hình Biển Đông. Chỉ dấu đầu tiên của sự quan tâm đó là tuyên bố được biết đến rộng rãi của Ngoại trưởng Clinton tại một hội nghị quốc tế tại Hà nội vào năm 2010, trong đó bà nêu ra các nguyên tắc trong chính sách của Hoa Kỳ ở Biển Đông: đó là tôn trọng tự do hàng hải, giải quyết các bất đồng một cách hoà bình, tự do thương mại, thương thuyết để tiến tới thành lập một Bộ Qui Tắc Ứng Xử (Code of Conduct – COC) nhằm giải quyết các bất đồng, và vấn đề liên quan ở đây, là các đòi hỏi chủ quyền vùng ở các vùng biển phải dựa trên các chủ quyền hợp pháp trên đất liền. Tuyên bố của bà Clinton đã đụng chạm đến một chủ đề rất mập mờ mà trước đó ít được nhắc đến, nó làm cho Biển Đông trở thành một điểm nóng về ngoại giao, một chủ đề tranh luận giữa các nhà phân tích và các chuyên gia về an ninh quốc gia, và trong một vài trường hợp, nó làm cơ sở cho các tranh cãi của các bên đang tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Trong khi các nước Đông Nam Á như Việt Nam. Philippines, Malaysia, và Brunei nhiệt liệt ủng hộ, tuyên bố này làm Trung quốc rất tức giận.
    Ngoại trưởng Clinton đã đưa ra tuyên bố này để phản hồi cho những bất an ngày một gia tăng giữa các nước láng giềng của Trung quốc về việc nước này đang ngày càng mạnh bạo hơn trong các đòi hỏi chủ quyền thông qua các phương cách chính trị và quân sự, trong một môi trường thiếu vắng các cơ chế ngoại giao để làm giảm thiểu các căng thẳng. Trong khoảng giữa năm 1994 và 1995, đã có một giai đoạn căng thẳng tương tự khi Trung quốc tiến hành xây dựng các công trình ở rặng san hô Mischief nằm trong quần đảo Trường Sa mà Philippines tuyên bố chủ quyền. Những đổ vỡ mang tính hệ quả trong mối quan hệ giữa Trung quốc và các nước Đông Nam Á đã làm cho các lãnh đạo Trung quốc khi ấy, mà dẫn đầu là ngoại trưởng Tiền Kỳ Tham, phải thương thảo với các nước ASIAN một bản Tuyên Bố Ứng Xử (Declaration of Conduct – DOC), và một cam kết rằng các bên sẽ không có những hành động làm thay đổi nguyên trạng. Mặc dù thỉnh thoảng vẫn xảy ra những vụ tấn công tàu cá do một trong các bên, hoặc một trong những quốc gia liên quan, mà chủ yếu là Việt Nam, cho phép các công ty thăm dò dầu khí trong vùng tranh chấp, những biến cố này đã không châm ngòi cho các cảnh báo chiến tranh.
    Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây, đã có những lo ngại gia tăng trong vùng và ngay tại Hoa Kỳ là Trung quốc đã không còn thích thú với các giải pháp ngoại giao nữa, mà nay đang quay sang sử dụng các phương cách quân sự và luật pháp để thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Các tuyên bố nhắm vào giới ngoại giao Hoa Kỳ là Trung quốc xem Biển Đông như một “quyền lợi cốt lõi” mà liên quan nó Trung quốc sẽ không chấp nhận sự can thiệp làm tăng căng thẳng từ bên ngoài. Trong năm 2012, Trung quốc đã xua đuổi ngư dân Philippines ra khỏi ngư trường truyền thống của họ nằm xung quanh bãi cạn Scarborough, nằm cách các đảo lớn của Philippenes ít hơn 125 dặm, rồi từ đó cho cảnh sát biển liên tục kiểm soát. Cũng trong năm 2012, Trung quốc thiết lập một đơn vị hành chánh và quân sự bao gồm nhiều phần của quần đảo Hoàng sa. Ngay khi vừa thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông vào cuối năm 2013, người phát ngôn bộ ngoại giao Trung quốc tuyên bố ý định thành lập một vùng nhận dạng phòng không tương tự ở Biển Đông, chắc chắn sẽ chồng lấn với ít nhất vài khu vực đã được thiết lập bởi các nước khác.
    Biển Đông là một vấn đề phức tạp đối với Hoa kỳ. Chúng ta không có đòi hỏi nào trong vùng đó. Chúng ta đã không, và sẽ không nên ngả theo phe nào trong các tuyên bố chủ quyền. Cho dù bất kỳ nước nào thiết lập được khả năng phát huy sức mạnh từ các đảo ở Biển Đông cũng sẽ khó lòng mà đe doạ được tàu bè và quân đội Hoa kỳ hoạt động trong vùng. Mặc dù có những đánh giá về tiềm năng dầu hoả và khí đốt, khả năng khai thác thương mại là không thể trong tương lai gần.
    Tuy nhiên, Hoa kỳ có các mối quan tâm trọng yếu ở biển Biển Đông. Đó là:
    Để bảo đảm tự do hàng hải, không phải vì quyền lợi của bất cứ nước cụ thể nào, mà đó là một quyền quốc tế quan trọng trong một khu vực mà 50% các tàu chở dầu phải đi qua, một hải lộ lớn của kinh tế thế giới, và là nơi mà các tàu hải quân Hoa kỳ được gửi đến và hoạt động thường xuyên theo luật pháp quốc tế.
    Để ngăn chặn việc sử dụng sức mạnh hay áp bức để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ hay hàng hải.Để bảo vệ cho việc tuân thủ các nguyên tắc và luật pháp quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề như vậy.
    Để bảo đảm tất cả các quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, được quyền khai thác các nguồn lợi ngư nghiệp và khoáng sản bên ngoài các vùng đặc quyền kinh tế hợp pháp.
    Để ngăn chặn một đồng minh của Hoa Kỳ là Phillippenes khỏi bị bắt nạt hay bị tấn công bằng sức mạnh.
    Để đảm bảo rằng quyền lợi của tất cả các quốc gia, chứ không phải chỉ có nước lớn, phải được tôn trọng.
    Có những áp lực giữa các yếu tố khác nhau trong quyền lợi của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ không muốn thấy Trung quốc đạt được quyền kiểm soát trong khu vực thông qua việc áp bức. Nhưng cùng lúc, Hoa Kỳ không muốn Biển Đông trở thành nơi đối đầu hay xung đột giữa Mỹ và Trung quốc. Sự thách thức các đòi hỏi của Trung quốc, nếu không tuân theo các thông lệ quốc tế và phù hợp với các nguyên tắc của Hoa Kỳ, có thể kích thích chủ nghĩa dân tộc Trung hoa và sự hoài nghi nhắm vào chủ đích của Hoa Kỳ, và thậm chí kích thích các hành xử hung bạo hơn của Trung quốc trong vùng nhắm vào các bên tranh chấp khác nếu như Hoa Kỳ không có những đáp trả hiệu quả. Mặt khác, một Hoa kỳ thụ động sẽ làm lu mờ các quan tâm kể trên, và sẽ làm cho các bên tranh chấp khác tin rằng Hoa Kỳ bỏ rơi họ và cả những nguyên tắc của mình, qua đó có thể làm cho chính sách “xoay trục” của chính quyền Obama về Châu Á trở thành trò hề, làm mất đi sự đón nhận của khu vực đối với sự hiện diện và ảnh hưởng của Hoa Kỳ.
    Qua việc công khai không chấp nhận đường chín đoạn, trợ lý ngoại trưởng Russel và chính quyền Obama đã vạch ra một sự giới hạn đúng chỗ. Họ đã làm rõ là những phản đối của chúng ta dựa trên nguyên tắc, dựa trên luật pháp quốc tế, chứ không phải chỉ để nhắm vào Trung quốc. Nếu cách tiếp cận của chúng ta với vấn đề Biển Đông vẫn tiếp tục dựa trên nền tảng của nguyên tắc và luật pháp quốc tế, Hoa Kỳ có thể đạt được những mục tiêu đề ra, bảo vệ quyền lợi của các bên tranh chấp mà không phải đối đầu với Trung quốc trong vấn đề chủ quyền.
    Những việc gì khác mà Hoa Kỳ nên làm? Rất nhiều thứ:
    Hoa Kỳ nên đảm bảo rằng cách tiếp cận của mình không bị xem là đơn phương. Đôi khi các quốc gia khác ngoài mặt thì im lặng nhưng bên trong vẫn ủng hộ. Chính quyền Hoa Kỳ nên làm rõ với các bên tranh chấp khác, cũng như các nước ASIAN khác như Singapore và Thái Lan, là chúng ta kỳ vọng ở họ một sự phản đối công khai đối với đường chín đoạn theo luật pháp quốc tế.
    Hoa Kỳ nên thảo luận với Đài Loan để làm rõ quan đểm của họ về đường chín đoạn, làm rõ rằng những đòi hỏi của họ phải dựa theo UNCLOS.
    Hoa Kỳ nên tiếp tục nỗ lực cho việc đàm phán để tạo ra một Bộ Qui Tắc Ứng Xử (COC) giữa Trung quốc và các nước ASIAN, như chúng ta đã và đang làm từ lúc ngoại trưởng Clinton thông báo về mục tiêu đó ở Hà nội. Thực tế là, quyết định gần đây của Trung quốc và các nước ASIAN trong việc bắt đầu các cuộc đối thoại về COC là một thắng lợi từ tuyên bố của ngoại trưởng Clinton.
    Hoa Kỳ nên khuyến cáo Trung quốc không thành lập bất cứ một vùng nhận dạng phòng không mới nào trên Biển Đông. Mặc dù việc làm rõ quan điểm về vấn đề này một cách công khai là cần thiết, các cuộc đối thoại ngoại giao kín dường như có tác dụng ảnh hưởng hơn với Bắc Kinh.
    Hoa Kỳ nên thảo luận với tất cả các bên tranh chấp về những đồng thuận khả thi trong việc khai thác khoáng sản và ngư nghiệp mà không liên quan đến chủ quyền, bao gồm việc hợp tác đầu tư giữa các công ty.
    Thượng nghị viện nên chuẩn thuận UNCLOS. Điều đó sẽ cho phép Hoa Kỳ có thêm tính chính danh khi tham gia một cách chủ động và hiệu quả vào các quyết định về tương lai Biển Đông. Tất cả các ngoại trưởng tiền nhiệm của Hoa Kỳ đều ủng hộ một quyết định như vậy. Hải quân Hoa Kỳ cũng như các nguyên soái hải quân và tư lệnh Thái Bình Dương, cũng như phần lớn các công ty Hoa Kỳ có liên quan, cũng đều ủng hộ. Thay vì nói, chúng ta hãy bắt tay vào làm thôi.

    Mời các cụ ngâm cíu, xơi bài viết trên xem chú Sam đợt này bình thiên hạ ra sao, tớ thì trước tiên Thượng viện Hoa Kỳ phê cái Unclos cái đã nói mới oai, đàm em tâm phục khẩu chữ O :cool:
    hoalongtrangyetkieu thích bài này.
  7. trungth1b

    trungth1b Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    11/03/2014
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    78
    Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, cứ thế mà theo, nhảy cóc thì có ngày vấp té.
    canviet68 thích bài này.
  8. fromdesert

    fromdesert Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/12/2002
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    306

    Tất nhiên các vần đề bàn luận phải là khách quan, bỏ qua trái tim đi.
    1. Vì không
    1. Ta không có văn bản nào nhưng theo tôi biết thì nhiều sách cổ chính thức, bản đồ chính thức của Tàu không có HS, TS.
    2. Ví dụ để cho bác thấy rằng đa số sẽ có sức nặng hơn, hay như chuyện Tăng Sâm giết người mà ở đây là giết người thật.
    3. Vì HS TS đang thuộc VN. Đang là sở hữu của VN. Phân biệt chiếm đảo đã có sở hữu nhưng không có người ở chứ không phải là đảo chưa từng được khám phá hay lần đầu tiên khám phá nhé. Kiện thêm Tàu tưởng tội vào VN giải giáp quân Nhật rồi chiếm luôn Đảo của VN, vi pham hiệp định Postdam.
    4. Vừa rồi có nghe mấy thằng học giả Tàu kêu VN là của Tàu cho đến thế kỷ 19, tức là cho đến khi là thuộc địa của Pháp. Bố láo, chúng dám đánh đồng việc bang giao với việc phiên thuộc và nhiều người cũng nghĩ như thế thật hoặc ít ra là cũng nghi nghi ngờ ngờ. Khi xưng thần biên giới vẫn riêng, quân đội riêng, hành xử riêng, văn hóa riêng mọi thứ đều riêng vua Tàu không được can thiệp gì ngoài chuẩn y Tên nước, Tên vua, Hiệu vua. việc xưng thần giống như bây giờ trình quốc thư vậy.
    Luật pháp hiện đại không có khái niệm xưng thần. Vậy phải định nghĩa khái niệm xưng thần để phán quyết. Theo bạn hiểu xưng thần nghĩa là gì, Có phải là thủ tục bang giao truyền thống, là hình thức ngoại giao là kiểu trình quốc thư theo kiểu phong kiến, nhưng phân biệt đối xử nước lớn nước nhỏ. Khi nào nước mình mạnh thì nó tử tế với xứ mình, khi nào yếu thì chúng hách dịch, khinh thường, hạch sách...
    yetkieu thích bài này.
  9. kuyomukotoho

    kuyomukotoho Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2014
    Bài viết:
    5.752
    Đã được thích:
    8.647
    Bộ cụ tưởng nó không biết bắn lưới à? Cụ mà leo thang phương pháp là thất sách. Tợp ngay bẩy của nó ấy chứ.

    Cho đến lúc này chúng ta đang cố giải quyết vấn đề một cách có hệ thống. Cụ hiểu cụm từ giải quyết có hệ thống không nà? Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên nữa. Tớ chỉ có thể nói đến thế vào lúc này. Mọi việc còn rất lỏng chỏng lơ chơ. Chưa mô ra mô hết.

    Dưới gacma thì lúc nó rục rịch đem cái tàu hút cát của thằng CHEC (china habour engineering corporation) đến sau tết căng rồi. Trước cả MH-370 cơ. Không khí nóng lắm chứ chả như bên ngoài. Cũng có đánh giá tiến độ theo không ảnh và lintin thứ khác nhưng phương án giải quyết thì tớ không rõ ;). Chắc cũng là trong phương án "hệ thống" nốt. Giờ thì nó lấp gần đủ cho việc cần làm của nó rồi đấy.
    cattrang08 thích bài này.
  10. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Đối phó Trung Quốc, Indonesia mạnh từ lời nói đến việc làm

    (Tin tức 24h) - Chính phủ Indonesia đang tăng cường sự hiện diện quân sự trên biển Đông sau khi TQ liên tục có những động thái gây căng thẳng ở khu vực thời gian qua.

    Hãng IHS Jane’s dẫn nguồn tin từ các quan chức quân đội ở Jakarta đưa tin Indonesia sẽ triển khai máy bay trực thăng tấn công đến quần đảo Natuna của họ ở cực nam biển Đông và tăng cường sức mạnh hải quân ở khu vực này. Chính phủ Indonesia cho biết sẽ mua thêm 274 tàu hải quân, 10 phi đội máy bay chiến đấu cùng 12 tàu ngầm diesel thế hệ mới để bảo vệ lãnh thổ.

    Chuyên gia Tim Huxley, Giám đốc Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (Singapore), nhận định: “Người Indonesia không muốn để biển Đông trở thành ao nhà của Trung Quốc và muốn duy trì tự do hàng hải”.

    Theo Tuổi Trẻ, Indonesia từng tìm cách đứng ngoài các cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước dọc biển Đông. Tuy nhiên, mới đây, Jakarta đã bày tỏ lo ngại về việc bản đồ đường chín đoạn phi pháp của Bắc Kinh liếm vào vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia.

    Để đối phó với Trung Quốc, Indonesia không chỉ đầu tư mua thêm tàu, máy bay chiến đấu, mới đây, Indonesia còn bắt đầu cuộc tập trận lớn liên binh chủng trên biển và vùng hải đảo, sau khi Trung Quốc phát thành hộ chiếu có đường 9 đoạn có cả vùng đảo Natuna.

    [​IMG]
    Tàu hải quân Indonesia hoạt động trên biển
    Sau động thái của Trung Quốc cho in hộ chiếu với hình 9 đoạn bao gồm cả vùng biển đảo của Indonesia, giới quân sự nước này đã có phản ứng.

    "Điều Trung Quốc làm đã gây ảnh hưởng đến sự thống nhất quốc gia Indonesia. Vì thế, chúng tôi đến Natuna để tận mắt đánh giá các lực lượng vũ trang, sức mạnh chiến đấu của các đơn vị và để đề phòng trường hợp gì đó xảy ra trong vùng" - Tướng Fahru nói, và nhấn mạnh rằng, để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Indonesia, điều quan trọng là phải tăng cường tính kết nối xã hội với các vùng xa như Natuna.

    Indonesia nói rõ lý do đề phòng Trung Quốc

    Dù đã tham gia tập trận cùng các nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ... lần này, các quân binh chủng Indonesia triển khai một lực lượng tham gia diễn tập của riêng mình rất đông đảo. Đợt diễn tập gồm nhiều phi cơ chiến đấu, trực thăng, trọng pháo và cả hệ thống phòng không.

    Indonesia tập trận trong bối cảnh tình hình biển Đông đang căng thẳng khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng đặc quyền của Việt Nam. Trước tình hình đó, ngày 20/5, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa nói rằng: Đây chính là lúc Trung Quốc phải chứng minh cái gọi là “cam kết” mà mình liên tục khẳng định về thực thi Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).

    “Đòi hỏi cần kiềm chế đã rõ như ban ngày”, ông Natalegawa trả lời phỏng vấn tờ Wall Street Journal (Mỹ).

    “Đây vừa là vấn đề song phương nhưng lại cũng là một vấn đề của cả khu vực và ASEAN có trách nhiệm đảm bảo các điều kiện để hai bên đối thoại giải quyết tình hình”, ông Natalegawa nói.

    [​IMG]
    Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa - Ảnh:Reuters
    Được biết, Trung Quốc và ASEAN đã ký kết DOC vào năm 2002, nhưng mãi đến nay hai bên vẫn chưa thể đưa ra một Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) nhằm cụ thể hóa tuyên bố này.

    "Nếu không phải là bây giờ thì khi nào mới cho thấy DOC đóng vai trò thực sự quan trọng? Chúng ta đã đưa ra được những quy tắc chuẩn mực; thời điểm chứng minh tầm quan trọng của chúng là bây giờ", ông Natalegawa nói.

    Không chỉ bằng lời nói dứt khoát, thể hiện rõ quan điểm, trước đó, tạp chí Jane's Defence Weekly cho hay, Không quân Indonesia đang có kế hoạch thông qua việc nâng cấp căn cứ không quân tại Ranai trên đảo Riau để có thể triển khai máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30 tại đây.

    Tướng Hải quân Indonesia Andri Gandy cho biết, công tác nâng cấp hiện đã hoàn thành, bao gồm việc lắp đặt đèn đường băng, đèn đường lăn và hệ thống radar. Không quân Indonesia còn có kế hoạch kéo dài đường băng, hiện nơi này chỉ dài 2,5 km.

    Các trang bị mới tại căn cứ này còn bao gồm khu chứa máy bay triển khai tại phía Tây căn cứ không quân. Mục tiêu lâu dài của Indonesia là triển khai 1 trung đội máy bay chiến đấu Sukhoi lâu dài tại quần đảo Riau nằm trong khu vực Biển Đông.

    “Ngoài ra, Jakarta dự kiến cũng sẽ điều động khoảng 4 chiếc trực thăng chiến đấu AH-64E Apache tới quần đảo Natuna”, Jane's dẫn lời tướng Budiman - tư lệnh Lục quân Indonesia.

    Được biết, đảo Riau và quần đảo Natuna thuộc tỉnh đảo Riau (Indonesia), phía nam Biển Đông, giáp với các vùng biển thuộc Việt Nam, Brunei và Malaysia.

    Tạp chí Jane’s nhận định việc Indonesia tăng cường hiện diện quân sự tại các đảo ở biển Đông là một biện pháp nhằm đối phó với tình hình bất ổn tại vùng biển này.

    [​IMG]
    Tiêm kích đa năng hạng nặng Su-27SK của Không quân Indonesia
    Indonesia đang chờ 8 chiếc AH-64E Apache mà đảo quốc này đặt mua của Mỹ vào năm 2013, với tổng trị giá 500 triệu USD.

    Theo tướng Budiman, mặc dù số trực thăng tấn công nói trên sẽ được giao vào năm 2017, nhưng quân đội Indonesia đã tiến hành huấn luyện phi công.

    “Ngoài 4 chiếc Apache được phái đến quần đảo Natuna, 4 chiếc còn lại sẽ đồn trú tại một địa điểm bí mật ở Jakarta”, Jane’s cho biết.

    Trước những thông tin trên, giới quan sát nhận định rằng, Indonesia đang mạnh dần lên không chỉ dứt khoát trong lời nói mà còn thực tế trong việc làm.

    Mai Thùy

    Nói nhanh cho nó vuông, tung khựa tiến thoái lưỡng nan rồi, dục tốc bất đạt với lại tự tin quyết đoán khi mình chưa trưởng thành, chưa có sô má, hành xử đê tiện không quân tử...khả năng không làm đại ca đúng nghĩa được. Cái tay lục súc cứ vả cái mồm điêu nào là trỗi dậy hòa bềnh, hữu nghị với cả hợp toác hố hố. Xem ra thiên hạ cũng nên vui lên tí, khựa cái đầu nóng, cái miệng đểu nó tự hại cái thân...chả trách lý lẽ thiên triều đến bây chừ đến cả dân nó cũng chẳng coi ra gì, còn đòi téch ra riêng nữa, không cho bọn cảm tử ly khai lại chơi diêm, đao kiếm rùng rợn...híc híc tung khựa giờ mới đau hơn hoạn. Thẹn bất lực cứ sừng cộ với láng giềng láng tỏi khổ thế cơ chứ. Ôi văn minh tung khựa nay tỷ lệ nghịch với sự giàu có lắm $ sao nhỉ?:cool:

Chia sẻ trang này