1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Anh Cari chậm quá .... hãy nhìn sang VN mà học hỏi ...:):P:rolleyes:
    ==================================
    Ấn Độ tăng quân dọc biên giới tranh chấp với Trung Quốc
    Đăng Bởi Một Thế Giới - 07:41 01-06-2014
    [​IMG]
    Trước thái độ hung hăng của Trung Quốc trong thời gian gần đây với các nước láng giềng ở biển Đông và biển Hoa đông, Ấn Độ rất cảnh giác. Hiện Ấn Độ cũng đang có bất đồng lớn trong việc tranh chấp lãnh thổ với Bắc Kinh.
    Đây là thời điểm nhạy cảm của Ấn Độ khi họ đang chuyển giao quyền lực giữa hai chính phủ. Ấn Độ rất lo lắng Trung Quốc nhân cơ hội này để gây hấn dọc biên giới.
    Hôm 30.5, tân Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Rajnath Singh đã gặp Cục trưởng tình báo để nghe tình hình và bàn các kế sách đảm bảo an ninh cho Ấn Độ, đặc biệt là ở biên giới giáp Trung Quốc.
    Chính phủ Ấn Độ đặt đề phòng trọng tâm đặc biệt ở biên giới Trung Quốc. Bộ Quốc phòng Ấn Độ đang có kế hoạch tăng số lượng quân đội bảo vệ biên giới. Ngoài ra, họ cũng đề ra một lộ trình để cải thiện cơ sở hạ tầng dọc theo biên giới để phù hợp với sức mạnh của Trung Quốc .

    Giám đốc nội vụ tỉnh Arunachal Pradesh, Kiren Rijiju hôm thứ Sáu vừa qua cũng cho biết, hiện giờ Ấn Độ vẫn chưa triển khai đủ các lực lượng như ITBP (lực lượng cảnh sát chuyên để bảo vệ biên giới Ấn Độ - Trung Quốc). Ông Rijiju cũng nhấn mạnh tính cấp bách trong tăng số lượng quân, trang bị cho họ vũ khí hiện đại, đạn dược và nâng cấp khả năng liên lạc.

    "Cơ sở hạ tầng của chúng tôi dọc theo biên giới phải được cải thiện. Đường sá, cầu cống phải được xây dựng thêm. Mạng truyền thông phải được nâng cấp. Trung Quốc đang bỏ xa chúng ta về chuyện này", ông nói. Theo vị quan chức này, chỉ có nâng cao khả năng quân sự thì mới có thể khiến Trung Quốc thực hiện đàm phán một cách bình đẳng.
    [​IMG]
    Ấn Độ và Trung Quốc vẫn căng thẳng về chuyện biên giới
    Hiện Trung Quốc vẫn tuyên bố chủ quyền với vùng đất Arunachal Pradesh do Ấn Độ kiểm soát. Năm 1962, Trung Quốc và Ấn Độ đã giao tranh do tranh chấp lãnh thổ vùng Kasmir. Năm 2013, tình hình căng thẳng tại biên giới Ấn Độ và Trung Quốc lại dâng cao khi một trung đội của Trung Quốc vượt sâu qua đường kiểm soát thực tế ở biên giới hai nước.
    Tân thủ tướng Modi của Ấn Độ cũng từng tuyên bố: “Chúng ta không thể cho phép Trung Quốc lấn lướt Ấn Độ trong các vấn đề chính sách đối ngoại. Chúng ta đã không nhạy bén khi chúng ta cần phải nhạy bén. Chúng ta vẫn tỏ ra yếu trong khi chúng ta cần phải mạnh mẽ hơn”.
  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Khựa có hàng loạt các loại tàu chiến bị đào thải mang ra húc ủi > nếu chúng ta đua theo thì không phải là giải pháp . Vì bình thường các loại tàu này chẳng để làm gì cả .
    Nhật ủng hộ VN tàu tuần tra , mặt tốt là có thêm tàu ... nhưng cũng không thật cần thiết lắm .
    Chúng ta cần Nhật ủng hộ các trang thiết bị công nghệ cao thì hay hơn ..... :cool:
    HaNoiOld thích bài này.
  3. Black_Eagle

    Black_Eagle Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/04/2013
    Bài viết:
    242
    Đã được thích:
    262
    Nó học Quản trị doanh nghiệp, Đại học thương mại. Nếu bác nào có hứng thú thì mài 1 h chiều nó thi cuối kì.
  4. Uong_Tinh_Ve

    Uong_Tinh_Ve Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/05/2014
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    57
    Việt Nam trở thành… "bãi rác của thế giới"?
    Quote:
    Dấu hiệu Việt Nam có thể thành bãi rác của thế giới

    Việc phá dỡ tàu cũ có thể gây ô nhiễm môi trường không nhỏ, biến Việt Nam trở thành bãi rác của thế giới.

    Trong khi đó vẫn có những Đại biểu tán thành việc giao Chính phủ cho phép nhập khẩu 1 số loại tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ vì mục đích kinh tế và giải quyết việc làm.

    Trên đây là những ý kiến của các Đại biểu Quốc hội khi bàn về Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) cụ thể là là việc nhập khẩu phế liệu tàu biển đã qua sử dụng.


    Bỏ quy định ra khỏi luật
    Dẫn chứng hiện nay còn hàng ngàn container nhập khẩu phế liệu không có chủ đang nằm ở bến cảng gây ô nhiễm, ĐB Huỳnh Minh Hoàng (Bạc Liêu) cho rằng, nhập khẩu phế liệu lợi ít, hại nhiều.

    Việc phá dỡ tàu cũ từ các nước phát triển đến nay đã dịch chuyển sang các nước đang phát triển. “Phế thải từ việc phá dỡ có nhiều chất độc hại, thậm chí có thể gây ung thư.

    Vì vậy cần bỏ quy định này ra khỏi Luật” - ĐB Hoàng kiến nghị.

    ĐB Nguyễn Thanh Thủy (Bình Định) đề nghị cần phải có chế tài mạnh mẽ đối với những hành vi vi phạm để răn đe.

    Theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ - Môi trường Phan Xuân Dũng, phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài phải đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật môi trường và thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ quy định,

    Đồng thời, cần đề cao trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý phế liệu nhập khẩu trên địa bàn.


    Bãi rác nghìn tỷ trên biển đông
    Không chỉ vậy, việc nhập những con tàu cũ, có "tuổi cao" từng diễn ra, tình trạng kỹ thuật kém không thể nhổ neo đã được đại diện ngành vận tải hàng hải Việt Nam thừa nhận.

    Cụ thể từ năm 2006, Vinashin đã để Tổng Cty CNTT Nam Triệu nhận bàn giao tàu Bạch Đằng Giang từ Cty TNHH 1 thành viên Vận tải Viễn Dương với giá trị khoảng 155 tỷ đồng nhưng tàu vẫn không thể nhổ neo do đã hư hỏng.


    [​IMG]
    Việc phá dỡ tàu cũ có thể gây ô nhiễm môi trường không nhỏ, biến Việt Nam trở thành bãi rác của thế giới.


    Trong năm 2006 và 2007, Cty TNHH một thành viên Vận tải Viễn Dương thuộc Vinashin mua 10 tàu vận tải biển số tiền 3.136 tỷ đồng (gần 200 triệu đô la). Số tàu này đều có tuổi đời trên 15 năm.

    Chính vì lô tàu hàng trăm triệu đô la này “quá tuổi” nên chúng không được đăng kiểm tại Việt Nam. Hiện chúng đang được treo cờ nước ngoài (Panama, Tuvalu, Liberia) để tham gia hoạt động vận tải.

    Với Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam Vinalines, giai đoạn 2005-2010, Vinalines đầu tư mua 73 tàu, đa số các tàu mua là của nước ngoài, đã qua sử dụng, với năng lực vận tải 2.005 DWT với tổng số vốn đầu tư là 22.853 tỷ đồng.

    Số tàu mua của Vinalines có tuổi tàu cao, thậm chí có tàu 33 tuổi, 17/73 tàu (chiếm 23,3%) quá tuổi quy định, không được phép đăng ký tại Việt Nam. Thậm chí tàu Lively Falcon 30 tuổi vẫn mua, được Bộ Giao thông vận tải cho phép đăng ký và treo cờ nước ngoài.

    Đầu năm 2013, Cục Hàng hải Việt Nam đã đề xuất với Bộ Giao thông vận tải, Thủ tướng cho phép phá dỡ những con tàu thuộc sở hữu Việt Nam mang quốc tịch nước ngoài nhưng không còn khả năng khai thác, xuống cấp và nằm ụ quá lâu tại các cảng.

    Trước đó khi bàn về câu chuyện này, Đại biểu QH Trịnh Thế Khiết (Hà Nội) đã chia sẻ với Đất Việt: rằng chúng ta có thể trở thành một bãi rác công nghệ lạc hậu của thế giới.

    Điều đáng nói hơn “bãi rác” này được bỏ tiền ra mua bằng chính tiền thuế của dân. Trong khi nguồn lực ngày càng hạn hẹp thì “bãi rác” nghìn tỉ đã không phát huy được tác dụng đồng vốn lại còn có nguy cơ tốn thêm tiền để xử lý nó.


    Máy móc cho nhiệt điện - hàng phế thải từ Trung Quốc
    Thậm chí, công nghệ, máy móc cho nhiệt điện cũng là hàng phế thải khi ở Việt Nam có đến khoảng 90% dự án nhiệt điện đang do nhà thầu Trung Quốc thi công.

    Cụ thể, theo số liệu của Viện Nghiên cứu cơ khí (Bộ Công Thương) vừa công bố, Việt Nam hiện có 20 dự án năng lượng thì có 15 công trình do tổng thầu Trung Quốc thực hiện với tỉ lệ nội địa hóa bằng 0%.

    Các dự án có thể kể tên như nhà máy Thủy điện sông Ba Hạ, Pleikrông, Bản Vẽ...; các nhà máy nhiệt điện: Uông Bí (mở rộng 1), Hải Phòng 1, Quảng Ninh 1, Vũng Áng 1, Sơn Động, Mạo Khê, Nông Sơn, ô Môn 1.

    Các dự án điện do các nhà thầu Trung Quốc đảm nhận như: Hải Phòng 1, Hải Phòng 2, Cẩm Phả 1, Cẩm Phả 2, Quảng Ninh 1, Quảng Ninh 2, Mạo Khê, Thái Nguyên, Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1 và nhà đầu tư tư nhân Trung Quốc như Kiên Lương...


    [​IMG]
    Có đến 90% nhà máy Nhiệt điện ở VN do TQ thi công

    Theo phản ánh của báo PLĐS, một số nhà máy nhiệt điện do Trung Quốc làm tổng thầu xây lắp xong vừa đi vào vận hành thì đã gặp trục trặc. Sau thời gian chạy thử, vận hành thử, người ta thấy sự trục trặc xuất hiện ở nồi hơi, hệ thống điều khiển và phải điều chỉnh rất nhiều lần.

    Trong tương lai không xa, việc xử lý những thiết bị, máy móc từ những nhà máy nhiệt điện của Trung Quốc bị hỏng hóc không sử dụng được sẽ tốn kém mà chi phí là do Việt Nam phải bỏ ra, đáng lo ngại hơn là chính điều này khiến Việt Nam sẽ phải đối mặt với việc thiếu điện trên diện rộng.

    "Trước mắt, nếu các nhà thầu Trung Quốc rút về không thi công, hàng chục dự án điện tiền tỉ đô la Mỹ sẽ nằm “đắp chiếu”. Điều này có thể làm gia tăng chi phí công trình. Việt Nam cũng khó có thể mời các nhà thầu khác tham gia hoàn thiện bởi lẽ toàn bộ máy móc, thiết bị và công nghệ dùng để xây dựng vận hành các nhà máy điện này đều là công nghệ Trung Quốc.

    Về lâu dài, nếu các dự án này không được hoàn thiện, Việt Nam sẽ thiếu điện trên diện rộng. Doanh nghiệp có thể đa dạng hóa nguồn cung đầu vào, thậm chí chấp nhận bị đội giá trong thời điểm bất thường, nhưng rõ ràng doanh nghiệp không thể hoạt động nếu thiếu điện", TS Phạm Sỹ Thành - Giám đốc Chương trình Nghiên cứu kinh tế Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cảnh báo.
  5. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Có thể > nhưng không khí - môi trường vẫn sạch gấp nhiều lần khựa > chứng tỏ khựa là rác rưởi của rác ..
    Khà khà ...
    kosmyn thích bài này.
  6. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Tởm lợm ... nói thẳng luôn - không màu mè nữa - trưởng đoàn 1 nước mà không bằng rác rưởi ... :P:P:P:P:P
    =========================================
    Luận điệu tởm lợm xuất hiện: Nhật xâm lược Hoàng Sa, Trường Sa
    ĐÔNG BÌNH

    01/06/14 08:00
    THẢO LUẬN (0)
    (GDVN) - Bà Oánh đã xuyên tạc lịch sử, dùng luận điệu lừa bịp mới để đòi lãnh thổ, lãnh hải trên Biển Đông, nói một đằng - làm một nẻo, lời nói vừa dụ dỗ vừa đe dọa.

    Malaysia tán thành chủ trương giải quyết vấn đề Biển Đông của TQ?Mỹ-Nhật-Úc đều phản đối dùng vũ lực làm thay đổi hiện trạng Biển ĐôngBáo TQ xuyên tạc gì về phát biểu của Thủ tướng Nhật Bản?Thủ tướng Nhật Bản: Hỗ trợ tối đa cho Việt Nam, Philippines


    [​IMG]
    Phó Oánh - chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc hội Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La 2014
    Tân Hoa xã ngày 31 tháng 5 và tờ "Nhật báo Ma Cao" ngày 1 tháng 6 đều có bài viết cho hay, chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc hội Trung Quốc, Phó Oánh đã tham gia thảo luận tại một diễn đàn nhỏ mang chủ đề "Những thách thức của bảo vệ và quản lý đại dương".

    Bà Phó Oánh cho rằng, biển là tài sản quý báu của loài người, đại dương đối mặt với các thảm họa tự nhiên như sóng thần, bão tố, các sự cố cùng với các thách thức do con người gây ra như tràn dầu trên biển, sự cố trên biển-trên không, cướp biển, khủng bố, tranh chấp biển. Các mối đe dọa an ninh quân sự trên biển, mâu thuẫn và xung đột lợi ích trên đất liền cũng sẽ phản ánh ở trên biển.

    Khi nói đến tự do ở vùng biển quốc tế, bà Oánh cho rằng, chế độ luật biển quốc tế và thông lệ quốc tế có quy định rõ ràng đối với tự do ở vùng biển quốc tế, có các quyền tự do như đi lại, bay qua, bắt cá và tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học, đồng thời các nước đều phải có nghĩa vụ, thúc đẩy sử dụng hòa bình đại dương, bảo vệ môi trường biển.

    Luật pháp quốc tế không thuộc quốc gia hay cá nhân nào, không nên bị "tùy tiện xuyên tạc", chẳng hạn "Nhật Bản nên chấm dứt mượn danh nghĩa nghiên cứu khoa học để bắt cá voi".

    Trên thực tế, có lẽ bà Oánh nói mà không biết ngượng mồm. Trung Quốc dùng vũ lực xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam (các năm 1974, 1988…), cho giàn khoan, tàu chiến, máy bay quân sự... vào xâm lược vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam... (từ đầu tháng 5/2014) thì rõ ràng là bất chấp luật pháp quốc tế.

    Chẳng có ai thừa nhận cho các hành động đó của Trung Quốc cả. "Đường lưỡi bò" Trung Quốc vẽ bậy cũng chẳng có chứng cứ pháp lý nào bảo vệ cả, ngay lịch sử Trung Quốc đã bác bỏ hiệu quả đối với cuồng vọng của Trung Quốc hiện nay.

    [​IMG]
    Tàu tuần tiễu săn ngầm Hải quân Trung Quốc tham gia xâm lược vùng biển chủ quyền của Việt Nam
    Tại Đối thoại Shangri-La lần này, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thủ tướng Nhật Bản và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ v.v... đều nhấn mạnh Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp quốc tế, không cho phép các hành động đơn phương dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, bất chấp luật pháp quốc tế. Trung Quốc có lẽ phải cảm thấy bẽ mặt và xem xét lại hành vi của mình chứ.

    Theo phát biểu của bà Oánh: Các nước trên thế giới có trách nhiệm cùng nỗ lực bảo vệ tự do và an ninh hàng hải quốc tế. Trung Quốc rất coi trọng đối với vấn đề này, bởi vì trên 80% thương mại của Trung Quốc đi bằng đường biển, lượng tàu thuyền, trọng tải đều đứng hàng đầu thế giới, trong số 10 cảng container lớn của thế giới thì Trung Quốc có 6 cảng.

    Theo bà ta thì Biển Đông càng là “tuyến đường chính của thương mại và vận chuyển năng lượng của Trung Quốc”.

    Những năm gần đây, Trung Quốc “tích cực tham gia hợp tác an ninh các tuyến đường quốc tế”, trở thành người cung cấp "sản phẩm an ninh công của các tuyến đường".

    Tuy nhiên, nhìn vào phát biểu này thì hành động trên thực tế ở Biển Đông của Trung Quốc thì ngược lại. Trung Quốc đang làm cản trở tuyến đường thương mại trên Biển Đông khi cho tàu quân sự, tàu hải cảnh và nhiều loại tàu khác ngang nhiên quậy phá ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam, bất chấp luật pháp quốc tế.
  7. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Ai đã lên phía tây Trung Quốc sẽ thấy rất nhiều thôn-làng hoang vắng chỉ có nhà mà không có người. Những ngôi nhà để hoang, cửa không đóng gió thổi kẽo kẹt, giấy, sách báo cũ giố thổi bay khắp đường làng. Ven hồ Thanh Hải có những xưởng đóng tầu khổng lồ hoang vắng với những con tầu to đóng giở vỏ rỉ sét...

    Ngay cái thành phố Thanh Hải rất nhiều nhà cao tầng, nhưng đi cả ngày không bóng người... Dân xư chỉ tập trung ở quanh 1 vài điểm!

    Đến đây cứ như xem phim viễn tưởng của Hollywood về thế giới sau 1 cuộc chiến tranh với người ngoài hành tinh!!!
  8. hoalongtrang

    hoalongtrang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Bài viết:
    2.671
    Đã được thích:
    1.105
    Ọe... Chuột cống thì anh cho xuống cống chơi nha kon. Cái ***g chuột black list đang chờ cả họ nhà mày kìa. Vĩnh biệt kon chuột cống liệt não Uống - Tinh!
    HaNoiOld thích bài này.
  9. duyvu1920

    duyvu1920 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2012
    Bài viết:
    6.469
    Đã được thích:
    2.971
    hoalongtrang thích bài này.
  10. fromdesert

    fromdesert Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/12/2002
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    306
    VN có thể sẽ là bãi rác còn TQ đã là bãi rác rồi. Đíu hỉu con này nó gâu gì nữa, từ quân đến tướng của nó đều phả ra những điều tởm lợm. Những mầm non đất nước TQ phải chào cờ trong lớp vì ra khỏi cửa là toàn rác, rác to rác nhỏ rác bé rác lớn.
    canviet68 thích bài này.

Chia sẻ trang này