1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Uong_Tinh_Ve

    Uong_Tinh_Ve Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/05/2014
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    57
    Song Nga đồng tình Mỹ ok

    Trung Quốc lần đầu tham gia tập trận RIMPAC với Mỹ

    Bắc Kinh hôm 9-6 xác nhận sẽ tham gia cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới Vành đai Thái Bình Dương 2014 (RIMPAC) do Washington tổ chức.
    Trung Quốc tham gia tập trận trong bối cảnh căng thẳng leo thang trên biển Đông và biển Hoa Đông. Bên cạnh đó, Bắc Kinh còn gây lo ngại cho phía Washington về động thái tăng cường quân đội và lĩnh vực mạng.

    Lầu Năm Góc cho biết Trung Quốc chưa từng tham dự cuộc tập trận RIMPAC nào trước đây. Chỉ có duy nhất năm 1998, Trung Quốc gửi quan sát viên của mình tới học hỏi kinh nghiệm . Theo các quan chức quốc phòng Mỹ, Trung Quốc nhận lời mời tham gia từ tháng 3-2014.

    Phía Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc cũng xác nhận đây là lần đầu tiên Hải quân nước này tham gia cuộc tập trận chung do Mỹ tổ chức. Theo đó, Bắc Kinh sẽ gửi 2 tàu chiến, 1 tàu vận tải, 1 tàu bệnh viện cùng 2 trực thăng theo phái đoàn tới Washington tham dự.

    Trong cuộc tập trận, Hải quân Trung Quốc sẽ thực hành bắn pháo, triển khai hoạt động an ninh hàng hải và các bài tập với tàu chiến trên biển để trao đổi quân y, viện trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai bên cạnh các bài tập lặn.

    Một diễn đàn y tế cũng sẽ được Mỹ và Trung Quốc cùng nhau tổ chức. Hai bên sẽ lần lượt sang thăm tàu chiến của đối phương.

    RIMPAC 2014 dự kiến bắt đầu vào giữa tháng 6 tại vùng biển gần đảo Guam của Mỹ. Singapore và Brunei cũng gửi tàu chiến tới tham dự.

    Hồi năm 2012, 22 quốc gia và khoảng 40 tàu cùng tàu ngầm tham gia tập trận Vành đai Thái Bình Dương tổ chức ở Hawaii. Đây được xem là cuộc tập trận Hải quân quốc tế lớn nhất thế giới và không phải tất cả các nước tham dự đều là đồng minh quân sự của Mỹ. Vào năm ngoái, Nga và Ấn Độ cũng góp mặt trong RIMPAC 2013.
  2. Uong_Tinh_Ve

    Uong_Tinh_Ve Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/05/2014
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    57
    Song rồi nhé, Mỹ rủ TQ tập RIMPAC ngay tại Nam Hải, bảo vệ HD 981, như lần trước Nga rủ TQ tập để bảo vệ vậy. VN muốn cùng bị Nga, Trung, Mỹ đánh không thì nhào vô ?
  3. canviet68

    canviet68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2014
    Bài viết:
    326
    Đã được thích:
    215
    Hải Phòng: Tàu cá bị tàu mang số hiệu Trung Quốc phun vòi rồng, đâm va trên vịnh Bắc Bộ

    [​IMG]Ngư dân Nguyễn Đức Quang trên con tàu cá bị hư hỏng sau vụ rượt đuổi, đâm va.
    Sáng 9.6, ngư dân Nguyễn Đức Quang - thuyền trưởng tàu HP 90258 TS (SN 1975, trú tại xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên, TP.Hải Phòng) - vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ lại việc tàu của mình bị tàu mang biển hiệu China Guard Type, số hiệu 45024 phun vòi rồng, đâm va trên biển vào lúc 9h20 ngày 6.6. Hiện tàu cá đã được neo đậu tại cảng cá Mắt Rồng (xã Lập Lễ) với nhiều vết nứt, hàng chục bóng điện hỏng, be sau lái mạn phải bị vỡ…

    Dòng sự kiện Phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam
    Bị tàu China số hiệu 45024 tấn công

    Ông Quang kể: Lúc đó, tôi và 4 anh em thuyền viên trên tàu đang neo tàu định nghỉ ngơi ở tọa độ 20054’N – 108016’E (khu vực đường phân định vịnh Bắc Bộ), chờ trời tối mới câu mực thì bỗng xuất hiện một tàu sắt, sơn màu trắng sọc xanh, cabin 2 tầng màu trắng, cắm cờ màu đỏ có 5 ngôi sao màu vàng, boong phía trước có ụ súng phủ bạt, có chữ tiếng Trung Quốc và chữ tiếng Anh (China Guard Type), số hiệu 45024 màu đen ở mạn tàu. Trên tàu có khoảng trên 20 người, mặc quần áo rằn ri, tay cầm gậy áp sát, tấn công.

    Trước khi tấn công, tàu mang biển hiệu chữ Trung Quốc không sử dụng loa hoặc tín hiệu khác để thông báo, yêu cầu gì. Khi đến gần, tàu này đã gỡ bỏ bạt che, chĩa nòng súng về phía tàu cá của ông Quang, dùng vòi phun nước áp lực cao bắn vào tàu cá, ném chai lọ, dùng sào gắn đinh đập vào bóng điện cao áp (dùng để câu mực)…

    Ngay lập tức, ông Quang điều khiển tàu bỏ chạy. Tuy nhiên, do tàu nhỏ (trọng tải 20 tấn với công suất tối đa 7 hải lý/giờ) nên dễ dàng bị tàu mang biển hiệu Trung Quốc đuổi kịp. Vì vậy, ông Quang liên tục phải chạy vòng tròn để tránh bị đâm trực diện. Tuy vậy, tàu cá của ông vẫn bị đâm nhiều phát làm hư hại một số trang thiết bị của tàu, 3 người trên tàu bị thương nhẹ.

    Mặc dù đã bỏ chạy dọc theo đường phân định, nhưng tàu số hiệu Trung Quốc vẫn cố tình đâm nhiều lần liên tiếp, ép đuổi, vượt lên chặn đầu, khiến tàu ông Quang phải vượt sang đông đường phân định vịnh Bắc Bộ (khoảng 1,6 hải lý).

    Sau hơn hai giờ bị đâm va, rượt đuổi, tàu cá HP 90258 cũng đã chạy thoát được về đảo Cô Tô (Quảng Ninh), sau đó chạy về Đồn Biên phòng Quan Lạn (Quảng Ninh) trình báo vào buổi chiều 6.6. Đến ngày 7.6, tàu về đến bến cá Mắt Rồng, xã Lập Lễ.

    Chứng kiến con tàu gỗ nhỏ bé bị đâm te tua, tôi hỏi ngư dân Nguyễn Đức Quang có tiếp tục bám biển nữa không, anh nói như đinh đóng cột: “Tôi còn khỏe còn đi biển. Tôi chỉ ước ao được hỗ trợ vốn để đóng con tàu to hơn, khai thác sẽ hiệu quả và không bị “bắt nạt” như thế này”. Mong muốn của ngư dân Quang cũng là mong muốn chung của gần 600 chủ tàu cá trong xã.

    Điều tra vụ việc

    Đại tá Phạm Quang Đáo - Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng TP.Hải Phòng - cho biết: Ngay sau khi nhận được tin báo từ ngư dân Nguyễn Đức Quang, lực lượng biên phòng Hải Phòng đã có buổi làm việc, lấy lời khai của các thuyền viên trên tàu.

    Theo đó, do vị trí khu vực tàu cá HP 90258 TS neo đậu và bị tàu Trung Quốc tấn công tại tọa độ như đã nói nằm trên khu vực đường phân định vịnh Bắc Bộ, xung quanh không có các phương tiện nào khác nên không thu thập được thêm thông tin về vụ việc. Trước khi tấn công, tàu mang số hiệu Trung Quốc cũng không thực hiện gọi loa, thông báo yêu cầu kiểm tra như thường lệ mà sử dụng vòi phun nước, ném chai lọ, dùng gậy liên tục đâm va gây thiệt hại cho người và phương tiện của tàu cá.

    Ông Nguyễn Trần Lanh - Chủ tịch UBND huyện Thủy Nguyên - cho biết, sau khi tàu cá của anh Quang về đến nhà, lãnh đạo huyện cùng với lãnh đạo Sở NNPTNT đã đến thăm, động viên anh em thuyền viên tiếp tục bám biển. Huyện sẽ xem xét, nếu đủ điều kiện sẽ hỗ trợ anh Quang sửa chữa lại tàu để tiếp tục ra khơi.

    Ông Đỗ Trung Thoại - Phó Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng - cho biết, đã chỉ đạo Bộ đội Biên phòng và kiểm ngư xác minh vụ việc.





    Trước đó, đêm 1.6, tại khu vực cách đảo Long Châu khoảng 8 hải lý về phía Đông Nam (thuộc vùng biển Hải Phòng), tàu cá QN 0381 TS của ông Dương Văn Tuệ (47 tuổi trú P.Phương Nam, TP.Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) đã bị một tàu vỏ sắt lớn đâm chìm. Ông Tuệ bị thương nặng. Tối 24.5, cũng tại ngư trường này, tàu cá QNg 96180 TS do anh Đặng Phê (34 tuổi, ở xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng, đã bất ngờ bị một tàu vỏ sắt màu xám cố tình đâm, khiến tàu của anh Phê vỡ nát và chìm xuống biển, ông Đặng Dùm (56 tuổi) bị thương nặng, sau đó tử vong. Ngư dân Trần Xuân Dương (50 tuổi) bị mất tích. 5 người còn lại đã được một tàu cá cứu và đưa về đảo Cô Tô (Quảng Ninh).



    Ông Vũ Văn Cự - Trưởng Liên tập đoàn đánh cá biển xã Lập Lễ - cho biết, vụ tàu ông Quang bị tấn công khiến bà con ngư dân trong xã hoang mang. Liên tập đoàn đề nghị các cấp, ngành quan tâm, hỗ trợ bà con ngư dân cả về tinh thần lẫn vật chất: Hỗ trợ ngư dân có vốn để đóng tàu lớn vươn khơi bám biển.

    Căng rồi ae à! Chúng nó làm càn rồi
  4. cu-bo

    cu-bo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    322
    Giàn khoan Hải Dương 981: Trung Quốc có dám liều...thẻ đỏ?
    - Trung Quốc chưa dám sẵn sàng phạm lỗi để bị thẻ đỏ, bởi nếu bị thẻ đỏ tức gây xung đột quân sự thì chưa biết ai bị thủng lưới.
    Đừng quá lo lắng khi hàng ngày báo chí, truyền hình Việt Nam cứ không ngớt đưa tin lực lượng CSB, Kiểm Ngư bé nhỏ, ít ỏi của Việt Nam phải đối đầu với lực lượng Hải cảnh, Hải giám to lớn, đông đảo, cùng với hàng chục tàu cá trá hình, hung hăng “lấy thịt đè người” trên khu vực hạ đặt giàn khoan phi pháp trong thềm lục địa của Việt Nam. Nào là đã bị chúng đâm húc khiến tháng này 24 tàu CSB và KN bị hư hỏng…

    Trung Quốc khoan trúng "núi lửa", loay hoay trong sự bẽ bàng

    Quả thật, có rất nhiều sinh viên, trí thức, nhà doanh nghiệp và cán bộ thường bức xúc kêu lên “tình trạng này chúng ta có chịu mãi được không?” Họ đặt câu hỏi với tôi rằng đến lúc nào đó chịu không nổi chúng ta sẽ làm gì? Liệu có “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” không?

    Vậy là tốt rồi. Cái mà cơ quan truyền thông của Việt Nam cần là vạch mặt bản chất xấu xa, phi nghĩa, vô nhân đạo của kẻ thù, nêu cao tinh thần yêu nước, căm thù giặc cao độ của toàn thể đồng bào để sẵn sàng xả thân khi Tổ quốc cần đã đạt yêu cầu dễ dàng và chất lượng cao nhất có thể, tinh thần yêu nước của dân tộc Việt đang dần hình thành nên một “làn sóng lớn vô cùng mạnh mẽ”.

    Còn vấn đề về tình thế, nếu chỉ “xô đẩy” nhau thì kẻ cao to, đông, bao giờ cũng có lợi thế hơn kẻ nhỏ con, ít ỏi. Nhưng khi đánh nhau, tức là 2 bên sử dụng vũ khí thì không còn việc “xô, đẩy” nhau nữa thì to con, đông đảo chưa hẳn là có lợi thế mà lợi thế còn phụ thuộc nhiều vào địa lợi, nhân hòa, ý chí, bản lính, trí tuệ, kinh nghiệm chiến tranh…

    Khi xung đột quân sự hay chiến tranh trên Biển Đông lan rộng, hai bên “nói chuyện, tiếp xúc” với nhau bằng bom và tên lửa thì chắc chắn trên Biển Đông tàu Hải giám, Hải cảnh, tàu cá trá hình của Trung Quốc sẽ vắng tanh. Và, không những thế tàu container, tàu thương mại…của Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào khác cũng phải tránh xa khu vực nguy hiểm.

    Hiện tại Trung Quốc giống như một cầu thủ to lớn trên sân cỏ, chuyên chơi xấu, khiêu khích hòng làm cho cầu thủ nhỏ của Việt Nam mất kiềm chế, phản ứng, để bị lĩnh thẻ đỏ. Nhưng Việt Nam không mắc mưu, vẫn đeo bám quyết liệt thực hiện yêu cầu chiến thuật đã được đề ra.

    Đương nhiên, Trung Quốc chưa dám sẵn sàng phạm lỗi để bị thẻ đỏ, bởi nếu bị thẻ đỏ tức gây xung đột quân sự thì chưa biết ai bị thủng lưới.



    [​IMG]
    Liệu Radar bờ biển hay trên tàu chiến Việt Nam có phát hiện và định dạng được tàu hộ vệ tên lửa hiện đại bậc nhất của Trung Quốc cạnh giàn khoan này không?


    Đừng quá lo lắng khi thấy xuất hiện xung quanh giàn khoan vài chiếc khu trục tên lửa, máy bay trinh sát của Trung Quốc lượn lờ dương oai trong khi lực lượng Hải quân ta thi vắng bóng...

    Họ có dám bắn vào tàu CSB, KN Việt Nam không? Chắc là không. Sự xuất hiện tàu quân sự trong vùng chỉ mang tính chất chính trị chứ không có ý nghĩa về quân sự bởi “con tin” rất quan trọng, có giá trị của họ đang nằm trong tay ta là Giàn khoan Hải Dương 981.

    Tại sao giàn khoan Hải Dương 981 phải di chuyển ?

    Tuy nhiên, các Trung đoàn Radar bờ biển Việt Nam thì có mục tiêu thật 100% cho họ diễn tập quan sát phát hiện mục tiêu mà trong đợt cứu hộ máy bay mất tích MH 370 tàu chiến Trung Quốc sang nhưng chưa đủ chủng loại.

    Đừng quá lo lắng khi nghe tin từ nước ngoài hay trên Hoàn Cầu thời báo là tàu tiếp tế tổng hợp lớn nhất của Trung Quốc lớp Phúc Trì Type 903 dài 171,4 m, rộng 24,6 m, mớn nước 9 m, lượng giãn nước đầy 23.000 tấn, 2 động cơ dầu diesel, có thể đồng thời tiếp tế cho 2 tàu trở lên, chủ yếu dùng để tiếp tế biển xa. Tốc độ tối đa 19 hải lý/giờ, khả năng chạy liên tục 10.000 hải lý với tốc độ 14 hải lý/giờ. Thủy thủ đoàn là 130 người, dung lượng vật tư gồm dầu 10.500 tấn, nước 250 tấn, hàng khô – đạn dược 680 tấn. Trang bị 4 pháo 37 mm…đã xuất hiện trên Biển Đông.



    [​IMG]
    Tàu tiếp tế tổng hợp của Trung Quốc lớp Phúc Trì Type 903 mang số hiệu 887


    Việc Trung Quốc đưa con tàu này hoạt động trên Biển Đông sẽ báo hiệu cho thấy Hải quân Trung Quốc sẽ hoạt động xa hơn căn cứ. Có thể Giàn khoan cỡ đại loại như Hải Dương 981 sẽ được hạ đặt tại khu vực Trường Sa trong tương lai gần.

    Tuy nhiên, đó chỉ là yêu cầu bắt buộc của chiến thuật chứ không phải tạo ra ưu thế chiến thuật. Trung Quốc buộc phải chấp nhận “bỏ tất cả trứng vào một giỏ” là điều kiêng kị, không bao giờ muốn.

    Muốn tác chiến ở khu vực Trường Sa thì Trung Quốc phải có tàu Sân bay và ít nhất 5-10 chiếc tàu tiếp tế lớp Phúc Trì, lực lượng bảo vệ cho 2 phương tiện đó…tất cả phải có tính đồng bộ, khoa học, để công thủ toàn diện.

    Họ phải biết yếu cái gì, nguy hiểm cái gì để khắc phục, chẳng hạn, tàu khu trục của Trung Quốc phải có vũ khí phòng không mạnh để tránh bị tiêu diệt khi hành quân trên biển xa của lực lượng không quân của đối phương là cấp thiết, trong khi đó nếu tác chiến gần bờ thì tàu khu trục tên lửa vấn đề đó không cấp thiết lắm bởi nằm trong tầm hỏa lực của bờ và lực lượng không quân bảo vệ, bởi thế không quân đánh chặn với lực lượng tác chiến gần bờ lại là cấp thiết, sống còn…

    Mới hay, để có một Hải quân “nước xanh” là không đơn giản chút nào, Trung Quốc phải cần rất nhiều thứ vật chất, kỹ thuật, kinh nghiệm và thời gian. Nhưng khi mà vội vàng bởi máu bành trướng thúc dục thì trong quá trình triển khai thực hiện, hoạt động sẽ xuất hiện nhiều “lỗ hổng” và đó chính là tử huyệt mà đối phương dễ dàng khai thác triệt để để nhắm tới khi cần.

    Cái mà Trung Quốc cần thì Việt Nam không quan trọng vì tư tưởng tác chiến và nghệ thuật quân sự 2 bên là khác nhau, lối đánh sở trường khác nhau. Việt Nam không dám chủ quan, coi thường sức mạnh Trung Quốc nhưng cũng chưa đến lúc phải sợ Trung Quốc, ít nhất là tại thời điểm này.
    Lê Ngọc Thống
    karate_hn thích bài này.
  5. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Nói chung các đảo VN bị mất hầu hết lúc nằm dưới quyền cai trị của VNCH > chỉ trừ vụ 88 lúc VN đang ốm yếu nhất ( và khựa cũng chỉ chờ có vậy ...:rolleyes:)
  6. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    3.498
    Đã được thích:
    3.590
    :D:DHình như ở cái sân khu vực nào đó, không phải là trước cửa Đại sứ quán TQ như ở các quốc gia khác trên thế giới, Bác nào bên Nga xác định hộ cái :D
  7. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Lịch sử từ trước tới nay có phải khựa là nước gây ra chiến tranh nhiều nhất thế giới ?
    :rolleyes::mad::P
  8. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Bị ép bóp méo sự thật nên bị stress nặng chứ có gì đâu ???:rolleyes:
    Thằng cu uong tinh .... gì đó cũng phải biết liêm sỉ là gì ...
    ===============================================
    Đằng sau hàng loạt vụ tự tử trong bộ máy tuyên truyền của TQ
    Bích Nguyễn - theo [​IMG]
    [​IMG]


    Quan chức Trung Quốc tham dự một cuộc họp cấp cao ở Bắc Kinh (ảnh minh họa).


    Chia sẻ:

    (Soha.vn) - Gần đây, đã có 6 quan chức cấp cao trong bộ máy tuyên truyền của TQ tự tử. Người ta cho rằng, hiện tượng này có nguyên nhân sâu xa chứ không chỉ do công việc nặng nề.
    Thời gian gần đây, làn sóng tự sát đang diễn ra trong giới quan chức của bộ máy tuyên truyền Trung Quốc. Đã có 6 quan chức cấp cao trong bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc tự sát, bao gồm một quan chức từ văn phòng trung ương ở Bắc Kinh và những phòng ban khác ở tất cả các cấp chính quyền khắp Trung Quốc, cũng như từ báo chí nhà nước, các trang web, tạp chí, nhà xuất bản, kênh truyền hình...

    Tờ The Epoch Times nhận định rằng, rõ ràng, việc này là hậu quả của áp lực lớn lên bộ máy hành chính.

    Hàng loạt vụ tự tử

    Ngày 26/5, ông Hunlan Zhou, giám đốc Trung tâm tin tức và thông tin tỉnh Chiết Giang đã nhảy từ tầng 5 của tòa nhà văn phòng xuống đất. Hàng loạt các vụ tự tử cũng xảy ra chỉ trong vài ngày đầu tháng đó.

    Tzinvu Zhang, CEO tập đoàn Shenzhen Press Group Circulation đã được phát hiện trong tình trạng tắt thở tại một công viên ở Thẩm quyến ngày 8/3. Bên cạnh ông là lá thư tuyệt mệnh với những lời tâm sự rằng ông đã bị trầm cảm.

    He Weingxing, phó Tổng giám đốc Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Hồ Nam đã được tìm thấy trong tình trạng treo cổ ở cửa văn phòng làm việc của mình ngày 6/5. “Sự đau đớn, giày vò. Cuộc sống khó khăn, công việc khó khăn. Sự tận tâm không giúp đạt được điều gì. Áp lực rất lớn trong công việc” – đó là một đoạn trong bức thư tuyệt mệnh của ông này.

    Xu Xing, phó Tổng biên tập tờ Metro Express thuộc nhà xuất bản quốc gia Hangzhou Daily tự tử ngày 4/5. Thân nhân của ông này nói rằng trong thời gian gần đây, ông Xu đã bị áp lực trong công việc, thậm chí tới mức không ngủ được.

    Thi thể của ông Sun Bin, phó Giám đốc, Tổng biên tập phân xã của Tân Hoa Xã tại tỉnh An Huy, được tìm thấy trong văn phòng của mình cuối tháng 4. Theo tạp chí Caixin, ông này đã treo cổ tự tử.

    BÀI LIÊN QUAN

    Song vụ tự tử gây xôn xao nhất nước này là vào cuối tháng 3, khi ông Lee Ufen, phó Giám đốc Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện đã nhảy từ mái tòa nhà xuống tự tử. Theo tờ Takungpao (Hong Kong), ông Lee cũng bị trầm cảm.

    Một số cái chết của các quan chức trong hệ thống tuyên truyền đã gây ra sự đồn đoán và tranh cãi trên mạng internet. Những bài báo về một số vụ việc đã bị gỡ bỏ sau khi bị kiểm duyệt, có thể là bởi chính những đồng nghiệp cũ của các nhân vật trong bài báo.

    Nhiều người cho rằng cái chết của những vị quan chức này là bởi các lý do cá nhân chứ không phải chính trị.

    "Sau khi thấy nhiều sự bất công, họ nhận ra rằng mình không thể làm gì được”, Huayanli, một thành viên mạng xã hội Weibo nêu giả thuyết.

    Yan Qinllin phóng viên của tờ Singpao nhận định: “Họ đã rất thất vọng bởi xã hội và cuộc sống. Vì thế họ đã quyết định rời bỏ cuộc sống”.

    Trong khi đó, trả lời phỏng vấn Đài tiếng nói Hoa Kỳ, Lyanchao Han, nhà nghiên cứu tại Viện Hudson nhận định rằng "một số vụ tự sát cũng liên quan đến chiến dịch chống tham nhũng”.

    Song, gần như chắc chắn rằng có nguyên nhân sâu xa hơn chứ không đơn giản chỉ là do công việc nặng nề.

    Sa thải hàng loạt cán bộ lãnh đạo truyền thông

    Tập Cận Bình lên nắm quyền vào tháng 11/2012. Kể từ đó, hệ thống tuyên truyền của Trung Quốc đã có nhiều cải tổ khâu cán bộ. Một số quan chức cấp cao đã bị sa thải.

    [​IMG]
    Toà nhà trụ sở Đài truyền hình Quốc gia Trung Quốc CCTV

    Sự thay đổi tương tự cũng diễn ra trong giới truyền thông chính yếu của nhà nước và các cơ quan tuyên truyền trên khắp Trung Quốc. Có ba trường hợp đặc biệt đáng chú ý.

    Tsigen Zhang, người đứng đầu tập đoàn Hubei Daily Media Group, một nhân vật có tiếng trong giới truyền thông địa phương ở Hồ Bắc, đã bị cách chức và khai trừ khỏi Đảng vào ngày 5/5. Ông này bị nghi là “vi phạm pháp luật nghiêm trọng”, theo tuyên bố của Ủy ban kỷ luật tỉnh Hồ Bắc. Hubei Media Group là công ty truyền thông lớn nhất tại địa phương, có trong tay khối tài sản trị giá 5 tỷ nhân dân tệ, 11 tờ báo, 5 trang web tin tức, nhà xuất bản và 8 công ty con. Tờ báo hàng ngày có lượng phát hành là 8 triệu bản.

    Shu Zhang, người đứng đầu Fujian Media Group và kênh truyền hình tỉnh Phúc Kiến đã bị ủy ban kỷ luật tỉnh tiến hành điều tra ngày 4/5 sau chuyến thăm của đoàn thanh tra chính quyền trung ương. Sau đó ông này đã bị buộc tội “vi phạm pháp luật nghiêm trọng”.

    Tszyanyun Cao, phó Giám đốc ban tuyên truyền đối ngoại đã bị điều tra ngày 18/4 cũng với tội danh “vi phạm pháp luật nghiêm trọng”.

    Ngay cả tờ “Nhân dân nhật báo” hiện cũng đang ở trong tình trạng rối ren. Vào tháng 4, chính quyền tuyên bố bắt đầu điều tra đối với 4 nhà quản lý của tờ này, bao gồm giám đốc, phó giám đốc, tổng biên tập và phó tổng biên tập. Ngày 30 tháng 4 có thông báo rằng giám đốc mới của tờ “Nhân dân nhật báo” là Zheng Yang, một nhân vật thân cận có tiếng của chủ tịch Tập Cận Bình.



  9. Boeing01

    Boeing01 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2008
    Bài viết:
    1.480
    Đã được thích:
    788
    Cấm luôn càng tốt
    Chỉ để đỡ làm hư cán bộ nhà mình và đỡ tốn tiền, đỡ ô nhiễm môi trường
    Cái thằng Vinacomin cũng đem ra bắn mẹ nó đi luôn
    Chứ cái thằng này nhiều tai tiếng quá rồi
  10. Alalala

    Alalala Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2014
    Bài viết:
    223
    Đã được thích:
    75
    chắc là nó gây đâm khắp nới khiên ta phải dàn lực lượng ra các bác nhỉ?

Chia sẻ trang này