1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. canviet68

    canviet68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2014
    Bài viết:
    326
    Đã được thích:
    215
    Đc chí này bị nhồi sọ rồi!
  2. canviet68

    canviet68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2014
    Bài viết:
    326
    Đã được thích:
    215
    Hi vọng Việt Nam hưởng lợi, samurai bắt đầu khởi động rồi, vòng vây quanh bọn Khựa bắt đầu khép chặt, hi vọng ngày bọn khự suy vong không xa, chúng ta sẽ lấy lại những gì đã mất.
    Nhật Bản sắp ồ ạt xuất khẩu quốc phòng?

    (Dân trí) - Sau khi nới lỏng “3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí”, Nhật Bản đang chuẩn bị cho một làn sóng các hợp đồng mới, trong bối cảnh nước này cố gắng thắt chặt các quan hệ an ninh để đối phó với Trung Quốc và các căng thẳng leo thang trong khu vực.



    [​IMG]
    Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tham dự một sự kiện quốc phòng hồi tháng 10/2013.
    Chính phủ Nhật Bản hôm 1/4 đã từ bỏ chính sách cấm xuất khẩu vũ khí và công nghệ quân sự hay còn gọi là “3 nguyên tắc xuất khẩu vũ khí”, vốn có hiệu lực từ năm 1967.

    Việc thay đổi chính sách xuất khẩu quốc phòng đã nhen nhóm trong nhiều năm khi Nhật Bản dần xa rời tư tưởng phòng thủ đơn thuần hậu Thế chiến II. Nhưng trong những năm gần đây, thế cân bằng an ninh đã thay đổi, khi các nước đóng vai trò quan trọng Mỹ phải đối mặt với ngân sách "giậm chân tại chỗ" hoặc sụt giảm và chi phí của các chương trình vũ khí tiên tiến đòi hỏi sự chia sẻ của các quốc gia.

    Ông Jun Kazeki, giám đốc Bộ phận chính sách kiểm soát xuất khẩu an ninh thuộc Bộ thương mại Nhật, cho hay sự cần thiết của việc tham gia vào các chương trình quốc tế đã hối thúc Tokyo cải cách luật xuất khẩu quốc phòng.

    “Chúng tôi đã quyết hợp tác với chương trình máy bay chiến đấu F-35 nhưng chúng tôi cần các biệp pháp nới lỏng hơn nữa vì vấn đề chuyển giao cho bên thứ 3”, ông Kazeki nói thêm.

    Do các bộ phận của F-35 được chế tạo khắp thế giới, các quốc gia tham gia phải vận chuyển các bộ phận khắp toàn cầu để phục vụ dây chuyền lắp ráp. Điều đó trở nên rất khó khăn với Nhật, do chính sách cũ tạo ra một quy định gần như không thể thực hiện đối với việc xuất khẩu, là quốc gia nhận các bộ phận của F-35 không vướng vào hoặc không có nguy cơ vướng vào xung đột.

    Do sự không rõ ràng của các thỏa thuận an ninh ở thời hiện đại, việc đảm bảo một quốc gia có thể tránh xung đột dường như là không thể.

    Vì vậy, các biện pháp nới lỏng đặc biệt đã được đưa ra cho chương trình F-35, và do đó toàn bộ hệ thống đã được thay đổi nhằm loại bỏ quy định trên.

    Với việc các quy định mới được ban hành, các công ty Nhật sẽ tìm kiếm các cơ hội tại những thị trường mới. Nhưng ông Kazaki cho biết chính phủ Nhật không dự đoán được xuất phẩu quốc phòng sẽ phát triển ra sao.

    “Không có số liệu hay ước tính nào cả, không có gì. Ngay từ đầu, chúng tôi chỉ xem xét chính sách này như một chính sách an ninh, chứ không phải chính sách kinh tế”, ông Kazaki nói.

    Lĩnh vực quốc phòng của Nhật tạo ra chưa đầy 1% GDP.

    Các chuyên gia tỏ ra hoài nghi về khả năng phát triển nhanh chóng của lĩnh vực quốc phòng, do chi phí nhân công cao tại Nhật và một sự thực tế rằng phần lớn công nghệ quốc phòng của Nhật do Mỹ cấp phép.

    Nhân tố Trung Quốc

    Tuy nhiên, có một nhân tố khác: sự cần thiết nhằm cải thiện các mối quan hệ khắp thế giới để chống lại sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

    Một báo cáo được hãng Deloitte công bố hồi đầu tháng này về khuynh hướng chi tiêu quốc phòng toàn cầu đã cho thấy không chỉ sự gia tăng chi tiêu quốc phòng tại Trung Quốc và Nga, mà trong trường hợp của Trung Quốc, khả năng chi tiêu thậm chí còn tăng mạnh trong tương lai gần.

    “Việc Trung Quốc chi chưa tới 3% GDP cho quốc phòng khiến quốc gia này trở thành một nước tiết kiệm”, Jack Midgley, một trong những tác giả của báo cáo, cho biết.

    “Nhưng sự phát triển nhanh chóng về quy mô kinh tế khiến nước này có khả năng tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng. Đây là sự gia tăng trên quy mô lớn”, ông Midgley nói thêm.

    Ông Midgley cho rằng nếu Nhật Bản vẫn muốn vượt trội về công nghệ bằng cách duy trì ngành công nghiệp nội địa thông qua các đơn đặt hàng dồi dào và tham gia vào các chương trình quốc tế, Tokyo không có cách nào khác là phải thay đổi chính sách.

    Về mặt chính trị, việc thay đổi chính sách xuất khẩu quốc phòng cho phép Nhật Bản cải thiện quan hệ với các nước mà không cần sự tham gia trực tiếp của các binh sĩ.

    "Tôi nghĩ Nhật Bản xem xuất khẩu quốc phòng là một cách thức nhằm tăng cường sự ảnh hưởng mà không phải đặt họ vào thế tìm kiếm vị thế quân sự", ông Midgley nói.

    "Nhật Bản đang nhìn thấy một thế giới rất khác so với thế giới 30 năm trước. Phần lớn sự phát triển kinh tế trong khu vực diễn ra tại Trung Quốc chứ không phải Nhật Bản. Phần lớn sự gia tăng chi tiêu quốc phòng cũng tại Trung Quốc, không phải Nhật Bản", ông Midgley nói thêm.

    Báo cáo của Deloitte cũng đã chỉ ra sự phát triển liên tục từ các quốc gia như Trung Quốc và Nga, khi hai nước này đang cố gắng bắt kịp Mỹ trên một loạt các mặt trận công nghệ. Cùng lúc đó, Mỹ và nhiều đồng minh lớn trong khu vực, vốn đã cung cấp một lá chắn cho Nhật Bản, lại phải cắt giảm chi tiêu quốc phòng.

    Tuy nhiên, mở cửa xuất khẩu lại đặt ra một khả năng là các sản phẩm có thể rơi vào tay của Trung Quốc. Điều đó đã dẫn tới các cuộc đàm phán riêng rẽ giữa Nhật và Pháp, vì Pháp vốn được biết tới là có quan hệ làm ăn với Trung Quốc, ông Kazeki cho hay.

    "Ưu tiên chính thức của chúng tôi là ngăn họ xuất khẩu sang Trung Quốc. Pháp đã chính thức có chính sách duy trì cấm vận với Trung Quốc sau vụ Thiên An Môn năm 1989. Trên thực tế, Pháp đã xuất khẩu một số thứ đáng lo ngại sang Trung Quốc", ông Kazeki nói.

    An Bình
    Theo Defence
    fromdesert thích bài này.
  3. anphanam

    anphanam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/06/2014
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    2
    TQ nó tính dã man

    canviet68 thích bài này.
  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Mỹ khuyến khích TPP cũng vì muốn các nươc có dinh dáng đến thị trường khựa có điều kiện thoát hẳn ra mà không sợ tác động lớn > như Nhật -Hàn - Việt ..... thị trường TPP khi được thiết lập thì sẽ rất lớn và nằm trên TBD .... Đây cũng là chiêu của Mỹ đánh trực tiếp vào khựa .
    Nên nhớ LX tan rã Mỹ cũng không tốn 1 nhân mạng .
    Chính vì vậy khựa ra sức cản trở VN tham gia , ép Hàn ký nhanh FTA với khựa ....
    Cái dàn khoan xuất hiện 1 phần cũng trong xu thế đó .
    fromdesert thích bài này.
  5. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Ây da mới chút xíu đó mà đã rất quan ngại rồi, mịa nếu táng nhau thật các cụ ta nên sắm radio trở lại mà hóng chứ điện đóm, nét niếc dự là ...thôi không dám nghĩ bậy hé hé
  6. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    [​IMG]
    Tại sao khựa lại kiện VN lên LHQ vậy bạn trắng ...?
    À à .... thứ nhất là ra vẻ hù dọa - cố thủ lý lẽ bẩn .... thực tế là thanh minh - thanh nga để rút cho khỏi bẽ mặt .
  7. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Rạch ai? Ông là cái c téo gì mà đòi rạch ai? Điên khùng quá ra đường người ta đạp vào mặt cho đấy!
    dragonboy1080 thích bài này.
  8. nq9630

    nq9630 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/11/2004
    Bài viết:
    3.024
    Đã được thích:
    112
    @Mr_HoangCụ rất là pờ rồ Mỹ, đó cũng là quan điểm cá nhân thì kệ cụ

    Phần lớn các đối thủ hay đồng minh của Mỹ đang thấy vai trò độc tôn của Mỹ xuống dốc - kết quả của những hành động chém gió gần đây. Mỹ càng chém thì đối thủ nó càng muốn vạch mặt cái sự..chém đó :)

    Lần này TQ nó mạnh tay đem HD cũng do nhiều nguyên nhân, một trong đó là thử độ...chém của mỹ, ngoài ra một yếu tố cực kỳ quan trọng đó là luật pháp QT giờ bị coi rẻ - điển hình là hành động của Nga lấy lại Crum (tất nhiên cũng bắt nguồn do Mỹ ép Nga quá), nó là tiền lệ cho việc hành xử theo cái lý của kẻ mạnh và những thằng đầu sỏ sẽ bắt tay nhau để làm những điều đại nghịch bất đạo :), vì vậy chúng phải ngậm bồ hòn với nhau


    Trước những thực tế lưu manh đó của thế giới, VN sẽ điều chỉnh sao cho phù hợp và ra version 2 của việc "làm bạn với tất cả các nước"
    Lần cập nhật cuối: 11/06/2014
    home124 thích bài này.
  9. cuoimim

    cuoimim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2014
    Bài viết:
    9
    Đã được thích:
    11
    [​IMG]
    [​IMG]

    Hôm nay bộ đội ta đi diễn tập rồi :D
    usadok, Malogsultrasmilano thích bài này.
  10. fromdesert

    fromdesert Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/12/2002
    Bài viết:
    639
    Đã được thích:
    306
    Đây là cuộc chiến giữa các nước lớn, tham vọng. Các IQ cao của VN phải luôn tỉnh táo, đừng là quân cờ hãy là người chơi cờ

Chia sẻ trang này