1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. manjubar

    manjubar Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2009
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Bài báo này chũng chẳng có giá trị gì, đọc để vui thôi. Có chắc là Nga đến Biển Đông sớm hơn Mỹ, Đừng quên ai đã tài trợ và huấn luyện cho quân Việt Nam ở những ngày đầu kháng Nhật, và cuộc chiến tranh Việt Nam do nước nào khởi xướng với mục đích gì. Việc VN mua vũ khí của Nga là việc đương nhiên khi VN đã có kinh nghiệp sử dụng vũ khí Nga và Mỹ và đồng minh đã cấm vận vũ khí với VN, nếu ko mua hàng Nga chắc chạy qua TQ mua cái hàng 5 cha 3 mẹ mà chủ yếu từ Nga mà ra, nói thật viết báo thế mình viết cũng đc! Lá cải.
  2. TechNip

    TechNip Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/05/2009
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    382
    Thế viết đi, anh em ngóng cổ đợi có bài nào ít lá cải hơn từ bạn :)):)):))
  3. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Vì sao TQ mềm mỏng hơn với các láng giềng?

    Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi Sáng ngày 12/09 có bài với tiêu đề "Bắc Kinh tỏ lập trường mềm mỏng hơn với các nước láng giềng". BBC trích lược vài nét chính để độc giả tham khảo về góc nhìn của một số chuyên gia Trung Quốc sau chuyến thăm Việt Nam của Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc, ông Đới Bỉnh Quốc.
    Những nỗ lực ngoại giao gần đây để cải thiện quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, vốn bị ảnh hưởng do tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), cho thấy Bắc Kinh đang có cách tiếp cận hòa giải hơn để giải quyết căng thẳng.

    Quan hệ ngoại giao và quân sự với Việt Nam và Philippines được củng cố thông qua một loạt các chuyến thăm cấp cao trong hai tuần qua.

    Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã gặp vào ngày 31 tháng 8 tại Bắc Kinh và tái khẳng định cam kết để giải quyết một cách hòa bình lãnh thổ tranh chấp trong vùng Biển Đông.
    Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt vào ngày 29 tháng 8 đã gặp Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh để mở đường cho một chuyến thăm Trung Quốc vào năm nay của tân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    Và tuần trước, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc đã đến Hà Nội gặp Phó Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân.

    Cả hai ông đã đồng chủ trì một phiên họp về quan hệ song phương và thảo luận các vấn đề chiến lược và quan trọng.
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc cho biết Bắc Kinh sẽ làm việc với Hà Nội để giữ mối quan hệ song phương đi đúng hướng.

    Thiếu tướng đã nghỉ hưu Từ Quang Vũ của Quân Giải phóng Nhân dân, cho biết rằng Bắc Kinh sẽ không để cho mối quan hệ với Việt Nam và Philippines xấu đi.

    'Bên thứ ba'

    "Mặc dù có một loạt các cuộc b.iểu tình chống Trung Quốc và tồn tại thái độ chống Trung Quốc ở Việt Nam và Philippines trong vòng ba tháng qua, Bắc Kinh nhận ra rằng bất kỳ cuộc xung đột với các nước láng giềng sẽ không chỉ gây tổn hại cho an ninh khu vực, mà cũng sẽ làm tổn thương phát triển kinh tế của chúng ta, và điều đó sẽ chỉ đem lại lợi ích cho bên thứ ba," ông Vũ nói tuy từ chối đề cập bên thứ ba là nước nào.

    Trong khi đó học giả Vương Hàn Lĩnh, một chuyên gia về vấn đề hàng hải và luật quốc tế tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc ở Bắc Kinh, cho biết "bên thứ ba" là Hoa Kỳ.

    "Hoa Kỳ đã có mặt ở đó; Hoa Kỳ chưa bao giờ rời châu Á", Giáo sư Vương nói.

    "Bắc Kinh biết điều này rất rõ và nhận ra rằng Washington sẽ sử dụng các tranh chấp Nam Hải để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc.

    "Nhưng Trung Quốc cũng nhận ra rằng, khi xét tới sự ổn định của Đông Nam Á với lợi ích kinh tế chung giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, tranh chấp lãnh thổ tại Nam Hải không phải là vấn đề lớn ".

    Ông Vương cho biết ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh sẽ là duy trì tốt mối quan hệ với tất cả các nước láng giềng liên quan tới tranh chấp biển, bởi vấn đề phức tạp không thể được giải quyết về ngắn hạn.

    "Căng thẳng trong tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa nên được kiểm soát, không được phép leo thang, vì sẽ chỉ gây tổn hại cho sự phát triển kinh tế và an ninh khu vực Đông Nam Á," ông nói.

    "Bắc Kinh cũng nhắc nhở các nước các nước láng giềng là chúng ta có cùng một văn hoá và lịch sử, đặc biệt là ở chỗ tất cả chúng ta đều bị các nước phương Tây xâm chiếm trong thế kỷ qua."
    Ông Vương cho biết Trung Quốc đã đề nghị Việt Nam, Philippines và những người khác thực hiện các biện pháp để ngăn chặn khả năng tranh chấp biển leo thang.
    'Không thể cắt quan hệ'
    Tiến sĩ Trương Minh Lượng, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Tế Nam ở Quảng Châu, cho biết Bắc Kinh phải giữ mối quan hệ tốt về ngoại giao và quân sự với Hà Nội và Hà Nội, đặc biệt là trong thời điểm nhạy cảm như khi có cuộc b.iểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam gần đây do "Vai trò đáng xấu hổ" của Trung Quốc trong tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa.

    "Không giống như quan hệ Trung-Mỹ, vốn bị đình chỉ nhiều lần trong hai thập niên qua, chúng ta có thể không dễ dàng cắt quan hệ với Việt Nam và Philippines ", ông Trương nói.

    "Khi so với Việt Nam và Philippines, Trung Quốc là quá lớn. Nếu Bắc Kinh quá lớn tiếng (về tranh chấp biển), Trung Quốc sẽ đe dọa các nước nhỏ hơn và đẩy các nước này tìm sự giúp đỡ từ Hoa Kỳ. "

    Lấy ví dụ về việc tàu hải quân Mỹ đến Cam Ranh lần đầu tiên trong 38 năm, quan hệ Việt-Mỹ dường như đang được tăng cường.

    Hai nước hồi tháng trước đã ký một tuyên bố về ý định phát triển quan hệ quân y.
    "Thật dễ dàng để Việt Nam đứng về phía Hoa Kỳ vì Washington là quá quan trọng đối với Hà Nội," ông Trương nói.

    Ông cũng chỉ ra rằng mậu dịch Trung-Việt đạt 30 tỷ USD vào năm ngoái, nhưng 90% là đồ Trung Quốc xuất sang Việt Nam, tạo thâm hụt mậu dịch lớn cho Hà Nội.

    "Tuy nhiên, Hoa Kỳ có thể cung cấp cho Việt Nam nhiều sản phẩm công nghệ cao và công nghệ, và Trung Quốc không có khả năng làm điều đó," ông cho biết.

    Ông Trương có nhiều Việt Kiều Mỹ gửi tiền về nước và có thể giúp người nhà ở Việt Nam mua nhiều sản phẩm công nghệ cao từ Hoa Kỳ.

    "Đó là lý do tại sao Bắc Kinh nên giữ mối quan hệ tốt với Hà Nội để ngăn Việt Nam xích quá gần tới Hoa Kỳ," ông Trương nói.
  4. tinhthanthep

    tinhthanthep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Bài viết:
    3.978
    Đã được thích:
    0
    Giờ thử hỏi nếu ko mua của Nga thì mua của ai được hả các bác?
  5. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7


    Thằng Mỹ nó giúp VM được 3 khẩu súng để kháng Nhật hộ nó thì khoe, thế bồ tèo có biết chỉ sau đó có mấy ngày thằng Mỹ đã giúp thằng Pháp bao nhiêu vũ khí để giết người VN không? và còn cái lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN cũng là lá cải hả?
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Vẫn mua được từ châu Âu đây chứ bác, chỉ tội hàng của nó quá đắt và khó để link được với những loại ta đang có
  6. manjubar

    manjubar Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2009
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    ý của mình chả có gì khoe, cái nói ở đây là điều đó có thể chứng minh nó đã đến Biển Đông trước Nga thôi.
  7. Gamer001

    Gamer001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/01/2011
    Bài viết:
    265
    Đã được thích:
    2
    Ẹc, thế hạm đội nào chạy vào Cam Ranh 1905 sau trận Đối Mã (Tushima). Đừng có tệ lậu đến mức nhầm là hạm đội 7 nhé
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Ẹc, thế hạm đội nào chạy vào Cam Ranh 1905 sau trận Đối Mã (Tushima). Đừng có tệ lậu đến mức nhầm là hạm đội 7 nhé
  8. tredangnga

    tredangnga Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2009
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    5
    Soạn tin TRUONGSA gửi 1408 để đóng góp 16.000đ cho chương trình "Góp đá xây Trường Sa".
  9. manjubar

    manjubar Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2009
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Thế thì người phát hiện ra Châu Mỹ ko phải là Colombo mà là di dân người gốc Á kỷ băng hà rồi, ở đây người ta nói tới việc hoạt động có mục đích thiết lập quyền lực thật sự kìa, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Pháp từng có tàu chiến đến nước ta thời chúa Nguyễn và sớm hơn nữa đấy thôi.
  10. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Ngoại trưởng Ấn Độ bàn về Biển Đông
    Tuần này, Ngoại trưởng Ấn Độ, ông S. M. Krishna bắt đầu chuyến công du Việt Nam cùng với người tương nhiệm Việt Nam, ông Phạm Bình Minh chủ trì kỳ họp của Ủy ban Hỗn hợp Việt - Ấn lần thứ 14.Theo báo chí Ấn Độ, chuyến đi của ông Krishna diễn ra <SPAN style=[/IMG]trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tỏ ra mạnh mẽ tại vùng biển Nam Trung Hoa, và chỉ không lâu sau khi Hải quân Trung Quốc "quấy nhiễu" tàu của Ấn Độ thăm Việt Nam.

    Được biết hai ông Krishna và Phạm Bình Minh sẽ cùng chủ trì cuộc họp về hợp tác hai bên vào thứ Sáu 16/9 này tại Hà Nội.
    Hai bên sẽ bàn về hợp tác công nghệ thông tin, trao đổi văn hóa và kinh tế.
    Tháng sau dự tính Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ có chuyến thăm Ấn Độ.
    Báo Ấn Độ, tờ Times of India cho hay chính quyền ở xác nhận sẽ thảo luận với Việt Nam về mọi chủ đề cùng quan tâm.
    Hôm 22/07 vừa qua, một chiến hạm Ấn Độ bị hải quân Trung Quốc “quấy nhiễu” ở điểm trong Biển Đông, chỉ cách bờ biển Việt Nam 45 hải lý.
    Tàu Airavat trên đường từ Nha Trang ra Hải Phòng trong khuôn khổ một chuyến ghé thăm hữu nghị Việt Nam đã bị phía Trung Quốc gọi điện hạch sách là họ đang vào "vùng biển thuộc chủ quyền của Bắc Kinh".
    Ḅộ Ngoại giao Ấn Độ khẳng định quyền tự do lưu thông trên các vùng biển quốc tế, kể cả Biển Đông và yêu cầu mọi quốc gia tôn trọng quyền qua lại theo luật pháp quốc tế.
    Vẫn báo Times of India nói là Ấn Độ và Việt Nam là đã tăng cường quan hệ quốc phòng và an ninh.
    Phía Ấn Độ giúp Việt Nam đào tạo nhân lực và cung cấp cho quân đội Việt Nam một số phụ tùng dùng cho tàu chiến, phi cơ do Nga chế tạo.
    Tháng trước, Đối thoại Chiến lược lần thứ hai và Tham khảo Chính trị lần thứ năm Ấn - Việt đã diễn ra trong hai ngày 8 và 9/9 cũng tại Hà Nội ở cấp Thứ trưởng Ngoại giao.
    Sinh năm 1932, ông Somanahalli MallaiahKrishna từng làm bộ trưởng dưới các thời thủ tướng Indira Gandhi và Rajiv Gandhi trong thập niên 1980.
    Cũng từng làm thống đốc bang Maharastra, ông tham gia nội các của thủ tướng hiện nay, Manmohan Singh tháng 5/2009 và nhậm chức Bộ trưởng Ngoại giao.

Chia sẻ trang này