1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Tuyên bố chung TQ-Philippines trong chuyến thăm của TTh Aquino

    Sau cuộc Hội đàm giữa Tổng thống Philippines Aquino với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, hội kiến với Thủ-tướng Ôn Gia Bảo và Chủ tịch Quốc-Hội Ngô Bang Quốc, hai bên ra Tuyên bố chung Trung Quốc - Philippines, đề cập các nội dung cụ thể sau:

    Hai bên nhất trí dốc sức thúc đẩy quan hệ hợp tác mang tính chiến lược Trung Quốc - Philippines phát triển ổn định, lâu dài; đồng ý tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên mọi lĩnh vực dựa trên “Kế hoạch hành động chung hợp tác mang tính chiến lược” hai bên ký vào 29/10/2009.
    Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đưa ra 5 điểm phát triển quan hệ hai nước:

    (i) Cần nhìn xa trông rộng nhằm đảm bảo quan hệ phát triển ổn định, bền vững, hai bên cần thực hiện tốt hơn nữa những nhận thức chung chính trị quan trọng mà lãnh đạo hai nước đã đạt được khi thiết lập quan hệ hợp tác mang tính chiến lược dốc sức vì hòa bình và phát triển Trung Quốc - Philippines năm 2005 và “Kế hoạch cùng hành động trong hợp tác mang tính chiến lược Trung Quốc - Philippines”, thúc đẩy toàn diện sâu sắc quan hệ Trung Quốc - Philippines phát triển về phía trước;

    (ii) Đi sâu khai thác tiềm năng, triển khai cục diện mới về hợp tác kinh tế thương mại hai nước, hai bên cần tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực thương mại, cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, thủy lợi, năng lượng mới, năng lượng tái sinh, tài chính…thực hiện tốt các dự án có liên quan; đi sâu kết cấu kinh tế, triển khai quy mô về thương mại, thúc đẩy xây dựng kết nối, thực hiện đúng thời hạn mục tiêu mới về kim ngạch song phương;

    (iii) Trao đổi mật thiết, tăng cường hợp tác chấp pháp, an ninh quốc phòng, các bộ ngành liên quan cần duy trì sự trao đổi mật thiết, tăng cường đào tạo cán bộ, trao đổi thông tin, hợp tác về chống và giảm thiểu thảm họa..; chống khủng-bố, đánh bại tội phạm xuyên quốc gia, bảo đảm an toàn về tính mạng và tài sản của nhân dân hai nước, duy trì xã hội ổn định;

    (iv) Kế thừa quá khứ, mở ra tương lai, tuyên truyền về tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước, hai bên cần phải thông qua nhiều biện pháp và con đường để mở rộng giao lưu hữu nghị giữa hai nước nhằm tạo bầu không khí tốt đẹp cho phát triển quan hệ hai nước;

    (v) Mở cửa, bao dung thúc đẩy điều phối hợp tác khu vực phát triển. TQ mong muốn nhân dịp thành lập 20 năm quan hệ đối thoại Trung Quốc - ASEAN và thực hiện hành động kế hoạch 5 năm lần thứ 2 giữa Trung Quốc - ASEAN, tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, tài chính, xây dựng kết nối, phát triển bền vững, xã hội nhân văn để phát huy vai trò mang tính xây dựng trong việc duy trì ổn định hòa bình Đông Á, thúc đẩy cùng phát triển.

    Về vấn đề Biển Đông: Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào khẳng định chủ trương và lập trường nhất quán của Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông. Trung Quốc nhất quán chủ trương vấn đề tranh chấp Biển Đông cần phải thông qua nước đương sự, hai bên thông qua đàm phán trao đổi hòa bình để giải quyết. Trước khi giải quyết tranh chấp, các nước có liên quan có thể gác tranh chấp, tích cực tìm kiếm thảo luận về việc khai thác tại khu vực biển liên quan, điều này là phù hợp với lợi ích chung của các quốc gia có liên quan. Trung Quốc mong muốn cùng các nước ASEAN trong đó có Philippines tích cực thực hiện DOC cùng xây dựng khu vực Biển Đông thành vùng biển “hòa bình, hữu nghị, hợp tác”. Tổng thống Philippines nói Philippines khẳng định sẽ dốc sức duy trì hòa bình, ổn định khu vực, dốc sức thực hiện DOC, cho rằng vấn đề Biển Đông không phải là toàn bộ trong quan hệ Trung Quốc - Philippines, không nên để vấn đề Biển Đông ảnh hưởng đến sự phát triển quan hệ hai nước cũng như ảnh hưởng đến sự hợp tác hữu nghị giữa hai nước trên mọi lĩnh vực, tỏ mong muốn có thể sớm giải quyết vấn đề này tạo phúc cho nhân dân hai nước.

    Hai bên ký 9 thỏa thuận hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, viện trợ, đầu tư, thể dục, du lịch, thông tin, văn hóa, ký Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Trung Quốc - Philippines, hai bên cam kết nâng kim ngạch song phương lên 60 tỷ USD trong 5 năm tới (năm 2010 đạt 27,7 tỷ USD)….. nguồn http://www.nghiencuubiendong.vn/tin...-tq-philippines-trong-chuyn-thm-ca-tth-aquino
    -------------------------------------------------------------------------------


    Mỹ hết thời hay sao mà để đàn em ghẻ lở chạy đi tìm đại ca mới vậy nhỉ
  2. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Trung Quốc phát triển HQ-16A xuất khẩu

    VietnamDefence - Một nguồn tin tại tập đoàn CASTC/ALMT (Trung Quốc) tiết lộ với tạp chí Kanwa Asian Defence rằng, hệ thống tên lửa phòng không HQ-16A được phát triển dành riêng cho quân đội Trung Quốc, đã nhận được giấy phép xuất khẩu và có tên xuất khẩu là LY-80. <IMG src=[/IMG]


    Nguồn tin này cho hay, hệ thống tên lửa phòng không tầm trung, phóng thẳng đứng này sẽ dùng để thay thế các hệ thống cũ HQ-61.

    Biến thể xuất khẩu LY-80 được phát triển dựa trên hệ thống phòng không hạm tàu HQ-16. Hải quân Trung Quốc đã lắp HQ-16 phóng thẳng đứng cho các frigate lớp Type 054А. Tên lửa của hệ thống do Viện thiết kế hàng không vũ trụ Thượng Hải phát triển, sử dụng đầu tự dẫn bán chủ động.

    Biến thể xuất khẩu HQ-16A/LY-80 được lắp trên khung gầm xe tải bánh lốp ТА5350 6x6.

    Phụ trách xúc tiến hệ thống này ra thị trường thế giới là công ty mới thành lập Aerospace Long-March Trade Co.

    HQ-16A được trang bị 6 tên lửa, sử dụng nguyên lý “phóng nóng”. Hệ thống có thể dùng để xây dựng hệ thống phòng không độ cao trung bình và lớn cùng với hệ thống HQ-9 (tên xuất khẩu là FD-2000), qua hình ảnh truyền hình thì thấy các hệ thống này nhận thông tin từ cùng một đài radar anten mạng pha.

    Nhằm nâng cao khả năng của hệ thống trong việc đánh chặn mục tiêu bay thấp, người ta lắp thêm một đài radar chuyên dụng để phát hiện mục tiêu trong “vùng mù”.

    HQ-16 có tầm bắn 25 km, còn HQ-16A có tầm bắn 30 km.

    Hiện nay, quân đội Trung Quốc đang sử dụng các hệ thống tên lửa phòng không Tor-М1 tầm bắn 13 km của Nga, tập trung tại các lữ đoàn phòng không được biên chế cho các cụm tập đoàn quân tinh nhuệ.

    Nhìn chung, khả năng phòng không của quân đội Trung Quốc vẫn còn yếu và đây là nguyên nhân chính để họ mua sắm HQ-16A.

    Biến thể xuất khẩu HQ-16A/LY-80 không sử dụng rơ-mooc làm bệ phóng vì nó hạn chế rất nhiều việc sử dụng hệ thống trong điều kiện dã chiến. Điều có vẻ hơi lạ là đa số các hệ thống tên lửa phòng không cơ bản do Trung Quốc phát triển không sử dụng các rơ-mooc, kể cả một số lượng lớn các hệ thống HQ-7 được triển khai.

    Bệ phóng của hệ thống LY-80 bề ngoài rất giống hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300 của Nga và HQ-9, điều đó có thể cho thấy nhiều khả năng các kỹ sư Trung Quốc hy vọng trong tương lai áp dụng cấu trúc module cho các hệ thống HQ-9 và HQ-16. Bên cạnh đó, hệ thống HQ-16А có khung nẹp ở giữa, bộ phận này không có ở HQ-9.

    HQ-16 lần đầu tiên được giới thiệu với các tên lửa được để hở tại cuộc duyệt binh ở Bắc Kinh năm 1999. Các tên lửa này rất giống tên lửa của hệ thống Shtil/Buk-M2E của Nga.



    Việc triển khai các hệ thống Tor-M1 hiện đại hơn có thể cho thấy rằng, các lữ đoàn phòng không nào sẽ nhận được HQ-16A cải tiến. Hiện nay, đã biết chính xác là 31 lữ đoàn phòng không của cụm tập đoàn quân đóng ở tỉnh Phúc Kiến được trang bị Tor-M1. Nhiều khả năng HQ-16A sẽ được biên chế cho các lữ đoàn phòng không được triển khai không xa eo biển Đài Loan.

    • Nguồn: Kanwa Asian Defence, N.9.2011, P2, 12.9.2011.
  3. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Phát này phải để ở toppic tiềm lực QS của TQ ở bên KTQSNN mới đúng chuồng bác ợ
  4. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    TQ không muốn Ấn Độ vào Biển Đông?

    Bắc Kinh cảnh cáo các công ty dầu khí nước ngoài không được 'can dự vào cuộc tranh chấp Biển Đông' sau khi có tin trên báo Ấn Độ nêu ra chuyện tập đoàn ONGC Videsh Ltd của Ấn Độ vào khai thác lô 127 và 128 ở Biển Đông.
    Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra phản hồi hôm 15/9 vào lúc Ngoại trưởng Ấn Độ sang thăm Việt Nam và phái đoàn hai bên có hội đàm về quân sự cấp thứ trưởng tại Hà Nội.
    Bà Khương Du, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại cuộc họp báo thứ Năm ở Bắc Kinh nói bà không rõ về tầm vóc vụ việc mà báo Hindustan Times nêu ra nhưng nhắc lại "chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp".
    Theo bản tiếng Anh của các hãng thông tấn trích đăng, bà Khương Du nói: "Quan điểm của chúng tôi luôn nhất quán rằng Trung Quốc phản đối mọi quốc gia khai thác dầu khí tại vùng biển thuộc chủ quyền của mình. Chúng tôi hy vọng các công ty nước ngoài không can dự vào tranh chấp biển Nam Trung Hoa".
    Tờ báo Ấn Độ cũng chạy tin nói rằng chính phủ ở Dehli "bác bỏ phản đối của phía Trung Quốc, cho rằng Bắc Kinh không có cơ sở pháp lý".
    Vẫn tờ báo này trích nguồn họ nói là của Bộ Ngoại giao Ấn Độ nói "Việt Nam có chủ quyền tại hai lô 127 và 128, căn cứ vào Luật biển 1982".
    Dù một số hãng thông tấn đều chạy lại tin này ngày 15/9, chưa có nguồn chính thức nào từ Việt Nam hoặc Trung Quốc bình luận về chuyện về hoạt động của công ty vốn đã có từ lâu ở Việt Nam.
    Báo Ấn Độ, tờ Hindustan Times, nói rằng "Trung Quốc đã gửi lời phản đối chính thức" đến chính phủ Ấn Độ nhưng việc ONGC Videsh Ltd (OVL) khai thác khí tại Nam Côn Sơn không phải là mới.
    Trang web của OVL, một tập đoàn nhà nước của Ấn Độ, nói họ đã cùng BP và PetroVietnam khai thác khí tại lô 06.1, bãi Lan Tây từ 2003, theo sau biên bản ghi nhớ ký với phía Việt Nam từ 1999.
    Vào tháng 6/2007 có tin BP của Anh rút khỏi dự án khai thác gần Trường Sa vì tranh chấp Trung - Việt về vùng biển này.
    Tại lô 128, OVL chiếm 100% cổ phần, với khoản đầu tư 46 triệu USD cho đến hết tháng 3/2011 và trang web của họ nói công ty này dự tính khoan trở lại tại lô 128 vào năm 2012.
    Trên bản đồ của OVL, cả bãi Lan Tây và lô 128 nằm xa về phía Nam các mỏ Bạch Hổ và Đại Hùng mà Việt Nam đang khai thác.
    Câu chuyện được chú ý trong bối cảnh quan hệ Ấn - Việt đang tiến triển mạnh và căng thẳng tại vùng biển Đông Nam Á chỉ tạm thời lắng xuống sau hai năm đầy biến động.
    'Quan hệ nồng thắm'
    Tuần này, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ, ông S M Krishna có chuyến thăm Việt Nam bốn ngày, từ 15 đến 17/9.
    Ông Krishna và người tương nhiệm Việt Nam, Bộ trưởng Phạm Bình Minh dự kiến sẽ hội đàm về quan hệ kinh tế, an ninh và quân sự tại Hà Nội, theo các báo Ấn Độ.
    Ngoài ra, họ cũng bàn về việc chuẩn bị cho Hội nghị Thượng Đỉnh Đông Á vào tháng 11 năm nay với sự tham gia của 18 nước, gồm cả Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc.
    Trong vòng những năm qua, Hà Nội và Dehli đã có năm cuộc Đối thoại Quốc phòng Chiến lược và cuộc họp lần thứ sáu đã diễn ra hôm qua 14/9.
    Tại Hà Nội hôm thứ Tư, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Tướng Nguyễn Chí Vịnh và Thứ trưởng Ấn Độ Shashi Kant Sharma đồng ý tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng.
    Theo truyền thông nhà nước Việt Nam, hai bên nói đã đạt đồng thuận về một lộ trình, cơ chế và các biện pháp để hợp tác về không quân, hải quân, bộ binh và công nghệ quốc phòng.
    Được biết ông Shashi Kant Sharma cũng đã thăm Tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam trước khi có lịch thăm tư lệnh không quân và hải quân Việt Nam.
    Ngoài tập trận chung, Ấn Độ đã giúp Việt Nam huấn luyện quân sự và cung cấp phụ tùng cho tàu chiến và tên lửa, loại do Nga sản xuất.
    Trong thời Chiến Tranh Lạnh, Dehli và Hà Nội có quan hệ nồng thắm qua tình bạn giữa các lãnh đạo hai bên như các thủ tướng Jawaharlal Nehru, Indira Gandhi với các lãnh tụ Hồ Chí Minh và sau là Phạm Văn Đồng của Việt Nam.
    Trong thời gian Hoa Kỳ và Trung Quốc lên án Việt Nam đóng quân tại Campuchia, Dehli vẫn ủng hộ Hà Nội bằng hai chuyến thăm cao cấp, của Thủ tướng Rajiv Gandhi, con trai bà Indira Gandhi, vào năm 1985 và 1987.
    Sau Chiến tranh Lạnh, khi cả hai nước từ bỏ nền kinh tế kế hoạch kiểu Liên Xô và mở cửa thị trường, mối quan hệ ấm áp bao gồm cả những hợp tác về kinh tế và quân sự được thể hiện qua các chuyến thăm cấp cao.
    ************** Narasimha Rao của Ấn Độ sang thăm Việt Nam hồi năm 1994 và ************** Vajpayee tới Hà Nội năm 2001.
    Giữa các chuyến thăm đó, ******************** ********************* thăm Delhi năm 1999 và hai nước đã ký kết một loạt hiệp định hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, khoa học và công nghệ cũng như sử dụng năng lượng hạt nhân vì cho mục tiêu dân sự.
    Việt Nam cũng luôn ủng hộ việc Ấn Độ muốn có ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an.
    Trong chuyến thăm bốn ngày tới Việt Nam trong tuần này Ngoại trưởng Ấn Độ cũng sẽ khai trương Trung tâm Nguồn lực Tiên tiến chuyên về đào tạo công nghệ thông tin mà Ấn Độ giúp lập ra ở Hà Nội.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Nhật Bản lo ngại quân sự Trung Quốc

    Nỗi lo trên của Nhật Bản không phải không có cơ sở khi Trung Quốc hôm 15-9 phản đối việc Ấn Độ tham gia các dự án thăm dò dầu khí ở vùng biển Đông tranh chấp

    Tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda vừa lên tiếng bày tỏ lo ngại về sự phát triển quân sự của Trung Quốc và thúc giục nước láng giềng này hành xử như một “thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”.
    Phát biểu trước quốc hội hôm 14-9, ông Noda cho biết Tokyo muốn tăng cường quan hệ với Bắc Kinh trong bối cảnh hai nước sắp kỷ niệm 40 năm khôi phục quan hệ ngoại giao. Dù vậy, ông Noda cho biết: “Tôi lo ngại về sự củng cố sức mạnh phòng thủ vốn thiếu sự minh bạch và sự gia tăng hoạt động hàng hải của Trung Quốc. Tôi hy vọng Trung Quốc sẽ đóng vai trò phù hợp như là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”.
    Theo hãng tin AFP, ông Noda được xem là một người có lập trường khá cứng rắn đối với Trung Quốc. Trước đây, ông Noda từng khiến Bắc Kinh bất bình khi cho rằng những tội phạm chiến tranh Nhật Bản hàng đầu trong thế chiến thứ II không nên bị xem là tội phạm nữa. Tuy nhiên, kể từ khi lên nắm quyền, ông Noda đã cam kết rằng bản thân ông và các thành viên nội các sẽ không thăm đền Yasukuni gây tranh cãi.
    Tuyên bố trên của ông Noda được đưa ra theo sau việc Nhật Bản phát hành sách trắng quốc phòng thường niên hồi tháng trước. Nội dung văn bản này bày tỏ sự lo ngại trước những động thái mở rộng tầm ảnh hưởng của hải quân Trung Quốc tại những vùng biển lân cận cũng như tại khu vực Thái Bình Dương. Tokyo cũng tỏ ý chỉ trích sự không minh bạch trong ngân sách quân sự ngày một tăng nhanh của Bắc Kinh. Trung Quốc đầu năm nay công bố chi tiêu quốc phòng của nước này sẽ tăng 12,7%, lên 601,1 tỉ nhân dân tệ (91,7 tỉ USD). Ngoài ra, Bắc Kinh còn đầu tư mạnh mẽ vào việc phát triển máy bay tàng hình, tàu sân bay và các loại tên lửa mới.
    Nỗi lo trên của Nhật Bản không phải không có cơ sở khi Trung Quốc hôm 15-9 tuyên bố sẽ phản đối việc Ấn Độ tham gia các dự án thăm dò dầu khí ở vùng biển Đông tranh chấp. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du cho biết: “Lập trường nhất quán của chúng tôi là phản đối bất kỳ nước nào tham gia các dự án thăm dò dầu khí và hoạt động phát triển tại vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc”. Đáp lại, theo hãng tin Bloomberg, Chính phủ Ấn Độ đã bác bỏ sự phản đối nói trên của Trung Quốc.
  5. turivn

    turivn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2007
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    0
    Có thật là tình hình dịu đi không nhỉ?. Sao hết tướng này tướng khác sang TQ kêu gọi không sử dụng vũ lực, chuyện im lâu rồi nay tự nhiên Mỹ -Úc lại nhảy lên kêu gọi kiềm chế tại biển Đông, rồi bác Trùm nổ tin bảo bắn thử nghiệm tất cả vũ khí hiện đại, VN đi Lào, đi Indo, đón Ấn mù mịt..
  6. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Cũng có khi Mỹ và Úc có thông tin gì đấy về điều động quân đội của nước bạn nhà Ta nên cả 4 vị, 2 Ngoại trưởng và 2 Bộ trưởng quốc phòng đồng lên tiếng kêu gọi các bên kiềm chế tại Biển Đông
  7. Javelin

    Javelin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/10/2010
    Bài viết:
    1.338
    Đã được thích:
    138
    Ấn Độ bác bỏ phản đối của Trung Quốc

    Ngày 15-9, phản ứng trước thông tin Tập đoàn Dầu khí Videsh Limited (Ấn Độ) đang xem xét các dự án thăm dò ở hai lô 127 và 128 của Việt Nam ở biển Đông.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Du tuyên bố Trung Quốc phản đối bất cứ nước nào tham gia phát triển và thăm dò dầu khí ở khu vực chủ quyền của Trung Quốc bao gồm hai lô 127 và 128.

    Báo Hindustan Times (Ấn Độ) ngày 15-9 cho biết Trung Quốc đã gửi công hàm cho chính phủ Ấn Độ khẳng định bất cứ thăm dò nào ở hai lô 127 và 128 mà chưa được phép của Trung Quốc là trái pháp luật.

    Báo dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao Ấn Độ khẳng định phản đối của Trung Quốc thiếu cơ sở pháp lý vì hai lô trên thuộc chủ quyền Việt Nam căn cứ theo Công ước LHQ về Luật Biển 1982. Ấn Độ đã có hồi đáp thích hợp đối với công hàm phản đối của Trung Quốc.

    Hai lô 127 và 128 thuộc bể Phú Khánh nằm ở thềm lục địa của Việt Nam, thuộc hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.

    Nguồn: http://phapluattp.vn/20110915115930341p0c1017/an-do-bac-bo-phan-doi-cua-trung-quoc.htm
    Ấn độ đã cắm một mũi dùi vào hạm đội Nam Hải [:D],
  8. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    xem ra vụ mấy anh hàng xóm nhà ta doạ tàu cà-ri khi trước là thật, chẳng qua không chộp được ảnh tàu TQ nên không làm căng thêm thôi
  9. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    TQ nói với tướng VN về ba 'kiên trì'
    Cập nhật: 15:36 GMT - thứ sáu, 16 tháng 9, 2011 Tiếp lãnh đạo quân đội Việt Nam, Phó Chủ tịch Trung Quốc nói hai nước cần

    Ông Tập Cận Bình, người cũng là Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam về 'ba kiên trì' trong đó có cả "kiên trì bình đẳng cùng có lợi", trang tin của Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc cho hay.
    Ông Tập, người được cho là vào năm 2012, nói quan hệ "láng giềng hữu nghị và hợp tác cùng có lợi là dòng chính" trong quan hệ Việt Nam Trung Quốc trong 61 năm qua.
    Phó Chủ tịch Tập tuyên bố 'ba kiên trì' và "hợp tác cùng thắng, bảo đảm cho quan hệ Trung Việt phát triển lành mạnh lên phía trước là con đường tất yếu cho phát triển hòa bình và ổn định lâu dài của hai dân tộc Trung Quốc và Việt Nam.
    Bản tin của Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc (CRI) cũng viết thêm: "Đồng chí Ngô Xuân Lịch cho biết, Việt Nam nguyện cùng với Trung Quốc, tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, tăng cường giao lưu và hợp tác trong các lĩnh vực, kiên trì giữ gìn đại cục hữu nghị Việt Trung, cùng nỗ lực vì hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực."
    'Hợp tác chiến lược'
    Bản tin tiếng Anh của Tân Hoa Xã cho biết thêm ông Lịch cũng nói Việt Nam "quý trọng quan hệ truyền thống với Trung Quốc" và "nhân dân Việt Nam sẽ không quên sự trợ giúp và ủng hộ của nhân dân Trung Quốc đối với Việt Nam trong công cuộc giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội."
    Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị quân đội Việt Nam khẳng định "Việt Nam cam kết thúc đẩy quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc trong giai đoạn lịch sử mới" cũng như "cùng Trung Quốc cố gắng tăng cường hiểu biết và tin cậy, gìn giữ tình hữu nghị và đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực."
  10. matshuda

    matshuda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2009
    Bài viết:
    114
    Đã được thích:
    17
    Ngôn ngữ ngoại giao bao giờ nó cũng ngọt ngào các bác nhỉ. Tuy nhiên, trong phi vụ hợp tác Việt-Ấn, em nghĩ rằng vấn đề này Khựa có thể sẽ hành xử mạnh tay và làm tới cùng như vụ tàu cá bị Nhật bắt giữ năm ngoài vì việc này liên quan sống còn đến tuyên bố chủ quyền của Khựa ở Biển Đông, đây cũng sẽ là bàn đạp để Ấn Độ tăng cường sự hiện diện ở Biển Đông và nó sẽ thành tiền lệ để thêm nhiều quốc gia nhảy vào hợp tác với Việt Nam. Tuy nhiên, em vẫn tin rằng Việt-Ấn sẽ đủ sức cho thằng Khựa im mồm vì quan hệ kinh tế của Ấn-Khựa tuy lớn nhưng ân oán và xung đột giữa hai thằng lại lớn hơn, ngoài ra Khựa khó gây sức ép lên VIDEST giống như với BP, EXXOL và các công ty Mỹ trước đây vì quan hệ của các hãng này với Khựa lớn hơn rất nhiều lần so với phi vụ hợp tác khai thác với Việt Nam, chưa kể, lúc này biển Đông là vị trí mà cả thế giới đang cùng "ròm" vào để đánh giá cách hành xử của Khựa. Quan điểm của Việt-Ấn trong vấn đề này cũng rất thống nhất chứ không dừng ở các tuyên bố ngoại giao, em hi vọng là thế.

Chia sẻ trang này