1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Tư lợi - lo làm giầu chính đang là quy luật đúng đắn , tư lợi tham ô là chuyện khác ..... :P
  2. canviet68

    canviet68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2014
    Bài viết:
    326
    Đã được thích:
    215
    Pháp luật Việt Nam phức tạp nhất thế giới!
    11/06/2014 15:05 (GMT + 7)


    TTO - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường thừa nhận như vậy tại phiên trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội chiều 11-6.


    [​IMG]
    Bộ trưởng Hà Hùng Cường: "Hệ thống pháp luật của chúng ta phức tạp nhất thế giới" - Ảnh: Việt Dũng



    Có lợi ích nhóm trong ban hành văn bản pháp luật không?

    Là người đầu tiên đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Bộ tư pháp Hà Hùng Cường, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) nêu vấn đề: dư luận người dân, báo chí và ngay tại diễn đàn Quốc hội, đã có đại biểu nêu hiện tượng cài đặt lợi ích nhóm, lợi ích riêng của bộ ngành trong một số văn bản quy phạm pháp luật hoặc có nhiều quy định theo hướng tạo thuận lợi cho việc quản lý của các cơ quan công quyền, đẩy khó khăn về phía người dân. Là người đứng đầu cơ quan thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, đề nghị Bộ trưởng cho biết quan điểm và hướng khắc phục tình trạng trên?

    Thứ hai, có nhận định rằng việc vừa thiết kế vừa thi công trong xây dựng cơ bản là rất ít khi được chấp nhận nhưng việc vừa soạn thảo luật, vừa xử lý chinh sách lại đang là thực tế khá phổ biến ở nước ta, dẫn đến tình trạng chính sách không được làm rõ trong luật nên khi triển khai thực hiện không đạt kết quả như mong muốn. Bộ Tư pháp là một trong những Bộ được chính phủ giao soạn thảo nhiều dự án luật, xin Bộ trưởng cho biết quan điểm và giải pháp về vấn đề này?

    Trả lời câu hỏi của đại biểu Kim Thúy về vấn đề lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong văn bản quy phạm pháp luật, theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp- hiện nay theo luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp được giao thẩm định các loại văn bản quy phạm pháp luật từ quyết định của Thủ tướng Chính phủ trở lên, còn lại thông tư, thông tư liên tịch của các Bộ thì giao cho bộ phận pháp chế của các bộ.

    Từ quyết định của Thủ tướng trở lên thì quy trình rất chặt chẽ, từ việc thẩm định, lấy ý kiến, đăng tải trên cổng thông tin điện tử trong vòng 60 ngày.



    [​IMG]
    Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy: "dư luận người dân, báo chí và ngay tại diễn đàn Quốc hội, đã có đại biểu nêu hiện tượng cài đặt lợi ích nhóm, lợi ích riêng của bộ ngành trong một số văn bản quy phạm pháp luật theo hướng tạo thuận lợi cho việc quản lý của các cơ quan công quyền" - Ảnh: Việt Dũng




    Video bà Nguyễn Thị Kim Thúy chất vấn Bộ trưởng Hà Hùng Cường


    Các văn bản quy phạm pháp luật thể hiện đường lối, chính sách của Đảng và Bộ Tư pháp có vai trò thẩm định, phát biểu ý kiến là dự thảo đó có phù hợp với đường lối chính sách của Đảng hay không.

    Với quy trình như vậy, câu chuyện có cài đặt lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ vào các quyết định của Chính phủ trở lên, chúng tôi thấy chưa phải là vấn đề đặt ra. Tuy nhiên vấn đề là đứng từ phia nào để chúng ta nhìn xem có lợi ích nhóm.

    Phức tạp, nhiêu khê

    Đại biểu Trần Du Lịch (Đoàn TP.HCM) chất vấn: Không ở đâu thủ tục thi hành án dân sự phức tạp, nhiêu khê như ở VN, nhất là thủ tục phát mại tài sản để thu hồi nợ của các ngân hàng - qua quá nhiều trình quy trình, có khi mất 4 năm. Bộ Tư pháp có thấy đó là rào cản? Bộ trong trách nhiệm rà soát văn bản quy phạm pháp luật có thấy điều này?



    [​IMG]
    Đại biểu Trần Du Lịch: "Không ở đâu thủ tục thi hành án dân sự phức tạp, nhiêu khê như ở VN" - Ảnh: Việt Dũng


    Bộ trưởng Hà Hùng Cường thừa nhận ý kiến của đại biểu Trần Du Lịch, tuy nhiên ông cũng giải thích quy trình phát mãi tài sản (nhất là bất động sản) có liên quan đến vấn đề giá cả, thị trường nóng nguội. Thi hành án thường liên quan đến giá cả do bản án tuyên (hiện nay giá nhà đất thấp), nên việc đánh giá thế nào để định giá tài sản thi hành án vẫn còn khó.

    Luật thi hành án dân sự có thể là tài sản của người dân, cũng có thể của tổ chức, nhà nước nên cũng cho quyền của chủ sở hữu có quyền yêu cầu đánh giá đi, lại về tài sản của mình, không thừa nhận kết quả đấu giá.

    Bộ vừa thay mặt Chính phủ trình QH dự án luật sửa đổi thi hành án dân sự, theo đó chủ sở hữu chỉ được khiếu nại về định giá 1 lần thôi. Việc định giá cũng theo hướng xã hội hóa cho công ty được định giá chứ không chỉ là sở tài chính.

    Đại biểu Trần Du Lịch cũng chất vấn: Hiện quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật rất chồng chéo, rất nhiều loại văn bản pháp luật khác nhau. Cũng có quy định bộ ngành nào được làm văn bản pháp luật trong ngành mình - ngành nào quản lý gì thường xây dựng pháp luật của ngành đó. Mà vì lợi ích cục bộ nên các cơ quan này thường làm nhẹ trách nhiệm của của mình trong chính sách, quản lý.

    Bộ tư pháp được giao rà soát lại mọi văn bản nhưng liệu có tình trạng nể nang đối với các văn bản pháp luật bảo vệ lợi ích cục bộ của ngành?

    Bộ trưởng Hà Hùng Cường nói vấn đề ông Lịch đặt ra hết sức vĩ mô. Ông Cường thừa nhận rằng: "Từ khi thực hiện công việc đổi mới thì chúng ta mới quan tâm đến công tác xây dựng văn bản pháp luật và thấy là còn nhiều chồng chéo. Chẳng có quốc gia nào hệ thống pháp luật lại phức tạp như hiện nay. Nhiều luật mẹ chưa có nhưng đã có luật con".

    Sau khi phân tích nhiều quy định pháp luật dẫn chứng, Bộ trưởng Hà Hùng Cường kết luận: "Hệ thống pháp luật của chúng ta phức tạp nhất thế giới".

    Ông Cường thừa nhận hiện theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì có rất nhiều chủ thể được ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thậm chí là cấp chủ tịch xã. Một chủ thể cũng có thể ban hành nhiều loại văn bản khác nhau".

    Ông Cường nói Bộ đã đề xuất giảm số lượng văn bản, cụ thể là giảm lượng văn bản của của Chính phủ, Bộ trưởng... Việc có quá nhiều văn bản pháp luật khác nhau, nhiều chủ thể khác nhau nên pháp luật của chúng ta rất khó tuân thủ!

    "Bill Gates có xin lao động ở Việt Nam cũng sẽ không được"

    Đại biểu Trương Trọng Nghĩa nêu một vấn đề mà theo ông có thể xem là vấn nạn đang gây tác hại, bức xúc đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đó là các văn bản hướng dẫn dưới các hình thức nghị định, quyết định, thông tư.

    Hiện nay, ngoaòi tình trạng nợ đọng, có việc hiến pháp thì cho, luật tạo ra hành lang nhưng văn bản hướng dẫn lại đặt ra các thủ tục, điều kiện, thậm chí là các mẫu đơn và giấy phép con. Những phiền toái này thực chất là rào chắn và đôi khi là những cái bẫy đối với doanh nghiệp và người dân. Để vượt những rào chắn này, doanh nghiệp và người dân phải chung chi, bôi trơn...

    Trong khi luật hình sự Việt Nam có cái tội gọi là "cố ý làm trái". Đôi khi người dân không trái hiến pháp, không trái luật mà chỉ sai các quy định hướng dẫn thì lại rơi vào tội "cố ý làm trái" và có thể bị xử lý bằng pháp luật hình sự. Như vậy các văn bản hướng dẫn này không làm tròn trách nhiệm hướng dẫn mà lại hạn chế trên hành lang pháp lý mà luật cho phép.

    Trong một diễn đàn cách đây mấy ngày, Thủ tướng có gặp các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, những doanh nghiệp này phản ánh: ở các nước chỉ cần 3 ngày để thành lập công ty, trong khi Việt Nam cần đến 3 tháng, thậm chí lâu hơn.



    [​IMG]
    Đại biểu Trương Trọng Nghĩa: "Có người nói rằng, nếu Bill Gates mà xin lao động ở Việt Nam, theo điều kiện ở Việt Nam cũng không được cấp giấy phép" - Ảnh: Việt Dũng




    Video ông Trương Trọng Nghĩa chất vấn Bộ trưởng Hà Hùng Cường


    "Có người nói rằng, nếu Bill Gates mà xin lao động ở Việt Nam, theo điều kiện ở Việt Nam cũng không được cấp giấy phép vì phải có bằng đại học và phải có 5 năm làm việc chẳng hạn. Như vậy tình trạng văn bản hướng dẫn tạo ra rào chắn, tạo bẫy gây nhũng nhiễu, tiêu cực, vô hiệu hóa hành lang pháp lý là một vấn nạn. Xin Bộ trưởng cho biết tình trạng này phải được khắc phục, xử lý như thế nào?" - ông Trương Trọng Nghĩa đặt câu hỏi.

    Vấn đề thứ hai, tình trạng ra văn bản hướng dẫn sai, sau đó phải thu hồi để sửa như nhiều ví dụ mà báo chí đã đăng, điều này dẫn đến việc đôi khi chúng ta phải tốn kém hàng trăm hoặc hàng ngàn tỉ. Làm sao để tránh tình trạng này? - ông Nghĩa chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

    Giải trình về vấn đề ông Trương Trọng Nghĩa nêu, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết, về nguyên tắc văn bản các bộ, kể cả mẫu mã đính kèm các văn bản không được trái với luật, pháp lệnh, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng chính phủ và lại càng không được trái với Hiến pháp.

    "Chúng tôi rất cảm ơn vấn đề đại biểu Nghĩa nêu và sẽ kiểm tra cụ thể lĩnh vực được nêu, nếu có chúng tôi sẽ gửi kết quả báo cáo với đại biểu" - bộ trưởng Hà Hùng Cường nhấn mạnh.

    Về việc văn bản ra sai vừa rồi gây nhiều dư luận, cũng xin được thông cảm. Có những cái đã ra văn bản rồi nhưng cũng có những cái mới chỉ là dự thảo để lấy ý kiến. Khi dự thảo lấy ý kiến nhận được phản ứng của dư luận, các Bộ ngành đã tiếp thu và xử lý ngay. Kể cả những văn bản đã ban hành nhưng sau khi có ý kiến của dư luận, Bộ tư pháp kiểm tra, có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đã sửa chữa kịp thời.

    Về vấn đề đại biểu nêu, cụ thể có những dự án nào đó gây tốn kém kinh phí, ngân sách Nhà nước, tôu nghĩ phải đi sâu vào vụ việc. Nếu được đại biểu cho biết để có cơ sở kiểm tra cụ thể và sẽ có báo cáo.

    Chủ tịch Quốc hội: hậu quả 312 văn bản sai luật rất nghiêm trọng!

    Sau khi nghe Bộ trưởng trả lời, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp nói rõ hơn, trả lời cụ thể về 312 văn bản mà Bộ trưởng báo cáo là sai pháp luật. Các văn bản sai này đã gây hậu quả gì chưa?

    "Nếu người ta căn cứ 312 văn bản này để mà tổ chức thực hiện thì gay go rồi. Mà nếu không tổ chức thi hành thì lại là vi phạm pháp luật. Căn cứ theo quy định thì có thể xử lý kỉ luật: khiển trách, cảnh cáo, đuổi việc... cán bộ được rồi, có khi xử lý hình sự được rồi", chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nói.

    Theo chủ tịch QH, đây là vấn đề rất nghiêm trọng, đề nghị Bộ trưởng phải trả lời kỹ hơn. Cần phân tích để tìm trách nhiệm, tìm cách giải quyết.

    Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cũng chất vấn bổ sung: Trong chức năng nhiệm vụ của mình thì Bộ tư pháp làm tốt chức năng “thổi còi” đối với văn bản thông tư, chỉ thị trái luật nhưng vấn đề là nhiều văn bản hiện không trái để mà thổi, nhưng lại là những lực cản rất lớn cho xã hội.

    Ông Nghĩa ví von: "nếu nói hướng dẫn trái luật thì Bộ Tư pháp trả lời là đúng rồi nhưng bây giờ họ không trái: chẳng hạn luật cho hành lang 3 mét nhưng hướng dẫn chi còn 1 mét. Luật cho đi đường thẳng nhưng văn bản dưới luật chỉ đi đường vòng, lên dốc... Nếu nói trái thì không trái nhưng điều này rất khổ, nhất là trong vấn đề đầu tư, khổ sở cho doanh nghiệp".
  3. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Ở Biển Đông, thái độ hung hăng của Trung Quốc đối với Việt Nam và Philippines đã tạo ra một số thách thức kể cả đối với Ấn Độ. Có thể Trung Quốc đã rút ra được một số bài học từ kinh nghiệm của Nga tại Ukraine hoặc có thể như Giáo sư Mohan Malik thuộc Viện nghiên cứu về an ninh Châu Á-Thái Bình Dương nhận định: “Trung Quốc đang cư xử như mọi cường quốc mới nổi, tự thiết lập các đường biên giới trên biển, trên không và trên đất liền với mong muốn mở rộng lãnh thổ của mình, cải tổ các tổ chức quốc tế để phục vụ lợi ích của mình và bắt buộc các quốc gia khác phải theo mình”. Ấn Độ sẽ cố gắng tái cân bằng: cải thiện quan hệ kinh tế với Trung Quốc tuy nhiên vẫn bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của mình và đồng thời củng cố mối quan hệ chiến lược với Nhật Bản và Mỹ nhưng không để người Trung Quốc biết.

    (Trích phân tích của tác giả Indrani Bagghi trên tờ Times of India ngày 8/6).


    Mềnh lại mong bác gấu triển khai nhanh đường ống dẫn dầu cho khựa, thế nào khựa không lợi dụng để mò vào nhà hàng xóm mà cắm dùi...nhà gấu lại nổi tiếng thông minh, đíu múa rìu qua mắt gấu được. E hèm cái cuống rốn dầu bị cắt ngay tắp lự, gấu tuyên bố chấm dứt hợp đồng...rồi tiếp tục nối ống đến bờ biển TBD sẵn sàng doggy cho Nhật, Hàn xẻng, Triều...Với khựa thì tiền bạc chưa đủ phải dùng IQ cao mà hành xử với chúng:cool:
    nuocnga53 thích bài này.
  4. Quang Dai

    Quang Dai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2014
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    1

    Đất của mình thì mình cai trị lấy thôi có gì đâu và có sai đâu . đấy là Dân An Nam tự đào mộ do chính phủ An Nam .
  5. hoangdang_hm

    hoangdang_hm Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/03/2006
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    92
    Uhm, thiêng lắm. Các *****i xưa chiến đấu, hy sinh vì dân tộc, chớ không phải vì lý tưởng abcde cóc khô gì đâu, hiểu không? Nghĩa là cái gì có lợi cho đất nước thì họ làm, kể cả phải hy sinh tính mạng, chứ không phải chỉ ôm khư khư cái tự hào xuẩn ngốc nào đó, hoặc tệ hơn là làm tay sai cho tụi phương Bắc mà phá hoại đâu, hiểu không?
    canviet68 thích bài này.
  6. TechNip

    TechNip Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/05/2009
    Bài viết:
    266
    Đã được thích:
    382
    1/. Đập con muỗi tq, hoan hô Việt Nam, nhưng cũng đau xót quá.
    2/. Tôi ko muốn quote lại bài một số nick ở đây, mặc dù có nhiều bài của một số nick được xem là kỳ cựu. Trích câu nói của Hồ Chủ Tịch"Phân có dơ không, nhưng đem bón ruộng vẫn tốt" hãy nhớ lấy mấy thằng anh hùng bàn phím mở miệng ra là chửi, có biết ngoài đó anh em người ta thế nào ko
    anhduc2222, usadok, illusion726 người khác thích bài này.
  7. kienquoc

    kienquoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/10/2013
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    115
    MONG BẠN PHÁT NGÔN CẨN TRỌNG. TOÀN DÂN NÀO THẤT VỌNG?? TOÀN DÂN NÀO BẢO ĐÁNH???

    Bạn không nên lộng ngôn như thế. Nếu toàn dân VN cũng kém hiểu biết như bạn nói, nếu Chính Phủ mà cũng hành xử nông nổi như bạn cầu thì làm gì còn VN nữa.

    Ở bên một thằng vừa to vừa đểu, phải biết lấy nhu khắc cương, tránh mạnh đánh yếu, mềm mỏng nhưng cương quyết. Một trận quyết chiến lớn, lâu dài giờ mới bắt đầu. Lúc này, quân sự họ mạnh thì tạm thời mình phải tránh né để đánh vào điểm yếu của họ là ngoại giao và pháp lý chứ?

    Nếu bạn ở đây nghĩ ra được chiến lược, đối sách nào hay, sáng suốt cho dân tộc ta lúc này ( sách lược hẳn hoi chứ không phải theo kiểu hữu dũng vô mưu, hô hào đánh đánh để dâng luôn Trường Sa, Hoàng Sa cho Trung Quốc) làm ơn viết ra cho đồng bào biết. Chẳng những cứu quốc, an dân mà còn lưu danh sử sách nhé.


    Tôi cũng như đại đa số người dân VN đều rất đồng tình với đối sách sáng suốt của Chính Phủ hiện nay. Đó là lấy nhu khắc cương, tránh mạnh đánh yếu. Thắng lợi ngoại giao hiện tại ai cũng nhìn thấy. Đó là điều tốt nhất có thể làm trong lúc này. Xin khẳng định một điều: Cũng nhờ sách lược này mà VN mới chiến thắng tất cả các ngoại bang, gìn giữ non sông gấm vóc đến ngày nay đấy. Ngày xưa đã quan trọng thì trong thời đại thế giới phẳng này càng quan trọng hơn. Nên nhớ là:


    Trước khi làm nên 3 cuộc đại phá quân Nguyên, vua tôi nhà Trần chả phải nén giận: nhìn bọn giặc " uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tổ phụ" đấy. ( thậm chí, còn phải chấp nhận dâng công chúa An Tư - em gái Trần Thánh Tông cho Thoát Hoan chỉ để hòa hoãn chiến sự lại vài ngày). Gần nhất là sự nhận nhượng đến giới hạn cuối cùng của Bác với Thực dân Pháp năm 1946, để có thêm vài tháng chuẩn bị quý giá cho 1 Điện Biên Phủ - lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu sau này.
    SAU ĐÓ THẾ NÀO THÌ MỌI NGƯỜI ĐỀU BIẾT.
    GIANG SƠN XÃ TẮC PHẢI:

    " Lấy đại cục làm trọng, khi cần nhịn thì nhục mấy cũng phải nhịn. Khi đã đánh thì còn cái lai quần cũng chơi. Ta nhân nhượng là để tạo thế ( sự ủng hộ của quốc tế) và thêm thời gian chuẩn bị cho trận chiến quyết định. (Dù 1 ngày, 1 tháng, 1 năm cũng quý). "

    Tất cả người VN đều hướng về tổ quốc lúc này. Nhưng mong anh em hãy: " cháy như than đá, đừng cháy như lửa rơm"

    Lần cập nhật cuối: 11/06/2014
    vms, phamhoanghai, H0nVjet7 người khác thích bài này.
  8. namtrai

    namtrai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2014
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    14
    Mấy chục năm rồi, về bản chất, chúng ta chống lại nước lớn vẫn phải đưa mình ra làm mồi nhử cho phe còn lại.

    Như ngày xưa thì tư bản nó đánh được tao thì thằng 3 thằng 2 kiểu gì chả tèo, nên lo mà phụng dưỡng tớ trước đi.

    Giờ cũng vậy cả, thằng 2 thằng 3 nó đập tớ thì thì mấy thằng tư bản cũng tèo vì cái khỉ gì đấy.

    Toàn phải đưa mình ra làm trò cho các bạn "sướng".

    Nước nhỏ, bao nhiêu năm rồi vẫn chưa tìm cách lớn lên được. Cố lên nào.
  9. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Mặt thật bá quyền Trung Quốc: Mở rộng bờ cõi bằng… bản đồ

    Nếu nước bị vẽ lấn không chịu thương lượng, Trung Quốc sẽ dùng mọi biện pháp gây sức ép và khi có thời cơ sẽ dùng xung đột vũ trang đánh chiếm. Sau khi chuyện đã rồi, Trung Quốc mới bắt đầu ngồi vào bàn đàm phán buộc đối phương phải công nhận .....


    Phát triển bằng thủ đoạn

    Một trong những thủ đoạn chủ nghĩa bành trướng, bá quyền Trung Quốc thường dùng là tự ý vẽ lại đường biên giới lấn sang nước khác rồi đưa ra các luận điểm: Đường biên giới đã được thỏa thuận trước đây là không công bằng, nó được ký kết trong điều kiện triều đình Trung Quốc suy yếu, nó là sản phẩm của chủ nghĩa đế quốc…
    [​IMG]
    Bản đồ đường lưỡi bò hết sức phi lý của Trung Quốc.

    Năm 1954, Trung Quốc xuất bản cuốn “Lịch sử tóm tắt nước Trung Hoa hiện đại” với một bản đồ lãnh thổ Trung Quốc mới. Theo bản đồ này thì yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc đối với các nước xung quanh lên tới 3,2 triệu km2, nếu tính cả các vùng biển, đảo thì lên tới 10,5 triệu km2. Trong đó, phần đất của Liên Xô (trước đây) là 1,6 triệu km2, Ấn Độ 130.000km2, Myanmar 70.000km2, Pakistan 7.500km2… Một số nước bị Trung Quốc xem là lãnh thổ của Trung Quốc bị đế quốc xâm chiếm như Mông Cổ, Thái Lan, Myanmar, Malaysia, Lào, Campuchia, Triều Tiên, Việt Nam.

    Ngày 6.5.2009, Trung Quốc trình tấm bản đồ Đường chín đoạn trên Biển Đông lên Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc. Đường chín đoạn này (còn gọi là Đường lưỡi bò, Đường chữ U) khoanh vùng chiếm khoảng 75% diện tích mặt nước của Biển Đông (bao trọn quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đảo Đông Sa và bãi ngầm Macclesfield), chỉ còn lại khoảng 25% cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và Việt Nam, tức mỗi nước được trung bình 5%...

    Nước bị vẽ lấn đất sẽ phản đối. Trung Quốc bèn nêu ra đó là “vùng lãnh thổ tranh chấp”, “vùng biển tranh chấp” và đề nghị hiệp thương giải quyết sao cho “hai bên cùng có lợi”. Khi vào hiệp thương, Trung Quốc dùng mọi cách gây sức ép, uy hiếp, mua chuộc… và bao giờ Trung Quốc cũng giành phần lớn hơn. Đây chính là thủ đoạn “không đánh mà thắng”. Thực tế, thương lượng với Miến Điện năm 1960, Trung Quốc chiếm 131 km2, Miến Điện giành lại được 85km2; với Pakistan năm 1961, Trung Quốc “xơi” 2.050km2, Pakistan chỉ được 1.350km2; với Nepal, Trung Quốc đoạt một nửa ngọn Everest, Nepal chỉ còn được một nửa…

    Nếu nước bị vẽ lấn đất không chịu thương lượng, Trung Quốc sẽ dùng mọi biện pháp gây sức ép và khi có thời cơ sẽ dùng xung đột vũ trang đánh chiếm. Sau khi chuyện đã rồi, Trung Quốc mới bắt đầu ngồi vào bàn đàm phán buộc đối phương phải công nhận phần đất đó thuộc về Trung Quốc.

    Trung Quốc thật lòng với ai?

    Đối với Việt Nam, Trung Quốc vẽ biên giới đường biển khoanh vùng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc và đòi Việt Nam phải thừa nhận. Tiếp đó, như đã biết, Trung Quốc dùng lực lượng vũ trang lấn chiếm từng bước một. Ở biên giới phía Bắc, Trung Quốc lợi dụng việc Việt Nam nhờ in bản đồ để vẽ biên giới Trung Quốc lấn vào đất Việt Nam.

    Ngoài ra, Trung Quốc còn dùng nhiều thủ đoạn xâm lấn từng khu vực nhỏ và luôn đòi Việt Nam phải chấp nhận “hiện trạng biên giới”, tức là chấp nhận cho Trung Quốc xâm lấn dần, lấn được đến đâu là lãnh thổ Trung Quốc mở rộng đến đấy. Trung Quốc cũng áp dụng thủ đoạn này với các nước láng giềng khác kể cả Liên Xô (trước đây), mặc dù giữa hai nước có những dòng sông lớn làm biên giới thiên nhiên.
    Nếu nước bị vẽ lấn không chịu thương lượng, Trung Quốc sẽ dùng mọi biện pháp gây sức ép và khi có thời cơ sẽ dùng xung đột vũ trang đánh chiếm. Sau khi chuyện đã rồi, Trung Quốc mới bắt đầu ngồi vào bàn đàm phán buộc đối phương phải công nhận phần đất đó thuộc về Trung Quốc.

    Trong vấn đề Biển Đông, Trung Quốc cự tuyệt quốc tế hóa các tranh cãi, vì sợ bị cô lập. Thay vào đó, Trung Quốc chủ trương đàm phán song phương với từng nước liên quan để dễ bề áp đặt, khống chế. Trung Quốc cũng dùng chiêu bài kinh tế để mua chuộc, răn đe, buộc một số nước ASEAN phải nghe theo Trung Quốc.

    Trung Quốc cũng là “bậc thầy” trong việc dùng các biểu hiện hữu nghị, các diễn đạt “có cánh” để che giấu ý đồ vụ lợi của mình, dùng các lập luận ngụy biện để che giấu ý đồ thật. Khó tìm được cơ sở để có thể kết luận là Trung Quốc có được tình hữu nghị thực sự với ai, Trung Quốc có thật lòng giúp đỡ ai? Ý đồ thực của Trung Quốc không đi theo lới nói. Những lời hứa và thỏa thuận ký với Trung Quốc đều không có tính vững chắc. Khi thấy sự việc không còn có lợi cho Trung Quốc thì Trung Quốc sẵn sàng đảo ngược mọi vấn đề.
    Thực hiện
    ĐĂNG QUANG - CHUYÊN GIA NGHIÊN CỨU VỀ TRUNG QUỐC

    Các nước láng giềng khựa nay đâu có phải ngớ ngẫn, đần độn đâu mà dính chiêu khựa lừa mãi thế. Ngày khựa dâng bản đồ lưỡi bò điên lên LHQ 2009 người ta đã biết tỏng IQ khựa muốn gì. Cứ vẽ phứa ra rồi tuyên chủ sở hụi, khổ chủ phản đối thì làm căng đến mức nào đó lại vờ mở cánh cửa hòa đàm giải quyết "tranh chấp"!?...Lịt mia khi không lại có cớ để tranh giành quyền lợi trong sân nhà khác. Nhà khựa sao khôn lõi đến mức độ ngu như thế bởi vì đâu có ai ngu mà để chúng diễn trò:cool:
  10. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Con chó dại nào xổ ra là tớ thít cổ quẳng cho cầy tơ bảy món ngay, dại gì không làm. Nào nào **** đây con quẳng dái vào nước sôi, chậc chậc xương đây con nam trai bao...ẳng ẳng chúng mày nhập kho cầy tơ blacklist rồi nhóe...hố hố chủ quán đâu đong xiền lẹ lên, đây cón đi bắt chó dại nào:P:cool:

Chia sẻ trang này