1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. evannalynch

    evannalynch Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/01/2008
    Bài viết:
    4.146
    Đã được thích:
    1.242
    Con KD Pari này thuộc lớp Jerong, trang bị của nó là 1 pháo Bofors 57mm Mk1 và 1 pháo phòng không Bofors 40mm (không phải loại Oerlikon 20mm nhé), em này thuộc hàng đồ cổ, sao mà so sánh với TT-400TP được? Vũ khí của TT-400TP là 1 pháo AK-176M, 1 AK-630. Đám FAC-G này của Mã là lực lượng tuần tra chủ yếu để đuổi tàu TQ xâm phạm gần đá Hoa Lau, qua đó cũng có thể thấy vì sao người ta vẫn duy trì tàu pháo tuần tra rồi nhé.
  2. kotus

    kotus Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.841
    Đã được thích:
    3.199
    TP 400: tốc độ 30 Knots, vũ khí : 1 - AK176 76mm, 1 AK 630 30mm
  3. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011


    bài này viết thiếu chữ ............
  4. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Việt Nam phản đối Trung Quốc về Biển Đông

    Ông Lương Thanh Nghị mới được bổ nhiệm làm phát ngôn viên Bộ Ngoại giaoViệt Nam nói việc Trung Quốc điều tàu trọng tải lớn tới Trường Sa và thường xuyên đánh bắt tại đó là 'vi phạm chủ quyền'.Tân phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị đã đưa ra phản ứng của chính phủ Việt Nam trước các thông tin mới đây cho hay Trung Quốc vừa điều tàu cá trọng tải 1.000 tấn đến Trường Sa để hỗ trợ hoạt động thủy sản và hiện có tới 500 tàu cá của nước này thường xuyên đánh bắt ở khu vực Trường Sa.Ông Nghị nói với các phóng viên tại Hà Nội hồi cuối tuần trước: Mọi hoạt động của các bên tại khu vực này mà không có sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam."
    Ông nói Việt Nam yêu cầu các bên "không có các hành động làm phức tạp tình hình ở Biển Đông", nhưng không nhắc tên Trung Quốc.
    Các động thái mới đây của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền đã dẫn tới lời kêu gọi tổ chức một cuộc tuần hành thứ 12 ở Hà Nội vào Chủ nhật 18/09 để phản đối chính sách của Bắc Kinh tại Biển Đông.
    Biểu tình đã không xảy ra ở Hà Nội tuy trong chiều Chủ nhật, một nhóm thanh niên mặc áo mưa có logo và khẩu hiệu chống đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông đã đi xe gắn máy vài tiếng đồng hồ trên các phố ở trung tâm TP Hồ Chí Minh trong động thái được cho là bày tỏ tinh thần phản kháng.

    Tàu Nhật Bản thăm Việt Nam

    Trong khi đó, hai tàu phòng vệ biển của Nhật Bản cập cảng Đà Nẵng trong chuyến thăm đầu tiên tới miền Trung Việt Nam.

    Đây là lần đầu tiên tàu phòng vệ biển của Nhật Bản thăm Đà Nẵng
    Tin cho hay hai tàu phá thủy lôi Uraga và Tsushima thuộc lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản đã cập cảng Tiên Sa sáng thứ Bảy 17/09 trong chuyến thăm hữu nghị kéo dài ba ngày.
    Hai tàu này có thủy thủ đoàn tổng cộng hơn 170 người, do Đại tá Yasuhiro Kawakami, Tư lệnh Đội phá mìn 51, chỉ huy.
    Các thủy thủ Nhật sẽ có hoạt động trao đổi giao lưu với thủy thủ và người dân địa phương. Lãnh đạo hai tàu theo thông lệ cũng sẽ tới chào xã giao Ủy ban Nhân dân TP Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân.
    Hai tàu chiến, mang tên hai địa danh của Nhật Bản, thuộc loại tàu rà phá mìn hiện đại, có trọng tải lớn.
    Tàu Uruga, số hiệu MST463, trọng tải trên 5.000 tấn, đặt tại căn cứ Yokosuka và đã có nhiều hoạt động chung với tàu hải quân Hoa Kỳ.
    Tàu này, hạ thủy năm 1996, còn có chức năng hậu cần.
  5. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
  6. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Biển Đông, nơi tranh chấp về năng lượng

    Cơn khát dầu của Trung Quốc đã khiến nước này liên tiếp có những hành vi gây gổ các quốc gia tranh chấp tại Biển Đông, điều này đã phá hỏng đi hình ảnh “phát triển hòa bình” nước này dày công xây dựng, như lời thống đốc Palawan (Philippin) nói “Trung Quốc cần năng lượng hơn là hình ảnh của mình”. Lược dịch bài viết “In the South China Sea, a dispute over energy” đăng trên Washington Post.

    [​IMG]

    Những tranh luận về quyền sở hữu tại Biển Đông có từ hàng thập kỷ nay khi từ năm 1947, Tưởng Giới Thạch vẽ ra bản đồ 11 đoạn đánh dấu sở hữu gần như toàn bộ vùng biển 1,3 triệu dặm vuông này. TQ sau đó lật đổ Tưởng nhưng vẫn giữ lại bản đồ đó và chỉ cắt đi vài đoạn.

    Cơn khát năng lượng ngày nay của TQ đã thêm vào tranh chấp một số nhân tố mới khiến nước này tuyên bố "chủ quyền không thể tranh cãi" tại Biển Đông. Theo Tổ chức năng lượng quốc tế, quá nửa dầu của TQ là nhập khẩu trong khi nhu cầu loại nhiên liệu này của TQ sẽ tăng gấp đôi trong vào ¼ thế kỷ tới. Nhu cầu khí tự nhiên của TQ, nhiên liệu khá dồi dào tại Trường Sa, cũng sẽ tăng gấp 4. TQ đang nỗ lực gia tăng nguồn nhiên liệu dự trữ của mình, hiện chỉ chiếm 1,1% của toàn cầu, trong khi năm ngoái họ đã tiêu thụ tới 10,1 % lượng dầu của thế giới và 20,1 % tổng số toàn bộ nhiên liệu toàn cầu.

    Kết quả là, Bắc Kinh không chỉ coi tranh chấp tại Biển Đông đơn giản là vấn đề dân tộc chủ nghĩa mà đây còn là vấn đề hết sức quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế nước này trong tương lai.

    Cựu Chỉ huy Thái Bình dương của Mỹ William Fallon cũng cho rằng, tiềm năng dưới biển tại Biển Đông là một nhân tố khiến TQ có những hành động gây gổ gần đây tại khu vực này. Tuy nhiên, ông này cũng thừa nhận vẫn có một màn sương bao phủ quanh nguyên nhân đích thực của hiện tượng trên. Một trong những yếu tố khiến người ta khó đoán được điều này là do các tính toán lẫn lộn của TQ giữa quân sự, thương mại và chiến lược đối với vùng biển này. Ví dụ như việc Công ty dầu khí quốc gia ngoài khơi TQ (CNOOC) lại do chính quyền chi phối và đưa ra tất cả các quyết định quan trọng. Do đó người ta không rõ yếu tố kinh doanh hay các yếu tố khác đã ảnh hưởng tới chiến lược hoạt động của công ty.

    Sau khi công ty này khánh thành dàn khoan dầu khổng lồ trị giá 1 tỷ USD và dự định đưa vào hoạt động tại Biển Đông, tướng Philipine chịu trách nhiệm bảo vệ Vùng bờ biển phía Tây Juancho Sabban đã chuẩn bị sẵn sàng cho những rắc rối. Với số lượng ít ỏi các phương tiện cũ kỹ, ông này yêu cầu ngư dân Philipine sẵn sàng dùng các thuyền nhỏ của mình để ngăn cản dàn khoan trên nếu nó xuất hiện tại vùng biển ngoài khơi Palawan thuộc PLP. Tướng Sabban tin rằng, mặc dù PLP không thể so sánh với sức mạnh quân sự của TQ nhưng nước này vẫn có thể kháng cự lại.

    Lãnh đạo PLP và TQ cam kết giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng, hòa bình, tuy vậy vẫn chưa nhất trí được việc TQ muốn đàm phán với từng nước có tranh chấp trong khi PLP muốn có một giải pháp mang tính khu vực.

    Vào năm ngoái, TQ đã càng trở nên quyết đoán trong các tuyên bố chủ quyền lãnh hải của mình khi họ không chỉ va chạm với PLP,VN, Malaysia, ĐL, Brunei mà còn tranh chấp với NB tại Vùng Biển Hoa Đông. Trong năm nay, tàu TQ cũng đã cản trở tàu khảo sát địa chấn PLP hoặc VN buộc tội tàu TQ cắt cáp thăm dò tàu khảo sát mà nước này thuê của Nga. Ngân sách quân sự TQ tăng trung bình hơn 12%/năm trong thập kỷ qua cũng được đầu tư khá nhiều vào hải quân: TQ vừa khánh thành chiếc tàu sân bay đầu tiên của mình vào tháng 8, hoàn thành xây dựng căn cứ tàu ngầm tại Hải Nam năm ngoái và đang tiến triển nhanh chóng trong phát triển tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay.

    Trên một số lĩnh vực, TQ mong muốn duy trì nguồn cung cấp năng lượng ổn định sao cho phù hợp với lợi ích của Mỹ và một số nước khác: tất cả đều muốn một đường biển mở và các tàu chở dầu có thể đi qua eo Malacca trên đường tới TQ, NB và các nước khác. Tuy vậy, việc TQ khăng khăng sở hữu gần như toàn bộ vùng biển này cũng như tài nguyên tại đây đã gây ra khó chịu ảnh hưởng tiêu cực tới thiện chí mà nước này vốn từng dày công xây dựng. Thống đốc Palawan cho rằng, có lẽ TQ cần năng lượng hơn là hình ảnh của mình. Vấn đề tranh chấp tại Biển Đông nay đã trở thành chủ đề chính tại PLP. Một số chính trị gia PLP thậm chí muốn Mỹ mở lại căn cứ hải quân tại nước này.
  7. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    3.512
    Đã được thích:
    3.615
    Không biết bọn J-8 này mà ra Trường Sa thì phải tiếp dầu ở khu vực nào các bác nhỉ :
    [​IMG]
  8. pbdkhatmau

    pbdkhatmau Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    2.503
    Đã được thích:
    1.510
    Vì sao vậy? [:D]
    Vì nó là đồ cổ chưa có tiền thay thế à?
  9. evannalynch

    evannalynch Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/01/2008
    Bài viết:
    4.146
    Đã được thích:
    1.242
    Lại câu giải thích như lần trước. [:D] Quả này anh Mã chắc phải quyết tâm thay hết đám đồ cổ đấy, em KD Pari vừa rồi gần như là chìm. :))
  10. pbdkhatmau

    pbdkhatmau Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2006
    Bài viết:
    2.503
    Đã được thích:
    1.510
    Thế thì lại hỏi lại câu hỏi cũ thêm lần nữa: tại sao ta không thể tạo ra sự riêng biệt của mình mà cứ phải nhìn thằng khác mà làm theo ?

Chia sẻ trang này