1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.879
    Đã được thích:
    10.411
    Nga, Mỹ đều duy trì 1 lực lượng tàu pháo cả đấy. Dùng để tuần tiễu gần bờ, ngăn chặn không cho tàu ngầm, tàu cỡ nhỏ, tàu bán vũ trang đối phương tiếp cận đội hình tàu chiến trang bị tên lửa.

    Nga hiện còn trang bị khoảng 40-50 chiếc Grisha, Parchim
    Mỹ thì khoảng 2004 đã tháo bỏ Harproon khỏi lớp tàu hộ tống OliverHazardPerry.
    TQ thì chuyển 1 số lớn tàu pháo cỗ lỗ sĩ sang ngạch dân sự, tháo bớt pháo to rồi trang bị cho cảnh sát biển, ngư chính các loại.

    Tàu pháo, tàu tên lửa cũng giống như dùi cui và khẩu súng của cảnh sát. Đều phải được trang bị. Còn nói rằng 1 tàu trang bị cả 2 thì có hơi khiên cưỡng, ngoài trọng lượng khô còn phải tính đến dầu máy đạn dược các loại, trang bị mỗi thứ 1 chút làm gì cũng được nhưng lại không chuyên môn, không có sức bền hoạt động dài ngày, bắn hết 2 quả tên lửa, vài chục phát pháo phản lực chống ngầm là lại phải lết thết về bờ nạp đạn lại. Thay vì làm vậy lắp 1 tàu 8 quả tên lửa, 1 tàu khác chở theo vài trăm quả đạn chống ngầm, có như vậy thì đội hình chiến đấu mới có thể gặp gì đánh đấy, lâu dài bám trụ mặt trận.

    Đấy là nói sách vở chung chung. Tình hình cụ thể của biển đông thì nếu có chuyện những ngày đầu tiên, khi chưa hoàn toàn chế áp được KQ ta, kẻ địch sẽ không triển khai tàu mặt nước 1 cách ồ ạt mà sẽ dùng tàu ngầm quấy nhiễu cắt đứt các tuyến tiếp vận của ta trước làm dao động tinh thần của lực lượng phòng thủ. Khi đấy tàu tên lửa của ta cũng chỉ có nước nằm cảng chờ đợi các đội tàu pháo thực hiện nhiệm vụ chống ngầm, bảo vệ các hành lang tiếp tế an toàn. Phải đến khi kẻ địch triển khai tàu lớn, hải quân đánh bộ, cần phải hình thành tuyến tiếp vận thì tàu tên lửa lửa mới có đất dụng võ. Như vậy cho thấy 1 đội tàu pháo loại nhỏ, đặc biệt trang bị cho nhiệm vụ chống ngầm là đòi hỏi khách quan trong chiến lược phòng thủ biển hiện nay của VN. Trong tương lai khi có thay đổi trong chiến lược phòng thủ thì vẫn có thể đá số tàu này qua cho cảnh sát biển, không phải phí phạm nâng cấp này kia làm gì.

    Vài ý kiến trong vấn đề đóng mới thêm tàu pháo vs tàu tên lửa.
  2. quangduong90

    quangduong90 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2010
    Bài viết:
    1.137
    Đã được thích:
    49
    Mụ ê-vần thành " chiên ra" mẹ nó rồi. Hoàn toàn đồng ý với mụ. Nhưng mà mụ có thể cho hỏi là mấy con Sờ-vét-ti có được thêm quả chống ngầm không nhẩy?
  3. evannalynch

    evannalynch Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/01/2008
    Bài viết:
    4.146
    Đã được thích:
    1.242
    Được, hoàn toàn khả thi vì căn bản project 10410 (hàng nội địa của Nga) có sonar kéo và 2 ống phóng lôi. Đây là hình ảnh của em nó.
    [​IMG]
    Hiện nay project 10410 trang bị cho "Russian Coast Guard đã tháo 2 ống phóng lôi, chỉ giữ lại sonar kéo như hình dưới.
    [​IMG]
    Việc trang bị thêm sonar (không cần ống phóng lôi) cũng là một cái hay nhằm tăng thêm khả năng phát hiện xâm nhập dưới mặt nước của các tàu tuần tra.
  4. memo4148

    memo4148 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/04/2009
    Bài viết:
    289
    Đã được thích:
    0
    Mấy bài báo ở trang trước bị xóa hết sạch rồi
  5. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    bài trên vnexprerss bị tháo chứ nhỉ
  6. quangduong90

    quangduong90 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2010
    Bài viết:
    1.137
    Đã được thích:
    49
    Thế thì cái vụ tàu pháo có khả năng chống ngầm của Mr_Hoàng cũng khả thi đấy nhỉ?
    Vấn đề là có được áp dụng hay không thôi[r24)]
  7. bbhasta

    bbhasta Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2006
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Bí thư TW **** Cộng sản Việt Nam đá Trung Quốc một cú rất mạnh, nội tình giao phong giữa Việt Nam và uỷ viên quân uỷ ta

    Mạng Trung Quân (Trung Quốc) ngày 22/9/2011

    Dương Danh Dy dịch

    Ngày 15 tháng 9 năm 2011, thượng tướng Lý Kế Nãi, uỷ viên quân uỷ TW **** Cộng sản Trung Quốc, Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị quân Giải phóng Trung Quốc đã hội đàm với trung tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư TW **** Cộng sản Việt Nam, uỷ viên thưòng vụ quân uỷ TW, Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam tại toà nhà “Bát nhất”

    Ngày 16 tháng 9 năm 2011, ngoại trưởng Ấn Độ S.M. Krishna hội đàm với ngoại trưỏng Việt Nam* tại Hà Nội. Hai nước đã bàn về các vấn đề chính trị, quân sự và hợp tác kinh tế, Công ty dầu mỏ và khí thiên nhiên Ấn Độ tiến hành hợp tác với Việt Nam khai thác hai mỏ dầu tại Nam Hải (Biển Đông)

    Ấn Độ có kế hoạch giúp đỡ Việt Nam tiến hành huấn luyện tầu ngầm và lực lưọng quân sự dưới nước dùng đó để mở rộng liên hệ quân sự với nuớc này, “kiềm chế” Trung Quốc.

    Đúng vào lúc đó việc thượng tướng Lý Kế Nãi, uỷ viên quân uỷ TW ĐCSTQ, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân Giải phong Trung Quốc đã hội đàm với trung tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư TW ĐCSVN, uỷ viên thường vụ quân uỷ TW, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, liệu có hàm nghĩa gì?

    Phía Việt Nam tự biết bắt tay với Ấn Độ là đi trên dây thép, là chơi với lửa, là khiêu khích Trung Quốc. Cho nên họ tới Trung Quốc “hội đàm” với phía quân đội, trên thực tế là để thăm dò “nắm chắc tình hình Trung Quốc”. Họ muốn xem xem rốt cuộc Trung Quốc có phản ứng gì, có bao nhiêu “lực nhẫn nại”

    Vì Trung Quốc đã nói từ sớm, vấn đề lãnh thổ, vấn đề chủ quyền là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc. Thế thì liệu có phải là Việt Nam muốn thăm dò một chút xem Trung Quốc chỉ nói thế mà thôi hay không.

    Mặc dù Lý Kế Nãi rêu rao chế độ hai nước giống nhau, tính quan trọng của việc phát triển hợp tác kinh tế quân sự…, thế nhưng anh nói anh nghe, người ta đang đào chân tường của anh, cướp tài nguyên của anh, bao vây kiềm chế Trung Quốc. Và cho dù Ngô Xuân Lịch đã nói những lời cảm động lòng người như “năm đó nhân dân Trung Quốc trong điều kiện bản thân cực kỳ khó khăn đã giúp đỡ Việt Nam, nhân dân Việt Nam mãi mãi ghi nhớ trong lòng….” đều chỉ nhằm một mục tiêu đã định của họ “lợi ích quốc gia” và họ đang tiến hành một lần “biểu diễn” nữa mà thôi…

    Hữu nghị trong từ điển của người Việt Nam đã biến thành một sách lược “quyền nghi chi kế” từ lâu, đã trở thành một thủ đoạn để thu được lợi ích lớn hơn từ lâu, là “vật trang sức”của lợi ích mình. “Hữu nghị” là chỉ treo trên miệng mà thôi, “Lợi ích” mới là thực tế. Để phục vụ cho lợi ích của mình, chí ít trên vấn đề Trung Quốc, họ đã nhiều lần được lợi. Thực ra không phải là Trung Quốc không biết … mà là vì Trung Quốc trước sau thi hành chính sách hoà bình, thi hành quan niệm truyền thống “thà để người phụ ta chứ ta không phụ người”, “lấy đức báo oán” đối với các nước xung quanh, nhất là với Việt Nam….

    Lần này Ấn Độ và Việt Nam làm cái gọi là “hợp tác khai thác” tài nguyên Nam Hải (Biển Đông) đã bộc lộ đầy đủ sự câu kết với nhau của chúng, ý đồ cướp đoạt hơn nữa tài nguyên Nam Hải (Biển Đông). Móng vuốt của Ấn Độ vươn tới Nam Hải (Biển Đông) vừa để lôi kéo Việt Nam bao vây Trung Quốc lại vừa có thể thông qua sự câu kết này thu được lợi về tài nguyên và kinh tế.

    Hội đàm giữa ngưòi Việt Nam và tướng lĩnh cao cấp của ta cũng chẳng qua là một kế hoãn binh của Việt Nam thôi. Họ vừa muốn cướp đoạt tài nguyên của cải của Trung Quốc lại vừa lo ngại Trung Quốc sẽ phản ứng mạnh mẽ, nên mới dưới gầm bàn đá Trung Quốc một cái, nhưng trên mặt bàn lại dặn ra nụ cười chìa tay ra bắt, bàn “hữu nghị”.

    Chúng ta không phản đối thái độ hoà bình hữu hảo, nhưng Việt Nam không chỉ đã một lần dùng thủ đoạn kẻ hai mặt với Trung Quốc…nếu chúng ta tiếp tục nhân nhượng, thoái lui sẽ làm cho họ nhầm tưỏng rằng Trung Quốc “còn chưa có biện pháp” với họ, để từ đó được đằng chân lân đằng đầu…Chúng ta phải có sự chuẩn bị đầy đủ và phản ứng cần thiết thì mới có thể kiềm chế được loại thách thức và xâm phạm này của Ấn Độ và Việt Nam.



    Dương Danh Dy (trích dịch)





    Xin lưu ý ngưòi đọc: qua bài viết này thấy rõ họ không hề kiềm chế trong quan hệ với Việt Nam như “có ngưòi đã ảo tưỏng”. Và phản ứng cùa họ, khi họ cho là “lợi ích của họ” bị đụng chạm tới là “điên cuồng” như thế nào đấy.

    *Cần chú ý thêm là, bài viết đã không nêu họ tên Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam là Phạm Bình Minh, mà theo tập quán ngoại giao thì đó là một cách làm bất lịch sự, hỗn xược.. không thể tha thứ. Nó cũng phản ánh điều đã biết từ trước, họ không muốn đồng chí Phạm Bình Minh làm Bộ trưởng Ngoại giao nước ta. Xin cảnh giác! Hỡi những ai còn mơ hồ!
    http://viet-studies.info/kinhte/BiThuDaTrungQuoc.htm
  8. alsou

    alsou Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/07/2003
    Bài viết:
    2.780
    Đã được thích:
    786
    CHINA DEMANDS WAR
    The lead article the Chinese Communist Party newspaper Global Times on Tuesday contained an alarming call for a declaration of war against Vietnam and Philippines
    http://m.washingtontimes.com/news/2011/sep/28/china-demands-war/?utm_source=RSS_Feed&utm_medium=RSS
    Cần phải bem Việt và Phi nhằm giết gà dọa khỉ?
    Báo Global Times là báo đả ng của TQ
    Mời bình luận
  9. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    giọng điệu xưa rích của đám diều hâu TQ ấy mà, TQ 1 mặt giảng hoà bình đạo đức, 1 mặt cho lũ này kích động nhân tâm, khi cần là chúng ra tay đồ tể với ta mà không sợ trong nước phản đối, mặt khác lại vờn ngoại giao với ta, khi cứng khi mềm, ta cũng thế thôi, có điều báo chí "trong lề" nhà ta thì không được phép lên "gân" như TQ ...
  10. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7

Chia sẻ trang này