1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    CHUYỆN KHĂN VÁY ĐÀN BÀ VÀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

    "Tôi không cho rằng bài phát biểu của Tướng Thanh quá mềm mỏng với Trung Quốc.Ngược lại, tôi thấy bài nói vừa cương quyết vừa điều độ.... Ông ấy cũng không cần phải quá cứng rắn, vì Đối thoại Shangri-La là diễn đàn để các nước đối thoại nhằm tăng cường xây dựng niềm tin. Nó không nên biến thành nơi các chính phủ công khai nhiếc móc nhau......"

    ( Ý kiến của ông Collin Koh Swee Lean, Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore.)
    ------
    [​IMG]

    CHUYỆN KHĂN VÁY ĐÀN BÀ VÀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG

    Mấy ngày qua, nhiều người đã nhắn gửi đến tôi nhiều nội dung liên quan đến giàn khoan Hải Dương Thạch du 981. Tiện đây, tôi xin hầu câu chuyện Tư Mã Ý nhận khăn váy đàn bà thời Tam Quốc. Khi đó Khổng Minh trí dũng vô địch dẫn 30 vạn hùng binh nước Thục đến xâm phạm nước Ngụy. Tư Mã Ý dẫn đại quân kháng địch, mấy tháng liền đóng cửa trại không ra đánh. Khổng Minh muốn kích nộ Tư Mã Ý, bèn sai người mang thư khiêu chiến kèm theo một bộ khăn váy đàn bà, nói rằng Tư Mã Ý là đại tướng quân mà rụt cổ trong thành, vậy hoặc là nhận lấy váy áo đàn bà, hoặc là dẫn quân xuất trại để đánh một trận phân định thiên hạ. Cần nhớ rằng, tư tưởng Đại Hán khi xưa, nếu một người trượng phu bị ví như đàn bà thì nỗi ô nhục còn hơn bị đào mồ, cuốc mả. Vậy mà Tư Mã Ý cười nhạt, điềm nhiên nhận lấy khăn váy, rồi còn đãi yến sứ giả. Nhân đó, Tư Mã Ý hỏi thăm sức khỏe và công việc của Khổng Minh. Sứ giả thành thật nói rằng, Khổng Minh làm việc chăm chỉ suốt ngày đêm, từ việc nhỏ đến lớn, toàn quân đều nhất nhất báo cáo với ông để xin chỉ thị... Nghe xong, Tư Mã Ý cho rằng Khổng Minh "ôm việc mà làm, tất chết sớm", ông ta càng thêm tin tưởng vào kế sách lấy nhu chế cương của mình, dù rằng trong nước Ngụy lúc ấy ai cũng nhao nhao phản đối Tư Mã Ý nhu nhược, yếu hèn, làm mất sĩ khí của quân Ngụy.

    Quả nhiên, quân Thục của Khổng Minh hành quân từ xa đến, thoáng chốc đã hết lương, đánh trận thì không đánh, quân phong bắt đầu lộn xộn; lại thêm ở trong nước Thục lòng người rối ren; buộc Khổng Minh phải chơi canh bạc tất tay, quyết lừa quân Ngụy chiếm kho lương, để đánh một trận thành nhân rồi rút về. Mặc dù Khổng Minh tài giỏi vô song, lần này đã lừa được Tư Mã Ý trúng kế, nhưng khi cha con Tư Mã Ý bị lửa vây tứ bề, Tư Mã Ý vẫn không hề nhụt chí, ông tập hợp quân sĩ và khuyên họ, nếu có chết thì nắm lấy tay nhau, cùng ca một khúc ca khải hoàn rồi hãy chết. Vì kỷ luật quân Ngụy nghiêm minh như thế, thấy họa mà không hốt hoảng, nên số lượng quân sĩ bị lửa thiêu rất ít; kịp lúc một cơn mưa nổi lên, khiến kế hỏa công của Khổng Minh thất bại. Khổng Minh ở trên núi, tận mắt thấy quân Ngụy nắm chặt tay nhau cùng hát vang khi lửa cháy bốn bề, ông ta rụng rời tay chân, khiếp sợ trước kỷ luật nghiêm minh của quân Ngụy. Đến khi mưa gió nổi lên, dập tắt hoàn toàn ngọn lửa thì Khổng Minh càng khiếp sợ, cho rằng Trời giúp nước Ngụy, sinh bệnh mà chết.

    Về sau đại cục Tam Quốc đã phân, cháu Tư Mã Ý là Tư Mã Viêm đã đánh chiếm cả nước Thục lẫn Đông Ngô, thống nhất Trung Hoa, lập ra nhà Tấn.
    Câu hỏi là vì sao Tư Mã Ý lại tin tưởng vào kế sách "lấy nhu chế cương" như thế. Lúc đó, ông ta biết chắc Khổng Minh dẫn binh đi sâu vào nước Ngụy, tất ở thế mỏi mệt, chỉ cần cầm chân được ông ta, quyết không ra đánh, thì dẫu Khổng Minh có tài thánh cũng không cứu nổi thế cuộc; sức mạnh sau cùng thuộc về quân Ngụy. Còn Khổng Minh, dù ông trí dũng siêu quần, tài năng quân sự vô địch thiên hạ nhưng kẻ có đại tài thường háo thắng, mà háo thắng thì thường không kiên trì. "Dục tốc bất đạt" là đại kế của kẻ dùng binh, nhưng các anh hùng hào kiệt lại ít chịu học thuộc kế này. Khổng Minh cũng là người như vậy.

    Cho nên, mấy ngày qua, nhiều kẻ võ biền, ngu dốt hoặc cơ hội, ********* liên tục gào thét trên mạng rằng bài phát phát biểu của Đại tướng Phùng Quang Thanh tại ShangriLa là nhũn, nhu nhược, yếu hèn...thực là những kẻ thất phu hèn mọn, không nhận thức được đại cục, không hiểu phép tắc dùng binh, càng không hiểu văn hóa giữ nước đã được tích tụ, hun đúc tự nghìn đời này của con dân Lạc Hồng. Tôi sẽ phân tích lẽ đại thắng của VN nhân vụ giàn khoan trong bài viết tiếp theo. Mời các bạn chú ý đón xem.

    Mã Tùng Tiên Sinh
    gaume1, boychoiboi123, Huy_Ngo6 người khác thích bài này.
  2. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động nạo vét tại ba rạn san hô ở quần đảo Trường Sa đang tranh chấp trên Biển Đông, theo số liệu được cung cấp bởi IHS Maritime.

    Sử dụng GPS bằng dự liệu AISLive để theo dõi một tàu nạo vét đã khẳng định tuyên bố của Philippines rằng Trung Quốc đã cho khai hoang tại năm địa điểm, ít nhất từ tháng 9 năm 2013.

    Nạo vét là một phần kế hoạch khai hoang lớn được thực hiện bởi Trung Quốc trên một số các rạn san hô và bãi cát ngầm mà nước này kiểm soát trong quần đảo Trường Sa. Trong khi việc xây dựng rõ ràng đã vi phạm bộ quy tắc ứng xử đã có chữ ký của tất cả các bên tranh chấp ở Biển Đông, Trung Quốc đã gạt bỏ bất kỳ lời chỉ trích nào về các hoạt động của nước này bằng cách nói rằng các rạn san hô là lãnh thổ “không thể tranh cãi” của Trung Quốc và do đó có thể được biến đổi khi Bắc Kinh thấy phù hợp.

    Tàu Tian Jing Hao là một tàu biển nạo vét hút cắt dài 127m được thiết kế bởi công ty kỹ thuật VOSTA LMG của Đức. Với trọng lượng 6,017 tấn, nó được ghi nhận là tàu lớn nhất thuộc loại này ở châu Á. Tàu này đã hoạt động trên bãi Đá Châu Viên/Cuarteron Reef (hay còn gọi là Calderon Reef, hoặc Huayang Jiao); bãi Đá Gaven/Gaven Reef (hay còn gọi là Nanxun Jiao và Xinan Jiao, và Dá Lc, Burgos); Cụm Sinh Tồn/Union Reef (đặc biệt là ở Đá Gạc Ma/Johnson South Reef và Bãi cạn Cô Lin/Johnson North Reef), và tại Đảo Chữ Thập/Fiery Cross Reef.


    AISLive theo dõi các hoạt động của tàu Tian Jing Hao trong vùng Biển Đông kể từ tháng 9 năm 2013

    Đá Châu Viên/Cuateron Reef
    9-28/9/2013, 4-8/3/2014, 10/4/2014 – 22/5/2014
    Cụm Sinh Tồn – phía Bắc/Union Reefs South
    17/12/2013 – 3/3/2014
    Cụm Sinh Tồn – phía Nam/Union Reefs North
    20/3/2014 – 3/4/2014
    Đảo Chữ Thập/Fiery Cross Reef
    7-14/12/2013, và 9-17/3/2014
    Đá Gaven/Gaven Reefs
    24/5/2014 – 15/6/2014


    [​IMG]

    Giấy phép xây dựng được cấp bởi xưởng Công nghiệp nặng Trung Quốc ở Thẩm Quyến và khởi động vào đầu năm 2010, tàu Tian Jing Hao được điều hành bởi công ty nạo vét CCCC Thiên Tân. Công ty này triển khai một máy cắt với công suất 4.200 kW ở đáy biển, và chứa đất bùn thông qua đường ống dẫn trên bờ khi khai khẩn đất hoặc cho vào sà lan chở bùn bỏ ra khơi.

    Tàu có thể triển khai máy cắt đến độ dài 30m, với tốc độ khai thác 4.500m3 mỗi giờ, điều này khiến nó trở nên lý tưởng cho các hoạt động nạo vét quy mô lớn.

    Theo số liệu của AISLive, các tàu nạo vét đã đến Đá Gaven/Gaven Reefs từ ngày 24 tháng 5. Điều này chứng thực các thông tin cơ bản từ các quan chức Philippines khi nói với IHS Jane rằng có ba tàu hút bùn – bao gồm tàu Tian Jing Hao và một tàu khác được gọi là Nina Hai Tuo – tại Đá Gaven/Gaven Reef cùng với một chiếc tàu kéo lớn.

    Theo các quan chức Philippines, dựa trên những hình ảnh trên không của hải quân về các khu vực được nhắc đến, tàu Tian Jing Hao đang vận chuyển “vật liệu đáy biển đến một khu vực đang khai hoang”. Báo cáo quân đội Philippines nói rằng “các hoạt động cải tạo đất tại Đá Gaven/Geven Reefs dự kiến sẽ kéo dài từ một tháng trở lên, bất chấp mọi nguy ngại cho môi trường.”

    AISLive theo dõi các hoạt động của tàu Tian Jing Hao trong Biển Đông cho thấy nó đã di chuyển giữa các rạn san hộ kể từ ngày 17/12/2013. Hình ảnh vệ tinh cung cấp cho IHS Jane khẳng định tàu này đã hoạt động ở Đá Gạc Ma/Johnson South Reef – một phần của Cụm Sinh Tồn/Union Rief – vào tháng 2 và tháng 3 năm 2014. Các tàu khác cũng có thể đã có mặt tại các khu vực này, nhưng không xác định được bởi nhiễu rađa và sóng bao phủ.

    NHẬN ĐỊNH

    Trung Quốc đã hiện diện trên rất nhiều rạn san hô kể từ cuối những năm 1980, khi bắt đầu xây dựng các nền móng dưới chiêu bài “giám sát mực nước biển”. Đảo Chữ Thập/Fiery Cross Reef là một trong những ví dụ đáng chú ý kể trên, nhưng kể từ đó đã phát triển thành một đơn vị đồn trú hải quân Trung Quốc, với đầy đủ bến tàu, nhà kính và pháo binh ven biển.

    Trong trường hợp của Đá Gạc Ma/Johnson South Reef, Trung Quốc giành rạn san hô từ sự kiểm soát của Việt Nam năm 1988 tại một cuộc giao tranh khiến hơn 70 nhân lực Việt Nam bỏ mạng. Kể từ khi những hình ảnh khai hoang ở các ran san hô được công bố tháng 5 năm 2014, đã xuất hiện những kế hoạch được lưu hành rộng rãi trên mạng cho thấy một đường băng, nhà chứa máy bay cho các loại máy bay phản lực nhanh, một cảng biển, tua bin gió, và nhà kính. Kế hoạch đầu tiên đã được công bố vào năm 2012 và sau đó được xuất bản bởi Viện Nghiên cứu và Thiết kế Số 9 của Tổng công ty đóng tàu nhà nước Trung Quốc, mặc dù sau đó đã được gỡ xuống từ trang web của học viện.

    Điều quan trọng cần lưu ý rằng Trung Quốc không đơn phương khi thực hiện cải tạo đất tại các đảo mà nước này kiểm soát tại Biển Đông. Kể từ khi lấy được Đảo Song Tử Tây/Southwest Cay từ Philippines vào năm 1975, Việt Nam đã thay đổi đáng kể đảo này, thêm một bến cảng và các địa hình đất khác trong 10 năm qua. Đài Loan đang kiểm soát đảo Ba Bình/Itu Aba (Taiping), và đã cho xây dựng một đường băng và hiện đang nâng cấp các cơ sở hải quân của mình. Philippines cũng đã công bế kế hoạch nâng cấp sân bay và bến tàu trên đảo Thị Tứ/Thitu (Pagasa), mặc dù nguồn lực vẫn là một vấn đề lớn đối với Manila.

    Sự khác biệt chính giữa các hoạt động này so với Trung Quốc là họ sửa đổi các vùng đất hiện có, trong khi Bắc Kinh đang xây dựng các rạn san hô thành địa hình đảo vì hầu hết chúng nằm dưới mực nước biển khi thuỷ triều lên.

    Hiệu quả chiến lược từ việc nạo vét và cải tạo đất của Trung Quốc là thay đổi đáng kể nhất đối với tranh chấp Biển Đông kể từ năm 1988 sau trận chiến Đá Gạc Ma/Johnson South Reef. Nếu hoàn thành như đã đề ra theo các mẫu thiết kế CGI, Trung Quốc sẽ có đường băng đầu tiên trong quần đảo Trường Sa – và một cơ sở để từ đó áp đặt cách giải thích về quyền chủ quyền đối với các địa hình trên biển xung quanh.

    Điều này đã không bị bỏ qua tại Manila, người phát ngôn của Phó Tổng thống Abigail Valte nói với các phóng viên vào ngày 13 tháng 6 rằng người Trung Quốc đã “rất hung hăng trong việc theo đuổi mở rộng vùng Biển Đông (Phillippines gọi là Biển Tây Philippines), và rõ ràng, các bước đó là nhằm thúc đẩy lý thuyết về đường chín đoạn của họ.”

    Đáp lại, Philippines đã kêu gọi một lệnh tạm ngừng xây dựng ở các đảo đang tranh chấp ở Biển Đông, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc phản ứng lại vào ngày 16 tháng 6, bác bỏ các đề nghị và cáo buộc Manila là đạo đức giả. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã chỉ ra rằng “một mặt, Manila cho xây dựng các cơ sở trong quần đảo Trường Sa “nhưng mặt khác, đưa ra những nhận xét vô trách nhiệm về những gì Trung Quốc thực hiện hợp pháp trong phạm vi quyền chủ quyền của mình”, bà nói. “Điều đó hoàn toàn vô lý.”



    Trung Quốc dốc toàn lực vào dự án xây dựng quần đảo Trường Sa

    [​IMG]
    Malogs thích bài này.
  3. hoalongtrang

    hoalongtrang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1.101
    Kể ra thì cái ông Tìm lại sự thật gì đó cũng chịu khó siu tầm 1 mớ bản đồ xưa rồi chửi bới ông VNCH um lên, tiện thể chửi luôn chú Mèo.
    Bản đồ xưa thì chẳng hiểu vì lý do gì mà có cái có Hoàng + Trường Sa, có cái ko có??? :rolleyes:
    Ví dụ:
    1/ Bản đồ giao thông Đông Dương thuộc Pháp ko có Trường Sa + Hoàng Sa - mặc dù người Pháp biết quá rõ 2 quần đảo này của ai:
    [​IMG]


    2/ Bản đồ Đông Dương này cũng hổng thấy Hoàng Sa + Trường Sa:
    [​IMG]



    3/ Còn cái bản đồ Đông Dương này nữa, dek hiểu sao nó đi tô màu đảo Phú Quốc và thị trấn Dương Đông trùng màu với Campuchia???
    [​IMG]




    Chính quyền VNCH đã đặt Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy (Bà Rịa - Vũng Tàu). Tuy nhiên, có 1 số bản đồ của họ ko thấy thể hiện 2 quần đảo này.
    1/ Bản đồ sản vật:
    [​IMG]


    2/Bản đồ chiến sự này cũng hổng có:
    [​IMG]



    3/ Nhưng bản đồ hành chánh này thì đầy đủ Hoàng Sa + Trường Sa: :)
    [​IMG]
  4. zzzdaicongtuzzz

    zzzdaicongtuzzz Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2012
    Bài viết:
    998
    Đã được thích:
    450
    nhờ như thế ta mới có cớ để đi kiện lấy lại hoàng sa , trường sa
  5. Boeing01

    Boeing01 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2008
    Bài viết:
    1.480
    Đã được thích:
    788
    Còn cái này là thế nào các cụ:
    http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/2013/VSH_13CN_BCTN.pdf
    Bán ra 669 triệu KW điện mà thu về được có 283 tỷ VND
    Trong khi mua có 3,6 tỷ KW điện của Trung Quốc mà phải trả đến 5.000 tỷ VND
    http://baodatviet.vn/kinh-te/doanh-...n-thuong-mua-dien-trung-quoc-gia-cao-3043781/
    Như thế mua điện của các nhà máy trong nước như Vĩnh Sơn giá có 423 đ/kw thậm chí có nhà máy phải bán với giá 0 đồng
    Vậy mà mua điện của Trung Quốc giá 1.400 đ/kw
    Thế gần 1.000 đồng/kw chênh lệch đấy đi đâu?
    Last edited by a moderator: 30/06/2014
    usadok, karate_hn, H0nVjet5 người khác thích bài này.
  6. Huy_Ngo

    Huy_Ngo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2014
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    7
    Nói về tình báo thì Việt Nam mình có Bác Phạm Xuân Ẩn đó. Rất hâm mộ tài năng của bác này.
  7. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Quan chức Bắc Kinh vẫn hớn hở khi bị dân Đài Loan sỉ nhục

    Quan chức hàng đầu của Trung Quốc phụ trách vấn đề quan hệ với Đài Loan - Trương Trí Quân đã trở về Bắc Kinh. Mặc dù tự ca ngợi chuyến thăm của ông tới hòn đảo tự trị là "lịch sử" nhưng sự thật, đây là chuyến thăm bẽ bàng khi ông bị dân Đài Loan xua

    [​IMG]
    [​IMG]

    Cầm biểu ngữ xua đuổi, dùng sơn tấn công

    Chuyến thăm của ông Trương Trí Quân, giám đốc vụ phụ trách Đài Loan của Trung Quốc, đánh dấu chuyến đi đầu tiên của một quan chức cao cấp từ đại lục trong 65 năm qua, kể từ khi quân Quốc Dân Đảng chạy đến Đài Loan vì thua trong cuộc nội chiến năm 1949.

    Trong suốt chuyến thăm kéo dài 4 ngày tại Đài Loan, ông Trương đã được những người biểu tình "chào đón". Riêng tại Cao Hùng, có hàng trăm người biểu tình tụ tập, cầm băng-rôn ghi những lời xua đuổi như "Trương Trí Quân, cút về địa ngục Trung Quốc".

    Người biểu tình ở đây còn tỏ ra manh động khi gắng đổ sơn trắng lên người ông Trương như thể ông này là vật đen đúa, xấu xa. Nhưng họ đổ không trúng nên sơn văng vào các nhân viên an ninh. Đã có đổ máu sau khi người biểu tình ẩu đả với cảnh sát.
    [​IMG]
    Người dân Đài Loan "đón tiếp" ông Trương
    [​IMG]
    và "tiễn" ông về Bắc Kinh
    Một quan chức Hội đồng bang giao với đại lục của Đài Loan nói với Reuters qua điện thoại rằng, ba cuộc xuất hiện công khai của ông Trương đã bị hủy bỏ do các cuộc biểu tình.
    Hàng trăm người biểu tình ủng hộ độc lập cho Đài Loan đã tụ tập tại sân bay quốc tế Đào Viên gần Đài Bắc vào ngày thứ Bảy, để "tiễn" ông Trương trở về đại lục. Họ mang nhiều biểu ngữ ghi rõ ước nguyện độc lập của Đài Loan.
    Vẫn "nổ" tưng bừng khi về Bắc Kinh
    Chuyến đi của ông Trương được xem là một phần của "cuộc tấn công quyến rũ" mà Trung Quốc đang áp dụng ở Đài Loan, nơi mà nhiều người vẫn còn nghi ngờ về lập trường cứng rắn của Trung Quốc đối với hòn đảo của họ.

    Phát biểu với các phương tiện truyền thông nhà nước sau khi trở lại Bắc Kinh vào thứ Bảy (28.6), ông Trương giấu nhẹm các cuộc biểu tình và ca ngợi chuyến đi thành công.

    "Chuyến thăm này đã nhận được một chào đón nhiệt tình từ tất cả người dân ở Đài Loan. Mặc dù tiếng nói khác nhau nhưng suy nghĩ tương đồng là rất rõ ràng", Tân Hoa Xã trích dẫn lời ông Trương.

    "Mọi người đều tin rằng phát triển hòa bình quan hệ hai bờ eo biển là đường hướng chính xác và mang lại lợi ích thực sự cho người dân ở cả hai bên. Mọi người đều tin rằng chúng ta nên tiếp tục theo con đường này", ông nói.

    Trung Quốc tuyên bố Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời và có thể thống nhất bằng vũ lực nếu cần thiết,
    Trên thực tế, Đài Loan đã phát triển như một quốc gia độc lập từ năm 1949 với thể chế, chính quyền, quốc hội và quân đội riêng.
    Trung Quốc lại đang rất muốn thống nhất Đài Loan mà không dùng tiếng súng nhưng từ chuyến thăm của ông Trương thì có thể thấy: Đài Loan không thiết tha gì chuyện thống nhât với đại lục.
    Anh Tú (theo Reuters)

    Chuyện nhỏ, nhà khựa rất giỏi ngụy biện, xảo ngôn đổi trắng thay đen, biến không thành có...vụ HD981 là điển hình của háng tộc vĩ đại miệng nói tay vả mà không chút ngượng ... :cool:
  8. canviet68

    canviet68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2014
    Bài viết:
    326
    Đã được thích:
    215
    Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ: Chọn ý thức hệ hay quốc gia, dân tộc?
    TRẦN SƠN LÂM

    30/06/14 06:38
    THẢO LUẬN (16)
    (GDVN) - Trung Quốc từng giúp Việt Nam, nhưng cũng từng bán đứng và xâm lược Việt Nam...Đến nay, chủ quyền lãnh thổ, có nên xem xét dưới góc độ cùng ý thức hệ?
    => nhiều nhà chính trị có cách nhìn rất công bằng, nhưng hđ ra sao lại ko nằm trong tay các bác!!!!

    LTS: Tác giả Trần Sơn Lâm, từng là người lính trong chiến tranh vệ quốc cuối thế kỷ 20, đồng thời là nhà khoa học. Khi hòa bình lập lại, ông tham gia công tác chính quyền và nhiều năm nắm giữ vị trí Hàm vụ trưởng, Vụ khoa giáo-văn xã của Văn phòng Chính phủ. Với kinh nghiệm thực tế và dưới nhãn quan của một nhà nghiên cứu khoa học, ông đã viết bài báo này gửi riêng cho Báo Giáo dục Việt Nam. Tòa soạn xin đăng nguyên văn, với mục đích góp thêm một góc nhìn mới của tác giả về giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa nước ta và Trung Quốc, hiện rất căng thẳng kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trên biển Đông.


    Việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan 981 tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam đã gây nên một cuộc khủng hoảng tồi tệ trong quan hệ giữa 2 nước. Lần này, chúng ta không thể không xác định rõ lại một lần nữa mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc vì nó có ý nghĩa quyết định trong việc chỉ đạo giải quyết vấn đề, trong dư luận xã hội cũng có nhiều ý kiến khác nhau.

    [​IMG]
    Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế.
    Một số quan điểm cho rằng Việt Nam và Trung Quốc đều do đảng Cộng sản lãnh đạo, hai nước đều xây dựng chủ nghĩa xã hội nên cố gắng giải quyết mọi bất đồng trên quan điểm anh em, đồng chí, trên cơ sở ý thức hệ. Lâu nay lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta cũng vẫn luôn mong muốn giữ quan hệ hữu nghị giữa hai nước theo phương châm 16 chữ và 4 tốt để có môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước.

    [​IMG]"Trung Quốc quyết tâm đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng"

    (GDVN)- Năm 1972, trong lúc mà Hà Nội bị ném bom rải thảm, các học giả phương tây đã bình luận rằng: "Trung Quốc quyết tâm đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng".

    Tuy nhiên đại đa số quần chúng nhân dân tin rằng phải đặt mối quan hệ giữa hai nước Việt - Trung trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng chủ quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, cần giải quyết mọi bất đồng trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế mà các nước đã tham gia ký kết.

    Qua vụ giàn khoan 981, các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện sự lắng nghe, tiếp thu những tâm tư tình cảm này của nhân dân và đã có những phản ứng kịp thời, phù hợp, đúng luật pháp quốc tế nhưng vẫn đanh thép trước Trung Quốc.

    Trung Quốc từng giúp Việt Nam, nhưng cũng từng bán đứng và xâm lược Việt Nam

    Chúng ta cũng cần nhìn nhận một sự thật là người dân Việt Nam hay Trung Quốc đều luôn mong muốn hòa bình và không có chiến tranh. Với Việt Nam đã liên tục trải qua những năm chiến tranh khốc liệt, hơn ai hết lại càng khát khao hòa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển.

    Tuy nhiên dường như những nhà lãnh đạo Trung Quốc không phải ai cũng có mong muốn ấy. Họ luôn giữ tâm thái nước lớn, bao giờ cũng muốn các nước khác phải theo mình, sẵn sàng làm mọi thứ có lợi cho mình mà coi thường, chà đạp ích chính đáng, hợp pháp của dân tộc khác.

    [​IMG]Màu "đồng chí"...

    19/05/14 06:47
    (GDVN)- “Màu đồng chí” không chỉ đơn thuần là màu đỏ trên lá cờ mà còn là màu đỏ của máu hàng vạn người dân Việt Nam.

    Là một nước láng giềng cạnh Trung Quốc, Việt Nam bao đời này luôn là mục tiêu nhòm ngó của các triều đại phong kiến, cho đến bây giờ lãnh đạo của họ vẫn không thôi âm mưu thôn tính lãnh thổ, lãnh hải nước ta.

    Việc nhân dân Trung Quốc từng giúp Việt Nam trong kháng chiến giành độc lập và thống nhất Tổ quốc, chúng ta ghi nhận và biết ơn họ đã nhường cơm, xẻ áo cho chúng ta trong những năm chiến tranh ác liệt. Nhưng chúng ta cũng cần ghi nhớ rằng, chính những người lãnh đạo Trung Quốc cũng có mục đích dùng Việt Nam làm lá chắn để Mỹ và phương Tây không áp sát được biên giới Trung Quốc, dùng Việt Nam làm tiền đồn để Trung Quốc chống Mỹ.

    [​IMG]
    Năm 1972 Mao Trạch Đông và Richad Nixon đã thỏa thuận, đổi chác lợi ích ngay trên lưng Việt Nam.
    Việt Nam kiên trì đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, Trung quốc đã không ép được ta theo họ chống Liên Xô. Năm 1972, Mao Trạch Đông đã gặp Richard Nixon, và sau cuộc gập này Mỹ đã thực hiện phong tỏa toàn bộ đường biển của Việt Nam và ném bom ác liệt nhằm đưa Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá bằng máy bay B 52.

    Năm 1974, với sự bật đèn xanh của Mỹ, Trung Quốc đã cất quân xâm lược, đánh chiếm nốt phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thời điểm đó đang do chính phủ Việt Nam Cộng hòa đại diện dân tộc Việt Nam quản lý chờ ngày tổng tuyển cử thống nhất đất nước theo Hiệp định Geneva năm 1954 mà chính Trung Quốc cũng tham gia ký kết, nhiều quân nhân Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc trước ngoại bang.

    [​IMG]Vụ đảo hóa Gạc Ma nghiêm trọng, nguy hiểm hơn nhiều lần giàn khoan 981

    Năm 1975 Việt Nam thống nhất, diễn biến này xảy ra quá nhanh chóng và ngoài ý muốn của Trung quốc. Một lần nữa, khi không ép buộc được Việt Nam thay đổi đường lối độc lập tự chủ, chống Liên Xô, Trung Quốc đã tìm mọi cách gây chia rẽ giữa Việt Nam và Campuchia, kích động hằn thù dân tộc, giật dây Khơ Me Đỏ gây chiến tranh ở biên giới phía Tây Nam với ta suốt từ năm 1975 đến 1979 giết hại hàng vạn người dân vô tội.

    Đỉnh cao của tư tưởng Sô vanh Đại Hán, tháng 3/1979 lãnh đạo Trung Quốc đã xua 60 vạn quân tấn công toàn bộ tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam, giết hại hàng chục vạn dân thường vô tội mà Đặng Tiểu Bình đã láo xược nói rằng để "dạy cho Việt Nam một bài học". Mặc dù sau 1 tháng tấn công xâm lược, quân Trung Quốc bị thất bại thảm hại phải rút về nước nhưng vẫn thường xuyên nã pháo qua biên giới sang Việt Nam cho mãi đến năm 1989.

    Năm 1988 Trung Quốc lại cất quân xâm lược, đánh úp 6 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, giết hại nhiều chiến sĩ của quân đội ta. Và suốt từ đó cho đến nay, cậy mình có lực lượng quân sự hùng mạnh luôn tỏ rõ ý đồ tham lam độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc đã ban hành nhiều lệnh cấm đánh bắt cá phi lý, đánh đập, bắt giữ, ức hiếp, phá nát, đâm chìm tầu đánh cá của ngư dân, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu ngư dân Việt Nam.

    Họ đã điều các tàu hải giám, tàu cá ngụy trang ngang nhiên cắt cáp và quấy nhiễu của các tàu nghiên cứu khoa học Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của ta. Đỉnh điểm của sự lộng hành này chính là vụ hạ đặt trái phép giàn khoan 981 ngay trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, thể hiện sự coi thường pháp luật quốc tế với tư tưởng bá quyền, cá lớn nuốt cá bé.

    [​IMG]

    Triumf: Đề nghị thành viên canviet68 lưu ý font chữ, cỡ chữ và copy trùng lắp. Nếu không rút kinh nghiệm lần sau sẽ được leo cột điện ít nhất 3 ngày để học lại cách post bài cho đúng.
    Last edited by a moderator: 30/06/2014
    karate_hn thích bài này.
  9. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.813
    Đã được thích:
    14.230
    :D:D Dân phản đối, nhưng có thể Ông Trương đã đạt được những bước tiến quan trọng với giới lãnh đạo Đài về những bước tiến chung vì Đại Cục :D:D:D Nên Ông Trường mới mừng thế và dân ĐL mới phẫn nộ:D:D
    karate_hn thích bài này.
  10. UglyWar

    UglyWar Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2014
    Bài viết:
    604
    Đã được thích:
    488
    Ông @canviet68 copy page 2 lần không thèm đọc lại nữa. Toàn tranh luận vớ vẩn quá. Topic yên bình được có mấy hôm
    Tình hình là Việt Nam không có các biện pháp đáp trả lại hành động của Bắc Kinh. Dân thì vẫn chưa sáng mắt ra. Mấy cái cửa khẩu trên biên giới thế nào rồi nhỉ?
    MalogsHaNoiOld thích bài này.

Chia sẻ trang này