1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. illusion72

    illusion72 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/05/2014
    Bài viết:
    112
    Đã được thích:
    39
  2. TSY

    TSY Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/02/2006
    Bài viết:
    174
    Đã được thích:
    33
    he he!!
    Kết luận là ................................không đủ giấy.
  3. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.813
    Đã được thích:
    14.230
  4. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    Bài viết về tranh chấp lãnh thổ của Việt Nam và các quốc gia láng giềng đăng trên red.vn, mời các đồng chí đọc tham khảo
  5. boyhn77

    boyhn77 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/07/2008
    Bài viết:
    418
    Đã được thích:
    52
    Đánh nhau trên biển khác với đất liền , biển mênh mông chẳng có chỗ ẩn nấp nên dễ bị đối phương phát hiện và tiêu diệt. TQ rất nham hiểm gây sự khu vực biển Hoàng sa máy b ay của chúng đủ sức từ hải nam bay ra chiến đấu. Hiện tại chúngt a chưa có đồng minh viện trợ vũ khí như Liên xô thời chống mỹ. Đánh nhau tay bo với TQ chỉ vài ngày hải quân mình sẽ bị tiêu diệt hết.
    Trong thời gian tới VN cần có nhiều tàu dân sự to để giải quyết kiểu dân sự với nhau nó húc mình cũng húc ủi lại. Ko thể tình trạng bị nó húc hoài. Theo mình nghĩ nên gắn nhiều vật sắt nhọn xung quanh mạn tàu nó va vào mình nó cũng chết.
  6. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    mình thì lo ngại cái lúc xung đột tụi TQ nó lùa tàu sắt giả dạng tàu cá tràn ngập biển đông, tiếp cận tàu hải quân VN, rồi lén bắn tàu mình
    nếu tàu mình bắn nó thì nó tố mình bắn tàu dân nó
  7. TienOngChiLo

    TienOngChiLo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2014
    Bài viết:
    25
    Đã được thích:
    22
    VN cũng phải áp dụng chiến tranh nhân dân trên biển giống nó đi thôi. Cuối cùng toàn tàu cá tranh chấp anh em bắn nhau tơi tả, tàu HQ chạy vòng ngoài giữ gìn hoà bình hữu nghị :D
    su_30 thích bài này.
  8. zzzdaicongtuzzz

    zzzdaicongtuzzz Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2012
    Bài viết:
    998
    Đã được thích:
    450
    một khi chiến tranh , khu vục biển đông sẻ không có tàu đánh bắc cá và tàu vận tải ,chỉ có tàu hải quân , nếu xuất hiện như bạn nói thì không có chuyện đó , trong khu vực chiến tranh , tàu cá hay tàu vận tải xuất hiện , nếu bị ăn bom thì cũng phải chieu6 , vì khu vực xây ra chiến tranh nên không ai tới ,vì thế cái mà bạn nghĩ là không xẫy ra trong thời điểm chiến tranh trên biển
    su_30 thích bài này.
  9. canviet86

    canviet86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2014
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Tình hình Nhật mà không thông qua việc sửa hiến pháp lần này thì mình tin Việt Nam và Phi thân ai nấy lo trước Khựa thôi, chứ 2 ông này thân mình còn lo chưa xong lo được cho ai+ ko có tính đại ca đại bác như Samurai.

    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gi...han-doi-mo-rong-vai-tro-quan-doi-3011433.html

    Người Nhật biểu tình phản đối mở rộng vai trò quân đội
    Hàng nghìn người hôm qua tuần hành ở Tokyo để phản đối đề xuất của Thủ tướng Shinzo Abe về trao quyền phòng vệ tập thể cho quân đội, một ngày trước khi liên minh cầm quyền bỏ phiếu về thay đổi mang tính bước ngoặt này.

    [​IMG]
    Hàng nghìn người biểu tình phản đối việc trao quyền phòng vệ tập thể cho quân đội Nhật Bản trước văn phòng của Thủ tướng Shinzo Abe. Ảnh: Reuters

    Reuters cho hay những người biểu tình, bao gồm sinh viên, hưu trí và các bà nội trợ, tập trung trước văn phòng của ông Abe.

    Các nhà tổ chức nói rằng có 10.000 người đã tham gia biểu tình trong âm thanh hòa lẫn của trống, saxophone và tiếng hò hét. Một số người mang theo các biểu ngữ ghi "Tôi không muốn nhìn thấy trẻ em và các binh sĩ của chúng ta phải chết" hay "Bảo vệ hiến pháp".

    "Nếu thủ tướng lần nào cũng thay đổi việc giải thích hiến pháp thì hiến pháp sẽ không có chức năng gì", Ayumi Yama****a, 51 tuổi, nói giữa tiếng hô vang từ đám đông xung quanh "Đừng để chúng ta đi đến chiến tranh!".

    Yuriko Umehara, 34 tuổi, nhân viên một công ty xây dựng, cho rằng việc thay đổi vai trò của lực lượng phòng vệ là một mối đe dọa đến hòa bình. "Muốn thay đổi cách giải thích hiến pháp thì người dân phải đi bỏ phiếu", cô nói.

    Một cuộc thăm dò do nhật báo kinh tế Nikkei tổ chức vừa được công bố hôm qua cho thấy 50% số người bỏ phiếu phản đối việc gỡ bỏ lệnh cấm quân đội phòng vệ tập thể, trong khi 34% ủng hộ thay đổi này.

    Hôm qua, một người đàn ông đã châm lửa tự thiêu tại một giao lộ tấp nập ở Tokyo với mục đích được cho là để phản đối đề xuất của Thủ tướng Abe.

    Nội các Nhật Bản dự kiến sẽ thông qua một nghị quyết sửa đổi cách giải thích từ lâu đời của hiến pháp do Mỹ soạn thảo sau khi Nhật Bản thất bại trong Thế chiến II. Việc giải thích lại nhằm nới lỏng hạn chế của hiến pháp về việc cấm quân đội Nhật Bản chiến đấu ở nước ngoài và hỗ trợ đồng minh khi bị tấn công. Các nhà phân tích mô tả đây là bước ngoặt lớn nhất kể từ khi lực lượng vũ trang Nhật Bản thành lập năm 1954.

    Liên minh các đảng cầm quyền bày tỏ sự ủng hộ với sự thay đổi này. Tuy nhiên, việc sửa đổi pháp lý còn cần có sự phê chuẩn của quốc hội Nhật Bản.

    Quân đội Nhật Bản không hề tham chiến kể từ năm 1945 đến nay. Những người theo đường lối bảo thủ cho rằng quy định của hiến pháp đang hạn chế khả năng phòng vệ của Nhật Bản và trước sự thay đổi về cán cân sức mạnh trong khu vực, với sự nổi lên của Trung Quốc, các chính sách an ninh của Tokyo cần phải linh hoạt hơn.

    Tuy nhiên, các nhà phê bình lại chỉ trích sự thay đổi này sẽ phá hủy quy định của hiến pháp về vai trò quân đội và là sự nhạo báng quy trình sửa đổi hiến pháp.

    "Hiến pháp lẽ ra nên kiểm soát quyền lực của chính phủ, nhưng ông Abe lại đang dùng quyền lực của mình để thay đổi nó", một người biểu tình nói.

    Anh Ngọc
  10. canviet86

    canviet86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/06/2014
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Các bác " IQ cao " được các cử tri thắc mắc nên không thể khong phát biểu được nữa. Hi vọng "hành động đi đôi với lời nói". Chúng ta chấp nhận mọi khả năng không để mất biển đảo chứ không chập nhận mọi khả năng để giữ hoà bình với TQ.

    tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/615457/tong-bi-thu-%C2%A0-chung-ta-phai-chuan-bi-moi-kha-nang.html
    Tổng Bí thư: "Chúng ta phải chuẩn bị mọi khả năng"
    01/07/2014 12:05 (GMT + 7)


    TTO - “Có người hỏi nhỡ xảy ra chiến tranh thì sao? Thì chúng ta phải chuẩn bị tất cả mọi khả năng. Chúng ta mong chiến tranh không xảy ra và cố gắng làm cho nó đừng xảy ra” - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tâm sự với cử tri Hà Nội tại cuộc tiếp xúc sáng nay (1-7).





    “Chúng ta chủ trương đấu tranh bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, thỏa thuận cấp cao giữa hai nước. Chúng ta sử dụng tất cả các biện pháp hòa bình, kể cả đấu tranh pháp lý” - ông cho biết.

    Không ai chọn được láng giềng

    Trước sự quan tâm của cử tri về tình hình biển Đông, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định đây là vấn đề hệ trọng, nhạy cảm, được toàn dân ta và thế giới quan tâm. Nó liên quan đến ổn định, phát triển của chúng ta trong thời gian tới; liên quan đến độc lập, chủ quyền của đất nước; liên quan đến việc giải quyết quan hệ giữa ta với Trung Quốc.

    “Trung Quốc là một nước láng giềng lớn, muốn hay không vẫn phải sống cạnh nhau, không ai chọn được láng giềng. Vậy thì phải xử lý thế nào cho đúng. Việc này không phải bây giờ mới xảy ra, mà trong lịch sử chúng ta đã biết rồi, đã xảy ra nhiều lần rồi, từ xa xưa cho đến nay, chúng ta luôn phải tìm cách làm sao để chung sống với nhau hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển nhưng đồng thời phải giữ vững độc lập, chủ quyền. Cái khó là ở đó” - Tổng Bí thư nói.

    Theo Tổng Bí thư, trước việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan vào vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của VN, các nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước ta đã lên tiếng thể hiện rõ lập trường của Việt Nam tại các diễn đàn khác nhau. “Chúng ta đã tuyên bố rất rõ rằng việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của chúng ta là vi phạm pháp luật quốc tế, vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm thỏa thuận cấp cao giữa hai đảng, hai nhà nước…” - Tổng Bí thư khẳng định.

    Ông nói thêm: “Chúng ta nói thẳng thắn, công khai giữa diễn đàn Quốc hội, cả thế giới đều biết. Chúng ta có nhân nhượng gì đâu. Chúng ta phản đối, kịch liệt lên án, yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan cùng tàu bè hộ tống ra khỏi vùng biển Việt Nam, đi vào đàm phán, đối thoại”.

    Đấu tranh để lấy lại Hoàng Sa

    Cảm ơn sự tin tưởng của cử tri vào chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện các giải pháp bảo vệ chủ quyền, Tổng Bí thư nhấn mạnh: Chúng ta phải xác định đây là việc còn lâu dài, phức tạp, phải rất bình tĩnh, tỉnh táo, kiên quyết, kiên trì, bằng nhiều biện pháp, phát huy sức mạnh tổng hợp. Vì đây là vấn đề cơ bản đụng chạm đến chủ quyền quốc gia.

    “Trung Quốc có ý đồ muốn hiện thực hóa đường “lưỡi bò”, độc chiếm biển Đông, muốn khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc. Ta nói rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Hoàng Sa thì trên thực tế Trung Quốc đang chiếm giữ, họ đã hai lần đánh chiếm Hoàng Sa và lần gần nhất là năm 1974 khi chúng ta chưa giải phóng miền Nam. Chúng ta tiếp tục khẳng định chủ quyền, đấu tranh để lấy lại Hoàng Sa” - Tổng Bí thư khẳng định.

    Cạnh đó, Tổng Bí thư cũng lưu ý cử tri cần phân biệt rõ nhân dân Trung Quốc và lãnh đạo Trung Quốc, các thế lực có mưu đồ bành trướng, lấn chiếm biển Đông. “Chúng ta quan hệ hữu nghị với 1,3 tỷ nhân dân Trung Quốc với mong muốn chung sống hòa bình, hợp tác, hữu nghị” - Tổng Bí thư nói.

    Trước đó, cử tri Phạm Văn Tá (phường Yên Phụ) cho rằng với thái độ hung bạo, phi nhân tính của Trung Quốc trên biển Đông, chúng ta “cần ôn lại ý chí dân tộc bốn nghìn năm lịch sử, với chiến thắng Bạch Đằng, Đống Đa…"

    Ông Tá nhắc lại lời Bác Hồ: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng xong” và nhắn nhủ Tổng Bí thư rằng “biết dựa vào sức dân thì chúng ta sẽ thắng. Các đảo, cụm đảo ngoài biển Đông phải trở thành các pháo đài chống lại sự bành trướng của Trung Quốc”.

    Cử tri Bùi Đức Thập bày tỏ: Chúng ta đã thấy được âm mưu lâu dài của bọn bá quyền Trung Quốc hòng thôn tính nước ta. Trung Quốc đã biến ta từ bạn thành thù, ta phải có thái độ kiên quyết hơn. Chúng ta cần tuyên truyền để nhân dân không mắc mưu Trung Quốc. Tôi thấy rất khó chịu trước hành động của Trung Quốc.

    “Chúng ta cần tuyên truyền mạnh mẽ hơn, bằng nhiều kênh khác nhau, phải gửi công hàm đi toàn thế giới để các nước và nhân dân toàn thế giới biết. Về mặt pháp lý thì phải kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Trong nước thì tiết kiệm, chống lãng phí để có tiền đóng nhiều tàu to hơn, lớn hơn cho hải quân ta bảo vệ Trường Sa, Hoàng Sa” - ông Thập nỏi.

    LÊ KIÊN

Chia sẻ trang này