1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hong anh667

    hong anh667 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/05/2014
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    112
    Tinh thần dân tộc là để chống lưng cho chế độ T Quốc hiện giờ. Cái bản đồ của Cam chỉ là dọa khỉ. Thế giới này đâu thiếu những kẻ dân tộc cực đoan như thế. Sang châu Âu, đây đó cũng thấy khẩu hiệu 1 số kẻ giương lên dân tộc nọ, quốc gia nọ chống quốc gia kia, nhưng hầu hết họ ko dễ bị cả tin.

    Giả sử TQ ko đầu tư vào VN, cửa khẩu cấm tiệt, hàng triệu cái mồm khỏi ăn luôn.

    Như mình đã ví dụ, bị xóa bài về vụ mấy thanh niên Tin Lành (?) ở VN thờ quan Tây bị nghĩa quân Cờ đen giết. Mình thấy cần tôn trọng nhân quyền hơn, chấp nhận những tiếng nói khác biệt. Ko vì mẹ ta mua hoa quả Tàu về thì ta lại rủa mẹ ta là ko yêu nước.

    Cần tỉnh táo đánh giá tình hình, và biết thuyết phục người khác hơn là cưỡng ép.
  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Đóng cửa biên giới bây giờ là tốt nhất > đầu tư của khựa là máy móc + công nghệ rác . Buôn bán thì hàng hóa bẩn thỉu . Đầu tư của khựa vào ống nước Vinaconex .... bể liên tục .... :P
    Tách hẳn khựa ra sẽ chặt hết các tên thân khựa - và những tên khựa nằm vùng > hướng nhanh tới TPP . VN chẳng ảnh hưởng bao nhiêu còn khựa xuất hàng bẩn vào VN khoảng gần 40 tỷ USD hàng năm > sẽ có hàng chục triệu lao động khựa mất việc > đó mới là cái chính . :rolleyes:
    Hector_S, LongThanh001canviet68 thích bài này.
  3. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Dịch khựa bẩn.
    Chúng ta phê phán nhiều tình trạng lạo động khựa bẩn tại VN . Nhưng nhìn lại không hoàn toàn thuộc lỗi ở chúng ta ..... nhìn khắp thế giới > nơi đâu có người khựa ... thì nơi đó có lao động chui .... lâu ngày thành ổ dịch khựa bẩn ... từ Nga-Mỹ đến Phi - Trung Đông .. đều như vậy . Nếu cứ như vậy không bao lâu nữa khựa bẩn sẽ thành dịch trên toàn thế giới .
    Và đó cũng là 1 trong những nguyên nhân cả thế giới đang đồng lòng tiêu diệt bệnh dịch này .:rolleyes:
    Ngẫm lại đồng chí LD thật sáng suốt .... :D
    Lần cập nhật cuối: 13/07/2014
    LongThanh001, canviet68hanhgl thích bài này.
  4. luvcb125t

    luvcb125t Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2009
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    43
    Một bài rất hay trên báo Info.net ngày 13/7/2014, mời ae tham khảo!!!

    Báo Anh: Trung Quốc dối trá và bịa đặt khủng khiếp về Biển Đông

    Bill Hayton tác giả cuốn sách “Biển Đông và cuộc chiến giành quyền lực ở châu Á” vừa có bài viết phản bác tất cả những luận điệu của Trung Quốc về cái gọi là “bằng chứng lịch sử” đối với Biển Đông.
    [​IMG]
    Chiến sĩ hải quân nhân dân Việt Nam đang đứng gác ở Trường Sa.
    Trong bài viết đã đăng trên tạp chí “Prospect” của Anh hôm 10/7 vừa qua, tác giả Bill Hayton đã mở đầu: “Cả nước Trung Quốc đã bị tuyên truyền một cách rất sai trái rằng người Trung Quốc đã phát hiện và đặt tên các đảo ở Biển Đông”.

    Theo Bill Hayton, Biển Đông là nơi Trung Quốc đang ra sức đẩy mạnh những tham vọng bá quyền của mình trong bối cảnh các nước châu Á đang hoang mang trước “sức mạnh Mỹ” và cam kết của Mỹ đối với những đồng minh trong khu vực.

    Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đã đột ngột từ bỏ chiêu bài giả vờ "trỗi dậy hòa bình" và quay sang ủng hộ “ngoại giao pháo hạm”. Tàu Hải cảnh và tàu vũ trang của Trung Quốc đã nhiều lần đâm va, tấn công các tàu của Việt Nam, phong tỏa tiền đồn của Philippines (bãi Scaborough), quấy rối và ngăn cản các tàu thăm dò dầu khí của Malaysia, đe dọa các tàu Indonesia đang làm nhiệm vụ bảo vệ nguồn thủy sản trên Biển Đông. Đáp lại, tất cả các quốc gia (ở Đông Nam Á) đang mua vũ khí nhiều hơn và cải thiện quan hệ quân sự với các chính phủ khác, chủ yếu là với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Australia…

    Gốc gác của tất cả các rắc rối này là những gì Bắc Kinh gọi là "bằng chứng lịch sử không thể chối cãi" mà họ dùng để đòi chủ quyền đối với hơn 80% diện tích Biển Đông thông qua đường 9 đoạn (đường lưỡi bò).

    Vấn đề quan trọng hơn là Bắc Kinh đã không hề có “bằng chứng đáng tin cậy” để hỗ trợ nó ngoài việc bịa ra những thứ rất “tầm phào và mơ hồ”. Tuy nhiên, điều này vẫn là động lực để họ đe dọa hòa bình và an ninh ở châu Á.

    Theo bài viết của Bill Hayton, Biển Đông có hai nhóm đảo chính, trong đó chỉ có một số rất ít là những hòn đảo thực sự, phần lớn chỉ là các rạn san hô, bãi cát hoặc đá. Ở phía Bắc là quần đảo Hoàng Sa (của Việt Nam nhưng đã bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ năm 1974 –PV). Ở phía nam là quần đảo Trường Sa. Hầu hết các hòn đảo hoang vắng đều có tên tiếng Anh (trên các bản đồ do người phương Tây vẽ) được đặt theo tên các tàu hoặc thuyền trưởng đã từng đi qua đây trong quá khứ. Ví dụ như tên quần đảo Trường Sa trong tiếng Anh được đặt theo tên thuyền trưởng Richard Spartly - người đã đi qua quần đảo này năm 1843 hay tàu HMS Iroquois (của Anh) đã đặt tên cho bãi san hô Iroquois Reef trong công việc khảo sát trong năm 1920…

    Năm 1935, lần đầu tiên Trung Quốc thể hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông và các hòn đảo ở đó bằng việc một Ủy ban của chính phủ Trung Quốc yêu cầu đặt tên bằng tiếng Trung Quốc cho tất cả các đảo. Trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc đã cho đổi tên Antelope Reef trở thành bãi Linh Dương... Điểm đặc biệt là Trung Quốc khi đó không hề có bản đồ của khu vực này và Ủy ban của Trung Quốc chỉ đơn giản là sao chép các bản đồ của Anh, thậm chí sao chép nguyên xi tất cả các lỗi mà những nhà bản đồ phương Tây đã chú thích sai do không hiểu biết đầy đủ về khu vực.

    Các tên gọi này sau đó cũng được sửa đổi hai lần. Ví dụ, bãi Scarborough được đặt theo tên một tàu của Anh vào năm 1748, ban đầu được phiên âm là Si-ge-ba-luo vào năm 1935, sau đó chính quyền Tưởng Giới Thạch đổi tên vào năm 1947 và cuối cùng, Trung Quốc đặt tên là bãi Hoàng Nham vào năm 1983.

    [​IMG]
    Đảo Trường Sa lớn nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam
    Nhưng chính quyền Trung Quốc dường như đã dối trá hoàn toàn về điều này. Các tuyên bố “có chủ quyền không thể tranh cãi" của Trung Quốc trên Biển Đông thường bắt đầu bằng cụm từ "người Trung Quốc là những người đầu tiên phát hiện và đặt tên cho quần đảo Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam)" trong khi thực tế họ chỉ sao chép các tên từ tiếng Anh. Ngay cả từ "Nam Sa" (có nghĩa là "bãi cát phía Nam") đã rất nhiều lần bị Trung Quốc “di chuyển” đến những địa điểm khác nhau trên bản đồ. Năm 1935, tên này được sử dụng để mô tả các khu vực biển nông được gọi bằng tiếng Anh là "Macclesfield Bank" (ở gần sát quần đảo Hoàng Sa). Năm 1947, cái tên Nam Sa đã được chuyển về phía nam trên bản đồ Trung Quốc để chỉ quần đảo Trường Sa. Điều này chứng tỏ Trung Quốc khi đó gần như không biết gì về Biển Đông.

    Sẽ tốn khá nhiều trang giấy để phản bác một cách chi tiết mỗi “bằng chứng lịch sử” do phía Trung Quốc bịa đặt ra nhưng Trung Quốc và thế giới không thể phủ nhận rằng “không có bằng chứng khảo cổ học cho thấy có tàu nào của Trung Quốc di chuyển trên vùng biển này trước thế kỷ 10”. Cho đến thời điểm đó tất cả các giao dịch và thăm dò được thực hiện bởi tàu của người Malay, Ấn Độ và Ả Rập. Họ có thể, theo thời gian, đã tiến hành cập bến cảng của Trung Quốc để buôn bán.

    Những chuyến đi còn nhiều tranh cãi của Trịnh Hòa - "đô đốc thái giám" của Trung Quốc cũng chỉ kéo dài trong khoảng 30 năm, cho đến những năm 1430. Sau đó, nhà nước phong kiến Trung Quốc không bao giờ đến vùng biển này một lần nữa cho đến tận cuối Chiến tranh thế giới thứ hai.

    Lần đầu tiên, một quan chức chính phủ Trung Quốc đặt chân lên quần đảo Trường Sa là ngày 12/12/1946. Một phái đoàn cấp tỉnh của Trung Quốc đã đến quần đảo Hoàng Sa một vài thập kỷ trước đó, vào ngày 06/6/1909, trong một cuộc thám hiểm kéo dài chỉ một ngày bằng con tàu của một thuyền trưởng người Đức mượn từ công ty kinh doanh Carlowitz. Tất cả những lần “đặt chân” này đều chỉ là “đi ké” các tàu của phương Tây chứ người Trung Quốc không đủ khả năng.

    Đây là những bằng chứng lịch sử được giới học giả quốc tế thừa nhận từ lâu. Nhưng bằng các chiến dịch tuyên truyền dối trá của mình, chính quyền Trung Quốc đã thuyết phục được người dân của họ tin là giới học giả quốc tế đang “âm mưu phá hoại và chia cắt Trung Quốc”.

    Nhà địa lý William Callahan và những người khác đã chỉ ra rằng, việc tuyên bố lãnh thổ rộng lớn một cách bừa bãi là một phần của cuộc đấu tranh chống lại sự thống trị của nước ngoài của Bắc Kinh. Trung Quốc đã cố tình thổi phồng chủ nghĩa dân tộc và tạo ra “nỗi nhục vì bị xâm phạm lãnh thổ” để kích động người dân trong nước. Từ những năm 1900 trở đi, các nhà địa lý của Trung Quốc như Meichu, một trong những người sáng lập của Viện Địa lý Xã hội Trung Quốc đã bắt đầu vẽ bản đồ “láo” để công chúng nước này thấy bao nhiêu lãnh thổ của họ đã bị các đế quốc cướp mất.

    Những "bản đồ về sự sỉ nhục quốc gia" cho rằng lãnh thổ hợp pháp của Trung Quốc bao gồm tất cả các chư hầu trước kia đã từng “quy phục” hoàng đế Trung Hoa. Họ cho rằng lãnh thổ của Trung Quốc bao gồm cả bán đảo Triều Tiên, một khu vực rộng lớn của Nga, Trung Á, Hymalaya và nước ở Đông Nam Á.

    Những bản đồ bịa đặt này được vẽ để chứng minh sự tương phản với phần bị “teo lại” của đất nước Trung Quốc ngày nay. Đây cũng là một trong những lý do của sự ra đời đường "chữ U" hay "đường 9 đoạn" (đường lưỡi bò) bao trọn 80% diện tích Biển Đông và tất cả các đảo trong đó. Bắc Kinh còn tận dụng những sự hiểu biết sai lệch của các nhà bản đồ và hàng hải phương Tây do không hiểu biết về lịch sử Đông Nam Á, để coi đó là cơ sở để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng Biển Đông.

    Không thể phủ nhận, trong lịch sử, Trung Quốc đã từng bị các đế quốc đô hộ và tàn phá nhưng việc cố tình tạo dựng lên một “quốc gia bị sỉ nhục” bằng cách diễn giải sai lịch sử là điều khó có thể chấp nhận. Chính điều này và mối đe dọa của chủ nghĩa dân tộc tự phát đã khiến cho các tranh chấp trên Biển Đông trở nên rất nguy hiểm. Nhưng ngày nay, chính phủ Trung Quốc không thể thừa nhận gian dối của nó vì ngay sau khi thừa nhận dối trá, chính quyền Bắc Kinh sẽ bị dân chúng nước này tẩy chay.

    [​IMG]
    Không có sự lựa chọn thay thế dễ dàng để giải quyết xung đột trong Biển Đông. Không bên nào muốn kích động một cuộc chiến tranh nhưng không bên nào sẵn sàng giảm bớt căng thẳng bằng cách điều hòa chủ quyền lãnh thổ. Một số quan chức Trung Quốc đã nhận ra sự vô lý của tuyên bố “đường lưỡi bò”. Nhưng chính các quan chức này nói rằng, họ không thể kiến nghị sửa đổi bởi lý do là những lời chỉ trích trong nước nổi lên vô cùng mạnh. Làm thế nào để người dân Trung Quốc có thể có một cái nhìn khác về lịch sử của Biển Đông khi mà Trung Quốc vẫn tiếp tục dối trá như hiện nay?

    Có lẽ là một câu trả lời nằm ở Đài Loan. Các cơ hội của một cuộc tranh luận tự do hơn về lịch sử Trung Quốc ở Đài Loan lớn hơn nhiều so với đại lục. Đã có một số học giả "bất đồng chính kiến" xem xét lại các khía cạnh của lịch sử thế kỷ 20. Đài Loan cũng là nơi lưu trữ các tài liệu đầu tiên của quá trình “vẽ ra đường chữ U". Một cuộc kiểm tra kỹ lưỡng và cơi mở các tài liệu ở Đài Loan mới có thể thuyết phục dư luận phải xem lại “những huyền thoại dân tộc” bị xuyên tạc từ lâu nay.

    "Chìa khóa cho một tương lai hòa bình ở châu Á là lịch sử phải được diễn giải một cách trung thực", tác giả Bill Hayton kết luận.

    Lương Minh
    Nguồn: http://infonet.vn/bao-anh-trung-quoc-doi-tra-va-bia-dat-khung-khiep-ve-bien-dong-post137846.info
    hoalongtrangcanviet68 thích bài này.
  5. atlas02

    atlas02 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/10/2011
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    843
    có cậu nào biết phản ứng của ta trong vụ Trường Sa năm 1988 không nhỉ? chúng ta có kiện lên Liên Hiệp Quốc, có triệu đại sứ quán Trung Quốc tới phản đối, có gửi công hàm bộ ngoại giao hay có để dân chúng biểu tình không?
  6. atlas02

    atlas02 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/10/2011
    Bài viết:
    1.255
    Đã được thích:
    843
    nếu đóng cửa biên giới được thì các cụ nhà ta đã không chịu nhục với thằng tàu cho đến bây giờ.
    và chính chúng ta mới là người năn nỉ thằng tàu mở cửa biên giới, cùng hợp tác hòa bình gác lại chuyện củ chứ không phải thằng tàu năn nỉ chúng ta. và chính chúng ta đang chịu lún với thằng tàu trong vấn dề biển đảo chứ không phải ngược lại
    usadok, 102dk, karate_hn2 người khác thích bài này.
  7. canviet68

    canviet68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2014
    Bài viết:
    326
    Đã được thích:
    215
    Ko chỉ vấn đề biển đảo mà cả ngư dân nữa.
    Chúng đánh đắm tàu ngư dân, ta ngoài lên án dám làm gì nó
    Nó đánh ngư dân,ta ngoài lên án dám làm gì nó
    Nó bắt ngư dân ta trong biển ta lôi về nước nó, ta ngoài lên án dám làm gì nó
    bluesaigonTienOngChiLo thích bài này.
  8. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Nhật vừa giải thích lại Hiến pháp > trong giai đoạn trước chúng ta nhập nhằng cũng do khựa còn ẩn mình > bây giờ thì khác > hãy xem trên các thông tin chính thống .... :rolleyes::P
  9. metal98

    metal98 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2014
    Bài viết:
    197
    Đã được thích:
    133
    các cụ có thấy nhiều kênh truyền thông đang tâm sự lại các xung đột, chiến tranh biên giới với thằng bạn hàng xóm những năm 8x không? điều mà trước nay không kênh nào được nói :D
    engkhoi, 102dk, hoalongtrang1 người khác thích bài này.
  10. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Giá như cọng hành ngày đó để lại nguyên hải quân cho nhà ta thì cơ hội chuộc tội làm mất HS rất khả thi...!?:cool:

    NĂM 1975, NẾU CHÚNG TÔI CHỈ CHẬM VÀI TIẾNG


    Ngày hôm nay, hãy đặt câu hỏi. Nếu như không có Trường Sa, thân thể đất nước sẽ ra sao? Biển Tổ quốc sẽ ra sao? Đất nước ta có còn là một quốc gia biển nữa không?”


    NĂM 1975, NẾU CHÚNG TÔI CHỈ CHẬM VÀI TIẾNG, CÓ THỂ QUÂN TRUNG QUỐC SẼ CHIẾM TRƯỜNG SA!

    [​IMG]
    NVM FB- Lời tha thiết tìm gặp lại “NGƯỜI TRƯỜNG SA 1975” của NVM trên facebook và blog đã tình cờ đến với ông, người chính trị viên kiên trung, đi đầu của đại đội đặc công lừng danh Quân khu 5- người lính mưu trí, người chỉ huy tài giỏi trong chiến dịch giải phóng Trường Sa – quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc tháng 4-1975.
    Ông có người con trai và cô con gái đều làm trong ngành bưu chính viễn thông. Nhờ thế, người lính già đầu bạc rất thông thạo và internet. Một buổi chiều mưa tầm tã, ông lướt web và đã đọc được những bài báo NVM và GM viết về sự kiện giải phóng Trường Sa cùng những ý nguyện của hai người lính cầm bút trẻ tuổi. Ông lập tức gọi cho NVM (vì GM còn ở độ tuổi trẻ trâu, chưa xứng tầm)!

    Gần 40 năm, nhưng ký ức về sự kiện vĩ đại đó như những con sóng vẫn dội hoài trong ông. Tự hào. Thao thức. Trăn trở. Tiếc nuối…
    Đội mưa sáng thứ bảy tìm đến gặp ông, dù sức khoẻ chưa hồi phục nhưng NVM không thể từ chối liên tục cạn chén cùng ông để được cùng ông lật những trang hồi ức một mùa hè rực lửa, một mùa hè rực sáng trên biển Đông.

    Xúc động hơn nữa, ông gọi đến một người đồng đội, một người anh, một người lính kỳ cựu hơn, từng là chính uỷ Trung đoàn tham gia giải phóng và tiếp quản Trường Sa năm ấy…

    Gặp hai ông, mới hay sau 40 năm, những câu chuyện người ta viết, người ta nói về giải phóng Trường Sa vẫn còn quá ít, quá mơ hồ.
    Hôm trước, nhà báo Khắc Xuể khi ngồi trọn một buổi cùng NVM và GM đã nói một câu gan ruột rằng: “Thời gian càng lùi xa, càng thấy sự kiện giải phóng Trường Sa vô cùng vĩ đại. Ngày hôm nay, hãy đặt câu hỏi. Nếu như không có Trường Sa, thân thể đất nước sẽ ra sao? Biển Tổ quốc sẽ ra sao? Đất nước ta có còn là một quốc gia biển nữa không?”

    [​IMG]

    Hôm nay, ngồi với hai “người lính gìa đầu bạc, kể mãi chuyện Nguyên Phong”, bỗng giật mình sửng sốt trước nhiều thông tin quý giá mà lâu nay, vì nhiều lý do, chưa ai ghi chép lại một cách có hệ thống. Bỗng giật mình vì đằng sau sự kiện giải phóng Trường Sa, còn quá nhiều những bí mật của lịch sử, còn quá nhiều tư tưởng, tầm nhìn chiến lược, bước đi táo bạo của Đảng ta, của Bộ Chính trị, Quân uỷ Trung ương, Đại tướng Võ Nguyên Giáp… cần được làm rõ, khẳng định rõ hơn nữa.

    Cũng có quá nhiều bài học cần được khái quát.

    Cũng có quá nhiều thiệt thòi, khuất lấp về những người lính giải phóng Trường Sa. Có người đến tận năm ngoái mới được công nhận là thương binh. Có những phân đội, những người lính sau bao năm chinh chiến đằng đẵng, sắp hoà bình vẫn quyết chí xung phong ra Trường Sa, sẵn sàng đánh đổi số phận, hi sinh vì việc lớn. Nhiều người đã khóc, đã van nài chính trị viên, chính uỷ của mình khi bị “ở nhà” không được đi giải phóng Trường Sa.
    Những trận đánh cam go, trận đầu đã có liệt sĩ, trận sau giằng có gần một tiếng, trên một đảo mà đã có ít nhất 3 chiến sĩ bị thương. Mọi thứ không đơn giản như ai đó vẫn kể thoáng qua trên vài bài báo phản ánh giản đơn…
    Câu chuyện ngày mưa giữa tôi và hai ông rồi cũng lại trở về với vùng biển Mẹ Tổ quốc đang dậy sóng bởi cái giàn khoan HYSY-981. Người chính trị viên, người lính đặc công nước kỳ cựu nói về cái của nợ ấy bằng một cái nhếch mép coi thường. “Chưa cần đến tên lửa, tàu chiến. Nói thật là với cái giàn khoan ấy, bằng khả năng của đặc công nước với những kỹ thuật, cách đánh đã dày công tập luyện như thời chúng tôi đánh nhau, chỉ cần cỡ tiểu đội, trung đội, giao cho tôi chỉ huy, chỉ một đêm tôi “giải quyết” nhẹ nhàng! Tàu vạn tấn của Mỹ, căn cứ, sân bay cẩn mật là thế bọn nó thách đố chúng tôi còn “xơi” ngon lành thì cái giàn khoan đó không là gì cả! Nhưng đánh hay không, đánh lúc nào trong thế cờ và đối sách như thế này lại là chuyện khác…” – người cựu trung tá, chính trị viên đặc công khẳng định.
    Mọi câu chuyện những ngày này rồi cũng nói về Trung Quốc. Qua lời kể của hai ông, hoá ra Trung Quốc không chỉ có dã tâm xâm lược Hoàng Sa mà còn có ý đồ với Trường Sa ngay từ năm 1975. Nhưng họ đã chậm trước tầm nhìn Võ Nguyên Giáp và trước bước chân thần tốc của những người lính như hai ông.
    “Khi chúng tôi đánh chiếm xong đảo Nam Yết, lá cờ giải phóng tung bay lúc 8 giờ sáng thì 8 giờ 30 cấp trên truyền lệnh từ Hà Nội. Mệnh lệnh yêu cầu triển khai trận địa, sẵn sàng đánh trả lực lượng nước ngoài sẽ đánh chiếm đảo. Mệnh lệnh rất rõ ràng: “Bất cứ lực lượng nước ngoài nào tấn công thì đều phải đánh trả để giữ đảo, kể cả lực lượng đó là quân Trung Quốc. Chúng tôi đã sẵn sàng, dù rất ngạc nhiên vì lúc đó quan hệ giữa hai nước đang rất tốt. Quả nhiên, đến 12 giờ trưa thì tàu Trung Quốc xuất hiện gần Nam Yết. Họ dừng cách đảo khoảng 4-5 hải lý. Quan sát ống nhòm thấy thả xuống rất nhiều đồ vật gì đó. Chúng tôi đã sẵn sàng nổ súng nhưng có lẽ quan sát thấy ta đã làm chủ đảo, rất khó đánh chiếm, sau đó tàu Trung Quốc bỏ đi!” – người cựu chính trị viên kể lại.
    Ngồi bên cạnh, đại tá, cựu chính uỷ tiếp lời: “Hè 1975, ở Cam Ranh, Trung Quốc từng có ý định cho tàu ngầm của hạm đội Nam Hải vào đóng tại Cam Ranh. Nhưng lúc đó, tàu ngầm của Liên Xô đã vào trước, đồng loạt nổi lên trong vịnh. Vì thế, tàu ngầm Trung Quốc mới không thể vào nữa”.
    Sự nuối tiếc, ấy là các ông cùng những người chỉ huy cao nhất trong chiến dịch giải phóng Trường Sa năm ấy từng lên kế hoạch giải phóng 5 đảo trên quần đảo Trường Sa do Phi-lip-pin chiếm đóng trái phép và cả quần đảo Hoàng Sa do Trung Quốc chiếm đóng. Họ đã đi trinh sát, đã báo cáo về Hà Nội và luyện tập phương án. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, trong đó có lý do yêu cầu nhiệm vụ giải phóng nhiều vùng miền khác, kể cả sự kiện quân Pôn Pốt đánh chiếm Phú Quốc ngay sau 30-4 đã khiến chúng ta không đủ tàu thuyền, lực lượng cũng như không còn đủ sự tập trung lực lượng thực hiện tiếp các kế hoạch ấy.
    “Đó là điều chúng tôi nuối tiếc và cảm thấy đau đớn nhất. Chính tôi cũng đã vào tận cái đảo do Tưởng Giới Thạch chiếm đóng, đảo Ba Bình thì phải để trinh sát. Nó thấy tàu ta vào, bắn đại bác nổ ngay trước mũi tàu. Nhưng không vì thế mà kế hoạch đánh chiếm lại đảo không được chúng tôi xác lập, báo cáo” – vị đại tá già rơi lệ khi ngồi kể lại cùng NVM trong buổi sáng thứ bảy mưa rả rích không ngớt.
    7-5-1975, một số người lính tham gia sự kiện giải phóng Trường Sa được về Sài Gòn dự buổi đại lễ mừng ngày toàn thắng, tổ chức ở Dinh Độc Lập. Sau bao năm nếm mật nằm gai, đói khát, kham khổ, lần đầu tiên người lính được một phần thưởng nhớ đời. Khẩu phần ăn chiều 7-5-1975, mỗi người được hẳn một con gà!
    ===⇒Từ hai ông, những mắt xích đầu tiên trên hành trình tìm lại “NGƯỜI TRƯỜNG SA 1975” của chúng tôi đã hé mở. Một ngày không xa, chúng tôi sẽ cùng các ông đi dọc chiều dài đất nước tìm lại những đồng đội. Và mong ước xa hơn nữa, chúng tôi muốn tìm lại những người lính quân đội Sài Gòn đồn trú ở Trường Sa năm ấy, gồm 34 người bị bắt làm tù binh và cả những người đã được tàu chiến HQ-14 của Quân đội Sài Gòn thu quân trước giờ Quân giải phóng lên đảo. Bây giờ họ ở đâu?
    Hãy giúp chúng tôi tìm lại họ, những chứng nhân lịch sử mang theo nhiều hoài niệm, nhiều thông tin quý giá về một sự kiện lịch sử lớn lao, một sự kiện gắn với điều kiện sinh tồn, phát triển của đất nước ta, với tư cách là một quốc gia biển, bằng mọi giá phải bảo vệ được chủ quyền biển đảo và tiến ra biển.
    Chúng tôi rất muốn tìm lại họ, ghi lại chân thực những thông tin từ họ để sớm có những tác phẩm, những chương trình tôn vinh, tri ân cũng như thu thập các tư liệu lịch sử phục vụ cho việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
    Ai biết thông tin về họ, xin được liên lạc với chúng tôi theo địa chỉ:
    Nguyễn Văn Minh, Hoàng Trường Giang – Báo Quân đội nhân dân, 7-Phan Đình Phùng – Hà Nội, ĐT: 0983225576, 0915400800
    karate_hnteothin thích bài này.

Chia sẻ trang này