1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Ho_Ca

    Ho_Ca Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2014
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    2
    Đô đốc Mỹ đến Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác hải quân
    Quote:
    Tư lệnh hải quân Mỹ và Trung Quốc hôm qua gặp mặt nhằm đẩy mạnh hợp tác giữa các hạm đội, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng do các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông và Hoa Đông.
    [​IMG]
    Đô đốc Jonathan Greenert (phải), Tư lệnh hải quân Mỹ và Đô đốc Wu Shengli, Tư lệnh hải quân Trung Quốc hôm qua đến trụ sở hải quân ở Bắc Kinh. Ảnh: AP
    Đô đốc Wu Shengli, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, hôm qua đón tiếp người đồng cấp Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert, trên thảm đỏ tại trụ sở hải quân ở Bắc Kinh.

    Xinhua dẫn tuyên bố chung của hai lãnh đạo hải quân sau cuộc gặp kín, cho biết Mỹ - Trung kêu gọi xây dựng một loại hình hợp tác hải quân mới, nhằm xây dựng lòng tin, bảo vệ sự ổn định và hòa bình hàng hải. Ông Wu tuyên bố một loại quan hệ hàng hải mới có ý nghĩa tích cực đối với loại quan hệ nước lớn mới mà Trung Quốc và Mỹ đang cố gắng xây dựng.

    "Nhằm tăng cường quan hệ hải quân và thúc đẩy hợp tác, hải quân hai nước cần thảo luận về cơ chế đối thoại và tăng cường trao đổi giữa các hạm đội, đặc biệt là những hạm đội tiền tuyến", ông Wu cho hay.

    Ông Wu nói thêm rằng hải quân hai nước đang đối mặt với cả những cơ hội phát triển và thách thức chưa từng có. Ông kêu gọi xử lý các tình huống trên biển một cách đúng đắn và kiểm soát rủi ro nhằm bảo vệ hòa bình và ổn định ở châu Á - Thái Bình Dương.

    Ông Greenert thì cho rằng hải quân hai nước có những lợi ích chung trên nhiều lĩnh vực và phía Mỹ rất coi trọng quan hệ với phía Trung Quốc. Ông hy vọng hai nước sẽ tăng cường hợp tác và trao đổi nhằm xây dựng lòng tin và thúc đẩy quan hệ hải quân một cách lành mạnh.

    Theo AFP, một quan chức hải quân Mỹ cho biết đây là lần tiếp xúc thứ 4 của hai người trong vòng một năm qua và nó rõ ràng giúp tăng cường hiểu biết giữa các bên. Quan chức Mỹ giấu tên cho biết "khó có thể khẳng định" những trường hợp cụ thể về vấn đề căng thẳng khu vực sẽ được đưa ra thảo luận.

    "Những điều đó tồn tại, nhưng mục đích của những cuộc gặp này là tìm ra cách để chúng ta có thể phối hợp tốt hơn và có thể tăng cường hiểu biết giữa hải quân hai nước", quan chức nói. "Một khi chúng ta có sự hiểu biết đó, chúng ta có thể giải quyết một số vấn đề phức tạp khác".

    Ông Greenert dự kiến ở lại Trung Quốc tới ngày 18/7 và sẽ tham quan tàu Liêu Ninh, hàng không mẫu hạm duy nhất của Trung Quốc. Chuyến thăm của đô đốc là một phần trong nỗ lực tăng cường đối thoại giữa quân đội Mỹ - Trung.

    Liên Minh Việt-Mỹ liệu còn khả thi ?
    We_Mat thích bài này.
  2. zzzdaicongtuzzz

    zzzdaicongtuzzz Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2012
    Bài viết:
    998
    Đã được thích:
    450
    việt nam không bao giờ và tuyệt đối không liên minh với mĩ vì 1 nguyên nhân rất đúng đắng , lúc cần thì giúp lúc không cần tì bỏ phế , có thể làm bàn cờ ngoại giao trên đầu đồng minh , cũng có nhiều lần lắm rồi , nhìn thằng phi thì thấy , lúc mỹ cần thì giúp nó lúc không cần bỏ phế , nó thích làm gì nó làm , còn mình thì lúc cần thì dùng không cần bó só nó đâu cũng được , ít ai lợi dụng được mỹ chí thấy mĩ lợi dụng nước khác , nói tóm lại làm bạn chiến lược hợp tác an ninh chính trị thì làm còn làm đồng minh quân sự thì thôi có cho tiền cũng không làm , nó là ngoại giao kiểu để đầu kể cổ , kí đồng minh thì dể mà rời mới là khó , biết bao nước muốn hủy đồng minh với mỹ , nhưng có nước nào thoát ra được mỹ, nình kinh tế 1 nước giàu có lại đem khoảng máy tỷ USD đi nuôi bọn nó đổi lại được gì , an ninh quốc gia hay càn bị nó lợi dụng , với những ai mơ tưởng làm đồng minh với mỹ thì trước mắt xem kỉ tình hình mấy nước như hàn , nhật , phil, xem thử xem như thế nào
    kysuruahanhgl thích bài này.
  3. uman

    uman Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/05/2004
    Bài viết:
    955
    Đã được thích:
    826
    1. Trước hết, chưa hề có - và chắc cũng sẽ không có một cách chính thức - cái gọi là "liên minh Việt - Mỹ". Đúng ra, nên gọi là trong một số vấn đề, Việt Nam và Mỹ cùng chia sẻ cách nhìn nhận và lợi ích :)
    2. Thứ hai, trong quan hệ giữa các nước với nhau, các nước nhỏ thường không "xi nhê" gì, so với quan hệ giữa các nước lớn. Việt Nam ta đã không dưới một lần là con tin hay vật tế để trao đổi lợi ích giữa các nước lớn. Từ đó cần phải biết vị thế và cách ứng xử của ta để tránh bị trở thành vật hy sinh thêm một lần nữa!
    usadok, Malogs, karate_hn1 người khác thích bài này.
  4. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    bão nó đánh sập cái giàn khoan do bão đó co khi lại dở. Sau 100 năm nữa con cháu nỏ bảo tổ tiên nó đã từng khai thác ở đây nên nó có quyền thì con cháu mình cũng mệt. Nên nó cút cụ nó về đâm ra lại hay.
    102dk, Malogs, karate_hn1 người khác thích bài này.
  5. Gnuhlehcimm

    Gnuhlehcimm Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2012
    Bài viết:
    1.468
    Đã được thích:
    96
    khựa đưa giàn khoan ra để thử phản ứng của Vietnam, Nhật, cùng dư luận quốc tế, giờ họ đã biết, nhà mình đã có những hướng đi rất đúng nên họ thua.
    yetkieu thích bài này.
  6. binhnt02

    binhnt02 Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/07/2014
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    95
    Đừng tự sướng như vậy. Ngày còn dài, cờ chưa tàn còn rất nhiều thứ phải lo, rất nhiều thứ sắp xảy ra....:.........Cứ chờ đi.
    Lần cập nhật cuối: 16/07/2014
    divenoi_xalam, karate_hnkysurua thích bài này.
  7. hanhgl

    hanhgl Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/02/2010
    Bài viết:
    1.771
    Đã được thích:
    941
    Rút HD981 và tùy tùng hiếu chiến ra khỏi vùng đặc quyền KT, thềm lục địa VN Trung Quốc đã chịu những sức ép sau:
    1. Sức ép từ sự ngoan cường, kiên trì đeo bám của LL chấp pháp kể cả ngư dân VN trên thực địa. Họ đã lúng túng và mất dần thế thượng phong trong thế bất chính xâm phạm vs chính nghĩa VN.
    2. Sức ép của công luận thế giới đặc biệt là các đối thủ địa chính trị như Mỹ, Nhật, EU, Asean...kể cả Nga khi im lặng không vote hùa theo TQ. Bên cạnh đó là những dư luận tiến bộ từ các chính giới, tổ chức, cá nhân có uy tín trên thế giới công kích trực diện tham vọng bá đạo của TQ.
    3. Sức ép về tính khả thi của dự án HD981 khi phải cùng lúc gánh vác hai nhiệm vụ vượt quá tầm đó là thực thi chiến lược biển xa với kỳ vọng năng lượng, kiểm soát hàng hải, thứ hai là hiện thực hóa đường lưỡi bò (Điên) cuồng vọng.
    4. Sức ép về khả năng chịu đựng tốn kém vô cùng lớn cho bản thân dàn khoan và hàng ngàn lượt tàu quân sự, chấp pháp dân sự...máy bay cùng hàng ngàn nhân lực tinh hoa Hoa lục ngày đêm căng thẳng đối phó đâm húc, xịt vòi rồng rượt đuổi đối thủ kiên cường, gan dạ và thông minh có thương hiệu ngàn năm VN.
    5. Cuối cùng là sức ép vô hình về luật nhân quả đang hiển hiện trong quốc nội, đối ngoại qua đó hình ảnh, tư cách TQ tỷ lệ nghịch với mức độ gia tăng nhiệt độ điểm nóng khủng hoảng trên thực địa. Và đất trời cũng uất ức lên tiếng sớm hơn dự tính của họ, cơn bão Thần Sấm đã nổi lên giận dữ đe dọa sẽ nhấn chìm uy danh Hoa lục.
    Trên đây là những lý do trực tiếp tiễn con ngáo ộp hung hăng HD981 về nước một cách hòa bình có chút sĩ diện.
    Tuy nhiên đằng sau sự quay về này là toan tính gì, mục tiêu sắp tới là như thế nào không ai lường được bậc thầy binh pháp Tôn Tử TQ. Đến lúc đó chúng ta sẽ tiếp tục luận tiếp từ sức ép họ sẽ biến thành sử giải phóng năng lượng chăng? Xin đợi hồi tiếp theo.
    :cool:
    cattrang08, usadok, Malogs3 người khác thích bài này.
  8. TLJacqueline

    TLJacqueline Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2008
    Bài viết:
    1.701
    Đã được thích:
    740
    Nghe nói Hawai cũng có nhiều đảo ko có người mà tụi TQ nó ko qua ủi bãi kiếm 200 Hải Lý bác nhỉ =))
    usadok, Malogs, yetkieu1 người khác thích bài này.
  9. canviet68

    canviet68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2014
    Bài viết:
    326
    Đã được thích:
    215

    Cái này thì mình cũng nghe rồi, nhưng hôm nay thì chính thức có người xác nhận nha
    => Hèn gì có những việc dân muốn, quốc hội muốn, nhiều IQ cao muốn nhưng khi làm lại vấp ngược vấp xuôi, có khả năng tại đây


    "Thực tế, có người chỉ đi nước bạn một lần đã bị mua chuộc, cài cắm. Cách nhìn người của Trung Quốc rất xa. Đối tượng lọt vào tầm ngắm của họ có lúc chỉ là bí thư đoàn huyện hoặc 1 cơ sở kinh doanh nhưng nhanh nhạy, tháo vát. Cách làm của họ là sẽ hỗ trợ những người này tạo 1 hình ảnh rất đẹp, thuyết phục mọi người để leo lên những cấp cao hơn. "

    http://reds.vn/index.php/chinh-tri/...mua-chuoc-khi-hoc-tap-cong-tac-tai-trung-quoc
    Nguy cơ cán bộ bị mua chuộc khi học tập, công tác tại Trung Quốc
    An ninh chính trị
    Đăng ngày Thứ tư, 16 Tháng 7 2014 09:02
    Mới đây báo chí quốc tế đưa tin lãnh đạo một tập đoàn dược phẩm ở Anh bị tung clip *** quay lén trong thời gian ở Trung Quốc. Điều này gợi lên sự lo ngại: nếu không cẩn thận, nhiều người trong nước sang học tập, công tác tại Trung Quốc có thể bị khống chế vì dính vụ việc tương tự.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]Phỏng vấn Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược, Bộ Công an.
    - Chúng ta phải làm gì để ngăn ngừa và sớm phát hiện những đối tượng bị nước ngoài mua chuộc, giăng bẫy?

    - Để phòng ngừa, đối phó với việc này, trước hết phải xuất phát từ cấp cao, cấp vạch định chính sách. Theo đó, các nhà lãnh đạo phải có nhận thức đầy đủ, sự nguy hiểm của chuyện này để có cơ sở đưa ra một quyết sách rõ ràng.

    Với Việt Nam, Trung Quốc có hai điều bất biến: là láng giềng và sự bành trướng. Chính sách của Trung Quốc ngày nay đậm chất Quản Trọng, dùng kinh tế để mua chuộc. Chúng ta phải nhận thức rõ ràng việc này và phải chuẩn bị đối phó với các tình huống vì nó liên quan đến suy vong, thịnh nguy đất nước. Ta không xem Trung Quốc là kẻ thù nhưng phải cảnh giác và phải có sự Sô-vanh của Trung Quốc. Từ đó phải có các biện pháp phòng ngừa từ xa; có mạng lưới theo dõi, phát hiện. Về nguyên tắc, trong vấn đề này không có khu vực cấm, Trung ương Đảng phải giao cho cơ quan chuyên trách làm chuyện này vì lợi ích của dân tộc.

    - Còn với người Việt Nam trực tiếp sang học tập, tập huấn ở nước ngoài nói chung, Trung Quốc nói riêng thì sao, thưa Ông? Họ cần lưu ý gì?

    - Trong hoạt động mua chuộc, giăng bẫy người Trung Quốc làm rất giỏi, rất mềm mại chứ không thô lỗ gì, có người vào trong lưới của họ mà không biết. Sách lược của họ rất đơn giản và mềm mỏng.

    Thực tế, có người chỉ đi nước bạn một lần đã bị mua chuộc, cài cắm. Cách nhìn người của Trung Quốc rất xa. Đối tượng lọt vào tầm ngắm của họ có lúc chỉ là bí thư đoàn huyện hoặc 1 cơ sở kinh doanh nhưng nhanh nhạy, tháo vát. Cách làm của họ là sẽ hỗ trợ những người này tạo 1 hình ảnh rất đẹp, thuyết phục mọi người để leo lên những cấp cao hơn. Phải nói đây là 1 công nghệ và Trung Quốc rất giỏi trong lĩnh vực này.

    Ví dụ, khi Trung Quốc ngắm được đối tượng, họ sẽ tìm hiểu sở thích của người này và cho người tiếp cận. Đến lúc đủ tin cậy, nếu phát hiện ra nhân cách con người này dễ lung lạc thì mua chuộc. Nếu cách này không được thì dùng biện pháp giăng bẫy, khống chế.

    - Vậy Làm thế nào để phát hiện đối phương đang chuẩn bị bẫy để giăng mình?

    - Là con người, nhất là người đàn ông có ba thứ khó cưỡng là tiền, quyền lực và gái đẹp. Riêng với đàn ông máu mê quyền lực hơn, đắc địa của đàn ông là gái đẹp. Có thể cưỡng nhiều thứ nhưng gái đẹp khó mà cưỡng được, số người có bản lĩnh, cưỡng được sự cám dỗ này rất ít.

    Hơn nữa, chuyện này nhiều lúc đến tình cờ, người trăng hoa thì dễ sa bẫy, ngay cả người nghiêm chỉnh, xưa nay không sa bẫy vì con gái nhưng họ sẽ tạo ra hoàn cảnh cụ thể để gài bẫy.

    Ví dụ, trong một buổi đi pic-nic, họ sẽ bố trí một cô con gái nhẹ nhàng, vui vẻ tiếp cận để làm quen. Lúc đầu chỉ là nói chuyện nhưng vượt quá giới hạn lúc nào không biết.

    - Có ý kiến cho rằng, so với trước đây, công tác bảo vệ cán bộ khi sang nước ngoài tập huấn bây giờ lỏng lẻo hơn nhiều?

    - Đúng vậy. Thời kỳ trong chiến tranh quá nặng nề và kéo dài đến tận năm 1985, thậm chí có những việc ta làm quá chặt.

    Tuy nhiên, khi đổi mới thực tiễn mới quá, nó xé toạc cái cũ khiến cái mới gần như không có hàng rào. Thậm chí, khi công an, lực lượng an ninh làm chặt bị phản ứng gay gắt. Khi đưa ra quy định chăt chẽ, công dân Việt Nam cũng phản đối cho là làm mất tự do mà không nghĩ rằng đây là lợi ích nhà nước. Chính vì thế, muốn làm lại phải bắt đầu từ cấp quản lý.

    - Trong lịch sử, đã có trường hợp cán bộ cấp cao nào của Việt Nam mắc bẫy gái đẹp của Trung Quốc chưa thưa Ông?

    - Vấn đề này là phẩm chất. Quá khứ đã có một số cán bộ khoa học của mình sang nước ngoài, hám của lạ, vào hộp đêm chơi bị họ quay lại. Đây không phải họ giăng mà là do mình. Nếu như con người được rèn luyện, khả năng rơi vào cám dỗ, cạm bẫy ít nhưng không phải không có vì ai cũng có “gót chân a-sin”.

    Cám dỗ bao giờ cũng cao hơn trình độ và bản lĩnh. Đừng nghĩ rằng mấy ông giám đốc, tổng giám đốc, cán bộ cấp cao không mắc. Cuộc cạnh tranh, chạy đua giữa cám dỗ, xác thịt bao giờ cũng cao hơn trình độ học vấn, bản lĩnh. Ta đã có trường hợp cán bộ cấp cao ngã ngựa rồi bởi đây là một nhu cầu bản năng, khi phần con trong mỗi người trỗi dậy.

    - Vậy theo Ông, các cơ quan quản lý có nên xiết chặt quy định cử cán bộ sang nước ngoài học tập, tập huấn?

    - Quy định chung hiện nay có rồi rất lỏng lẻo, chung chung, dường như chẳng ai thực hiện và khâu giám sát thực cũng không đến nơi đến chốn. Vấn đề ở đây không phải là quy chế trên giấy mà áp dụng vào thực tiễn như thế nào mới khó. Có ba chủ thể thực hiện quy chế này. Thứ nhất là người ra nước ngoài. Thứ hai là thủ trưởng của người này. Và thứ 3 là cơ quan an ninh. Trách nhiệm của ba chủ thể này ở ta còn lỏng lẻo lắm.

    Trước mắt, cấp quản lý nên rà soát lại các văn bản pháp quy liên quan đến người Việt Nam ra nước ngoài học tập, làm ăn và cần có đánh giá tổng kết. Thế nhưng, một thực tế rất buồn, hàng chục tổng kết của ta làm hời hợt, chỉ có thành công thành tựu sau đó mới “tuy nhiên,” và vài câu chung chung “một số cấp, một số ngành chưa quán triệt, thậm chí có nơi còn lỏng lẻo”. Đây là những tổng kết vô thưởng vô phạt và 50 năm sau đưa tổng kết này vẫn đúng.

    - Vậy theo Ông, việc cán bộ bị mua chuộc, bố trí quay clip *** để khống chế có trở thành một nguy cơ?

    - Dưới góc nhìn chiến lược của một người làm an ninh hơn 40 năm tôi cho rằng là 1 nguy cơ thực sự.

    Ở Việt Nam đã có một số vụ điển hình trong đó nhân vật được nước ngoài mua chuộc là người có chức sắc như: vụ trưởng, cục trưởng, đại tá, cấp phòng.

    - Vậy, theo Thiếu tướng, chúng ta phải làm gì để chống lại ý đồ mua chuộc, gài bẫy của một số “ông bạn xấu bụng”?

    - Việc mua chuộc của các nước trong quan hệ bang giao nói chung và nó là bất biến với Trung Quốc. Cái chúng ta cần làm là triển khai các giải pháp phòng ngừa, phát hiện, bóc gỡ và xử lý công khai để làm gương. Không có gì mạnh mẽ bằng đưa ra xử lý công khai.

    Ví dụ, một ông cục trưởng làm tay sai cơ quan chính trị nước khác phải được đưa công khai trên báo chí, thậm chí viết thành sách để mọi công dân biết được. Điều này quan trọng hơn nhiều quy chế, 100 quy chế không bằng 1 vụ án đưa ra xử công khai.

    - Xin cám ơn Thiếu tướng!

    Theo TIN MỚI / NGƯỜI ĐƯA TIN
    su_30, bailamos_1986, karate_hn2 người khác thích bài này.
  10. Gnuhlehcimm

    Gnuhlehcimm Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/11/2012
    Bài viết:
    1.468
    Đã được thích:
    96
    ban noi co ly vi duong nhu hd981 chi la mot fan ke hoach dai hoi nao do

Chia sẻ trang này