1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. maxttien

    maxttien Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2011
    Bài viết:
    3.453
    Đã được thích:
    1.222
    nói lảm nhảm:P:P:P
  2. lanha92

    lanha92 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/04/2011
    Bài viết:
    404
    Đã được thích:
    944
    [r32)]Việt nam thì bán cái gì nhỉ.... Tin này làm em thấy sung sướng quá đi:-??Anh Miến vốn là nơi cư ngụ của con em Tàu Tưởng thế hệ mấy rồi, vốn theo đuôi Tàu bao năm giờ đổi gió chắc cũng chỉ là hư chiêu anh Tàu bày ra để tạo bánh vẽ cho ASEAN thôi
    Đồng minh của Tàu lộ liễu nhất là anh Cam, bị Tàu nó lừa đâm chém nhau thành Ruanda Châu Á mà giờ cái gì cũng Tàu, nó bảo gì cũng gật ... Miến - Cam cùng một dạ ...
  3. thit_cho_mam_tom

    thit_cho_mam_tom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2006
    Bài viết:
    1.012
    Đã được thích:
    0
    Mũ cối Thanh Hóa [:D]
    Mình cũng không tin lắm vì làm sao mà tự nhiên thay đổi dễ thế được.
    Chờ xem vậy.
  4. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    [r23)]1 người bạn mới bớt 1 kẻ thù, cái gì càng giống thật thì lại giả, càng giả thì lại thật[:D]b-(
  5. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Bác này nói thâm thúi ghê.

    Điểm 10 cho chất lượng.

    Ông cha ta nói rằng: Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén. Rồi cũng theo 'lối' nhau mà thôi thay vì mỗi kẻ một 'lối'

    Kệ nó có thực lòng hay không.

    Với lại thật là ấu trĩ khi đánh giá bản chất qua một vài hiện tượng (nhất là qua đại diện. Chính trị nó là gì?). Cái bản chất là phải nhìn vào tình hình thế giới, nhìn vào tình hình nội bộ nước đó thì mới biết được. Ông chính khách kia thực ra chỉ là người đại diện, người phát ngôn chính thức cho 'một sự lựa chọn' của một dân tộc. Dầu cho Ông ta có nói không đúng với nguyện vọng người dân - xu thế cuộc sống, thì Nhân dân sẽ xử lý Ông ta. Còn nếu Ông hành động đúng thì cũng chẳng có gì phải bàn cãi, lăn tăn.

    Giả giả thật thật là như vậy.

    Tình hình nội bộ Myanmar lùm xùm chính trị lâu nay ai cũng biết. Truớc kia có biểu hiện quân chủ độc tài, Xã hội dân sự khó phát triển, và lẽ dĩ nhiên là sự công bằng, văn minh theo đó là chẳng thể xuất hiện.

    Nhưng ý chí của giới lãnh đạo dù có ghê gớm thế nào đi nữa thì cũng không thể dập tắt được các tiếng nói khác (Miến có nhiều đảng và có lẽ bắt nguồn từ sự đa dạng sắc tộc và sự phức tạp của lịch sử). Đó là vấn đề nội tại.

    Còn những sức ép khác tới chính quyền Miến là đến từ khu vực và Quốc tế. Ví dụ: Vietnamnet.vn
    Mỹ không giảm chi tiêu quốc phòng ở châu Á - TBD

    Tổng thống Mỹ Barack Obama cam kết sẽ không để chiến dịch cắt giảm ngân sách Washington dính líu tới lời hứa mở rộng tầm nhìn và sự hiện diện quân sự nhằm khẳng định Mỹ là một siêu cường hàng đầu Thái Bình Dương.
    Trong thông điệp hướng tới cả một khu vực năng động mà ông xem là chìa khóa với tương lai kinh tế Mỹ và cả các nghị sĩ nhiều bất đồng trong nước, ông Obama nói trước quốc hội Australia ngày 17/11 rằng, châu Á - Thái Bình Dương cực kỳ quan trọng với Mỹ.

    [​IMG]
    Ông Obama: Chúng tôi sẽ duy trì khả năng của mình để thể hiện sức mạnh và ngăn chặn các mối đe dọa với hòa bình". Ảnh: Reuters


    "Khi Mỹ cần thiết lập trật tự tài chính, chúng tôi đang giảm bớt chi tiêu", ông Obama cảnh báo việc cắt giảm ngân sách cho cỗ máy quân sự Mỹ là không thể tránh khỏi sau nhiều năm chi tiêu cho chiến tranh.
    Nhưng ông nhấn mạnh: "Khi chúng tôi kết thúc các cuộc chiến hôm nay, tôi đã yêu cầu đội ngũ an ninh quốc gia đặt sự hiện diện và các sứ mệnh của chúng tôi ở châu Á - Thái Bình Dương là ưu tiên hàng đầu. Theo kết quả đó, việc cắt giảm trong chi tiêu quốc phòng Mỹ sẽ không, tôi nhắc lại là sẽ không - dính líu tới chi phí của châu Á - Thái Bình Dương. Mỹ là một siêu cường Thái Bình Dương, và chúng tôi tới đây để ở lại".
    Tìm kiếm sự thay đổi sau một thập niên đẫm máu và phí tổn ở Trung Đông, Nhà Trắng đang chuẩn bị sắp xếp lại và tăng cường thế trận quốc phòng của Mỹ ở châu Á. Theo đó, Mỹ sẽ điều động 2.500 lính thủy đánh bộ tới Australia và thắt chặt quan hệ hợp tác giữa lực lượng phòng không hai nước, đồng thời cam kết duy trì sự hiện diện hải quân mạnh mẽ cũng như tăng cường đồn trú ở Hàn Quốc và Nhật Bản.
    Tuy nhiên, lời hứa của ông Obama được đưa ra trùng với việc nợ quốc gia của Mỹ lần đầu tiên đã vượt quá 15 nghìn tỉ USD chỉ vài giờ trước khi Obama phát biểu trước quốc hội Australia. Phe Cộng hòa có thể lên tiếng chỉ trích Tổng thống "tiêu hoang".
    Trong suốt bài phát biểu, ông Obama đã đề cập tới mối quan hệ nhiều trắc trở với Trung Quốc, thúc giục cải cách nhiều hơn ở Myanmar và cảnh báo Triều Tiên sẽ phải trả giá đắt cho việc phổ biến hạt nhân. "Mỹ sẽ tiếp tục các nỗ lực để xây dựng quan hệ hợp tác với Trung Quốc", Tổng thống Obama nói.
    "Chúng tôi sẽ làm điều này, ngay cả khi chúng tôi tiếp tục trao đổi thẳng thắn với Bắc Kinh về tầm quan trọng của việc tuân thủ các chuẩn mực quốc tế và tôn trọng các quyền con người của nhân dân Trung Quốc", ông Obama cho biết.
    Bình luận của ông chủ Nhà Trắng về chi tiêu ngân sách đại diện cho thời điểm bước ngoặt trong chính sách của Mỹ hướng tới một khu vực đang nóng lên bởi những tranh chấp lãnh thổ, bởi giới hạn với các lộ trình thương mại sống còn với sự thịnh vượng Mỹ và cả ít nhiều bất an trước sự trỗi dậy Trung Quốc.
    Trong khi đó, một siêu ủy ban quốc hội Mỹ đang vật lộn để đạt được thỏa thuận cắt giảm thâm hụt 1,2 nghìn tỉ USD vào ngày 23/11. Nếu không thành công, việc cắt giảm chi tiêu lớn hơn sẽ được áp dụng, trong đó bao gồm 500 tỉ USD cho quốc phòng.
    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta từng cảnh báo về việc cắt giảm tương tự. Theo giới phân tích, chuyện này có thể ảnh hưởng tới an ninh quốc gia Mỹ và giới hạn các hoạt động của Mỹ ở nước ngoài. Ông Obama đã đưa ra cam kết của mình trong chặng dừng chân đầu tiên của chuyến công du tới Thái Bình Dương với sứ mệnh, khẳng định Mỹ vẫn là người chơi chủ chốt trong an ninh châu Á - Thái Bình Dương.
    "Chúng tôi sẽ duy trì khả năng của mình để thể hiện sức mạnh và ngăn chặn các mối đe dọa với hòa bình", Tổng thống Mỹ tuyên bố. "Chúng tôi sẽ không ngừng tăng cường các khả năng để đáp ứng các yêu cầu của thế kỷ 21. Những mối quan tâm lâu dài trong khu vực đòi hỏi chúng tôi hiện diện lâu dài ở khu vực này".
    Ông Obama tin rằng, sự bùng nổ của vành đai Thái Bình Dương, trị giá hàng nghìn tỉ USD trong thương mại với Mỹ, là điều sống còn cho tương lai kinh tế đất nước và sẽ tạo ra nhiều việc làm cũng như khả năng thịnh vượng cho nhiều thập niên tới.
    Trong bài phát biểu trước quốc hội Australia, ông Obama cũng nêu một cách tổng quát về chính sách của Mỹ với châu Á. "Ở đây, chúng tôi nhìn thấy tương lai. Là khu vực đang phát triển nhanh nhất thế giới, nơi chiếm hơn một nửa kinh tế toàn cầu - châu Á rất quan trọng để đạt được ưu tiên cao nhất của tôi: tạo công ăn việc làm và cơ hội cho người dân Mỹ", ông nói.
    Ông Obama đang phải đối mặt với một cuộc chiến tái cử khó khăn vào năm tới giữa lúc tỉ lệ thất nghiệp Mỹ ở mức 9% và công cuộc phục hồi kinh tế diễn ra khá chậm chạp, cùng nhiều bất đồng chính trị trong nước.
    Thái An (theo defense)
  6. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Mỹ sao lại tập trung về Châu Á - Thái Bình Dương?

    Cuộc khủng hoảng đang tìm niềm hy vọng mới ở nơi này.

    Sao lại không phải là những nơi nhiều tài nguyên hơn?

    Đó là hình ảnh những 'Ông già' tìm hơi ấm ở lớp trẻ.

    Điều này gợi đến những câu chuyện mang kỷ niệm buồn của loài người về việc ứng xử với người già trong lịch sử .

    Nhưng mấy lão già giờ lại lắm tiền các Bợn ạ. [:D]
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    http://www.tapchicongsan.org.vn/Hom...-Tong-thong-My-danh-thoi-gian-cho-chau-A.aspx

    Vì sao Tổng thống Mỹ dành thời gian cho châu Á? 19:19' 16/11/2011
    TCCSĐT - Tạm gác lại tiến trình hòa bình Trung Đông đang thụt lùi, quan hệ khó chịu với Pakistan, sự bực bội từ cuộc chiến Afghanistan và nguy cơ tan rã Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bay về quê nhà Hawaii, chủ trì Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Mục tiêu của Tổng thống Mỹ, chắc chắn không chỉ thuần túy là các vấn đề kinh tế.



    Tìm kiếm cơ hội tích cực ở châu Á - Thái Bình Dương…

    Có thể nhận thấy trong lịch trình kéo dài 9 ngày đầy bận rộn của Tổng thống Mỹ Barack Obama, bắt đầu bằng việc chủ trị Hội nghị cấp cao APEC tại Hawaii, tiếp đó là chuyến công du tới Australia và điểm dừng chân cuối cùng là hòn đảo Bali xinh đẹp tại Indonesia, Tổng thống Barack Obama luôn mang theo một mong muốn cải thiện quan hệ với các nước khu vực châu Á - Thái Bình dương, tìm kiếm cơ hội tích cực tại đây, cũng như khẳng định lại vị thế mà Mỹ cảm thấy đang dần tuột khỏi ảnh hưởng của mình.

    Tại Hội nghị thường niên APEC lần này, Mỹ đã bàn với lãnh đạo 21 thành viên APEC về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay, tìm kiếm giải pháp bảo vệ khu vực này trước khó khăn kinh tế của châu Âu. Với 21 thành viên APEC chiếm khoảng 40% dân số thế giới và 44% giao thương toàn cầu, Mỹ nhận thức rõ rằng, châu Á đang nổi lên như một khu vực có thể đóng vai trò then chốt trong tương lai nước Mỹ, cả về kinh tế lẫn ý nghĩa chiến lược. Thêm nữa, Mỹ cũng đã cảm nhận những ưu thế về kinh tế của thế giới đang dịch chuyển từ Tây sang Đông. Đã đến lúc Mỹ không thể xem nhẹ vai trò của các quốc gia châu Á và Mỹ chắc chắn không muốn mình đứng ngoài trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc giành lấy ảnh hưởng ngay tại sân nhà của quốc gia giữ vị trí nền kinh tế thứ hai thế giới này.

    Với những mục đích trên và hy vọng củng cố sự dịch chuyển chậm mà chắc về khu vực nắm giữ phần nào tương lai nước Mỹ, lịch trình chuyến công du kéo dài 9 ngày của Tổng thống Mỹ tưởng là nhiều, song rõ ràng vẫn là chưa đủ đối với những tham vọng của Mỹ đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Sau Hawaii, trước khi bắt đầu chuyến công du thứ hai tới Indonesia, Tổng thống Barack Obama sẽ bay đến Australia, nơi chủ đề hợp tác quân sự được đặt lên bàn nghị trình. Còn trong chuyến công du Indonesia, ông sẽ trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, tổ chức trên đảo du lịch Bali, cuộc gặp giữa lãnh đạo các nước Đông và Nam Á cùng Mỹ, Australia , New Zealand và Nga.

    Chưa rõ Tổng thống Barack Obama gặt hái được gì từ các chuyến đi nói trên, song một điều các quốc gia đều nhận thấy là Tổng thống Barack Obama muốn khẳng định với các nước đồng minh rằng, Mỹ sẽ đóng một vai trò then chốt trong khu vực và là đối trọng với một Trung Quốc đang trỗi dậy. Chính quyền tiền nhiệm của Tổng thống George W Bush cũng xác định tăng cường quan hệ với châu Á song đã không đủ nhiệt thành để thực hiện các cuộc gặp đầy kiểu cách như ông Barack Obama đang làm.

    … với hy vọng giành lại vị thế ở khu vực này

    Ngoài nỗ lực thắt chặt quan hệ chiến lược với các quốc gia khu vực châu Á - Thái Bình dương, cũng có thể nhận thấy, Mỹ đang muốn dựa vào APEC để tăng cường vai trò của mình trong khu vực và khéo léo “kiềm tỏa” Trung Quốc, chứng tỏ vai trò là đối trọng của quốc gia này.

    Có lẽ vì nôn nóng muốn sửa chữa những sai lầm trong quá khứ, như lời nhận xét của ông Andrew Small, chuyên gia châu Á của Quỹ Marshall tại Washington là “Mỹ có vẻ quá mềm mỏng với Trung Quốc, khiến nước này cho rằng, Mỹ đang suy thoái nhanh do vướng vào cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế và càng có thái độ lấn lướt Mỹ”. Không chấp nhận điều đó, trong hai năm qua, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã không bỏ qua cơ hội nào để “chỉnh sửa quan niệm sai lạc của Bắc Kinh về sự dịch chuyển quyền lực do cuộc khủng hoảng tài chính đã gây ra”. Sự kiện mới nhất là Mỹ đang tích cực thúc đẩy thành lập một khu vực, trong đó tiến hành tự do hóa thương mại và đầu tư, giải quyết các vấn đề thương mại mới và truyền thống cũng như các thách thức của thế kỷ XXI.

    Trong khi các nhà lãnh đạo tin tưởng rằng, đây sẽ là một hình mẫu cho các hiệp định thương mại tự do trong tương lai, thúc đẩy các mối liên kết chặt chẽ giữa các nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và hỗ trợ tạo việc làm, mang lại mức sống cao hơn và giảm đói nghèo cho người dân tại mỗi nước thành viên thì với vai trò là một thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Mỹ đã “bỏ qua” Trung Quốc vì cho rằng, Trung Quốc chắc sẽ không tham gia hiệp định này bởi quốc gia này dường như không muốn minh bạch thương mại. Mỹ cũng bỏ ngoài tai những phản hồi từ phía “nền kinh tế lớn thứ hai thế giới” rằng, TPP sẽ ít có giá trị nếu thiếu sự góp mặt của Trung Quốc, và rằng “Bắc Kinh có rất nhiều cách để hợp tác với các nước trong vùng, không nhất thiết phải tham gia TPP”. Hiện có 9 nước quyết định tham gia gồm Mỹ, Australia, Việt Nam, Chile, Peru, Singapore, New Zealand, Malaysia, và Brunei. Nhật Bản và Canada cũng đã quyết định tham gia đàm phán gia nhập khối này.

    Trong khi đó, căn cứ diễn biến Hội nghị thường niên APEC vừa qua, các nhà phân tích cho rằng, dường như Mỹ đã “mượn” TPP để tạo vành đai bao vây Trung Quốc về mặt kinh tế, gạt nước này ra khỏi mậu dịch quốc tế. Ý đồ này có thể hiểu là gì, nếu như không phải là một sự tranh giành ảnh hưởng giữa các ông lớn trên bàn cờ kinh tế, chính trị quốc tế?!
    Quế Anh
  7. TLJacqueline

    TLJacqueline Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2008
    Bài viết:
    1.701
    Đã được thích:
    740
    Ông cha ta nói rằng: Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén. Rồi cũng theo 'lối' nhau mà thôi thay vì mỗi kẻ một 'lối'

    Ông cha nói cấm có sai nhưng phải phù hợp với tình hình, phù hợp với thiên thời địa lợi nhân hòa. Trong trường hợp này (Việt Nam) thật là nghiêm trọng nếu làm theo ông cha.

    Hãy nhìn vào thực tế, những cái hiên diên trước mắt, chúng ta ở gần ai đó chínhn là TQ, mà phàm những ai theo TQ thì thật là thê thảm, hãy nhìn vào các nước đó (Triều Tiên, Myanma, Pakistan) không 1 ai yên ổn cả trong nước lẫn ngoài nước, không biết có phải xu thế chung không những nước theo TQ (đều ở gần và bén lửa) đều "lận đận" đủ bề, và 1 xu thế khác những nước khác (ở gần mà không bén lửa) họ khá hơn rất nhiều, diển hình như : Nga (không bàn), Ấn, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản đèu tốt, còn lại VN, Lào tuy không khá giả (chiến tranh tàn phá cả thế kỷ) nhưng cũng bình yên. VN chỉ mới hội nhập từ 1996 tính tới giờ là 15 năm, 15 năm từ 1 quốc gia nghèo khó được như bậy giờ cũng là 1 sự phát triển hiếm có, tại sao như vậy, phần lớn cũng là do "ở gần nhưng không bén lửa", đó là sự sáng suốt của VN.
  8. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
  9. TLJacqueline

    TLJacqueline Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2008
    Bài viết:
    1.701
    Đã được thích:
    740
    hehe, địa lý thì ai cũng biết rồi, tư tưởng thì gần với "Le Nin" còn chính trị thì "bạn bè tốt với thế giới". VN sẽ không đứng về bên nào để chống lại 1 bên nào (câu nói ngắn gon nhưng đầy sự "thâm túy") đó là đường lối.

    Trả lời báo chí chiều 16-11, ngoại trưởng nước chủ nhà, tiến sĩ Marty Natalegawa khẳng định: "Tôi có thể chắc chắn rằng khu vực ASEAN đang trở nên hòa bình, ổn định, thống nhất hơn so với quá khứ. ASEAN chủ động hơn trong việc đưa ra các giải pháp để xử lý các xung đột giữa thành viên trong khối, ngoài khối".

    Nếu được như thế thì tốt.

    http://tuoitre.vn/The-gioi/465455/ASEAN-thong-nhat-de-doi-pho-voi-thach-thuc .html
  10. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Bác còn nhớ câu kiểu 'sát thủ đầu chảy mủ' không: Ngu thì chết bệnh tật gì đâu.

    Thằng nào ngu thì chết, tôi không wan tâm. Đúng không?

    Dân chủ nó là thế? Tự lựa chọn?
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Mờ thằng TQ ngu thật, ồn ào, gây sự chú ý quá. Quên lời Bố dạy.
    Bây giờ nó lại thành 'mối quan tâm' của các diễn đàn.

    vietnamnet.vn
    Obama gia tăng ảnh hưởng mới ở Thái Bình Dương

    Tác giả: Nguyễn Huy (dịch từ wsj)
    Bài đã được xuất bản.: 8 giờ trước


    Tổng thống Mỹ nói "Chúng tôi tới đây để ở lại" khi bắt đầu chuyến công du Đông Á, nhưng Trung Quốc đang đặt ra những thách thức với vai trò của Mỹ ở vị trí siêu cường.
    Ông chủ Nhà Trắng Barack Obama đang mang trên mình sứ mệnh quan trọng, được trông ngóng bấy lâu nay là tái thiết lập vị thế lãnh đạo của Mỹ ở Thái Bình Dương nhưng nhiệm vụ ấy đang gặp "hòn đá tảng" là việc mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc ở mọi nơi mọi lúc.
    Ông Obama đã chủ trì diễn đàn có sự tham gia của lãnh đạo 21 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương ở Hawaii hồi cuối tuần. Nhưng một trong số các quốc gia ấy, Trung Quốc, đã chiếm giữ "thị phần" quá lớn trong sự chú ý của Tổng thống Mỹ cũng như đội ngũ trợ lý. Điều đó nhấn mạnh các thách thức Mỹ phải đối mặt ở Thái Bình Dương.
    Một trong những mục tiêu cốt lõi của ông Obama là đưa ra lời tuyên bố rằng, Mỹ sẽ đóng vai đối trọng với ảnh hưởng quân sự, ngoại giao và kinh tế đang trỗi dậy của Trung Quốc. "Chuyến đi này nói rất nhiều về một tín hiệu rõ ràng rằng, Mỹ sẽ hiện diện một cách đầy đủ trong tương lai kinh tế, an ninh và chính trị của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, và nó diễn ra trong bối cảnh của một Trung Quốc đang lên", Ben Rhodes, phó cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng nói trong một cuộc phỏng vấn.
    Theo giới phân tích, Tổng thống Mỹ đã đưa ra thông điệp trung tâm vào hôm thứ Bảy: "Mỹ là một cường quốc Thái Bình Dương và chúng tôi tới đây để ở lại". Trong cuộc họp báo tối Chủ nhật, ông Obama nói: "Chúng tôi hoan nghênh sự gia tăng hoà bình của Trung Quốc. Vai trò của họ giờ đây khác biệt so với 20 hoặc 30 năm trước, và nếu họ phá luật, đó không phải là vấn đề. Gìơ đây, họ đã lớn mạnh".
    Nhưng Trung Quốc đã chứng tỏ là một trở ngại liên tiếp. Về thương mại, ông Obama đã liên tục gây áp lực để Trung Quốc nhất trí nâng giá đồng bản tệ, nhưng cũng chỉ đủ để Bắc Kinh tuyên bố đang thực hiện. Về an ninh quốc gia, Trung Quốc đang không ngừng mở rộng tuyên bố chủ quyền của mình trong khu vực, khiến các đối tác và đồng minh của Mỹ lo ngại cho dù phụ thuộc vào thương mại với Trung Quốc nhưng lại lo lắng về chuyện nước này có thể mở rộng ảnh hưởng bằng các cách mạnh mẽ hơn.
    Kết quả là, các nước láng giềng Trung Quốc đã rất mong muốn Mỹ can dự sâu hơn vào khu vực. "Các quốc gia trong khu vực rất muốn chúng tôi ở lại đây", ông Rhodes nói.
    Những căn thẳng đã được hiển thị rõ trong tuần này, khi Tổng thống Mỹ Obama công du Australia và tiếp theo là Indonesia.
    [​IMG]Ảnh minh họa: AP Trên mặt trận kinh tế, ông Obama đã tuyên bố các tiến triển đạt được hồi cuối tuần về thoả thuận tự do thương mại khu vực, gọi là Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, nhưng không có Bắc Kinh ít nhất trong tương lai gần. Hôm Chủ nhật, ông Obama đã hoan nghênh các tin tức rằng, Canada và Mexico có kế hoạch hướng tới gia nhập các cuộc đàm phán, khiến Mỹ có thêm động lực dẫn dắt các cuộc hội đàm thương mại.
    Trung Quốc sẽ buộc phải nâng cao sức cạnh tranh giữa các công ty tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ... vốn là những điều kiện khá khó khăn với nước này. Sự mở rộng thương mại có thể khích lệ Trung Quốc hướng tới các thị trường cởi mở hơn và cuối cùng gia nhập hiệp định, nhưng rõ ràng là, Mỹ và nhiều láng giềng của Trung Quốc sẽ tiến về phía trước mà không có Bắc Kinh.
    Trong khi đó, Trung Quốc đã đã giảm thực thi dù chỉ là những nỗ lực khiêm tốn nhất, ví dụ như một động thái tại diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương như áp thuế với hàng hoá và dịch vụ môi trường. Mỹ hy vọng đặt ra mục tiêu giới hạn thuế 5% vào năm tới cho những "hàng hoá xanh" kiểu như tuabin gió hay tấm pin mặt trời. Nhưng Trung Quốc và các nước đang phát triển khác thì lưỡng lự, và ngày có hiệu lực lùi lại tới 2015.
    Cuối tuần này, tại Australia, ông Obama sẽ tuyên bố một sự mở rộng sức mạnh quân sự của Mỹ trong khu vực. Theo đó, Mỹ sẽ thiết lập hiện diện quân sự thường trực để trấn an Australia và các đồng minh khu vực khác khi họ đang quan ngại về Trung Quốc. Mỹ muốn khẳng định rằng, ảnh hưởng quân sự của họ vẫn gia tăng không hề sụt giảm dù phải đối mặt với áp lực ngân sách trong nước. Và ngày cuối tuần tại Indonesia, ông Obama sẽ phản ứng với tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông, điều mà Mỹ và các đồng minh trong khu vực coi là mối đe doạ về phương diện kinh tế và quân sự.
    Tổng thống Mỹ sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, nơi vấn đề an ninh hàng hải trở thành tâm điểm. Sự tụ họp của các nước trong khu vực ban đầu không có Mỹ và ông Obama là Tổng thống Mỹ đầu tiên sẽ tham dự hội nghị này. Đây là dấu hiệu khác cho thấy các nỗ lực của Washington để gia tăng sự can dự của Mỹ.
    Các quan chức Mỹ đã dành nhiều tuần chuẩn bị cho chuyến công du của tổng thống và cho sự "tái định hướng" của Washington với châu Á sau một thập niên sao lãng bởi tập trung vào Iraq và Afghanistan. Cả Ngoại trưởng Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta đều đã công du tới khu vực này trong nỗ lực khẳng định sự hiện diện ngày càng gia tăng của Mỹ.
    Trong các bình luận công khai tại Hawaii, ông Obama nói, có thể là "cuộc cạnh tranh thân thiện và xây dựng" giữa hai cường quốc, bên cạnh hàng loạt lĩnh vực mà "chúng ta có thể hợp tác". Ông co biết, Mỹ nên "củng cố cho sự phát triển của Trung Quốc" vì sự lớn mạnh của một tầng lớp trung lưu người Trung Quốc sẽ khiến hàng triệu người thoát nghèo, đồng thời tạo ra "một thị trường khổng lồ cho các doanh nghiệp và hàng hoá xuất khẩu Mỹ".
    Cùng lúc đó, ông thẳng thừng cảnh báo rằng, Trung Quốc "cần chơi đúng luật". Trong cả cuộc họp công khai hay riêng tư, ông đều phàn nàn về vấn đề tiền tệ Trung Quốc, khiến cho hàng hoá Mỹ trở nên đắt đỏ hơn ở Trung Quốc còn hàng hoá Trung Quốc lại rẻ hơn trên thị trường Mỹ.
    Theo một quan chức cấp cao Washington, trong cuộc gặp riêng với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, ông Obama đề cập "khá trực tiếp" các lo lắng của Mỹ về nhiều vấn đề như tiền tệ, yêu cầu thúc đẩy nhu cầu nội địa Trung Quốc và các quyền sở hữu trí tuệ. Ông Hồ Cẩm Đào và đội ngũ của mình không trực tiếp trả lời, nhưng đội ngũ của ông Obama thì nói rằng, rõ ràng là "họ đã lắng nghe".
    Ông Obama lập luận với ông Hồ Cẩm Đào rằng, doanh nghiệp Mỹ ngày càng trở nên "thiếu kiên nhẫn và thất vọng với tình hình thay đổi chính sách kinh tế của Trung Quốc", Michael Froman, phó cố vấn an ninh quốc gia phụ trách kinh tế quốc tế của Mỹ nói. Ông cho rằng, Chủ tịch Trung Quốc "đã nghe thông điệp và hiểu được mối liên quan của nó", có nghĩa là doanh nghiệp Mỹ có thể rút khỏi hoặc giảm bớt sự đầu tư tại Trung Quốc.
    Nói chung, quan chức Nhà Trắng tin rằng, họ đang thắng trong ván cờ chiến lược lớn hơn với Trung Quốc. Có một chú ý là, hướng tới cuộc họp G20 tại Pháp trong tháng này, nhiều người hướng về Trung Quốc trong vai trò giải cứu châu Âu. Nhưng cuối cùng, Trung Quốc đã đóng vai trò nhỏ, và Mỹ là trung tâm trong việc tìm kiếm một giải pháp.
    Patrick Cronin, giám đốc cao cấp của chương trình châu Á Thái Bình Dương tại Trung tâm New American Security cho rằng, thành công của Mỹ trong việc đối trọng với Trung Quốc sẽ phụ thuộc một phần vào phản ứng của Bắc Kinh. Nếu Trung Quốc "chơi" một cách điềm tĩnh và được xem là lực lượng tích cực trong khu vực, thì ảnh hưởng của họ sẽ phát triển. Nhưng nếu Bắc Kinh cảm thấy bị đe doạ và phản ứng mạnh mẽ thì các nước khác có thể bị "hút" về phía Mỹ.

Chia sẻ trang này