1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    Miến Điện sẽ giữ ghế chủ tịch Asean [:D]. Mỹ đối phó với 1 mình Nga vốn đã khá vất vả rồi nên không muốn có China nữa. Cho nên phải kềm hãm china lại và điều này đã được bộc lộ. Lợi ích thương mại với china không bằng lợi ích chính trị khi kềm hãm được china[:D]
  2. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    Quan hệ Việt – Mỹ qua nhận định của Wall Street Journal
    http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/...nhan-dinh-cua-Wall-Street-Journal/7382706.epi
    Việt Nam còn là một đối tác chính của Mỹ trong các kế hoạch xây dựng một tổ chức thương mại tự do mới được biết đến với tên gọi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), gồm cả các quốc gia như Chile, Malaysia và New Zealand. Cho tới nay, đề xuất thương mại này dường như đang có những triển vọng nhiều hứa hẹn. Nhật Bản, Mexico và Canada đã tuyên bố họ cũng muốn tham gia.
    bác Hùng​
  3. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    Đông Nam Á: Một Trung Đông mới?
    Các nhà ngoại giao châu Á tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN trên đảo Bali của Indonesia cho biết dù không rối loạn và lộn xộn như Trung Đông nhưng Đông Nam Á có thể trở thành tâm điểm chính tiếp theo của Mỹ.

    Những cuộc họp bất tận giữa các nhà ngoại giao của mười quốc gia thành viên, đưa ra các hiệp ước và các tổ chức ít được biết đến như "Viện Hoà bình và Hoà giải Asean" và "Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác", dường như không thay đổi tình thế trong vũ đài chính trị quốc tế khắc nghiệt. Tuy nhiên, gây tiếng vang tại Bali chính là ASEAN - từ lâu đã được coi là một vùng xoáy ngoại giao - đột nhiên lại nhận được nhiều sự quan tâm địa chính trị toàn cầu hơn so với trong nhiều thập kỷ trước đây.
    http://vef.vn/2011-11-18-dong-nam-a-mot-trung-dong-moi-
    [r23)]
  4. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Hàn Quốc vây bắt 26 tàu cá Trung Quốc

    TT - Hàn Quốc đã huy động lực lượng hải quân chống cướp biển Somalia để vây bắt tập thể 26 tàu cá Trung Quốc.
    [​IMG]
    Các ngư dân Trung Quốc chống trả quyết liệt khi bị hải quân Hàn Quốc vây bắt -Ảnh: China News

    Theo Thời báo Hoàn Cầu, trong hai ngày 16 và 17-11, Hàn Quốc đã huy động hai tàu tuần tra loại 3.000 tấn, bốn máy bay trực thăng và 20 đặc nhiệm để bao vây 26 tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép tại vùng biển cách tỉnh Jeolla 126km.

    Tờ JongAng Ilbo cho biết các tàu cá Trung Quốc đã qua mặt cảnh sát tuần tra bằng cách giả dạng các tàu Hàn Quốc. Khi bị lực lượng hải quân Hàn Quốc phát hiện, các ngư dân Trung Quốc đã dùng kiếm, gậy và rìu sắt để chống trả quyết liệt.

    “Cách duy nhất để họ chấm dứt hành động này là thực thi những biện pháp cứng rắn - báo Chosun Ilbo nhận định - Nếu các ngư dân này dùng vũ lực để đáp trả, chúng ta buộc phải bắt giữ và xét xử họ”.
    http://tuoitre.vn/The-gioi/465719/Han-Quoc-vay-bat-26-tau-ca-Trung-Quoc.html

    Xem mấy bọn "ngư dân" Trung Quốc ở trên để biết chính sách của Tụi Cẩu như thế nào đối với các nước trong khu vực và TG
  5. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    CHINA TO ATTACK INDIAN TRADE SHIP?

  6. Jamelee

    Jamelee Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    9
    Biển Đông tuần qua (từ 7/11-13/11)
    Thứ ba, 15 Tháng 11 2011 00:00
    Hải quân Trung Quốc huấn luyện bắn đạn thật khu vực quần đảo Trường Sa; Trung Quốc giới thiệu phiên bản điện tử bản đồ “Đông Tây dương thời Minh”; Philíppin sẽ đưa đề xuất về (ZoPFF/C) tại Hội nghị cấp cao ASEAN 19; Đài loan tăng cường trạm giám sát và thu thập thông tin tại Trường Sa; Ấn Độ sẽ tiếp tục tham gia thăm dò khai thác dầu khí tại Biển Đông, là những tin chính liên quan đến Biển Đông trong tuần qua

    I. Động thái của các quốc gia
    + Trung Quốc:
    Trung Quốc giới thiệu phiên bản điện tử của bản đồ “Minh đại Đông Tây dương hải đồ”. Bản đồ này dài 158 cm, rộng 96cm, vẽ khái lược địa hình biển và lục địa của Trung Quốc và các nước xung quanh, trong đó vẽ rất rõ và chính xác vị trí 4 hòn đảo ở Biển Đông, đảo Bành Hồ và đảo Đài Loan. Các chuyên gia Trung Quốc đánh giá bản đồ này có giá trị lịch sử rất lớn, không thua kém bản đồ hàng hải của Trịnh Hòa. Bản đồ gốc hiện nay đang được lưu giữa tại Thư viện trường Đại học Oxford[1].
    Hải quân Trung Quốc huấn luyện bắn đạn thật. Biên đội tàu hộ vệ số 10 của Hải quân Trung Quốc ngày 2/11 đã rời cảng Trạm Giang, Quảng Đông và ngày 5/11 đã đến khu vực quần đảo Trường Sa tiến hành huấn luyện bắn đạn thật. Bộ đội đặc nhiệm của biên đội này đã huấn luyện bắn tiêu diệt mục tiêu di động trên biển ở khoảng cách 200m bằng súng bộ binh, súng máy hạng nhẹ và hạng nặng; sau đó kết hợp với máy bay trực thăng thực hiện ngăn chặn và bắn tiêu diệt mục tiêu trên biển[2].
    “Hãy lý trí hơn trong các tranh chấp trên biển” của Jin Yongming, Viện KHXH Thượng Hải và Viện Hải dương Trung Quốc. Giải quyết hòa bình các tranh chấp Biển Đông chắc chắn sẽ khó khăn, nhưng đáng để chúng ta cố gắng. Bản thỏa thuận chung không có nghĩa là Trung Quốc và Việt Nam sẽ không có những rắc rối. Ngược lại, va chạm sẽ gia tăng. Điều cả hai nước cần làm là giữ cho va chạm trong tầm kiểm soát. Ngoài việc cần phát huy triệt để các cơ chế đã được thiết lập, hai nước có thể làm sâu sắc hơn nữa hợp tác về biển trong các lĩnh vực ít nhạy cảm hơn như đã nói ở trên trước khi bàn đến vấn đề cùng khai thác các nguồn tài nguyên biển[3].
    “Ấn Độ nhìn nhận Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh thực sự” của Hu Yinan. Những động thái táo bạo gần đây liên quan đến lực lượng quân sự của Ấn Độ có nhiều mục đích chính trị hơn là quân sự. Việc tái định vị chiến lược an ninh quốc gia của Ấn Độ đã khiến nước này bắt đầu coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh thực sự. Được biết, Bộ Quốc Phòng Ấn Độ đã tuyên bố về kinh phí lớn nhất từ trước đến nay 13 tỷ USD dành cho kế hoạch hiện đại hóa quân sự. Trong vòng 5 năm, kế hoạch này dự định sẽ triển khai hơn 90.000 quân và tăng thêm 4 đơn vị mới dọc biên giới Ấn - Trung, đây là mức tổng động viên lớn nhất kể từ khi có xung đột biên giới Trung - Ấn năm 1962[4].
    “Việc bảo vệ quyền lợi biển, tại sao Trung Quốc trước sau đều có địch” của Uất Chí Vinh, Trung tâm phát triển hải dương Trung Quốc. Hiện nay việc bảo vệ quyền lợi biển của Trung Quốc có rất nhiều mâu thuẫn. Có thể khái quát như sau: các đảo bị chiếm đóng, tài nguyên bị cướp đoạt, quyền lợi bị xâm phạm. Trước đây mấy năm, Trung Quốc đã nêu khẩu hiệu xây dựng cường quốc biển và được Quốc vụ viện phê chuẩn là chiến lược quốc gia. Tuy nhiên sau khi đề ra chiến lược đó, Trung Quốc đã không kịp thời tập trung nhân lực, vật lực nghiên cứu, làm phong phú nội hàm của chiến lược, không làm nó trở thành kim chỉ nam chỉ đạo việc phát triển biển[5].
    Trung Quốc có thể học hỏi được nhiều từ chiến lược bức tranh lớn của Mỹ. Phỏng vấn Kiều Lương, Đại Tướng lực lượng không quân Trung Quốc. Trong tình hình như hiện nay, Mỹ chưa vội vã đương đầu với Trung Quốc tại Biển Đông. Vì vậy sẽ không có cuộc chiến lớn giữa Mỹ và Trung Quốc tại khu vực này. Để giải quyết tranh chấp Biển Đông chúng ta phải có sự kiên nhẫn chiến lược và chờ đợi thời cơ thích hợp. Chắc chắn trong lúc chờ thời thì chúng ta vẫn phải áp dụng các áp lực kinh tế, ngoại giao, và quân sự. Sử dụng chiến tranh để giải quyết tranh chấp và làm xấu đi quan hệ với các nước láng giềng quả là ngu ngốc. Trung Quốc cần học cách sử dụng các lợi thế kinh tế của mình khi đang trở thành động lực kinh tế thế giới.[6]
  7. Jamelee

    Jamelee Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Bài viết:
    328
    Đã được thích:
    9
    Vụ thoái vốn của BP đã kết cục

    Vì sao dầu khí Việt rơi vào “tầm ngắm” của TNK-BP?
    Cập nhật lúc :2:38 PM, 23/11/2011
    Hôm 21/11, tập đoàn TNK-BP đã công bố nhận giấy phép đầu tư tại Việt Nam, chính thức hóa thương vụ mua lại tài sản của tập đoàn dầu khí BP (Anh) trị giá 1,8 tỷ USD, bao gồm cả một số tài sản của BP tại Venezuela.
    >> Nga, Nhật 'tranh' mua cổ phần của Tổng công ty Thép VN

    "Đánh bật" các đối thủ như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Ấn Độ (ONGC) hay Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) ra khỏi thương vụ này, TNK-BP hẳn đã rất quyết tâm giành phần thắng.
    Nhưng ở một góc nhìn khác, sự thế chân BP tại Việt Nam của TNK-BP đem đến câu hỏi, động cơ nào khiến họ quan tâm đến khối tài sản khá nhỏ bé so “người khổng lồ” dầu khí này?
    Hơn nữa, những tài sản tại Việt Nam mà TNK-BP “quyết mua” chủ yếu nằm trên biển, rất khác biệt so với những hoạt động hiện nay của TNK-BP khi đa số là trên đất liền; thêm nữa, sản phẩm lại chủ yếu là khí?


    Các lãnh đạo của TNK-BP và TNK Việt Nam tại buổi họp báo công bố nhận giấy phép đầu tư tại Việt Nam.
    Theo những phân tích từ quan điểm của giới lãnh đạo cấp cao của TNK-BP, lý do tập đoàn “quyết” mua lại tài sản của BP nằm trong chiến lược phát triển ra ngoài các hoạt động và thị trường truyền thống.
    TNK-BP là ai?
    Theo lời giới thiệu chính thức trong buổi họp báo gần đây tại Việt Nam, TNK-BP là tập đoàn dầu khí lớn thứ 3 tại Nga và là một trong 10 công ty dầu khí tư nhân lớn nhất trên thế giới về dầu thô.
    Tập đoàn được thành lập năm 2003, sau khi sáp nhập tài sản dầu khí của BP ở Nga với tài sản của tập đoàn AAR Consortium (Alfa Group, Access Industries, and Renova). BP và AAR nắm giữ giá trị sở hữu ngang nhau tại TNK-BP.
    Theo thông tin từ website của doanh nghiệp, TNK-BP là một tổ hợp các công ty dầu khí tích hợp với danh mục đầu tư của một số các doanh nghiệp sản xuất, tinh chế và tiếp thị tại Nga và Ukraina, khai thác tài sản được đặt chủ yếu ở Tây, Đông Siberia và khu vực Volga-Ural.
    Kết quả kiểm toán độc lập của công ty DeGolyer và MacNaughton xác nhận, tính đến cuối năm 2010, tổng dự trữ dầu của TNK-BP lên tới 13,1 tỷ thùng, tính theo hệ thống quản lý trữ lượng PRMS. Trong năm 2010, sản lượng khai thác của TNK-BP lên đến 1,74 triệu thùng dầu/ngày.
    Ngoài ra, tập đoàn còn sở hữu một mạng lưới bán lẻ 1.490 cây xăng ở Nga và Ukraina.
    Theo thỏa thuận mà TNK-BP đạt được vào tháng 10 năm nay, BP sẽ chuyển giao cho tập đoàn này các tài sản tại Việt Nam, bao gồm giá trị sở hữu tại các mỏ, đường ống dẫn khí, nhà máy điện.
    Cụ thể, TNK-BP sẽ sở hữu 35% cổ phần và là nhà điều hành tại các mỏ khí tự nhiên ngoài khơi ở lô 06.1, bao gồm mỏ Lan Tây và Lan Đỏ; 32,67% cổ phần đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn và trạm xử lý khí Dinh Cố; 33,3% cổ phần tại nhà máy điện Phú Mỹ 3.
    Vì sao là Việt Nam?
    TNK-BP hiện hoạt động tại Việt Nam qua công ty TNK Việt Nam. Theo thông tin từ TNK Việt Nam, sau khi tiếp nhận tài sản của BP tại Việt Nam, sản lượng của doanh nghiệp này hiện vào khoảng 17 nghìn thùng/ngày (tính trên cơ sở thu hồi vốn và phân chia lợi nhuận).
    Dù chỉ chiếm khoảng 1% so với tổng sản lượng hiện nay của TNK-BP, có lẽ quy mô nhỏ là một sự khởi đầu hợp lý cho “chiến lược” mở rộng hoạt động ra ngoài lãnh thổ Nga và Ukraina của tập đoàn này.
    Một điểm cần xem xét khác là về lợi thế kinh doanh. Các tài sản chuyển giao từ BP khá khép kín thành một chuỗi từ khai thác, vận chuyển khí tự nhiên đến sản xuất điện. Hiện nay, nhà máy điện Phú Mỹ 3 có thể cung cấp khoảng 6% sản lượng điện cả nước.
    Khoản đầu tư khoảng 300 triệu USD cho mỏ khí Lan Đỏ cũng được kỳ vọng sẽ đóng góp 2 tỷ m3 khí mỗi năm để duy trì sản lượng khoảng 5 tỷ m3 khí đang khai thác từ lô 06.1. TNK-BP dự kiến sẽ nâng mức cung cấp lên khoảng 10% sản lượng điện cả nước.
    Trong khi đó, một lợi thế nữa là toàn bộ sản lượng này đều nằm trong một hợp đồng dài hạn cung cấp khí nên TNK-BP có thể yên tâm về đầu ra. “Lan Đỏ nằm trong lô 06.1 mà chúng tôi có hợp đồng bán khí dài hạn cho lô này. Khí khai thác tại Lan Đỏ sẽ kết hợp với khí tại Lan Tây để đưa vào bờ”, ông Hugh McIntosh, Tổng giám đốc TNK Việt Nam cho biết.
    Dẫu sao, mức sản lượng tương đương với khoảng 1% giá trị sản lượng toàn tập đoàn mà TNK-BP thu về trong thương vụ này vẫn đem đến những lưu ý rằng, vì sao TNK-BP phải cất công đến thế để mở đường cho thương vụ, cho dù ông Chris Einchcomb, Phó chủ tịch phụ trách các dự án quốc tế và thượng nguồn của TNK-BP khẳng định với báo giới Việt Nam: “Mức sản lượng 17 thùng mỗi ngày không phải là nhỏ”.
    Tuy nhiên, điểm đáng chú ý hơn là với việc thâu tóm này, TNK-BP đã đi từ khu vực kinh doanh quen thuộc sang địa hạt có nhiều khác biệt, đó là chuyển từ thế mạnh trong thăm dò, khai thác trên đất liền với tỷ lệ thành công 72% ra biển; từ sản phẩm chính là dầu khô sang dạng khí.
    Trong một thông điệp từ Hội đồng Quản trị, Chủ tịch TNK-BP Michael Friedman cho hay: “Trong năm 2010, tập đoàn đã cập nhật chiến lược khí đốt với mục tiêu gia tăng đáng kể sản xuất khí đốt trong 5 năm tới. Để đạt được mục tiêu này, tập đoàn dự kiến sẽ phát triển chuyên sâu các nguồn dự trữ khí đốt lớn ở Nga hiện có, cũng như tham gia vào dự án mới, cả ở Nga và ở nước ngoài”.
    Trong việc dịch chuyển hoạt động từ chủ yếu trên đất liền ra thềm lục địa, TNK-BP cũng nhìn nhận Việt Nam như là một khởi đầu quan trọng.
    Báo cáo tài chính ấn bản năm 2010 của TNK-BP đánh giá về cái được lớn từ thương vụ: “Chúng ta sẽ có được những kinh nghiệm quan trọng trên thềm lục địa, giúp TNK-BP có đủ khả năng áp dụng ra các nơi khác”.
    Giám đốc điều hành của TNK-BP, ông Bill Schrader, trong lần trả lời hãng tin Interfax (Nga) vào tháng 3 năm nay cũng nhìn nhận, trong năm 2011, sự đóng góp của các tài sản của Việt Nam và Venezuela trong tổng sản lượng của TNK-BP sẽ được khoảng 40.000-45.000 thùng dầu mỗi ngày tương đương. So với tổng sản lượng của TNK-BP không phải là nhiều.
    “Nhưng, sẽ là rất nhiều vì Việt Nam và Venezuela có thể đem lại cho chúng tôi sự phát triển và kinh nghiệm. Tại Việt Nam, đó là một dự án lớn trên thềm lục địa với vốn đầu tư 300 triệu USD, với Venezuela là công nghệ mới để chiết xuất dầu nặng”, ông Bill Schrader nói.
    Cũng vị này cho biết: “Tôi muốn nhấn mạnh rằng trong cả hai quốc gia, TNK-BP mua lại doanh nghiệp với đầy đủ chức năng, bộ máy nhân viên...”.
    Quan điểm của Chủ tịch TNK-BP về lợi ích đầu tư tại Việt Nam cũng khá rõ. Ông nói với báo Kommersant (Nga): “Điều quan trọng là giữ được nhân viên có tay nghề hiện có…”.
    Bản thông cáo báo chí phát đi từ TNK Việt Nam cho biết thêm: “Chiến lược phát triển tại Việt Nam bao gồm việc vận hành hiệu quả và an toàn hoạt động khai thác khí tự nhiên ngoài khơi để đưa TNK Việt Nam trở thành trung tâm chuyên môn về kỹ thuật vận hành ngoài khơi trong phạm vi tập đoàn TNK-BP, đồng thời chủ động nắm bắt các cơ hội phát triển mới tại quốc gia Đông Nam Á này”.
    Dự định lớn hơn được đặt trong tay TNK Việt Nam bao gồm cả việc mở rộng hoạt động tại Việt Nam, hay cùng với Petro Vietnam “khai phá” thêm các thị trường khu vực và thế giới.
    Trước mắt, trong tháng tới TNK Việt Nam sẽ bắt đầu khoan hai giếng dưới biển trong khuôn khổ dự án phát triển mỏ Lan Đỏ. Công ty cũng có kế hoạch sẽ tham dự đấu thầu cho các lô ngoài khơi hiện đang được Petro Vietnam mở thầu, ông Hugh McIntosh cho biết.

    B
  8. lanha92

    lanha92 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/04/2011
    Bài viết:
    404
    Đã được thích:
    944
    Một Đông Nam Á nếm trải quá nhiều đau thương và thù hận trong thế kỷ 20 đang đần xanh trở lại. Đó là điều mà các ông lái vũ khí không thích tý tẹo nào, tại sao vậy. Giờ đây những nhóm khủng bố ở Phi, ở Indo, ở Thái, ở Cam như Polpot đã mất hết ảnh hưởng và tiếng nói, chúng chỉ thoi thóp và biến thành những tên cuớp không mục đích không lý tưởng kể cà thánh chiến. Cuộc sống no đủ khiến người dân ĐNA bye bye với chúng, ai dại gì mà từ bỏ nhà cửa, cuộc sống để đi đánh nhau nữa nếu không vì dân tộc?
    Một Đông Nam Á đã dũng cảm vượt mọi nghi kỵ, hàn thù để tiến đến một Liên bang trong tương lai. Dãu vẫn có những khác biệt về văn hóa, vè lỏng tin dẫn đến đổ máu như vụ Cam - Thái, nhưng hòa bình là tiếng nói chung
    Trong tương lai không phải là châu Âu giàu có kiêu ngạo hay nước Mĩ đầy bất ổn, Trung Quốc quá tham vọng, Đông Nam Á mới thực sự là vùng đất xanh hòa bình. Người nào đến với cành ô liu sẽ được chao đón còn kẻ nào dùng vũ lực để khống chế thì ắt có sự ghẻ lạnh và chúng ta nói đến TQ khi ASEAn với thành phần chính phủ một số quốc gia là người gốc Hoa nhưng đang quay lưng với chính đại lục. Người Nhật đưa ra thuyết Đại Đông Á , hơn 60 năm trước nó là nỗi ám ảnh nhưng giờ đây nó lại thành môt học thuyết hòa bình cần thiết
    Như vậy đủ hiểu tại sao các ông lái vũ khí sợ ....
  9. cubooz

    cubooz Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2010
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    1
    Lúc 7h sáng nay, giàn khopan dầu không lồ được chở bằng một tàu siêu trọng tải đi ngang biển Vũng Tàu
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    PS: tại hổng biết để đâu nên bỏ vô đây,mod thông cảm.
  10. turivn

    turivn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/12/2007
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    0
    trông hoành tráng nhỉ, ko biết chằng chéo kiểu gì? Gặp sóng to chắc khoan ngược quá.

Chia sẻ trang này