1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
  1. divenoi_xalam

    divenoi_xalam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2012
    Bài viết:
    2.635
    Đã được thích:
    2.230
    Bác Hải vừa có 1 loạt ảnh trên thanh niên :-? Khá bất ngờ khi biết bọn In-Do đi xa đến thế mà không phải bọn Mã...và cũng tỏ ra quan ngại không kém trước cái kiểu câu cá của mấy anh Phil...[-(

    (TNO) Đi Trường Sa (dịp “sóng yên biển lặng” tháng 3 đến tháng 5 hằng năm), thi thoảng phóng viên gặp các tàu treo cờ hoặc có dấu hiệu nước ngoài, đánh bắt-khai thác thủy sản, dọc hải trình.
    [​IMG]
    Tàu của Philippines loại vỏ sắt rất chật chội và phơi mực ngay trên nóc

    Các tàu này chủ yếu là loại tàu nhỏ, dành nhiều diện tích để cất giữ sản phẩm đánh bắt bằng phương pháp ướp đá lạnh - phơi khô và hầu như không có hầm lạnh. Ngư dân trên tàu ăn ở tạm bợ, tận dụng từ nóc cabin lái cho đến mặt boong để sinh hoạt. Hầu hết các tàu này không treo cờ nhận dạng quốc gia, nhưng theo những ngư dân Việt Nam chuyên hoạt động ở khu vực Trường Sa thì đó là những tàu cá của Philippines, Indonesia…

    Tuy nhiên, dễ nhận biết nhất là các tàu đánh cá của Trung Quốc, bởi các tàu này rất lớn, trang bị hệ thống cẩu chuyên dụng và ban đêm bật các loại đèn công suất lớn, thu hút thủy sản, đánh bắt ban đêm. Các nhóm đánh bắt thủy sản của Trung Quốc có: 1 tàu lớn (gọi là tàu mẹ) vừa đảm nhiệm chức năng hậu cần (cung cấp xăng dầu, nước ngọt, lương thực - thực phẩm, sơ chế, bảo quản...) vừa là nơi chỉ huy các thuyền nhỏ đánh bắt. Đến các ngư trường thuận lợi, tàu mẹ sẽ cẩu thuyền đánh cá nhỏ (trang bị động cơ) hạ xuống nước, cho các thuyền hoạt động, cuối ngày cuối buổi lại cẩu xuồng đặt lên trên boong (hoặc kéo đằng sau tàu) cho ngư dân nghỉ ngơi-ăn uống và di chuyển đến ngư trường-địa bàn thuận lợi khác, trong nhiều tháng trời...

    Gặp những tàu nước ngoài đánh cá ở khu vực Trường Sa thế này, các tàu Việt Nam đều tuyên truyền nhắc nhở và xua đuổi bằng nhiều biện pháp.

    Dưới đây là hình ảnh các tàu cá nước ngoài khai thác thủy sản ở Trường Sa, do phóng viên Thanh Niên Online ghi nhận được trong một số chuyến công tác gần đây.



    [​IMG]
    Tàu này cũng đảm nhiệm chức năng tàu mẹ

    [​IMG]
    Ngư dân Philippines đánh bắt ở các tàu nhỏ

    [​IMG]
    Đánh bắt thô sơ, trong điều kiện sóng to gió lớn

    [​IMG]
    Các thuyền đánh cá nhỏ của ngư dân Philippines tập trung lại và di chuyển về tàu mẹ, khi thấy tín hiệu cảnh báo xua đuổi của tàu Việt Nam

    [​IMG]
    Một tàu cá nước ngoài loại nhỏ không treo cờ quốc gia, do bé nên phải dự trữ rất nhiều nước ngọt ở trên

    [​IMG]
    Tàu cá không treo cờ và dấu hiệu nhận biết quốc gia; ngư dân dùng phao thả trôi để câu cá (bên phải tấm hình)...

    [​IMG]
    ... nhưng chở 2 bên rất nhiều xuồng câu bằng chèo tay

    [​IMG]
    Một số tàu cá nước ngoài đang thả neo trái phép trong hồ bãi cạn

    [​IMG]
    Loại tàu này, rất khó phân biệt công năng đánh cá - du lịch

    [​IMG]
    Khi thấy tàu Việt Nam xuất hiện, người trong tàu ùa ra quan sát và nhanh chóng kéo neo, rời khỏi khu vực bãi cạn

    [​IMG]
    Tàu mẹ trong nhóm tàu đánh cá Trung Quốc đang kéo theo các tàu nhỏ

    [​IMG]
    Tàu hậu cần nghề cá của Trung Quốc ở Trường Sa



    Mai Thanh Hải (thực hiện)

    Lần cập nhật cuối: 25/10/2014
  2. MafiaMichelHung

    MafiaMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2014
    Bài viết:
    377
    Đã được thích:
    93
    Mỹ vừa lắp cái ra đa x ben mới ở Nhật làm bọn khựa run.
  3. divenoi_xalam

    divenoi_xalam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2012
    Bài viết:
    2.635
    Đã được thích:
    2.230
    (TNO) Sự kiện Gạc Ma “là cuộc thảm sát do lính Trung Quốc hung hăng gây ra. Trung Quốc không bao giờ có tình nghĩa đồng chí, anh em với Việt Nam gì cả mà họ sẵn sàng tiêu diệt ta vì quyền lợi của họ”, chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm khẳng định.
    [​IMG]
    Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm - Ảnh: Trung Hiếu



    Liên quan đến sự kiện Gạc Ma và cuộc đấu tranh bảo vệ Trường Sa của quân ta, Thanh Niên Online có cuộc trao đổi với chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, người trực tiếp phụ trách tác chiến của Quân chủng Hải quân khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đảo Gạc Ma ngày 14.3.1988.

    - Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm: Từ rất lâu, Trung Quốc có ý đồ muốn chiếm các đảo ở Trường Sa để làm chủ vùng biển phía Đông. Gạc Ma, Châu Viên, Chữ Thập là các đảo nằm ở giữa Trường Sa và giữa biển Đông. Cho nên âm mưu của Trung Quốc chiếm các đảo này là được tính toán từ trước. Các đảo mà Trung Quốc đang chiếm đóng có vị trí “cài da báo” với những đảo do Việt Nam quản lý.

    Việc chiếm giữ các đảo này không những gây sức ép với Việt Nam và Philippines mà còn tạo chỗ đứng chân tại biển Đông ở phía Nam. Khi có lực lượng ở đây, Trung Quốc sẽ khống chế toàn bộ vùng biển từ eo biển Malacca qua Singapore, đi qua Đông Bắc Á, rồi Bắc Mỹ.

    Sau năm 1988, khi chiếm xong đảo Gạc Ma, Trung Quốc bắt đầu xây dựng căn cứ trên đảo này. Hiện Trung Quốc đang tăng cường xây dựng ở Gạc Ma, rồi sắp tới là Chữ Thập, Châu Viên để biến ba đảo này thành một cụm đảo chi viện cho nhau như họ từng tuyên bố.

    Khi ba đảo này trở thành một cụm thì toàn bộ căn cứ, cơ sở đóng quân ở Trường Sa của Việt Nam sẽ bị uy hiếp. Thậm chí các đảo của Philippines, Malaysia cũng bị đe dọa.

    * Ông đã ra Trường Sa bao nhiêu lần?

    - Tôi đã có hai lần ra Trường Sa và phần lớn đi hết các đảo ở quần đảo này. Còn trước đó tôi ở Bộ tư lệnh Hải quân ở Hải Phòng, làm tham mưu phó phụ trách tác chiến theo dõi rất sát về tình hình Trường Sa.

    [​IMG]Từ rất lâu, Trung Quốc có ý đồ muốn chiếm các đảo ở Trường Sa để làm chủ vùng biển phía Đông. Gạc Ma, Châu Viên, Chữ Thập là các đảo nằm ở giữa Trường Sa và giữa biển Đông. Cho nên âm mưu của Trung Quốc chiếm các đảo này là được tính toán từ trước. Các đảo mà Trung Quốc đang chiếm đóng có vị trí 'cài da báo' với những đảo do Việt Nam quản lý[​IMG]
    Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm



    * Ông có thể kể về cuộc sống của bộ đội, hải quân ở Trường Sa sau 1975 và những năm mà ông phụ trách tác chiến của Bộ tư lệnh Hải quân?

    - Năm 1984, ông Giáp Văn Cương thay ông Đoàn Bá Khánh làm tư lệnh Quân chủng Hải quân.

    Khi nhận nhiệm vụ tư lệnh, thượng tướng Giáp Văn Cương đã đi một loạt các đảo ở Trường Sa, sau đó đề xuất với Bộ Quốc phòng về việc tăng thêm quân tại nhiều vị trí ở Trường Sa mà lúc đó ta chưa đóng. Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân đồng ý cho thêm quân đóng ở các đảo An Bang, Phan Vinh, Đá Tây…

    Cuộc sống của bộ đội ở Trường Sa cuối những năm 70 và đầu 80 của thế kỷ trước rất gian khổ, thiếu thốn trăm bề. Thiếu thốn nhất vẫn là nước ngọt.

    Hồi đó các đảo chưa xây dựng được hầm ngầm, chưa có dự trữ nước ngọt nên chủ yếu dựa vào các tàu tiếp tế. Mà hồi đó rất ít tàu tiếp tế có khả năng đi ra Trường Sa. Bộ đội ở Trường Sa còn thiếu rau xanh, quần áo. Thông tin liên lạc chủ yếu là đánh morse.

    Sau này nhờ sự quan tâm của nhà nước, điều kiện cuộc sống của bộ đội ở Trường Sa dần được cải thiện.

    Hi sinh ở Gạc Ma

    [​IMG]
    Trung Quốc tăng cường xây dựng căn cứ trên đảo Gạc Ma - Ảnh: Mai Thanh Hải

    * Do có vị trí quan trọng nên Trung Quốc luôn có âm mưu chiếm đóng Trường Sa để độc chiếm biển Đông. Vậy sau năm 1975 và những năm về sau, Trung Quốc có những hành động gì ở Trường Sa?

    - Ngày 29.3.1975, khi giải phóng xong Đà Nẵng, đại quân của ta đang tiến về phía Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề nghị với Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quan tâm tới các đảo ở quần đảo Trường Sa. Đại tướng đề nghị giao cho Quân chủng Hải quân và Quân khu 5 tổ chức lực lượng giải phóng Trường Sa.

    Đầu tháng 4.1975, ta đã điều lực lượng vào Đà Nẵng. Lúc đó ông Hoàng Hữu Thái, Phó tư lệnh, tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân, được cử vào Đà Nẵng để tổ chức lực lượng đi ra Trường Sa.

    Sau này, một số anh em trực tiếp tham gia chiến dịch giải phóng Trường Sa cho biết khi ta giải phóng đảo Song Tử Tây, rồi Sơn Ca, đêm hôm sau có một số tàu không treo cờ lai vãng Song Tử Tây. Ban ngày, các tàu này cách đảo 2 - 3 hải lý nhưng khi nhìn thấy cờ Việt Nam treo ở đó rồi nên họ bỏ đi.

    Tôi được biết một số lãnh đạo Trung Quốc từng phê phán lực lượng hải quân nước này nhát gan. Nếu hải quân Trung Quốc nhanh tay thì lúc đó các đảo ở Trường Sa có lẽ đã thuộc về Trung Quốc. Chính báo chí Trung Quốc chê hải quân nước này nhát gan để đến giờ họ hầu như “trắng tay” ở Trường Sa.

    Cuối năm 1986 sang 1987, Trung Quốc cho quân trinh sát tất cả các bãi đá ngầm ở Trường Sa. Đầu tiên, họ dùng tàu cá sau đó là tàu quân sự nhưng không treo cờ hải quân để trinh sát. Ban đêm, họ thả người xuống các đảo khảo sát, rồi đặt bia chủ quyền lên một số đảo. Ban ngày, bộ đội ta dùng thuyền cao su đi kiểm tra, phát hiện nhiều bia chủ quyền do Trung Quốc thả ở một số đảo.

    Tất cả những thông tin này đều được báo về Bộ Tư lệnh Hải quân. Từ đó, Bộ Tư lệnh Hải quân giao cho cơ quan chúng tôi vạch ra một kế hoạch tác chiến bảo vệ Trường Sa. Kế hoạch đó được đích thân tư lệnh Giáp Văn Cương báo cáo cho Trung ương vào tháng 8.1987.

    Tháng 9.1987, kế hoạch được triển khai. Chúng ta tăng cường quân ở các đảo mà có khả năng Trung Quốc sẽ đánh chiếm. Tình hình biển Đông cuối 1987 đầu 1988 rất căng thẳng. Tư lệnh Giáp Văn Cương đã điều sở chỉ huy các cơ quan hải quân từ Hải Phòng vào Cam Ranh (Khánh Hòa).

    [​IMG]
    Ngày đêm bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc - Ảnh: Trung Hiếu

    Thời gian này, tướng Cương làm Tư lệnh Quân chủng Hải quân kiêm Tư lệnh vùng 4 hải quân. Trước đó, Phó tư lệnh Quân chủng Hải quân Đoàn Bá Khánh được cử vào Cam Ranh làm chỉ huy trưởng vùng 4 hải quân.

    Sau khi kế hoạch bảo vệ Trường Sa được thông qua, tháng 10.1987, chính tôi đã viết điện cho tư lệnh Giáp Văn Cương với nội dung vùng 4 chuẩn bị ngay lực lượng triển khai đóng các điểm như Chữ Thập, Đá Tây, Châu Viên, Tiên Lữ. Một đảo sẽ có 3 - 4 tàu để ra đóng giữ.

    Tuy nhiên, lúc đó, tàu của lực lượng hải quân mỏng, sóng gió to nên phần lớn tàu không đi được. Cuối tháng 12.1987, vùng 4 hải quân mới cho quân ra đóng ở Đá Tây.

    Tôi còn nhớ đại tá Nguyễn Văn Thư, tham mưu trưởng vùng 4 hải quân, đánh điện về với nội dung: “Báo cáo ông chủ, chúng tôi đã triển khai ổn định cái chợ (từ lóng để chỉ các đảo ở Trường Sa mà hải quân dùng để bảo đảm bí mật thông tin - PV). Mọi việc đều tốt đẹp”.

    Nghe báo cáo xong, tướng Cương đôn đốc phải đóng quân ở Chữ Thập nhưng tàu ra 4 chiếc thì có 3 chiếc bị hư. Trong khi đó, Trung Quốc đã cho quân ra đóng ở Chữ Thập vào tháng 1.1988, ở Châu Viên vào tháng 2.1988. Khi mình đưa lực lượng ra đóng ở Chữ Thập, Trung Quốc cho tàu ra cản không cho mình vào. Ta và Trung Quốc quần nhau như vậy khoảng vài ngày. Tình hình ở Châu Viên tương tự.

    Ở Gạc Ma, đêm 13.3.1988, mình cho mấy chục anh em công binh lên ở một góc đảo, phía bên kia Trung Quốc cũng đổ quân lên. Rạng sáng, Trung Quốc thấy cờ Việt Nam cắm ở trên đảo đã cho người tới nhổ cờ. Lúc này hai bên xảy ra đụng độ. Quân Trung Quốc dùng dao găm đâm người giữ cờ của ta là thiếu úy Trần Văn Phương và chiến sĩ Nguyễn Văn Lanh. Hai anh đã phản kháng lại. Ngay lập lức lính Trung Quốc bắn súng tiểu liên càn quét khiến các chiến sĩ của ta hi sinh hết. Đó là cuộc thảm sát vì ta chưa hề bắn một viên đạn nào.

    Sau đó tàu hộ vệ của Trung Quốc đậu cách hai tàu vận tải 604, 605 của Việt Nam, dùng pháo bắn chìm cả hai tàu, khiến 64 chiến sĩ của ta hi sinh. Sau này khi quan hệ hai nước bình thường trở lại, ta đề nghị trục hai chiếc tàu đó lên nhưng Trung Quốc không cho.

    Tôi không xem đây là trận hải chiến. Hải chiến là phải có bắn nhau, phải có đọ pháo. Còn ở đây trong khi Trung Quốc trang bị nhiều vũ khí, tàu chiến hiện đại còn ta không hề có một tàu chiến nào mà chỉ có tàu vận tải. Đó là cuộc thảm sát do lính Trung Quốc hung hăng gây ra. Trung Quốc không bao giờ có tình nghĩa đồng chí, anh em với Việt Nam gì cả mà họ sẵn sàng tiêu diệt ta vì quyền lợi của họ thôi.

    Việt Nam phản đối, Trung Quốc cứ xây

    * Sau sự kiện Gạc Ma, Trung Quốc có quậy phá gì ở Trường Sa không?

    - Sau khi chiếm được Gạc Ma, Trung Quốc cho xây dựng nhà cửa trên đảo. Chính phủ ta gửi công hàm lên án nhưng họ vẫn cứ làm. Nhiều lần Trung Quốc cho tàu cá xuống, vào sát các đảo của mình 1 - 2 hải lý khiêu khích mình. Đối sách của ta sau năm 1988 vừa lên án Trung Quốc nhưng cũng tránh đụng độ dẫn đến tổn thất không cần thiết.

    Xin nhắc thêm về trận Gạc Ma. Sau khi xảy ra vụ thảm sát, ta có hai tàu chiến HQ 09 và HQ 11, trên mỗi tàu có bốn pháo 76 li, có thể bắn xa được 10 km. Đây là hai tàu chiến duy nhất của Việt Nam lúc này có thể đi ra được Trường Sa, lại đang đóng ở vùng Tư Chính, Ba Kè. Tướng Cương lệnh hai chiếc này đi lên Gạc Ma. Anh em tác chiến viết và phát lệnh ra nhưng trong lòng rất lo lắng vì lực lượng lúc này quá chênh lệch.

    Tuy nhiên, khi tàu đi được khoảng 1 giờ, tướng Cương ra lệnh hủy việc điều hai tàu ra vùng Gạc Ma quay về vị trí cũ. Cùng lúc đó, tướng Cương ra lệnh viết điện gửi Bộ Tổng tham mưu xin cho máy bay Su xuất kích từ sân bay Cam Ranh ra Gạc Ma nhưng Bộ Tổng tham mưu không trả lời đồng ý cho máy bay ra hay không.

    Bản thân tôi lúc này nghĩ đó là mẹo của tư lệnh trước diễn biến đang căng thẳng ở Gạc Ma. Sau này khi được hỏi tướng Cương cũng thừa nhận điều này. Thực ra lúc đó lực lượng ta quá mỏng so với đối phương.

    - Cảm ơn ông!

    (Còn tiếp)



    Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm từng làm Phó tham mưu trưởng Hạm đội 171, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 61, Tham mưu phó phụ trách tác chiến của Quân chủng Hải quân, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân Việt Nam. Hiện ông là Chủ tịch Hội Khoa học - Kỹ thuật và Kinh tế biển TP.HCM.



    Trung Hiếu
    dongxanh96karate_hn thích bài này.
  4. quangdzung09

    quangdzung09 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2014
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    62
    Ko thấy bác nào trên này bàn về vụ này. Nhà cháu thấy cứ mua bán vũ khí QP mà nước châu á giấu tên thì thường là VN. Sau 75 ta có niêm cất 1 số F5 mà...vụ nhờ ixrael nâng cấp thì ta có truyền thống...vậy nhà cháu đoán nước giấu tên là VN rồi.

    http://soha.vn/quan-su/israel-nang-...quoc-gia-chau-a-giau-ten-2014102613092625.htm
    Israel nâng cấp máy bay chiến đấu F-5 của một quốc gia châu Á giấu tên
    dongxanh96karate_hn thích bài này.
  5. divenoi_xalam

    divenoi_xalam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2012
    Bài viết:
    2.635
    Đã được thích:
    2.230
    F-5E quá cũ rồi...Động cơ cũng đã đến giới hạn...Tái xuất thì không hơn các cụ mig là mấy :oops:
  6. home124

    home124 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/05/2009
    Bài viết:
    4.208
    Đã được thích:
    2.411
    Cời cả hàm thế này, thôi tạm
  7. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.374
    Đã được thích:
    26.728
    Dù sao cũng ngon hơn cái mụ chi hàng tầu í chứ cụ
  8. zzzdaicongtuzzz

    zzzdaicongtuzzz Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2012
    Bài viết:
    998
    Đã được thích:
    450
    bà này dù gì nhìn cũng giống bà phát ngôn viên của bọn mỹ , không gnờ ta cũng kiếm dc 1 người giống giống không biết luận điệu thế nào thôi
  9. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    18.374
    Đã được thích:
    26.728
    ĐNA trước giờ nâng cấp F-5 toàn giao cho ít xà cả chứ có ai vô đâu.
    Nước giấu tên này chắc là Philipine quá vì họ đang thiếu máy bay trầm trọng trong khi lại có khá nhiều F-5 ;)
    quangdzung09 thích bài này.
  10. matcua3

    matcua3 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/03/2011
    Bài viết:
    687
    Đã được thích:
    496
    Việt Nam còn con F-5 mịa nào nữa đâu mà nâng với chả cấp. Vớ vẩn.

Chia sẻ trang này