1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
    Cái đo đỏ http://lichsuvn.info/forum/showpost.php?p=447134&postcount=14
    Xin lỗi bác Gươm Vàng vì phải sửa vài chữ của bác để tránh bộ lọc.
  2. kotus

    kotus Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.841
    Đã được thích:
    3.199
    http://www.manager.co.th/Local/ViewNews.aspx?NewsID=9540000163306

    Ngày 23 tháng 12 năm 2011, quân đội Thái Lan phát hiện có các vật thể bay lạ và các vụ nổ trên không, trên vùng trời biên giới Campuchia và Thái Lan. Sau đó người ta thu được một số mảnh vỡ.
    Theo nghiên cứu ban đầu thì đây là mảnh vỡ của một loại tên lửa đạn đạo tầm xa của Trung Quốc (Trường Chinh hoặc Đông Phong)

    [​IMG]


    Trong một tài liệu liên quan, CIA báo cáo trong năm 2008, 2009, 2010mvaf 2011 Trung Quốc đã tiến hành một số cuộc diễn tập bắn tên lửa đạn đạo dọc theo biên giới phía tây của Lào và Campuchia. Mục tiêu của các cuộc diễn tập này có thể là một căn cứ tàu ngầm của bên thứ ba trên đảo Rupat, eo biển Mailacca.
    [:D][:D][:D]
  3. Hector_S

    Hector_S Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    612
    Ra mắt sách "Việt Nam và biển Đông"
    10/12/2011 0:22
    Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam vừa cho ra mắt bạn đọc cuốn sách Việt Nam và biển Đông (tháng 12.2011). Theo đại diện quỹ, cuốn sách được biên soạn nhằm giúp dư luận trong và ngoài nước hiểu rõ hơn các vấn đề liên quan đến biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa cũng như lập trường của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp ở biển Đông.
    Có dung lượng khiêm tốn và cô đọng trong phạm vi 40 trang, nhưng cuốn sách bao gồm khá đầy đủ và toàn diện các vấn đề liên quan đến biển Đông. Sách thể hiện rõ và đầy đủ chủ trương của Việt Nam đối với việc giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng biện pháp hòa bình; về thúc đẩy và thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), tiến tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC); lập trường của Việt Nam về yêu sách “đường lưỡi bò”, về hoạt động đánh cá của ngư dân Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa, về ý tưởng “gác tranh chấp, cùng khai thác” như đã được nói ở trên.
    Sách cũng cập nhật rõ nội dung chính của thỏa thuận về các nguyên tắc chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc được ký kết ngày 11.10.2011. Trong đó khẳng định hai bên cam kết lấy luật pháp quốc tế, bao gồm cả Công ước luật Biển 1982 của LHQ để giải quyết tranh chấp trên biển giữa hai nước, đồng thời tách bạch cách giải quyết loại tranh chấp song phương và tranh chấp đa phương.
    Một vấn đề được giải thích rõ ràng, chi tiết nhưng cũng rất dễ hiểu trong sách là lập trường của Việt Nam trước đề nghị của Trung Quốc đưa ra “gác tranh chấp, cùng khai thác”. Với những người chưa hiểu rõ tình hình biển Đông thì nguyên tắc này dường như khá thiện chí, hòa hoãn. Tuy nhiên, trên thực tế đằng sau đó là yêu sách “chủ quyền (các khu vực tranh chấp) cuối cùng vẫn thuộc về Trung Quốc”. Nguy hiểm hơn, nhiều khu vực mà Trung Quốc nói “gác tranh chấp” trên thực tế lại không hề có tranh chấp và không hề thuộc chủ quyền của Trung Quốc, ví dụ như vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia liên quan.
    Chính vì vậy mà lập trường của Việt Nam đã được khẳng định rõ ràng rằng Việt Nam không chấp nhận “gác tranh chấp, cùng khai thác” trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, nếu ở khu vực cụ thể đó không có sự chồng lấn với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của nước khác.
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20111210/ra-mat-sach-viet-nam-va-bien-dong.aspx

    Nó đây, hầu các bác:


    Phần 1: http://thoidai.com.vn/Bien-Dong-Vung-lanh-tho-thieng-lieng-cua-Viet-Nam-Phan-1-15-12.htm
    Phần 2: http://thoidai.com.vn/Viet-Nam-khan...hai-quan-dao-Hoang-Sa-va-Truong-Sa-15-837.htm
    Phần 3: http://thoidai.com.vn/Viet-Nam-va-B...Bien-Dong-bang-bien-phap-hoa-binh-15-2676.htm
  4. bailamos001

    bailamos001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2011
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Phần đông người Việt nào vậy ? ;)) Vậy lúc choảng nhau NGP nhớ ra viết thư bằng máu (hay bằng bất cứ cái gì cũng được) xin tòng quân nhé, nhớ ghi là "Tôi là thành viên nick Nguoi_Giai_Phong trên TTVN .... " nhé, để cho mọi người khỏi bảo mình chém gió. ;))

    Bác VietKe, nhớ lúc trước chữ ký của bác có đoạn: " nếu TTVN không thuộc về Russia thì đời đã có chính nghĩa". Vậy nay, TTVN thuộc về Ming rồi thì đời đã có chính nghĩa phỏng ? ;)) Tiếc quá, nếu là cờ được thêm sao là cờ Mỹ thì "TG tự do" đã có thêm một thành viên rồi [:D] [:D] [:D]
  5. giamadai

    giamadai Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/12/2007
    Bài viết:
    1.888
    Đã được thích:
    707
    Bác nên biết là dạo này mọc đâu ra mấy thằng nghẹo lượn lờ trên khắp các diễn đàn, giọng điệu chẳng khác gì cái bọn nghẹ bán nước hồi xưa (ba que xỏ lá, xuyên tạc bài hát, hát nhạc vàng, đánh theo đô la, tôn sùng quan thầy, quan thầy bỏ thì khóc rồi di tản...). Quên mẹ chúng nó đi!
  6. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
    http://lichsuvn.info/forum/showpost.php?p=447249&postcount=19
  7. linhthuydanhbo

    linhthuydanhbo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/07/2006
    Bài viết:
    2.045
    Đã được thích:
    4
    Làm chính trị cần một cái đầu lạnh, một khuôn mặt tươi cười kể cả khi giận bầm gan tím ruột thì mới được. Các bác chấp vặt bọn này chẳng khác nào để chó liếm mặt!
  8. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Topic này nguội ngắt rồi! Hâm nóng chút coi [:P]

    =======================

    TQ 'sẽ đưa giàn khoan lớn' ra Biển Đông
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/01/120109_china_exploration_scs.shtmlMột quan chức Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh sẽ sớm đưa một tàu thăm dò nước sâu lớn, có tên là Ocean Oil 708, và một giàn khoan dầu khổng lồ, gọi là Ocean Oil 981 để thăm dò dầu khí ở biển Nam Hải tức Biển Đông. Tuy nhiên, quan chức này không nói là việc triển khai sẽ diễn ra tại vùng nào của biển báo Asianews đưa tin.Tàu thăm dò Ocean Oil 708 có khả năng làm việc ở độ sâu 3.000 mét và độ khoan sâu 600 mét dưới đáy biển, là một trong những công cụ thăm dò nước sâu mà Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) sử dụng để tăng cường năng lực khai thác dầu ở những vùng nước sâu.Được biết giàn khoan Ocean Oil 981 cũng đang chuẩn bị khoan một giếng dầu ở vùng nước sâu ở Biển Đông trong năm 2012.Giàn khoan khổng lồ này có thể hoạt động ở độ sâu 3.000 mét và khoan ở độ sâu 10.000 mét dưới biển.Công suất lớnCông suất của giàn khoan này được mô tả là lớn hơn công suất của các dàn khoan dầu hiện tại tới 18 lần.[/IMG]

    “Các giàn khoan nước sâu sẽ được các tàu lớn di chuyển tới và sẽ giúp Trung Quốc có sự hiện diện đáng kể tại vùng Biển Đông hiện chưa được thăm dò”, quan chức này nói thêm, theo Asianews.
  9. DragonPhoenix

    DragonPhoenix Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    676
    Đã được thích:
    13
    http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2012/01/trung-quoc-xuyen-tac-lich-su-gay-cang-thang-o-bien-dong/

    ha ha, báo chí Việt nam đã nói thẳng là TQ xâm chiếm HS, TS. Không còn gọi là nước lạ, nước ngoài nữa :))

    Trung Quốc xuyên tạc lịch sử, gây căng thẳng ở Biển Đông

    Năm 1956, TQ đưa quân đội chiếm các đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa, năm 1974 dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, năm 1988, dùng vũ lực chiếm một số bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa và hiện đưa ra yêu sách đối với việc khai thác dầu khí của VN ở Biển Đông.

    Ngày 6/1/2012, Phó Vụ trưởng Vụ Biên giới và Biển, Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dị Tiên Lương trả lời trực tuyến mạng Tin tức Trung Quốc về tranh chấp trên Biển Đông. Về vấn đề này, Tiến sĩ Lê Quý Quỳnh, Vụ trưởng Vụ Biển - Uỷ ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trả lời báo VnExpress.



    - Trong bài phỏng vấn của mình, ông Dị Tiên Lương có nói: Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc, Trung Quốc đã thu hồi quần đảo “Tây Sa” (cách Trung Quốc gọi Hoàng Sa của Việt Nam) và “Nam Sa” (cách Trung Quốc gọi Trường Sa của Việt Nam) từ tay quân Nhật (!). Vậy thưa ông, sự thật lịch sử là như thế nào?
    - Tại Hội nghị hòa bình San Francisco 1951 - một Hội nghị quốc tế quan trọng giải quyết vấn đề quy thuộc các vùng lãnh thổ sau chiến tranh thế giới thứ II, đại diện của Chính phủ Việt Nam khi đó đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và không có nước nào tham dự Hội nghị phản đối, trong khi Dự thảo Nghị quyết do Liên Xô đưa ra nhằm trao hai quần đảo này cho Trung Quốc đã bị 48/51 phiếu chống. Điều đó cho thấy, đòi hỏi về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã bị bác bỏ; còn chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã được thừa nhận tại một hội nghị quốc tế quan trọng sau chiến tranh thế giới thứ II. Như vậy, ý kiến phát biểu nói trên của ông Dị Tiên Lương là hoàn toàn trái với thực tế lịch sử lúc bấy giờ.
    - Ông Dị Tiên Lương nói rằng: Tháng 12/1947, Bộ Nội chính Chính phủ Trung Quốc đã ban hành “Bản đồ vị trí các đảo ở Nam Hải”, vẽ “đường nét đứt” và đặt tên cho một số đảo đá, bãi v.v.... và chính thức công bố ra bên ngoài năm 1948 v.v... Đường nét đứt là để khẳng định chủ quyền lãnh thổ và lợi ích biển liên quan của Trung Quốc (!). Việc Trung Quốc đưa ra đường yêu sách theo đường đứt khúc 9 đoạn (hay còn gọi là “đường lưỡi bò”) năm 2009 trên Biển Đông đã gây ra rất nhiều phản ứng của các nước trong và ngoài khu vực và đã bị phê phán rất nhiều trong các cuộc hội thảo quốc tế. Xin ông cho biết ý kiến về việc này?
    - Cho tới trước năm 2009, Trung Quốc chưa bao giờ chính thức đưa ra yêu sách này. “Đường lưỡi bò” hoàn toàn không có cơ sở pháp lý và lịch sử, vì được vẽ ra một cách tùy tiện, không có toạ độ của các điểm cụ thể và không được quốc tế công nhận. Năm 2009, Trung Quốc lần đầu chính thức đưa yêu sách “đường lưỡi bò” ra Liên Hợp Quốc nhưng không có giải thích cụ thể. Ngay sau đó, Việt Nam, và tiếp đến là Indonesia, Philippines đã gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc để phản đối yêu sách phi lý đó của Trung Quốc. Tại các cuộc hội thảo quốc tế gần đây, rất nhiều học giả quốc tế như Pháp, Bỉ, Mỹ, Indonesia đã chỉ ra tính phi lý của yêu sách “đường lưỡi bò”, đồng thời, nhiều học giả còn nhấn mạnh rằng, chính yêu sách “đường lưỡi bò” là nguyên nhân gây ra những căng thẳng, phức tạp trên Biển Đông. Cụ thể là:
    - Yêu sách “đường lưỡi bò” hoàn toàn đi ngược lại Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 mà Trung Quốc là một bên tham gia; vùng biển mà “đường lưỡi bò” bao trùm không thể là lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của Trung Quốc.
    - Cho tới nay, các văn bản pháp luật về biển của Trung Quốc đều không đề cập tới yêu sách “đường lưỡi bò”;
    - Thực tiễn các quốc gia ven Biển Đông cũng như các quốc gia ngoài khu vực đều phủ nhận yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc;
    - “Đường lưỡi bò” của Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của năm nước là Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia và Brunei.
    - Ông Dị Tiên Lương khẳng định Trung Quốc có đầy đủ chứng cứ lịch sử và pháp lý đối với chủ quyền ở “Nam Sa” (Trường Sa) (!). Ông có ý kiến gì về vấn đề này?
    [​IMG]
    Tiến sĩ Lê Quý Quỳnh, Vụ trưởng Vụ Biển - Uỷ ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao Việt Nam. - Đối với vấn đề chủ quyền lãnh thổ trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử chứng minh rằng Việt Nam đã chiếm hữu thật sự hai quần đảo này ít nhất từ thế kỷ 17 khi nó chưa thuộc chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào. Từ thế kỷ thứ 17 đến thế kỷ 19, Nhà nước phong kiến Việt Nam đã triển khai nhiều hoạt động thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo như cử các đội Hoàng Sa ra quần đảo đo đạc, thể hiện trên bản đồ, dựng bia, lập miếu, quản lý và tổ chức đánh bắt hải sản tại quần đảo Hoàng Sa. Các văn bản pháp lý của Nhà nước phong kiến Việt Nam như Châu bản, Sắc chỉ hiện đang được lưu giữ tại các trung tâm lưu trữ của Việt Nam đã khẳng định rõ chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Trong thời kỳ Pháp thuộc (cuối thế kỷ 19 nửa đầu thế kỷ 20), Pháp đã nhân danh Việt Nam tiếp tục thực thi quyền quản lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; từ những năm 30 của Thế kỷ 20 Pháp quy thuộc hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa vào các tỉnh đất liền của Việt Nam và cho quân đồn trú ở hai quần đảo này; sau đó theo Hiệp định Geneva, Pháp đã chuyển giao hai quần đảo cho chính quyền Sài Gòn - Chính phủ Việt Nam Cộng hoà. Sau năm 1975, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý các đảo ở Trường Sa.
    Như vậy, việc thực thi chủ quyền lãnh thổ của các Nhà nước Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã được tiến hành một cách thực sự, hoà bình và liên tục, phù hợp với luật pháp quốc tế. Tuy nhiên, năm 1956 Trung Quốc đã đưa quân đội chiếm các đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa, năm 1974 Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa; và năm 1988, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm một số bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa. Hành động này của Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đi ngược lại tinh thần Hiến Chương của Liên Hợp Quốc và đã bị nhiều quốc gia trên thế giới lên tiếng lên án.
    - Ông Dị Tiên Lương nói rằng năm 1958, Thủ tướng Việt Nam khi đó là Phạm Văn Đồng đã gửi Công thư đến Thủ tướng Chu Ân Lai, công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với đảo “Tây Sa” (Hoàng Sa) và “Nam Sa” (Trường Sa) (!). Ông có thể cho biết ý kiến của mình về việc này?
    - Nội dung của Công thư ngày 14/9/1958 là hết sức rõ ràng: Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chỉ ghi nhận, tán thành và tôn trọng Quyết định của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa về hải phận 12 hải lý của đất nước Trung Quốc. Công thư không liên quan gì đến vấn đề chủ quyền lãnh thổ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lúc đó nằm phía Nam Vĩ tuyến 17 và theo Hiệp định Geneva thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền miền Nam Việt Nam - Chính phủ Việt Nam Cộng hoà.
    Việc cho rằng bản Công thư ngày 14/9/1958 là bằng chứng Chính phủ Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là xuyên tạc lịch sử. Việt Nam từ trước tới nay chưa hề có bất cứ một tuyên bố nào từ bỏ chủ quyền thiêng liêng của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Tháng 9 năm 1975, khi tiếp đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam sang thăm Trung Quốc, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã nói: “Giữa hai nước có tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, sau này sẽ bàn bạc giải quyết”. Trong Bị vong lục ngày 12/5/1988 của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã nhắc lại nội dung này. Điều này cho thấy, theo quan điểm của phía Trung Quốc, giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc có tồn tại tranh chấp đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tại các cuộc đàm phán về vấn đề trên biển giữa hai nước, kể cả tại các vòng đàm phán về Thoả thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển vừa qua, hai bên đều nêu rõ quan điểm của mình về vấn đề chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
    Tôi xin khẳng định lại một lần nữa rằng lập trường của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là rõ ràng và nhất quán. Việt Nam là nhà nước đầu tiên và duy nhất đã thực hiện quyền làm chủ của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách hoà bình, ổn định và liên tục. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mặt khác, Việt Nam chủ trương giải quyết mọi tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng Luật pháp và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 và trên tinh thần của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông năm 2002.
    - Ông có bình luận gì về việc ông Dị Tiên Lương nói rằng các hoạt động dầu khí của các nước ở “Nam Hải” (Biển Đông) mà không có sự đồng ý của Trung Quốc là hoạt động phi pháp?
    - Là quốc gia đã ký kết và phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, Việt Nam đã và đang thực thi đầy đủ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các hải đảo, vùng biển và thềm lục địa của mình theo các quy định của Công ước. Cụ thể, Việt Nam đã thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát đảm bảo thi hành pháp luật trên các vùng biển và hải đảo; tiến hành thăm dò, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển trong đó có các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí. Các hoạt động dầu khí đều được tiến hành trong vùng đặc quyền và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, không có tranh chấp với bất kỳ quốc gia nào.
    Chính Trung Quốc cũng là quốc gia đã phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 nên cần phải có nghĩa vụ thực hiện các quy định của Công ước này.
    Phát biểu nói trên của ông Dị Tiên Lương là hoàn toàn vô lý, xúc phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của các quốc gia ven biển theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982.
  10. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    Hùng nghĩ rằng: không phải là chúng ta không dám nói mà là chưa đến lúc nói thôi, khi mà thế và lực thuận lợi thì chúng ta mới nói. Chủ quyền là điều thiêng liêng nhất đối với tất cả chúng ta, bao nhiêu xương máu đã đổ xuống cũng vì hai chữ này. Biển Đông và những quần đảo của chúng ta cộng với tài nguyên ở đó có thể giúp đất nước ta phát triển nhanh hơn và hơn thế nữa là khi nắm giữ những vị trí địa lý quan trọng như vậy thì vị thế của ta được nâng cao hơn. Nhưng chúng ta phải hành động hợp lý hơn và có tiếng nói mạnh mẽ hơn. Các bác xem lại bản đồ thế giới cũng thấy được vị trí địa lý của VN chưa tương xứng với vị thế của chúng ta[:D]

Chia sẻ trang này