1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Đệ tử bưng bô Mẽo có heli mới W-3A Sokol hàng Ba Lan


    [​IMG]
  2. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Anh bạn Phi một mặt kéo Mỹ chống lưng, mặt khác vẫn ngán anh Hai quá xá !!!

    +++++++++++++++++++++++++

    Philippines bất ngờ 'dịu giọng' với Trung Quốc

    http://vnexpress.net/gl/the-gioi/2012/02/philippines-bat-ngo-diu-giong-voi-trung-quoc/Philippines tỏ ra mềm mỏng với Trung Quốc và khẳng định quan hệ hữu nghị song phương sau khi Bắc Kinh phản ứng giận dữ về việc Manila bắt tay với Mỹ. Trái ngược với những tuyên bố cứng rắn với Trung Quốc trước đây trong vấn đề tranh chấp chủ quyền các đảo trên Biển Đông, Philippines tuyên bố sẽ áp dụng chính sách ngoại giao thân thiện với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với sự giúp sức từ Liên Hợp Quốc. Là những người bạn thân thiết (hic !!!) với tình cảm gắn bó giữa nhân dân hai nước, Trung Quốc và Philippines đang nỗ lực để vượt qua mọi thử thách trong quan hệ song phương, trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau'.
  3. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
    Tàu ​​Đô đốc Panteleyev chống ngầm, hai bên là tàu kéo hải quân và 1 tàu chở dầu lớn, đi vào vịnh Manila hôm thứ ba và ở lại đến thứ sáu, sau đó sẽ trở về căn cứu Vladivostok, của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga, nơi xuất phát những con tàu thực hiện nhiệm vụ chống cướp biển ở vùng biển Somali của châu Phi.

    Tàu chiến Nga neo tại Philippines tuần trước, đây lần đầu tiên trong 96 năm, một dấu hiệu của sự tăng cường ngoại giao quân sự trên biển vùng biển phía Nam Trung Quốc nơi đang có tranh chấp, để làm gì?

    Gần đây Manila đã mua 8 máy bay trực thăng của Ba Lan loại PZL W-3 Solkol, các máy bay này dựa trên thiết kế của Liên Xô cũ
    tại sao?
  4. maurom

    maurom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/04/2004
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Tại ... thì ... vì ... là ... bởi ... ngon bổ rẻ :))
  5. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    Bởi vì trong cái thế giới lọc lừa này chúng ta không thể chỉ chơi với 1 nước nào đó thôi[:D]
  6. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Chiến tranh lạnh trên biển nóng?
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/02/120206_scs_analysis.shtmlMới đây tạp chí danh tiếng The Economist của Anh, chuyên mục Banyan, có bài phân tích về tình hình liên quan tới Biển Đông, trong đó tác giả nói khó có thể đánh giá dễ dàng về nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh lạnh mới tại khu vực này.Bài viết mở đầu bằng quan sát rằng trong khi giới chuyên gia lâu nay tốn khá nhiều giấy mực vào các tranh chấp ở Biển Đông, nhưng dường như căng thẳng ở khu vực này chưa tới lúc báo động vì chủ yếu là các ngôn từ trên giấy.
    Tác giả bài viết trên tạp chí Quan hệ Quốc tế, Robert Kaplan, cảnh báo rằng “giống như nước Đức là tuyến đầu của chiến tranh lạnh, Biển Đông cũng có thể trở thành tuyến đầu của xung đột trong những thập niên tương lai".
    Theo Banyan, ông Kaplan có thể đúng ở khía cạnh các tranh chấp tại Biển Đông dường như chưa đưa ra được cách giải quyết.
    "Thế nhưng chúng đã tồn tại nhiều chục năm nay mà không đe dọa gì tới hòa bình thế giới và hoàn toàn có thể không trở thành trọng tâm căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc".
    Tác giả chuyên mục trên The Economist nhận định rằng nhiều khi các học giả cũng như báo chí đã quá dễ dãi khi ví tình hình Biển Đông với cuộc chiến tranh lạnh trước kia.

    Dân tộc chủ nghĩa
    Banyan nhắc tới các bài báo đăng trên Hoàn cầu Thời báo, tờ báo mang tính dân tộc chủ nghĩa nhiều khi quá khích của Trung Quốc.
    Hoàn cầu Thời báo dường như đã 'giãy nảy' lên mỗi khi nghe tin về các động thái giữa Trung Quốc và các nước khác, như Philippines, trong khu vực tại Biển Đông và coi các động thái này như đều nhằm vào chống Trung Quốc.
    Trong khi đó, chính phủ Philippines cũng không hẳn không phải trả giá cho quan hệ với nước Mỹ, nhất là tại quốc nội.
    Các đụng độ lẻ tẻ giữa các quốc gia tại khu vực tranh chấp là chuyện thường xảy ra.
    Thậm chí trong quá khứ, đã có những cuộc đụng độ chết người, như giữa hải quân Việt Nam và hải quân Trung Quốc năm 1988, hay giữa Trung Quốc và Philippines năm 1995. Tuy nhiên, nói chung, tranh chấp Biển Đông hiện vẫn mới chỉ đang được tiến hành thông qua các kênh ngoại giao.
    Tác giả của The Economist thừa nhận rằng nguy cơ còn đó, nhất là vì giá trị kinh tế của vùng biển, mà mỗi năm sản xuất tới 1/10 sản lượng cá của toàn thế giới, và trung chuyển tới một nửa khối lượng thương mại toàn cầu.
    Nhất là trữ lượng tài nguyên dầu khí, vốn đã khiến nhiều học giả gọi Biển Đông là 'Vịnh Ba Tư mới', có thể làm Trung Quốc, vốn khát năng lượng, muốn biến Biển Đông làm của riêng mình.
    Theo Banyan, có ba lý do làm tranh cãi có nguy cơ trở nên gay gắt hơn. Một là sự chuyển hướng chiến lược của Hoa Kỳ sang Á châu có thể khiến Trung Quốc lo ngại.
    Lý do thứ hai, là cả Philippines và Việt Nam có thể sớm bắt đầu khai thác dầu từ khu vực này, và Trung Quốc phải ra tay ngăn cản để không tạo ra tiền lệ.
    Lý do thứ ba, được cho là quan trọng nhất, là vị thế của Trung Quốc đang tiếp tục gây quan ngại cho các quốc gia khác tại Biển Đông.
    "Cho tới gần đây, tranh cãi gay gắt nhất là giữa Trung Quốc với Việt Nam. Tuy nhiên tranh cãi này dường như dịu đi đôi chút sau đó, khi Bắc Kinh quay sang bắt nạt Philippines."
    Tháng Bảy năm ngoái, Trung Quốc và Asean đã thống nhất bản hướng dẫn thực thi Tuyên bố chung giữa các bên về Biển Đông.
    Theo Banyan, căng thẳng sẽ không bùng lên thêm, ít nhất trong vài năm tới, vì năm nay Campuchia làm chủ tịch Asean. Năm sau - Brunei và 2013 ghế chủ tịch vào tay Miến Điện. Các nước này chắc đều không muốn gây mất lòng Trung Quốc bằng vấn đề Biển Đông.
    Tình hình tại Biển Đông, theo nhận định của The Economist, là chưa có thay đổi gì đáng kể. Chưa có giải pháp, chưa có cả thảo luận giải pháp.
    Trong khi đó, Trung Quốc vẫn giữ ngôi trên vì sức mạnh quân sự vượt trội. Khả năng là Hoa Kỳ, với hải quân hùng mạnh và quan tâm lớn về tự do lưu thông và thương mại, có thể sẽ tham gia trong việc được gọi là định hình cho sự lãnh đạo tương lai của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dưng.
    "Nói cho cùng, Trung Quốc đang tỏ ra quyết tâm thử thách ý chí đó của Mỹ."

  7. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    -Người Nga bây giờ chẳng đủ sức mà dính tới tranh chấp biển Đông bởi lẽ kinh tế Nga còn phụ thuộc vào bán dầu , khí thiên nhiên ... họ chỉ đứng ngoài bán vũ khí cho mấy anh như Việt Nam, Indo , Thái , Mã :))

    -Việc Phil mua W-3 chẳng có gì lạ bởi vì hãng Sokol bỏ giá loại heli này rẻ , loại trực thăng này cùng từng là ứng cử viên sáng giá cho nhu cầu tấn công hạng nhẹ thay đám Uh-1, song bởi vụ rớt M-28 ( 1 loại máy bay mua li-xăng sx của An-28 LX ), VN ta múc đc động cơ từ Singapore + tích hợp avionics kiểu Nga năm 2005 đánh dấu sự chấm hết ý định mua nó :))
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
  8. silentlove87

    silentlove87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2009
    Bài viết:
    1.848
    Đã được thích:
    8
    Miạ lúc nào cũng nói cái giọng bố đời! Cứ như là mình to mà hiền toàn bị những thằng nhỏ bắt nạt ý!
  9. vnmajor

    vnmajor Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2008
    Bài viết:
    626
    Đã được thích:
    1
    Mỹ sắp trao thêm tàu chiến cho Philippines

    Mỹ sẽ sớm bàn giao tàu chiến thứ hai cho Philippines như một phần nỗ lực tăng cường quân sự cho đồng minh giữa bối cảnh Manila có căng thẳng trên biển với Trung Quốc.
    > Philippines 'dịu giọng' với Trung Quốc
    > 'Mỹ tăng hiện diện quân sự ở Philippines'


    [​IMG]
    Tàu tuần duyên Dallas của Mỹ. Ảnh: AFP Mỹ năm ngoái đã chuyển giao chiến hạm Hamilton cho Philippines để bổ sung vào hạm đội hải quân đã lỗi thời của đồng minh châu Á. Mới đây, chiến hạm này đã được Philippines triển khai trên Biển Đông.
    Trong tuần này, các nghị sĩ Mỹ sẽ hoàn tất các thủ tục để gửi một chiếm hạm khác là tàu tuần duyên Dallas cho Manila, ông Ed Royce, một nghị sĩ đảng Cộng hòa và ông Peter Lavoy, quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ, cho biết trong một cuộc họp hôm qua.
    "Mỹ và Philippines mong muốn hòa bình và ổn định ở khu vực này, đó là chìa khóa cho sự phát triển kinh tế toàn cầu", AFP dẫn lời ông Royce nói.
    Philippines và các nước Đông Nam Á khác có liên quan đến tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, không đồng tình với các tuyên bố và hành động của Trung Quốc đối với khu vực quần đảo Trường Sa. Philippines cuối tháng trước tuyên bố sẽ thúc đẩy sự hiện diện của lực lượng Mỹ tại nước này và tăng cường các cuộc tập trận chung giữa hai đồng minh. Điều này khiến báo chí Trung Quốc giận dữ, cho rằng Bắc Kinh cần áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế Philippines vì đã bắt tay với Mỹ. Hiện Mỹ có khoảng 600 lính đặc nhiệm ở Philippines, làm nhiệm vụ hỗ trợ quốc đảo chống khủng bố.
    Ông Lavoy cho biết Mỹ đang cân nhắc các khả năng quân sự khi giúp Philippines chuyển trọng tâm từ đối phó với những nguy cơ trong nước sang tập trung xử lý các mối đe dọa từ bên ngoài. Tuy nhiên, khi được hỏi liệu Mỹ có sẵn sàng cung cấp các máy bay F-16 cho Philippines hay không, ông Lavoy cho biết Washington cần phải xem xét thêm về khả năng chi trả và nhiều yếu tố khác trước khi đưa ra quyết định.
    Ông Kurt Campbell, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Đông Á, cho biết việc hợp tác giữa hai nước phụ thuộc vào vấn đề nhân quyền. Quốc hội Mỹ đã phong tỏa 3 triệu USD vì lo ngại trước những vụ giết người ngoại tụng của quân đội Philippines.
    "Dù những vụ giết người này đã được điều tra nhưng việc truy tìm và kết án thủ phạm vẫn là một thử thách lâu dài", ông Campbell nói. Tuy nhiên, ông Campbell cũng ca ngợi Tổng thống Philippines Benigno Aquino vì đã quan tâm giải quyết vấn đề nhân quyền và những mối lo ngoại của Mỹ, trong đó có nạn buôn người.
    Philippines bắt đầu tăng cường hợp tác hải quân với Mỹ sau các vụ đụng độ với Trung Quốc trên Biển Đông năm ngoái. Manila đã tăng cường tập trận chung với Washington, bên cạnh cải thiện năng lực quân sự bằng cách mua thêm soái hạm từ Mỹ. Chính sách này của Philippines phù hợp với chiến lược trở lại và tăng hiện diện quân sự ở Thái Bình Dương của Tổng thống Barack Obama. Mỹ cũng nhiều lần ra tuyên bố về vấn đề Biển Đông, kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp theo cách hòa bình đồng thời khẳng định sẽ ủng hộ Philippines trong vấn đề chủ quyền.
    Anh Ngọc
  10. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    :-wcách tốt nhất để khựa phát triển hơn là bỏ đi cái ý tưởng lấn át Việt Nam. [:P]

Chia sẻ trang này