1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tiensum123

    tiensum123 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/03/2015
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    9
  2. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Thế thì "sắp tới" VN ta chắc phải giàu ngang ngửa Mỹ =))
  3. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Cực lực phản đối bọn Quốc Dân Đảng Tàu Tưởng tung tin đồn nhảm chia rẽ tình anh em tình đồng chí Việt - Trung 4 tốt, 16 chữ vàng:

    Báo Đài Loan : Khu trục hạm 052D của Trung Quốc có thể bắn hạ Su-22 của Việt Nam

    Thụy My
    [​IMG]Chiến đấu cơ Su-22wikipedia

    Trang mạng WantChinaTimes của Đài Loan hôm nay 23/04/2015 dẫn nguồn tin từ mạng Sina Military Network hôm 20/4 nói rằng, khu trục hạm loại 052D trang bị tên lửa dẫn đường của Trung Quốc có khả năng ngăn chận và bắn hạ chiến đấu cơ ném bom Su-22 của quân đội Việt Nam, trong trường hợp xảy ra xung đột trên Biển Đông.

    Liên Xô trước đây đã cung cấp 180 chiến đấu cơ Mig-21, 40 chiếc Su-22M3 có thể tấn công trên mặt đất và 6 chiếc Su-22U huấn luyện cho Không quân Việt Nam sau năm 1979, để thay thế cho loại A-37 đã lỗi thời. Hà Nội cũng sở hữu kiểu chiến đấu cơ F-5E tiếp quản từ quân đội Việt Nam Cộng Hòa khi chiến tranh chấm dứt.

    Sau đó, đến năm 1988 Việt Nam tiếp nhận thêm 32 chiếc Su-22M4 và 4 chiếc Su-22UM3 huấn luyện. Các phi cơ này một thời gian đã được coi là mối đe dọa lớn nhất cho lực lượng lục quân Trung Quốc ở khu vực biên giới.

    Trong trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, Su-22M3 và Su-22M4 đã không được huy động để chống lại các tàu của quân đội Trung Quốc, cho dù các thủy thủ Trung Quốc đã được cảnh báo về nguy cơ bị không kích. Trang mạng Flightglobal chuyên về hàng không cho biết hiện nay Việt Nam có khoảng 38 kiểu chiến đấu cơ Su-22 khác nhau hoạt động, trong đó có trên 50 chiếc đang được bảo dưỡng.

    Với phạm vi tấn công 500 km, chiến đấu cơ Su-22 của Việt Nam có thể hoạt động trên không phận Hoàng Sa và Trường Sa. Trong những năm gần đây, Hà Nội đã đưa vào sử dụng tổng cộng 24 chiến đấu cơ ném bom Su-30MK2V hiện đại do Nga sản xuất, để thay thế cho Su-22 cũ kỹ trước đây. Tuy nhiên số lượng này chưa đủ để loại ra tất cả các chiến đấu cơ Su-22 cũ.

    Theo trang mạng trên, trong trường hợp Việt Nam và Trung Quốc đối đầu tại Biển Đông, chiến đấu cơ Su-22 khó thể chống chọi được trước các khu trục hạm hiện đại của quân Trung Quốc.

    Mới đây hôm 16/4, hai chiếc Su-22 của Việt Nam bị rơi khi đang huấn luyện trên không phận gần đảo Phú Quý tỉnh Bình Thuận. Hiện chưa có tin tức gì về hai phi công mất tích, cũng như nguyên nhân tai nạn. Theo báo chí trong nước, hai chiếc máy bay bị nạn là phiên bản hiện đại nhất mà Việt Nam có được.
  4. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Việt Nam và Philippines đang soạn dự thảo đối tác chiến lược

    Trọng Thành
    [​IMG]
    Người Philippines cùng người Việt biểu tình trước lãnh sự quán Trung Quốc tại Manila, ngày 17/05/2014, ít ngày sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng Việt Nam tuyên bố chủ quyềnReuters

    Báo chí Philippines, hôm nay 20/04/2015, loan tin Việt Nam và Philippines đang thảo luận về các chi tiết cho một quan hệ « đối tác chiến lược », vốn đã được hai bên đồng ý về nguyên tắc hồi đầu năm, để đối phó với những hành động ngày càng lấn lướt của Trung Quốc trên Biển Đông.

    Theo hãng tin GMA của Philippines, khi trao đổi với báo giới, Bộ trưởng Thông tin Philippines Herminio Coloma J. nói : « các chi tiết của dự thảo quan hệ đối tác chiến lược vẫn còn đang được hai bên xác định và đúc kết. Đây là tình trạng hiện nay ». Trước đó, cuối tháng 1/2015, tại Manila, Ngoại trưởng hai nước - ông Phạm Bình Minh và ông Albert del Rosario - đã đồng chủ trì cuộc họp của Ủy ban công tác chung để chuẩn bị cho việc nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược.

    Hồi tuần trước, trả lời báo Hồng Kông South China Morning Post, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III cũng cho biết Việt Nam kêu gọi Philippines lập một đối tác chiến lược.

    Trong một cuộc họp báo khác, trợ lý Ngoại trưởng Philippines, ông Luis Cruz, thông báo Việt Nam đã yêu cầu Philippines có một cuộc họp song phương bên lề thượng đỉnh ASEAN lần thứ 26 vào cuối tuần (từ ngày 24 đến 27/04 tại Malaysia), để thảo luận về gia tăng hợp tác. Vẫn theo trợ lý Ngoại trưởng Philippines, nếu cuộc họp diễn ra, một nội dung chính chắc chắn sẽ là các hành động xây dựng và mở rộng đảo của Trung Quốc mới đây tại Trường Sa, khu vực mà Việt Nam và Philippines đều khẳng định toàn bộ hoặc một phần chủ quyền.

    Các hình ảnh vệ tinh gần nhất cho thấy Trung Quốc đang xây dựng một đường bay quân sự trên đảo Chữ Thập (Kagitigan Reef), thuộc Trường Sa. Cũng trên quần đảo này, Trung Quốc có nhiều hoạt động cải tạo tại bãi đá Suba.

    Còn theo Reuters, cũng trong cuộc họp báo nói trên, trợ lý Ngoại trưởng Philippines thông báo Tổng thống Philippines Benigno Aquino III sẽ kêu gọi các lãnh đạo Hiệp hội các nước Đông Nam Á, trong hội nghị sắp tới, ra một tuyên bố chung lên án các hành động đơn phương của Trung Quốc tại các vùng tranh chấp ở Biển Đông.

    Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines Gregorio Catapang cho các nhà báo xem nhiều bức ảnh về các hoạt động cải tạo của Trung Quốc tại Trường Sa. Ông nhận xét : «đây là mối bận tâm lớn nhất của chúng tôi hiện nay. Chúng tôi đang nỗ lực để tìm cách để giải quyết vấn đề này ».
  5. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Thủ tướng Cam Bốt đả kích TPP để chiều ý Trung Quốc ?

    Trọng Nghĩa
    [​IMG]
    Thủ tướng Hun Sen (phải) tại Hội nghị Á Phi- Jarkarta. Ảnh ngày 21/04/2015.Reuters

    Từng mang tiếng là xem nhẹ đồng minh ASEAN để chạy theo Trung Quốc, Cam Bốt mới đây lại có thêm một động thái bị cho là tiếp tay cho Bắc Kinh, lần này trong lãnh vực thương mại. Theo báo mạng The Diplomat, trên một diễn đàn quốc tế tại Jakarta ngày 19/04/2015 Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen bất ngờ đả kích thỏa thuận thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP do Mỹ bảo trợ.

    Sự kiện xảy ra tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á tổ chức tại thủ đô Indonesia, nhân một cuộc thảo luận trên chủ đề « Đông Á trong bối cảnh toàn cầu mới », đặc biệt có sự tham gia của hai người đứng đầu nhà nước là Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen.

    Diễn biến cuộc nói chuyện không có gì bất ngờ cho đến lúc ông Hun Sen, sau bài phát biểu được soạn sẵn, đã ngẫu hứng lên tiếng đả kích dữ dội Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, đang được đàm phán giữa 12 nước, trong đó có 4 thành viên ASEAN là Brunei, Malaysia, Singapore, và Việt Nam.

    Theo Thủ tướng Cam Bốt, hiệp định do Mỹ bảo trợ đã có tác dụng chia rẽ toàn khối ASEAN, vì đã gạt qua một bên một nửa thành viên Đông Nam Á, nói chính xác là 6 nước, trong đó có Cam Bốt. The Diplomat đã trích lời Thủ tướng Cam Bốt :

    « Chúng ta phải xem xét lại một lần nữa ... là tại sao khối Đối tác xuyên Thái Bình Dương lại không bao gồm toàn bộ mười thành viên ASEAN…, là mục tiêu, ý đồ thực thụ việc thiết lập (khối) Đối tác xuyên Thái Bình Dương là gì..., việc chỉ có một nửa ASEAN là đối tác... và để lại nửa kia bên ngoài là gì ? »

    Đối với The Diplomat, những lời đả kích TPP của ông Hun Sen rất dễ gây ngộ nhận, nếu không muốn nói là sai lạc.

    Trong phát biểu của mình ông Hun Sen đã ca ngợi hết mức khối Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP bao gồm cả 10 nước ASEAN với tất cả các quốc gia có hiệp đinh tự do mậu dịch - từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, cho đến Úc và New Zealand - như để đối lập khối này với khối TPP.

    Có điều, theo The Diplomat, sự so sánh này rất khập khiễng vì RCEP chỉ là điều hòa, phối hợp giữa các thỏa thuận hiện hữu, trong lúc TPP là một nỗ lực của Mỹ và 11 quốc gia còn lại nhằm tạo ra một cái gì mới, với các tiêu chuẩn cao hơn nhiều so với các hiệp định tự do mậu dịch hiện hữu.

    Điểm gây ngộ nhận thứ hai là TPP không hề cố ý loại trừ các nước khác, dù đó là các thành viên khác của ASEAN hay Trung Quốc. Phía Mỹ đã luôn luôn xác định rằng TPP sẽ hoan nghênh tất cả các nước nào khác muốn tham gia nếu chấp nhận các chuẩn mực của khối này.

    Theo The Diplomat, lời tố cáo của ông Hun Sen là TPP - tức là Mỹ - chia rẽ ASEAN cũng không chính xác vì lẽ Hoa Kỳ đang cố gắng giúp toàn khối ASEAN về mặt kinh tế, cụ thể là với Sáng kiến mở rộng giao lưu kinh tế Mỹ-ASEAN, gọi tắt là E3, được tung ra vào năm 2013.

    Câu hỏi đặt ra là vì sao Thủ tướng Cam Bốt lại đả kích TPP như vây ?

    Theo một số quan sát viên, đây có thể là một cách thức bày tỏ thái độ ủng hộ Trung Quốc, nước từng đánh giá là TPP sẽ là công cụ tăng cường ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á, chống lại sự vươn lên của Trung Quốc.

    Về phía Hoa Kỳ, nhiều chuyên gia cũng không ngần ngại xem TPP là thành tố kinh tế trong chính sách xoay trục của Mỹ qua vùng Châu Á Thái Bình Dương, mà mục tiêu bị Bắc Kinh cho là để chống Trung Quốc.

    Đây không phải là lần đầu tiên mà Cam Bốt tỏ thái độ thân Trung Quốc. Mọi người đều nhớ là vào năm 2012, Cam Bốt đã không ngần ngại để cho Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh thất bại, không ra được thông cáo chung, vì kiên quyết không để cho văn kiện này có lời lẽ không hợp tai Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông.
    karate_hn thích bài này.
  6. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.363
    Đã được thích:
    13.370
    Cử tri Đà Nẵng đặt vấn đề với Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn: Vì sao chưa bao giờ thấy Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Quốc phòng? Có thể khẳng định trong quân đội không có tham nhũng không?
    http://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/thoi-su/9953/cu-tri-da-nang-sao-khong-thay-quoc-hoi-chat-van-bo-truong-quoc-phong
  7. Salyut

    Salyut Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/11/2014
    Bài viết:
    321
    Đã được thích:
    183
    Khiếp:-D bác ngây thơ quá. Trăm quả thì giờ cũng có rồi, bắn thì h cũng có thể bắn rồi. Quang trọng là sau khi bắn ta là gì nữa :-D. Lên núi bắt châu chấu ăn với lúa nương hay xuống đất bắt dế ăn với rễ cây. Còn thế giới hả:-D:-D thế giới nó lo chuyện nhà nó chưa xong ai đi lo chuyện bao đồng. Thí dụ h thằng Nga nó bất chấp hết đưa quân vào ukr thì đố bạn có cái thế giới nào giúp nó k ??:-D
    yetkieu, karate_hndragonboy1080 thích bài này.
  8. igansanzenin

    igansanzenin Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/10/2014
    Bài viết:
    6.006
    Đã được thích:
    3.449
    ko quan trọng 100 hay 10 quả, quan trọng nó có phát hiện đc TL hay không? như nó đem 60 tàu chiến ra, ta bắn 60 qủa mà trúng hết đc 60 thì nó rút cmn về ngay... :-p
  9. atlas03

    atlas03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2014
    Bài viết:
    1.729
    Đã được thích:
    1.301
    nếu đơn giản thế thì sao thằng Nga nó không đưa hết quân vào UKraine chứu để dây dưa làm gì? thế giới đâu cso làm gì được Nga đâu? vừa đánh xong Crime bị cấm vận làm cả nước Nga méo mặt, kinh tế Nga khủng hoảng
  10. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Đây là cái mà mình mong đợi! Muốn hết tham quan thì dân phải "mạnh" (mạnh trí, mạnh khí chứ không phải mạnh tay mạnh chân ném đá, hôi của)

    Chính phủ có mạnh đến zời mà dân vẫn "yếu" (nói nôm na là n.g.u - dân trí lùn) thì quan tham diệt thằng này lại mọc thằng khác thôi (vì quan cũng từ dân mà ra + dân n.g.u thì quan dại gì không tham?) ==> 1 nghìn năm nữa cũng không sánh vai với những gã khổng lồ năm châu được, thậm chí có khi còn bị mấy thằng lùn như Lào, Cam, Miến dẫm lên đầu!

    Nói ra thì mất lòng nhiều người nhưng thực sự mình thấy 02 mô hình nhà ta đang tham khảo nhiều Nga và TQ đều có điểm chung là tập trung đầu tư cho chính phủ mạnh mà chưa làm được nhiều để dân mạnh ==> XH có thể có thời điểm nào đó đạt được sự thịnh vượng nhất thời nhưng trong dài hạn còn lâu mới đạt được độ bền vững về chính trị kinh tế + văn minh về văn hoá đạo đức như Bắc Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu, Nhật Bản!
    Lần cập nhật cuối: 24/04/2015
    yetkieukarate_hn thích bài này.

Chia sẻ trang này