1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    Rồi cũng đến lúc Vn ta hòa nhập với các nước có chung một lợi ích và chung một kẻ thù để cùng nhau bảo vệ chính mình và bảo vệ hòa bình thế giới. Bởi vì vũ khí lợi hại nhất trong tất cả các loại vũ khí chiến tranh đó chính là "hòa bình" và trong thời điểm hiện nay "toàn cầu hóa chính là hòa cầu tóan"
    (bác Hùng chơi chữ: hòa cầu toán có nghĩa là bài toán hòa bình thế giới)
    [:P]
  2. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Thương vụ bán Su-35 cho Trung Quốc: Nguyên nhân và hậu quả

    <A href=[/IMG]http://vietnamdefence.com/Home/phantich/Thuong-vu-ban-Su35-cho-Trung-Quoc-Nguyen-nhan-va-hau-qua-Update/20123/51411.vnd

    VietnamDefence - Việc Nga đang đàm phán bán cho Trung Quốc 48 siêu tiêm kích Su-35 là một thông tin sốt dẻo trên thị trường vũ khí. Hãy thử xem hai bên theo đuổi những mục đích gì trong thương vụ này và hậu quả của nó đối với khu vực.

    Vì sao Nga bán Su-35 cho Trung Quốc trong khi thừa biết Trung Quốc sẽ tìm mọi cách sao chép các công nghệ của nó?

    Các nguyên nhân có thể là:

    1 - Su-35 và có thể cả S-400 là một phần trong thỏa thuận chính trị Nga-Trung để Trung Quốc ủng hộ Nga trong các vấn đề Syria, Iran và thậm chí cả vấn đề Biển Đông.

    2 - Nga muốn Trung Quốc tiếp tục lệ thuộc Nga về máy bay tiêm kích hiện đại.

    3 - Nga muốn tranh thủ kiếm tiền bù đắp cho chi phí bỏ ra phát triển Su-35 và hỗ trợ dự án tiêm kích thế hệ 5 PAK FA T-50.

    4 - Nga muốn tác động làm chậm hoặc phá vỡ chương trình tiêm kích thế hệ 5 của Trung Quốc, qua đó duy trì được ưu thế của Không quân Nga khi họ đưa T-50 vào trang bị dự kiến vào năm 2015.

    5 - Nga muốn gây áp lực đối với Mỹ và các nước châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ buộc phải điều động tăng cường hơn nữa không quân ở châu Á-Thái Bình Dương, qua đó, giảm áp lực với Nga ở các khu vực khác; các đồng minh của Mỹ như Nhật, Hàn Quốc, Australia, đặc biệt là Đài Loan phải mua sắm nhiều hơn các tiêm kích tiên tiến để đối phó với Su-35.

    6 - Với động cơ của lái súng, Nga muốn tăng cơ hội bán tiêm kích tiên tiến (Su-35, T-50) cho các đồng minh trong khu vực, nhất là Ấn Độ và Việt Nam.

    Trung Quốc muốn mua Su-35 có thể do những lý do sau:

    1 - Trung Quốc cần giải pháp khẩn cấp để đối phó với sự gia tăng binh lực, sự tăng cường các loại vũ khí tiên tiến của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương, đối phó với việc Mỹ và các đồng minh Australia, Nhật và Hàn Quốc mua ồ ạt tiêm kích thế hệ 5 F-35 Lightning II.

    2 - Trung Quốc muốn giành ưu thế trên không tuyệt đối tại eo biển Đài Loan và chuẩn bị cho khả năng Đài Loan mua F-35.

    3 - Trung Quốc chuẩn bị gấp cho các kịch bản nổ ra xung đột tại eo biển Đài Loan hoặc Biển Đông, biển Hoa Đông, hoặc với Ấn Độ

    4 - Trung Quốc muốn buộc một số đối thủ trong khu vực, trong đó có Việt Nam, phải chạy đua vũ trang hao tiền tốn của trong khi hạn chế về nguồn lực và khó khăn về kinh tế.

    5 - Nhai rau, nhưng muốn gắp thịt, Trung Quốc muốn mua hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga, nhưng phải mua Su-35 theo điều kiện “bia kèm lạc” do Nga đặt ra.

    6 - Chương trình tiêm kích thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc gặp khó khăn, chậm tiến độ, bế tắc. Mua Su-35, Trung Quốc sẽ ăn cắp được một số công nghệ tiên tiến của Su-35 phục vụ cho dự án J-20. Theo thông tin do Nga công bố, Su-35 có ứng dụng một số hệ thống và công nghệ của tiêm kích thế hệ 5, đặc biệt là hệ thống avionics, radar, động cơ và tên lửa tầm xa. Ngay các mẫu chế thử tiêm kích thế hệ 5 T-50 Nga vẫn đang phải tạm thời sử dụng động cơ của Su-35 vì động cơ thế hệ vẫn chưa sẵn sàng. Cũng có khả năng, dự án J-20 chưa chắc thành công nên Trung Quốc buộc phải có phương án dự phòng, thay thế ít ra là cho đến khi họ có được tiêm kích thế hệ 5 cho ra hồn.

    Liên quan đến tác động của thương vụ Su-35 đối với bản thân nước Nga, nhiều chuyên gia Nga đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ đối với an ninh quốc gia Nga cũng như đối với lợi ích thương mại của Nga trên thị trường vũ khí. Xét đến yếu tố Trung Quốc rất thiện nghệ trong việc ăn cắp, sao chép công nghệ vũ khí Liên Xô/Nga, họ cho rằng, thiệt hại mà thương vụ này sẽ gây ra cho Nga sẽ lớn hơn rất nhiều lợi ích mà nó mang lại.

    Với tính năng kỹ-chiến thuật cao của Su-35, với công nghệ của Su-35 sao chép được, Trung Quốc sẽ cải tiến các máy bay hiện có và sản xuất các máy bay có tính năng tương đương Su-35S với giá rẻ hơn nhiều, đẩy nhanh phát triển và sản xuất J-20 để có một lực lượng không quân hùng mạnh. Các máy bay tính năng cao giá rẻ của Trung Quốc sẽ tràn ngập thị trường thế giới đe dọa nghiêm trọng tương lai xuất khẩu tiêm kích của bản thân nước Nga.

    Còn hậu quả của thương vụ Su-35 đối với an ninh khu vực là gì?

    Đó là nó có thể làm thay đổi cán cân sức mạnh không quân, thúc đẩy chạy đua vũ trang tại châu Á-Thái Bình Dương. Nếu mua được Su-35, không quân Trung Quốc sẽ có ưu thế hơn hẳn về trình độ công nghệ so với không quân tất cả các nước châu Á-Thái Bình Dương trừ Mỹ. Bởi vì, Su-35S được coi là tiêm kích thế hệ 4++, ứng dụng nhiều công nghệ của tiêm kích thế hệ 5, cho phép nó có ưu thế vượt trội so với các tiêm kích thế hệ 4 và 4+ hiện có và sẽ có trong không quân các nước khu vực như Su-27/30 Việt Nam, Indonesia, Malaysia; MiG-29, Su-30MKI, Rafale của Ấn Độ; F-15, F-16, F/A-18 của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Australia, thậm chí đe dọa nặng nề đội máy bay F-35 mà Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đang và sắp mua sắm. Kết quả không chiến mô phỏng của các chuyên gia Australia mới đây cho thấy, Su-35S có ưu thế vượt trội đối với các máy bay tiên tiến nhất của Mỹ như F/A-18E/F, F-35 và ngang ngửa với F-22.


    S-400 là hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến nhất của Nga hiện nay, dùng để thay thế các hệ thống S-300. Hiện chỉ có trong trang bị của Nga với số lượng 2 trung đoàn triển khai gần Moskva. Sắp tới, Nga tiếp tục triển khai S-400 ở một số khu vực duyên hải và ven biên giới trọng yếu.

    S-400 Triumf là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung/xa, dùng để tiêu diệt các loại mục tiêu bay, kể cả các máy bay trinh sát và tên lửa đường đạn. S-400 hiện được trang bị các tên lửa có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay ở tầm 250 km, tên lửa đường đạn chiến thuật ở tầm 60 km.

    S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu khí động ở độ cao 0,01-27 km, tên lửa đường đạn ở độ cao 2-7 km. Tiêu diệt được mục tiêu có tốc độ bay tối đa 4.800 m/s, có thể bắn đồng thời 36 mục tiêu, có thể dẫn đồng thời 72 tên lửa. Thời gian triển khai hệ thống từ trạng thái hành quân 5 phút.

    Mặt khác, mua được Su-35, Trung Quốc tiếp cận được công nghệ tiên tiến cho phép họ đẩy nhanh dự án J-20 và nếu mua được cả hệ thống tên lửa phòng không S-400 thì sức uy hiếp của Trung Quốc đối với sức mạnh không quân, hải quân Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương và các nước trong khu vực sẽ gia tăng đột biến.

    Trước tình hình đó, các nước có nguy cơ xung đột tiềm tàng với Trung Quốc buộc phải chạy đua cải tiến hoặc mua máy bay tiêm kích tiên tiến. Không quân Mỹ buộc phải tăng cường các máy bay tiên tiến F-22, F-35 tại khu vực này. Các đồng minh Australia, Nhật, Hàn Quốc và thậm chí Đài Loan sẽ quyết tâm và tăng cường mua sắm F-35, thậm chí buộc Mỹ nối lại sản xuất và xuất khẩu F-22.

    Ấn Độ không còn cách nào khác là tiếp tục gắn chặt với lái súng Nga trong các dự án nâng cấp Su-30MKI lên Super Sukhoi (Super 30), phát triển tiêm kích thế hệ 5 FGFA, thậm chí mua thêm cả F-35 của Mỹ cho chắc ăn.

    Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan cũng buộc phải gia nhập cuộc đua để hoặc mua Su-35, PAK FA T-50 hoặc F-35. Việt Nam cũng tất yếu phải nghĩ đến việc mua sắm các hệ thống tên lửa phòng không mới, trong đó có S-400.

    Trong một tương lai không xa, không quân châu Á-Thái Bình Dương sẽ bước lên một trình độ công nghệ mới với các tiêm kích thế hệ từ 4++ cho đến 5.

    Như vậy, bằng cách tạo ra cho Mỹ và các nước khu vực một đối thủ mạnh là Trung Quốc khi bán Su-35 và có thể cả S-400, Nga đồng thời châm ngòi cho cuộc chạy đua tiêm kích mà Nga sẽ được hưởng lợi rất nhiều. Nga có thể bảo đảm thành công về mặt thương mại cho các mặt hàng vũ khí chủ lực, đắt tiền của họ là Su-35 và trong tương lai là S-400 và PAK FA T-50 trong nhiều thập niên sắp tới, tức là góp phần duy trì, củng cố ảnh hưởng của Nga tại khu vực chiến lược trọng yếu này của thế giới.

    Bên cạnh đó, việc Trung Quốc mua sắm Su-35 cũng buộc Mỹ và các nước khu vực chạy đua mua sắm tiêm kích tiên tiến hoặc tìm các giải pháp đối phó khác, đẩy Trung Quốc vào thế “mãnh hổ nan địch quần hồ”.

    Hiện trạng cán cân sức mạnh không quân ở châu Á-Thái Bình Dương có thể sẽ được tái lập, song ở trình độ cao hơn mà thôi.

  3. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Philippines và Mỹ tập trận 'vai kề vai'<P style=[/IMG]http://anonymouse.org/cgi-bin/anon-www.cgi/http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/03/120307_philippines_us_drill.shtml

    Hàng ngàn binh lính Hoa Kỳ và Philippines sẽ có cuộc tập trận thường niên tại một tỉnh phía tây gần nơi mà Trung Quốc, Philippines cùng Việt Nam và ba nước châu Á khác đang có tranh chấp lãnh hải.
    [​IMG]

    Philippines nói đợt diễn tập năm nay bao gồm cả tập trận chiếm lại giàn khoan giàu từ tay ‘khủng bố’

    Tin này đã được các quan chức Phlippines xác nhận với hãng thông tấn Hoa Kỳ AP hôm thứ Tư.
    Đợt tập trận năm nay sẽ diễn ra từ 16-27 tháng Tư ở Palawan, vốn nhìn ra Biển Đông.
    Căng thẳng tại Biển Đông gia tăng trong những năm gần đây do những tuyên bố lãnh thổ chồng chéo của Philippines, Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
    Bắc Kinh từng phản đối việc tập trận có sự tham dự của Hoa Kỳ trong khu vực.
    'Vai kề vai'
    Khoảng 4.500 quân nhân Hoa Kỳ và 2.300 đồng nghiệp Philippines sẽ tham gia cuộc tập trận, AP dẫn tin từ Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Manila.
    Đại sứ quán Hoa Kỳ cũng nói họ đã mời các quan sát viên của khối ASEAN trong đó Việt Nam là thành viên tham gia.
    Ngoài ra Washington cũng mời các nước mà họ coi là ‘đối tác’, theo lời nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ.
    Các quan chức Philippines nói cuộc tập trận mang tên Balikatan tức ‘vai kề vai’ nhằm đảm bảo Hoa Kỳ và Philippines, vốn là hai đồng minh có hiệp ước quốc phòng lâu năm, có thể hợp tác nhịp nhàng trong các tình huống khẩn cấp và khi gặp thiên tai.
    Phía quân đội Philippines nói cuộc tập trận phục vụ sự ổn định trong khu vực và không nhằm mục đích chọc tức bất kỳ nước nào.
    Tướng Juancho Sabban nói với AP hoạt động diễn tập bao gồm một cuộc tập trận trong đó binh lính tái chiếm một giàn khoan dầu bị ‘những kẻ khủng bố’ chiếm ở Palawan.
    Ông Sabban cũng nói cuộc tập trận diễn ra ở hải phận Philippines và sẽ không phải là điều khiến Trung Quốc hay bất kỳ nước nào có tranh chấp lãnh hải phải lo ngại.
  4. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Mịa cha thằng khựa [r23)]

    =========================

    Trung Quốc thúc đẩy du lịch ở Hoàng Sa
    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/03/120308_china_paracels.shtml
    Quần đảo Hoàng Sa hoàn toàn vào tay Trung Quốc sau trận hải chiến tháng 1/1974, khi 74 lính hải quân Việt Nam Cộng hòa hy sinh nhưng không bảo vệ được quần đảo này.
    Thái độ về Hoàng Sa của chính quyền trong nước dường như đã thay đổi mạnh, nhất là khi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trước Quốc hội về chủ đề từng được coi là nhạy cảm trong quan hệ Việt-Trung này.
    Hôm 25/11, ông Dũng nói trước các nhà lập pháp của Việt Nam, rằng Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa bằng vũ lực và ‘chủ trương của Việt Nam là đàm phán để đòi hỏi chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa’ bằng biện pháp hòa bình.
    Phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng được đánh giá là có 'dịch chuyển về chính sách'.
    Cơ quan du lịch Việt Nam cũng manh nha ý muốn tổ chức tour du lịch Hoàng Sa, nhưng ý tưởng này gần như không có cơ sở thành hiện thực, ít nhất là trong thời điểm hiện tại.
  5. luckyboy117

    luckyboy117 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2006
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    0

    Tóm lại là các ông lái súng hưởng lợi thôi. Khổ mấy ông nghèo như VN, oằn lưng làm việc mua Vk...
  6. hongvebobinh

    hongvebobinh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2009
    Bài viết:
    693
    Đã được thích:
    1.443
    Máy bay Trung Quốc bắt đầu 'lên tàu' sân bay

    Truyền thông Trung Quốc vừa đăng tải loạt hình ảnh mới nhất của hàng không mẫu hạm Shi Lang, với sự hiện diện của chiến đấu cơ và trực thăng trên boong.

    Nguồn : http://vnexpress.net/gl/the-gioi/anh/2012/03/may-bay-trung-quoc-bat-dau-len-tau-san-bay/
    Bình loạn : Mấy hôm nữa hợp đồng SU-35 xong rồi xong nó lại đá tiếp mấy 48 con T-50 nữa. Vài năm sau, Gia cát Dự là 2020 nó vác cả T-50 dưới tên J-22, Jxx gì đấy lên tàu và qua biên giới thịt cả vùng viễn đông của Ngố cho mà xem. Lúc đấy thì ân hận chẳng kịp nhỉ.

    [​IMG]
    Bức ảnh chụp toàn bộ mạn trái của tàu Shi Lang. Đây là tàu sân bay được Trung Quốc mua lại của Ukraina từ năm 1998, sau đó tiến hành hoán cải. Ông Xu Hongmeng, phó tư lệnh hải quân Trung Quốc, cho hay tàu sân bay Shi Lang sẽ hoạt động thực sự trong năm nay, với thời điểm dự kiến là ngày 1/8.
    [​IMG]
    Một phi cơ đậu trên boong tàu Shi Lang. Trong năm 2011, tàu sân bay này đã trải qua 3 lần chạy thử trên biển sau khi được làm mới, trong đó có một lần được thử nghiệm hoạt động cùng máy bay chiến đấu.
    [​IMG]
    Một bức ảnh khác cho thấy góc nhìn rộng hơn xunh quanh chiếc máy bay chiến đấu trên boong tàu Shi Lang. Đây là chiếc J-15 Flying Shark, loại máy bay được cho là sẽ hoạt động cùng với Shi Lang trong tương lai. J-15 Flying Shark được đánh giá là chiến đấu cơ phù hợp nhất với tàu sân bay Shi Lang.
    [​IMG]
    Bức ảnh này chụp từ phía đuôi của tàu Shi Lang. Trung Quốc không đề cập tới sự tồn tại của hàng không mẫu hạm này cho mãi tới giữa năm ngoái, nhưng khẳng định Shi Lang dùng để phục vụ mục đích nghiên cứu và huấn luyện. Trung tướng Xu Xiaoyan của quân đội Trung Quốc hôm qua cho hay nước này cần ít nhất 3 tàu sân bay trong tương lai.
    [​IMG]
    Cận cảnh tháp điều khiển trung tâm trên tàu sân bay Shi Lang, có thể thấy rõ những người đang đi lại và làm việc trên boong tàu.
    [​IMG]
    Cận cảnh phần đuôi tàu Shi Lang, với những sợi cáp dài nối từ đuôi tàu với bờ.
    [​IMG]
    Ngoài J-15 Flying Shark, trên boong tàu Shi Lang còn có trực thăng Z-8 Super Frelon.
    [​IMG]
    Cận cảnh trực thăng Z-8 Super Frelon với những cánh quạt được xếp gập sang bên trái.[​IMG]Toàn cảnh tàu Shi Lang với góc nhìn từ phía đối diện với mạn trái của tàu. Hai vòng tròn màu đỏ nhạt đánh dấu vị trí của trực thăng Z-8 Super Frelon và chiến đấu cơ J-15 Flying Shark. Shi Lang hiện neo đậu tại cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc. Tàu sân bay này có thể mang được 30 chiến đấu cơ và trực thăng các loại, cùng thủy thủ đoàn khoảng 2.000 người.

  7. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
  8. TONGIA

    TONGIA Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Bài viết:
    1.282
    Đã được thích:
    0
    Bao giờ CNQP Việt Nam chế được loại tương tự như DF 31 thì mới bớt lo cái thằng Thi Lang này.
  9. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    ===================

    Chẳng riêng gì Vịt, các láng giềng khác của 3ship coi bộ cũng lấm la lấm lét dè chừng cái vụ 3ship sắp thả tàu sân bay đi "phục vụ nghiên cứu và huấn luyện"
  10. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    các đồng chí dán bài ở nơi khác nơi trích dẫn vài chữ rồi dẫn link, để chủ đề Hùng được gọi hơn. Cám ơn các đồng chí[r2)]
    Việc China phát triển Qp mạnh mẽ chẳng khác nào đái vô chân mình, bởi vì cây to đón gió lớn, một khi những nước khác cảm thấy mình bị đe dọa thì họ hành động để bảo vệ chính họ, vì thế các đồng chí khỏi lo, việc cần làm bây giờ là chính ách ngoại giao của nhà miềng thôi. Tăng cường liên kết với các nước khác và thể hiện hình ảnh 1 Vn yêu chuộng hòa bình. Và đó là những gì chúng ta vẫn làm lâu nay[:D]

Chia sẻ trang này