1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
  2. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
  3. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Khựa đang tung hỏa mù ?????

    =========================

    Tàu sân bay Trung Quốc 10 năm nữa mới dùng được

    http://nld.com.vn/20120314093410911p0c1006/tau-san-bay-trung-quoc-10-nam-nua-moi-dung-duoc.htm

    Thứ Tư, 14/03/2012 09:45
    (NLĐO) – Trong một bài phỏng vấn gần đây của báo Yomiuri (Nhật Bản), Thiếu tướng Hải quân Doãn Trác cho biết 10 năm nữa tàu sân bay của Trung Quốc mới có thể đưa vào sử dụng.

    Theo ông Doãn Trác, tàu sân bay cần một khoảng thời gian nữa để hoàn tất khả năng tác chiến. Trong tương lai, Trung Quốc sẽ đào tạo hàng chục sĩ quan để có thể phục vụ cho việc tác chiến của tàu sân bay Varyag (Thi Lang) đầu tiên của nước này. Các nhà chức trách hy vọng có thể sẽ sớm chuyển giao tàu này cho Hải quân để làm phương tiện huấn luyện. Đồng thời, ông Doãn Trác khẳng định Bắc Kinh không có ý định dùng tàu sân bay Varyag vào mục đích chiến đấu.
  4. hoangthohoa

    hoangthohoa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2004
    Bài viết:
    916
    Đã được thích:
    220
    http://vietbao.vn/Giao-duc/Se-dua-tieng-Hoa-vao-day-tieu-hoc-THCS/2131433441/202/
    Cái này đưa vào pic thuộc GDQP có được không các bác :)
    Trích : Bộ GD&ĐT vừa công bố xin ý kiến rộng rãi dự thảo chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và cấp THCS. Theo đó, tiếng Hoa sẽ được đưa vào giảng dạy ở hai cấp học này với số lượng 4 tiết/tuần.
  5. Hector_S

    Hector_S Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    612
    Sau này con em chúng ta bắt buộc phải học tiếng khựa, chẹp... bắt đầu từ tiểu học, THCS, rồi sau này sẽ là THPT...
    Ko biết có đổi trác (chính trị) gì ko... Nếu có thì VN dc gì và chịu mất gì? Chỉ e là cái mất về lâu dài là to lớn và rất nguy hại...
  6. mabbmabu

    mabbmabu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2006
    Bài viết:
    310
    Đã được thích:
    129
    cái vụ học tiếng Hoa lại do mấy thằng phóng tinh viên báo lá cải giáo dục giật tít câu khách, bọn này đã quá nổi tiếng qua serial hình ảnh tàu chiến khủng của Việt Nam ta mà anh em qua lại vệ phủ đều rõ.
    đọc đầy đủ cái thông báo ở đây http://www.moet.gov.vn/?page=6.10&view=4015&opt=brpage
    ngắn gọn thì việc học tiếng hoa dành
    - Đối tượng áp dụng: Học sinh cấp tiểu học và THCS là người Hoa sinh sống ở Việt nam.

    - Phạm vi áp dụng: Chương trình môn học tiếng Hoa là môn học tự chọn.

    theo trên thì con em người Hoa ở Việt Nam mà mình xem là 1 dân tộc anh em trong 54 dân tộc ấy sẽ dc học cái nêu trên, và muốn học thì sẽ tự đăng ký vào trường có cái lớp dạy cái món ấy. CHẤM HẾT.
  7. Hector_S

    Hector_S Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    612
    Ờ, nếu vậy thì kệ con mẹ tụi nó!!!
  8. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    TQ phản đối chư tăng VN ra Trường Sa

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/03/120314_china_spratlys_monks.shtm[/SIZE]
    Trả lời BBC hôm nay, Đại đức Thích Giác Nghĩa, hiện đang trụ trì chùa Vạn Đức ở thành phố Nha Trang và là một trong sáu chư tăng phát nguyện ra đảo, nói rằng ông không e ngại trước sự phản đối của Trung Quốc.
    ‘Chúng tôi khẳng định mảnh đất đó là của Việt Nam. Nếu Trung Quốc có đòi hỏi gì thì chư tăng chúng tôi sẵn sàng đứng lên để bảo vệ chủ quyền của đất nước,’ ông quả quyết.
    ‘Đó là mảnh đất thiêng liêng của chúng tôi mà nhiều đời anh em đã nằm xuống để bảo vệ,’ ông nói.
    Đại đức Nghĩa là người đã ba lần ra Trường Sa để tiến hành các lễ cầu siêu cho những chiến sỹ và người dân Việt Nam đã tử nạn trong quá trình khai phá và bảo vệ quần đảo.
    ‘Nếu một tu sỹ như tôi mà có hy sinh cho Tổ quốc thì cũng là việc đáng làm,’ ông nói.
    Khẳng định quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, Đại đức Nghĩa nói ‘trên đảo đã có dân Việt Nam ở từ xa xưa; các ngôi chùa cũng đã có từ xa xưa và chư tăng cũng đã từng ở đảo’.
    ‘Dân tộc Việt Nam đi đến đâu thì ở đó có đền chùa miếu mạo,’ ông nói.
    ‘Thịnh suy, gián đoạn là tất yếu,’ ông nói thêm, ‘Nhưng hôm nay Giáo hội có quan tâm sửa chữa trùng tôi thì chư tăng chúng tôi lại ra.’
  9. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    TQ nhắc lại 'cùng khai thác Trường Sa'

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/03/120316_china_phil_spratlys.shtml

    Trung Quốc luôn nói ‘gác lại bất đồng, cùng khai thác’
    Tân đại sứ Trung Quốc ở Philippines trấn an rằng nước bà không có ý định dùng sức mạnh quân đội để đe dọa các nước có tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Trường Sa.

    Trong buổi họp báo ở tư dinh tại Manila, Đại sứ Ma Keqing nói với báo giới Philippines rằng chính sách quốc phòng của Trung Quốc chỉ để ‘tự vệ’.

    Bà nhắc lại lập trường là Trung Quốc muốn ‘cùng khai thác’ trước khi giải quyết được tranh chấp.

    ‘Chúng tôi không có tham vọng hay khả năng để đe dọa các nước...Những gì chúng tôi muốn làm là bảo vệ quyền lợi của Trung Quốc, bảo vệ biên giới và chủ quyền,’ bà nói hôm thứ Năm.

    Cùng khai thác

    Được hỏi về kế hoạch gia tăng quân đội của Mỹ trong khu vực, bà nói Trung Quốc ‘đã phản ứng rất bình tĩnh’.

    ‘Châu Á Thái Bình Dương đủ lớn cho cả Mỹ và Trung Quốc,’ bà tuyên bố.

    Philippines gần đây kêu gọi tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ, và sẽ tổ chức cuộc tập trận lớn với Washington vào tháng Tư ở đảo Luzon và Palawan.

    Đại sứ Trung Quốc, người vừa nhậm chức hai tháng trước, cố gắng tỏ ra hòa nhã và nói quan hệ quân sự là chuyện nội bộ mỗi quốc gia.

    ‘Tùy các bạn thôi, [để có] quan hệ quân sự, kinh tế với các nước khác. Mỗi nước có chính sách tùy theo điều kiện quốc gia của mình.’

    Trong cuộc họp báo đầu tiên của mình, đại sứ Trung Quốc nói nước bà hy vọng có thể ‘tìm ra cách để bắt đầu thương lượng’ về việc cùng khai thác ở Biển Đông.

    ‘Là người Trung Quốc, chúng tôi kiên nhẫn. Nhưng với sự kiên nhẫn, khôn ngoan và thiện chí, chúng ta rồi cũng sẽ tìm ra cách.’

    ‘Trong khi chưa có giải pháp chung cuộc [cho tranh chấp Trường Sa], chúng ta nên gác lại khác biệt và cùng hợp tác.’

    Khi được hỏi Trung Quốc có định tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS), đại sứ Trung Quốc nói nước bà ‘không chống lại cách diễn dịch cuộc tranh chấp dựa trên các quy định’.

    ‘Nhưng người ta không thể chỉ áp dụng vài điều của UNCLOS mà lại bỏ qua những điều khoản khác.’

    ‘UNCLOS chỉ là một hiệp định. Còn có những hiệp định khác,’ bà nói.

    Mới đây nhất, ngày 6/3, Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì nhắc lại ‘có thể gác lại bất đồng, cùng khai thác trước khi giải quyết tranh chấp’.

    Việt Nam phản đối

    Cũng trong ngày thứ Năm, từ Hà Nội, người phát ngôn ngoại giao của Việt Nam lên tiếng phản đối các hoạt động gần đây của Trung Quốc ở Hoàng Sa.

    Thông cáo của ông Lương Thanh Nghị liệt kê một loạt ‘vi phạm’ của Trung Quốc.

    Trong đó có việc ‘Công ty Dầu khí Ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) tiến hành mời thầu dầu khí 19 lô ở khu vực phía Bắc Biển Đông trong đó có lô 65/24, cách đảo Cây (Tree Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 01 hải lý.’

    Ông Nghị nhắc lại: ‘Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam.’

    ‘Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, chấm dứt các hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông.’

    Lập trường của Trung Quốc lâu nay là không đàm phán với Việt Nam về Hoàng Sa, quần đảo mà nước này chiếm được sau trận đánh với Hải quân Việt Nam Cộng hòa năm 1974.
  10. lycafetanvo

    lycafetanvo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    164
    Nhà thầu Trung Quốc phá hoại công viên quốc gia Campuchia
    Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã ồ ạt đầu tư vào Cam Bốt. Riêng trong năm 2011 vừa qua, đầu tư của Trung Quốc vào Cam Bốt lên gần 1,2 tỷ đô la, tăng 71% so với 2010. Địa ốc là một trong các lãnh vực rất được ưa chuộng. nhất là từ phía các tập đoàn tư nhân Trung Quốc, nhưng đã gây ra những tổn hại đáng kể về môi trường, gây bất bình không ít nơi người Cam Bốt.

    Mới đây, báo chí phương tây đã nêu bật sự kiện là một nhà thầu Trung Quốc đầy thế lực đang tàn phá cả một công viên quốc gia ở phía Tây Nam Cam Bốt để biến nơi này thành một quần thể khách sạn giải trí. Từ Phom Penh, Thông tín viên Phạm Phan tường trình về vụ Công viên Quốc gia Botum Sakor ở tỉnh Koh Kong bị một nhà thầu Trung Quốc tàn hại.

    "Vùng rừng núi phía Tây Nam, phần lớn thuộc địa phận tỉnh Koh Kong, một thời yên lặng với môi trường xanh đẹp, nay đang bị tàn phá khi người Trung Quốc đặt chân đến đây với sự hỗ trợ nhiệt tình của chính quyền. Công viên quốc gia Botum Sakor trước đây là không gian thanh bình của nhiều loài động vật như cọp, voi, gấu, vượn nhưng giờ đây thành phần bài bạc, ăn chơi mang quốc tịch Trung Quốc kéo đến đầy đàn tranh giành cả chỗ sinh sống của đám thú rừng.

    Ông Chut Wutty, Giám Đốc Tổ Chức Bảo Vệ Tài Nguyên Thiên Nhiên có văn phòng tại Phnom Penh, đứng tại Botum Sakor chỉ cho báo chí thấy khu vực trước đây toàn là rừng xanh nay hầu như không còn cây sống. Ông nói chính Tập Đoàn Phát Triển Liên Hiệp Tianjin hay Thiên Sư của Trung Quốc là tác nhân làm biến đổi môi trường ở công viên quốc gia Botum Sakor.

    Tập Đoàn Phát Triển Liên Hiệp là một công ty kinh doanh bất động sản ở vùng Hoa Bắc, họ đã sở hữu được một diện tích rộng đến 340 km vuông trong công viên quốc gia Botum Sakor và biến nó thành khu vui chơi giải trí, một địa điểm truy hoan lố bịch một cách thái quá, có kích thước lớn như một thành phố.
    Tại đây, một xa lộ dài 64 cây số với 4 làn đường, hầu như đã hoàn tất, tạo thành trục lộ lớn hiện đại chạy xuyên ngang khu vực lâm viên khiến phá vỡ môi trường trong lành và nét hoang sơ của thiên nhiên.

    Xét về luật đất đai của Cam Bốt ban hành năm 2001 thì chính quyền có bổn phận ngăn cấm ký kết bất cứ thỏa thuận nào về nhượng quyền đất kinh tế có diện tích lên đến 10.000 mẫu. Thế nhưng Tập Đoàn Liên Hiệp Phát Triển đã được dành cho hợp đồng kéo dài 99 năm với tổng diện tích lên tới 36.000 mẫu đất, một vùng đất lớn được tách ra từ công viên quốc gia Botum Sakor, và sau đó định lại ranh giới mới do Tập Đoàn Liên Hiệp Phát Triển làm chủ. Đó là nhờ Sắc Luật Hoàng Gia năm 2008, và không ai biết, nhân vật nào đứng sau cuộc vận động để Hoàng Gia ban hành sắc luật này nhằm biệt đãi cho công ty của Trung Quốc.

    Cũng trong năm 2008, ông Mok Mareth, Bộ Trưởng Môi Trường cùng người đứng đầu Ủy Ban Giám Đốc Tập Đoàn Liên Hiệp Phát Triển là ông Li Zhi Xuan hay Lý Đại Nguyên. Theo nội dung bản hợp đồng, mà năm rồi đã được thực thi, thì Tập Đoàn Liên Hiệp được dành cho thêm 9.100 mẫu đất ở bên cạnh khu đất rộng 36.000 mẫu để xây dựng một nhà máy thủy điện.

    Tham vọng của Tập Đoàn Liên Hiệp Phát Triển khi bước chân đến công viên quốc gia Botum Sakor là biến đổi khu vực này thành khu nghỉ dưỡng cao cấp bao gồm hệ thống đường chạy ngang dọc, một phi cảng quốc tế, một cảng biển dành cho các du thuyền lớn, hai hồ dự trữ nước, nhiều khách sạn, bịnh viện, những khu gia cư sang trọng, sân golf, và đặc biệt là một casino có tên gọi “Đền Angkor trên biển”.

    Để thực hiện điều này, Tập Đoàn bỏ ra trên 3,8 tỷ Mỹ Kim, và vùng đất mà họ đầu tư lớn bằng nửa diện tích của đảo quốc Singapour, người dân địa phương gọi khu vui chơi giải trí này là “Con rồng bảy đầu” hay “Hồng Kông 2”.

    Tất nhiên để thực hiện tham vọng này, ngoài tiền, Tập Đoàn còn phải cương quyết dập tắt các chống đối, mặc dù đã được chính quyền ủng hộ. Srey Khmao, một cư dân 68 tuổi, nói đất và vùng khai thác cá của họ đã được thế hệ cha ông truyền lại, tuy nhiên cuộc sống ổn định của họ đã bị phá hủy khi người Trung Quốc kéo đến tỉnh Koh Kong, họ sử dụng biện pháp mạnh tay trục đuổi đối với dân địa phương, hăm dọa bất cứ người dân nào còn luyến tiếc nơi trú ngụ của họ. Hậu quả dân nghèo là kẻ thua trận.

    RFI : Các hiệp hội bảo vệ môi trường phản ứng như thế nào ?

    Phạm Phan : Ông Chut Wutty, một người hoạt động trong tổ chức bảo vệ môi trường cùng nhiều nhà hoạt động môi sinh khác đã bày tỏ nỗi bất bình về hoạt động của Tập Đoàn Liên Hiệp Phát Triển. Họ nói các công viên quốc gia và khu vực dành để bảo tồn nhiều loại thú hoang dã quý hiếm lần lượt bị bán cho các công ty nước ngoài đặc biệt là Trung Quốc. Các nhà hoạt động môi trường Cam Bốt cũng nói những thỏa thuận nhường quyền khai thác đất kinh tế có khuynh hướng mở rộng quyền lợi kinh tế của Trung Quốc tại Cam Bốt khi tham vọng bành trướng lãnh hải của họ đang lộ rõ ở Biển Đông.

    Tổ chức Phát Triển và Nhân Quyền Cam Bốt đưa ra con số chỉ rõ là hồi năm rồi chính quyền Cam Bốt dành nhiều hợp đồng kinh tế cho hàng chục công ty, số diện tích mà các công ty nắm được trong tay lên đến 7.631 km vuông, hầu hết đây là đất thuộc công viên quốc gia và khu vực bảo tồn thú quý hiếm. Số đất dành cho hợp đồng kinh tế như nói trên đã tăng gấp 6 lần trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2011.

    Trung Tâm Nhân Quyền Cam Bốt cho biết nhiều công ty Cam Bốt, Việt Nam, và các nước khác cũng đã nhanh chân bước vào cuộc để khai thác những vùng đất bị bán tống bán tháo, nhưng phần lớn các công ty này chỉ kinh doanh trong lĩnh vực cao su. Còn những dự án sinh lợi khác như mỏ vàng, các khoáng sản khác thì lọt vào tay công ty Trung Quốc, vì túi tiền họ lớn và sâu hơn.

    Riêng về các tổ chức bảo vệ môi sinh ngoại quốc đang hoạt động tại Cam Bốt thì không hé miệng vì lo sợ mối quan hệ với chính quyền bị rạn nứt rồi dẫn tới đổ vỡ. Những tổ chức này vẫn còn nhớ đến vụ Global Witness năm 2005, đây là tổ chức bảo vệ môi trường do vì trách nhiệm nên thẳng thắn lên tiếng phê bình chính quyền để rồi sau đó lãnh hậu quả phải đóng cửa văn phòng tại Phnom Penh vì chính quyền ra lịnh trục đuổi. Nhân vật quyền thế tại đây chỉ thích nghe lời dịu ngọt.

    Một nhà hoạt động bảo vệ môi trường xin giấu tên nói thời kỳ Cam Bốt tùy thuộc vào các nước cấp viện đã qua rồi, giờ đây nguồn đầu tư trực tiếp dồi dào của Trung Quốc đang chảy vào xứ Chùa Tháp, vì thế cách hành xử theo phương pháp cây gậy và củ cà rốt của các quốc gia Phương Tây vào thời điểm 10 năm trước đây, nay không còn hiệu quả nữa.

    RFI : Sự hiện diện của Trung Quốc tại Cam Bốt ngày càng manh mẽ. Phản ứng của người dân ra sao ?

    Phạm Phan : Dân Trung Quốc kéo nhau tới Cam Bốt nhập cư hay làm ăn buôn bán, nếu đánh giá tổng thể, họ cũng là người nghèo khi so sánh với dân Mỹ hay Châu Âu, nói gần hơn là so sánh họ với dân Singapore, Đài Loan hay Hồng Kông. Tuy thế, những công ty Trung Quốc đầu tư vào Cam Bốt thì có nhiều vốn liếng và được chính quyền trọng nể.

    Chỉ riêng tại khu vực xây dựng bên trong công viên quốc gia Botum Sakor,nơi làm việc của kỹ sư Trung Quốc được lính Cam Bốt gìn giữ an ninh. Theo sự tường thuật của nhà báo thuộc hãng tin Reuters thì lính canh đã không cho nhà báo đi vào khu vực nghỉ dưỡng của Tập Đoàn Liên Hiệp Phát Triển, vì đây,theo lời của lính canh, là đất của Trung Quốc.

    Một cư dân địa phương tên Nhorn Saroen bộc lộ tình cảm của riêng ông rằng, dù có ghét người Trung Quốc, ông cũng không làm gì được. Không phải riêng gì ở vùng đất công viên quốc gia Botum Sakor, ở nhiều nơi khác trên đất Cam Bốt, người dân có phản kháng như tại hồ Boeung Kak ở ngay thủ đô Phnom Penh, cũng do công ty Trung Quốc đầu tư, thì sau cùng cũng phải thua cuộc.

    Dân nghèo mất đất, mất tài sản, và cô thế thì phải làm gì đối với các nhà đầu tư Trung Quốc? Thù ghét, oán hận, chỉ để trong lòng hay bày tỏ bất bình trong chỗ thân thuộc. Báo chí Cam Bốt chưa ghi nhận vụ phản kháng mạnh tay nào do dân địa phương tổ chức nhắm vào cơ sở kinh tế của người Trung Quốc đặt trên lãnh thổ xứ Chùa Tháp.

    Nguồn : http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120...quoc-gia-cung-bi-nha-thau-trung-quoc-pha-hoai

Chia sẻ trang này