1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Tôi ngẫm nghĩ và thấy rằng, chưa bao giờ và sẽ không bao giờ Việt Nam ta là một đất nước có sức mạnh vượt trội và ưu thế tuyệt đối về quân sự, chính trị hay kinh tế trên thế giới. Cái này nằm ở bản chất văn hóa, ở cái 'nghiệp' mà các cụ tổ đã vướng vào và lựa chọn. Không đi theo con đường bá quyền và bá quyền không là cái đích để hướng tới.

    Bá quyền thì phải có các cá nhân xuất chúng, tài năng và sự tự do của cá nhân đó phải phát triển đến mức tối đa. Mà điều đó chỉ có thể có ở môi trường tự do - thi trường tự do tuyệt đối. Là một môi trường nghiệt ngã và rất dã man. Dù thế nào thì cũng không thể biện minh cho tính chất này của chúng.

    Mà điều này nếu xảy ra ở Việt Nam thì là một sự lột xác, thay đổi hoàn toàn cơ sở nền tảng của một nền văn hóa. Chừng nào còn nhà thờ dòng họ, đền đài miếu mạo của dân thì đừng có mong. Đúng thật nền văn hóa của chúng ta tương đối 'hãm tài', 'hãm sắc'. Chẳng khó để nhận ra trong kho tàng ngụ ngôn, dân ca, tục ngữ, ca dao....dân gian. Nói chung là có một kỷ cương, chẳng chặt quá mà cũng chẳng lỏng để mà được tác oai, tác quái. Thế mới hiểu tại sao chúng ta chỉ có nền khoa học chủ yếu là ứng dụng, 'tiếp thu tinh hoa' của thế giới chứ không phải là sáng tạo. 'Sánh vai với các cường quốc 5 châu' là một lựa chọn kiểu như vậy. Nói thế không có nghĩa là Việt Nam không có nhân tài. Nhưng vấn đề là Đạo đức được tuyên dương như là phẩm chất cao quý hơn. Tài năng là một phẩm chất bổ sung tạo nên một sự hoàn hảo: Gọi là Vẹn toàn.

    Điều này cũng có cái hay, giúp chúng ta tránh được những 'nguy hiểm chết người' tất yếu phải gặp phải, mặc dù 'khó khăn' là một vấn đề cố hữu mà ai cũng phải đối diện. Chúng ta sẽ không có 'kẻ thù không đội trời chung'. Điều này luôn giúp Việt Nam tìm được tiếng nói của lương tri con người hơn khi phải đối diện với các cường quốc.

    Khác với Việt Nam, Trung Quốc có một nền Văn hóa bá quyền từ nguồn gốc lịch sử. Trên con đường này, tất yếu Trung Quốc phải gặp 'phản vật chất' của mình. Đây là kẻ thù cố hữu của nền văn hóa ấy.

    Nếu như ở VN có những bước đi chính sách nào đó giống của Trung Quốc hoặc Nhật Bản, Châu Âu hay Mỹ, thì đừng cho rằng chúng ta là đệ tử đúng nghĩa hay tay sai của họ, bởi nó không nằm ngoài phạm trù 'tiếp thu tinh hoa của thế giới'. Đừng có mơ ngủ mà hãy để ý tới những vòng kim cô đang tỏa sáng trên đầu chúng. Chúng đang được thuần dưỡng.

    Nước Lào thì giống Việt Nam rồi, còn bản sắc văn hóa của các nước Asean khác thì tôi không rõ lắm.
  2. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    vIETNAM MÌNH giống như đất nước vua đồng hồ ở bắc Âu là mừng rồi, không có chiến tranh, không có tội phạm, chỉ có cảnh đẹp và giàu có quí phái[:D]
  3. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Điện mật từ Sứ quán Mỹ: Trung Quốc phản ứng tiêu cực với điều trần của Thượng nghị sỹ Jim Webb

    Nội dung bức điện từ Đại Sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh ngày 24/07/2009 cho thấy, Trung Quốc trên bề mặt tuyên truyền ủng hộ các giải pháp “gác tranh chấp cùng khai thác”, bên trong lại tìm cách gây áp lực buộc các công ty năng lượng quốc tế phải từ bỏ việc hợp tác thăm dò với các bên có yêu sách khác. Ngoài ra, Trung Quốc cũng vận động hậu trường để Chính phủ Hoa Kỳ không công khai yêu cầu Bắc Kinh phải giải thích về những yêu sách chủ quyền không rõ ràng của họ tại Biển Đông.

    [​IMG]

    Xuất xứ: Đại Sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh
    Thời gian điện: Thứ 6, ngày 24/07/2009; 10:58UTC
    Thời gian công bố: Thứ 5, ngày 01/09/2011; 23:24UTC
    Phân loại: Điện mật


    Tóm tắt:

    1. Ngày 24/07, Vụ trưởng Vụ Biên giới và Hải dương của Bộ ngoại giao Trung Quốc đã gặp Tham tán để phản đối những tuyên bố được đưa ra bởi các quan chức cấp cao của Mỹ về những yêu sách của Trung Quốc đối với Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam: Biển Đông –ND). Vị Vụ trưởng này nhắc lại những yêu sách về chủ Quyền của Trung Quốc và thuyết phục Hoa Kỳ “kiểm soát” những công ty dầu mỏ có thể tham gia hoạt động thăm dò với những bên có yêu sách khác tại Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam: Biển Đông –ND). Cuối cuộc gặp, ông ta thừa nhận vấn đề thực chất của Trung Quốc là cuộc điều trần tại Tiểu ban Đông á của Uỷ ban Đối Ngoại Thượng Viện đã “mở ngỏ và công khai”, và thuyết phục Hoa Kỳ nên giải quyết những vấn đề quan tâm một cách “riêng tư” với chính phủ Trung Quốc. Tham tán lưu ý rằng chúng ta có lợi ích chung trong việc thấy rằng bất kỳ xung đột nào tại Biển Đông cũng được giải quyết một cách hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, đảm bảo lợi ích cao nhất đối với mỗi quốc gia theo một yêu sách mang tính phù hợp luật pháp. Hết tóm tắt.

    Trung Quốc bị làm khó bởi những điều trần của Chính phủ Mỹ

    2. Vụ trưởng Vụ Biên Giới và Hải Dương Ning Fukui gặp Tham tán để đưa ra một phản ứng chính thức về trình bày của Phó Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Marciel và Phó Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách về quân sự Robert Scher trước cuộc điều trần của Tiểu ban Đông Á trực thuộc Uỷ ban Đối ngoại của Thượng viện vào ngày 15 tháng 06 được điều hành bởi Thượng nghị sỹ Jim Webb. Vụ trưởng Ning cho Tham tán biết, ông ta được “chỉ đạo” để nói lên sự bất mãn của Trung Quốc đối với những tuyên bố được đưa ra bởi các quan chức của Chính phủ Mỹ về chất vấn công khai đối với những yêu sách của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam: Biển Đông - ND). Đọc một bản tuyên bố được chuyển bị trước, Vụ trưởng Ninh nói Trung Quốc đã lấy làm “ngỡ ngàng và khó hiểu” cũng như “mạnh mẽ bất bình ” với việc Hoa Kỳ tuyên bố cho rằng những yêu sách của Trung Quốc đối với Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam: Biển Đông - ND) là “mơ hồ”. Ông ta cũng phản đối cách gọi của quan chức Mỹ về hành vi của Trung Quốc đối với những công ty dầu mỏ Mỹ là “sự đe dọa”.

    PRC: Những Cơ sở Lịch sử “không thể tranh cãi” cho yêu sách tại Biển Đông

    3. Ning nói, những yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông theo luật hàng hải là “rõ ràng” và “phù hợp”. Hơn nữa, Trung Quốc có yêu sách không thể tranh cãi đối với Quần đảo Nam Sa (Việt Nam: Trường Sa - ND) và những vùng nước chung quanh. Ông ta nói, Trung Quốc là người đầu tiên khám phá ra và đặt tên cho quần đảo Nam Sa (Trường Sa), cũng là quốc gia đầu tiên có duy trì thẩm quyền chủ quyền đối với quần đảo này. Vụ trưởng Ning nói thêm rằng, trước khi Nhật Bản chiếm cứ lãnh thổ của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa ( Việt Nam: Biển Đông –ND) vào giữa thời Thế chiến thứ 2, yêu sách của Trung Quốc đối với khu vực chưa bao giờ bị phản bác. Hơn nữa, tuyên bố Cairo và Potsdam đã quyết định trả những phần lãnh thổ này về cho Trung Quốc sau chiến tranh. Chỉ bắt đầu từ sau thập niên 1960s, những quốc gia láng riềng mới bắt đầu thách thức các lợi ích của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam: Biển Đông - ND). Ning tuyên bố một cách nhấn mạnh rằng, Trung Quốc sẽ không bao giờ ghi nhận yêu sách của một quốc gia thứ ba đối với Biển Nam Trung Hoa ( Việt Nam: Biển Đông –ND), nhưng nói thêm rằng Trung Quốc hy vọng sẽ giải quyết các vấn đề thông qua những giải pháp ngoại giao.

    Những công ty dầu mỏ tệ hại của Hoa Kỳ

    4. Ning tiếp tục cáo buộc rằng, việc thăm dò, khai thác dầu mỏ và khí gas tại Biển Đông bởi những công ty Hoa Kỳ đã gây thiệt hại cho lợi ích của Trung Quốc, làm gia tăng căng thẳng và tranh chấp trong khu vực. Những công ty đã tiến hành các hoạt động khảo sát với Việt Nam và các quốc gia khác trong vùng có tranh chấp, gây tổn hại tới hòa bình và ổn định của khu vực. Trung Quốc kiên quyết phản đối những hoạt động thăm dò, khai thác dầu mỏ và khí gas đơn phương bởi bất kỳ một quốc gia nào trong khu vực có tranh chấp, cũng như phản đối sự tham gia bởi các công ty của những quốc gia thứ ba. Các công ty Hoa Kỳ đã vượt quá phạm vi của những lợi ích kinh doanh thông thường của họ, trở thành can dự vào một tranh chấp quốc tế và làm tổn hại tới những lợi ích của Trung Quốc. Ning kêu gọi Chính phủ Hoa Kỳ tiến hành ngay những hành động nhằm dừng việc thăm dò dầu mỏ và khí gas được tiến hành bởi những công ty tư nhân của Hoa Kỳ tại Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam: Biển Đông –ND). Trung Quốc sẽ hành động để bảo vệ quyền và lợi ích của họ, và những quyền của họ tại Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam: Biển Đông –ND) là “không thể tranh cãi”.

    5. Vụ trưởng Ning nói, Trung Quốc đang bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của họ và tìm kiếm các giải pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Luật biển của Liên Hiệp Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc ủng hộ cho một chính sách “gác tranh chấp cùng khai thác”, qua đó thể hiện thiện chí của Trung Quốc và sự cam kết đối với một giải pháp hòa bình cho những tranh chấp Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam: Biển Đông – ND).

    Tác động ảnh hưởng có thể tới quan hệ song phương

    6. Ning nói, những khía cạnh quan trọng nhất của việc duy trì một mối quan hệ song phương Mỹ - Trung “tích cực, hợp tác và toàn diện” là “tôn trọng lợi ích cối lõi và những quan tâm chung của nhau”. Mỹ nên tôn trọng chủ qyền lãnh thổ, các quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam: Biển Đông –ND), và tôn trọng đầy đủ những cố gắng hòa bình của Trung Quốc nhằm giải quyết những tranh chấp tại đó. Ông ta tiếp tục, Hoa Kỳ cũng nên kiềm chế việc tự can dự vào những tranh chấp quốc tế tại Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam: Biển Đông –ND) hoặc làm bất cứ điều gì khiến cho một giải pháp hòa bình càng thêm khó đạt được.

    Tham tán nhấn mạnh những tích cực

    7. Tham tán trả lời rằng, mở rộng việc Trung Quốc tin tưởng vào thăm dò một cách hòa bình tại Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam: Biển Đông – ND), việc tham vấn tốt hơn xung đột và cần thiết giải quyết những tranh chấp theo căn cứ của luật pháp quốc tế, quan điểm của Hoa Kỳ và Trung Quốc là tương đồng. Có rất nhiều những lợi ích khác biệt trong thực hiện tại lĩnh vực này; Hoa Kỳ đã nghe về những lập luận chủ quyền của Trung Quốc, cũng như những lập luận của các bên yêu sách khác tại Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam: Biển Đông –ND). Tham tán đánh giá cao thiện chí của Trung Quốc trong việc tham gia hợp tác cùng những quốc gia khác trong lĩnh vực cùng khai thác chung các nguồn tài nguyên. Không một quốc gia nào có yêu sách hợp pháp với các nguồn tài nguyên của Biển Nam Trung Hoa ( Việt Nam: Biển Đông –ND) lại bị gạt ra rìa.

    Cảm xúc của nhân dân Trung Quốc: Tổn thương (nhắc lại). Vấn đề căn bản: Xin đừng Tranh luận Công khai

    8. Ông Ning nhắc lại rằng chủ quyền của Trung Quốc đối với Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam : Biển Đông –ND) là “không thể tranh cãi” và tái nhấn mạnh rằng những tuyên bố được đưa ra bởi Phó trợ lý Ngoại trưởng Marciel và Scher đã “làm tổn hại chủ quyền của Trung Quốc và còn làm tổn thương tình cảm của nhân dân Trung Quốc”. Ông ta nói rằng, đặt câu hỏi về quyền, lợi ích và chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam: Biển Đông –ND) gây tổn hại tới sự tin tưởng lẫn nhau, và không đóng góp cho hòa bình, ổn định trong khu vực. Kết thúc cuộc gặp, ông ta nói thêm một điểm sâu xa hơn: bất kỳ khác biệt nào, Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể có đối với các vấn đề về chủ quyền và lãnh thổ tại Biển Nam Trung Hoa (Việt Nam: Biển Đông – ND), đó là những khác biệt về lợi ích của cả hai quốc gia không được tuyên truyền một cách công khai. Tham tán nói, ông ghi nhận sự quan tâm của Trung Quốc về vấn đề này.

    Nguồn trích dẫn: Wikileaks

    http://nghiencuubiendong.vn/wikilea...n-ng-tieu-cc-vi-iu-trn-ca-thng-ngh-s-jim-webb
  4. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Hoa Kỳ 'đừng làm đục nước Nam Hải'

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/03/120319_chinadaily_us_warnings.shtml[/B]

    Tuy không nhắc đến cuộc tập trận Mỹ - Philippines dự kiến bắt đầu trên đảo Luzon vào tháng 4 này, báo Trung Quốc nói ‘chính các hành động của Mỹ là thiếu trách nhiệm, chứ không phải hành động của Trung Quốc’.

    Burton Field hôm trước yêu cầu Trung Quốc ‘tôn trọng tự do hải hành và có hành động mang tính trách nhiệm ở biển Nam Trung Hoa,’ theo các báo quốc tế.

    Nhưng nay Hoa Kỳ bị báo Đảng Trung Quốc cho là đã và đang ‘cố ý gây chuyện bằng cách thổi lên từ chỗ không có gì những cuộc tranh chấp chủ quyền ở biển Nam Trung Hoa’ và nắm lấy nguyên tắc an toàn hàng hải để mở đường cho việc ‘thực hiện chiến lược ngăn ngừa Trung Quốc’ của Washington.

    Đó là lời cảnh báo với Hoa Kỳ mà tờ Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra lần đầu tiên kể từ sau khi Quốc hội nước này hoàn tất kỳ họp lớn vào tuần trước.

    Còn về các nước khác, bài báo gửi ra thông điệp các quốc gia này không nên ‘để cho Hoa Kỳ thổi bùng xung khắc’.

    Phát biểu của giới quân sự Mỹ ở Nhật Bản gây phản ứng từ báo Đảng của Trung Quốc
    ‘Để Hoa Kỳ thổi bùng lên xung khắc chỉ làm hại cho hợp tác khu vực và sự phát triển và hại cho quyền lợi của tất cả các nước nằm bên biển Nam Trung Hoa.’
    Theo lịch trình được công bố từ trước, chừng 4500 quân Mỹ sẽ cùng 2300 quân Philippines tham gia cuộc diễn tập quân sự trên đảo Luzon và khu vực Palawan từ 16 đến 27 tháng 4 năm nay.

    Palawan là vùng sát quần đảo Trường Sa trên vùng biển Manila gọi là Biển Tây Philippines.

    Tuần trước, Trung Quốc lên tiếng bác bỏ một thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam trước đó, liệt kê ra một loạt các ‘vi phạm’ của Trung Quốc liên quan đến khai thác dầu ở Biển Đông.

    Hôm 16/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lưu Vi Dân nói vì có chủ quyền không thể tranh cã̉i ở vùng biển Nam Hải, ‘Trung Quốc không chấp nhận những cáo buộc không xác đáng từ những nước liên quan’.

    Bài xã luận của China Daily hôm nay cũng nêu lại nguyên tắc ‘gác tranh chấp cùng khai thác’ mà Đại sứ Trung Quốc ở Manila, bà Bấm Mã Khắc Khanh nói với phía Philippines gần đây và cũng là quan điểm lãnh đạo Trung Quốc nói với lãnh đạo Việt Nam.

    Tuy nhiên, ch̉u trương ‘gác tranh chấp cùng khai thác’ vấp phải thực tiễn là các nước Đông Nam Á thường chỉ mời bên thứ ba chứ không mời Trung Quốc vào thăm dò, khai thác dầu khí.
  5. anhoanp

    anhoanp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2007
    Bài viết:
    456
    Đã được thích:
    0
    @all HÌnh như tất cả comments với Háng Tọc đều bị xóa hay sao ấy nhể :-)
  6. FromtheStars

    FromtheStars Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2007
    Bài viết:
    3.034
    Đã được thích:
    195
    Ồ, sao lại trắng tinh hết thế nhỉ?
    Lý do: Không lý do.
  7. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Bọn khựa đang cạnh tranh với cướp biển Somalia ?!!! [r23)][r23)][r23)]

    ================================

    2 tàu cá, 21 ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ
    21/03/2012 3:48
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120321/2-tau-ca-21-ngu-dan-bi-trung-quoc-bat-giu.aspx
    Chiều 20.3, UBND huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cho biết 2 tàu cá của ngư dân huyện đảo này vừa bị phía Trung Quốc bắt giữ khi đang khai thác hải sản tại ngư trường Hoàng Sa của Việt Nam vào chiều 3.3.
    Đó là tàu QNg-66074 TS, công suất 45 CV do ông Trần Hiền (32 tuổi, ở thôn Tây, xã An Vĩnh, Lý Sơn) là chủ tàu kiêm thuyền trưởng, trên tàu có 11 lao động và tàu QNg-66101 TS, công suất 39 CV do ông Bùi Thu (48 tuổi, ở thôn Tây, xã An Vĩnh) làm thuyền trưởng, trên tàu có 10 lao động. Bà Lê Thị Phúc, vợ thuyền trưởng Trần Hiền, cho biết ngày 12.3 chồng bà gọi điện về nói 2 tàu cá và các ngư dân đang bị giam giữ tại đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa); phía Trung Quốc yêu cầu mỗi tàu phải nộp 70.000 nhân dân tệ thì mới thả tàu.
    UBND H.Lý Sơn đã có văn bản kiến nghị với UBND tỉnh Quảng Ngãi và các ngành chức năng T.Ư có biện pháp can thiệp để phía Trung Quốc sớm thả tàu và ngư dân.
  8. Hector_S

    Hector_S Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/06/2005
    Bài viết:
    1.261
    Đã được thích:
    612
    Chắc nhà nước mướn mấy bác ấy ra Hoàng Sa để nhắc nhở anh Tàu ấy mà.
    Để ý mỗi lần chú Tàu làm gì với Hoàng Sa là có những vụ như vầy.
  9. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    Tình hình bây giờ thì rõ là TQ phải "thâm và độc" là phải :-ss, vì càng lúc có vẻ càng khó và bất lợi cho TQ. Nói vậy chắc nhiều người cho là ko đúng!?
    Dù hiện nay TQ đang đóng hàng loạt tàu chiến mới ( 5 type 052C, 5 type 054A... ), quân sự thì đang phát triển rất nhanh, mạnh, tiềm lực cực lớn, trong khi nhiều nước phương Tây suy yếu vì khủng hoảng kinh tế... có người từng viết bài đăng báo bà buôn cải, cho là TQ thể nào cũng đánh VN sớm từ 2009 đến 2011, nhưng cuối cùng thì việc này cũng ko xảy ra! [:D]
    TQ mạnh thật, nhưng muốn quét cái lưỡi bò mà liếm trọn BĐ bằng vũ lực thì đó là 1 cuộc phiêu lưu quân sự còn nguy hiểm hơn Mỹ đánh Iraq, cho nên TQ sẽ rất thận trọng ( dù bọn Tàu @ nó hô hào trên mạng là PLA chỉ cần đập phát là nát cả các nước ASEAN đang tranh chấp với nó :))).
    Ngày xưa khi TQ đánh Hoàng Sa, Trường Sa của ta thì luôn nhắm đúng cơ hội mới đánh.

    HS-74 thì TQ đã nhắm rất chuẩn, sau khi bắt tay với Mỹ, nhận thấy VN sắp có thể hoàn toàn độc lập và thoát khỏi ảnh hưởng của TQ, có thể liên minh với LX chống TQ ( có lẽ TQ nghĩ VN giải phóng và kết thúc chiến tranh thì không cần sự hỗ trợ của TQ, sẽ liên minh với LX để nhận lợi ích to lớn hơn, thêm nữa trước đó ta chỉ muốn đàm phán với Mỹ mà ko cho TQ chen vào ).
    Và ngay vào lúc sắp bước vào trận chiến quyết định thì TQ bất ngờ đánh HS, trong khi Mỹ thì sẽ không can thiệp giúp VNCH, còn miền Bắc phải dành mọi yếu tố để giải quyết dứt điểm cuộc chiến giải phóng, dư luận TG thì đang chú tâm vào cuộc chiến giữa Bắc và Nam VN hơn, HS và TS lúc đó lại do VNCH quản lý, nên không cách nào khác hơn là đành để TQ chiếm HS. Trận này mà mấy ông HQ VNCH cố thêm chút nữa, gan góc thêm chút nữa, thì không chừng ta sẽ không mất HS.

    TS-88, đây cũng là 1 thời điểm rất có lợi cho TQ, trong khi VN tiếp tục trì trệ và kiệt quệ vì hệ quả của nền kinh tế bao cấp và cuộc chiến tại Campuchia, TQ lại đã cải cách và nhận được hỗ trợ của phương Tây, cả LX cũng đang xuống dốc và muốn cải thiện quan hệ với P.Tây và TQ, các nước ASEAN khác thì lại chăm chăm nhìn VN mà đề phòng. Có lẽ biết VN đang muốn rút chân và kết thúc cuộc chiến ở Campuchia, còn tình hình khu vực và TG cũng đang biến đổi, TQ đã lựa ngày lúc ấy mà đánh ta. Lúc đó dù HQ ta kém nhiều so với TQ, nhưng ta cũng đã sáng suốt, kiên cường nên giữ được phần nào các đảo, đá.
    Trước đây mình cũng nghĩ khó hiểu tại sao ta lại phải trân mình cho nó bắn [r37)], nhưng giờ nghĩ lại thì rõ là tránh nó khiêu khích mình bắn trước, rồi vu vạ, đổ tội cho ta ( tình hình lúc ấy, quốc tế nhìn ta rất bất lợi, mà ta thì đang muốn cải cách, mở cửa ), theo như mình biết thì lúc ấy ta khá lạc hậu, không có đủ thiết bị, còn TQ thì nó đem cả máy ghi hình theo ( trên mạng có đoạn phim TQ quay về cuộc chiến năm 1988 ).

    Thời cơ của TQ chỉ đến hết TK 20, khi mà VN mới hòa nhập lại với khu vực và TG, quan hệ còn hạn chế, nhưng TQ cũng đang trong giai đoạn phát triển quyết định về kinh tế, mà sau sự kiện Thiên An môn, quan hệ giữa TQ và phương Tây không còn tốt đẹp như trước, cũng như tầm quan trọng của BĐ còn chưa lớn như bây giờ với TQ, nếu cuốn vào cuộc chiến mà có thể gây căng thẳng kéo dài thì sẽ khiến TQ mất đi thơi cơ chiến lược để vươn lên thành gã không lồ như hiện nay ( tuy vậy cơ bắp chưa săn chắc lắm, mỡ béo lại nhiều, nguy cơ tiểu đường, tim mạch rất cao =))).

    Còn bây giờ, TQ mà muốn đánh TS thì e là rất hao tốn tài lực, khả năng của TQ khó mà đáp ứng nổi. Chưa nói đánh hết các nước đang tranh chấp, chỉ riêng VN thôi sẽ khiến TQ tự đào mộ cho mình. Đánh 1 nước đang tranh chấp, có nghĩa là thể hiện các nước còn lại hoặc chịu nhường BĐ cho TQ, từ bỏ chủ quyền lãnh thổ hoặc là "chuẩn bị nghe tiếng đại bác" tiếp theo ( TQ đã tuyên bố BĐ là "lợi ích cốt lết" của họ :)) ), đều này sẽ khiến quan hệ quốc tế của TQ tiêu tùng bởi trước nay TQ luôn miệng "phát triển hòa bình", "gác tranh chấp cùng khai thác", "vương đạo Trung Hoa"....

    Nhưng liệu có đánh thắng được VN!? Có lẽ được! Vì TQ mạnh hơn VN nhiều lắm và TQ muốn đánh nhanh thắng nhanh để ko cho VN và TG kịp phản ứng, nhưng trả giá của TQ chắc ko hề rẻ! Ngoài hậu quả chính trị, ngoại giao, thiệt hại của PLA chắc sẽ không thua gì so với "bài học năm 79" mà TQ đã lĩnh hội.
    Với việc địa thế trải dài ôm theo BĐ, mà càng gần về TS, bố trí của VN càng mạnh, trong khi đó khoảng cách địa lý là cả vấn đề với TQ, dù có nhiều máy bay Su-30MK, J-11B hiện đại thì chưa chắc đã hủy được sức kháng cự của PK-KQ VN, TQ cũng sẽ ko dám mạo hiểm đem hết số máy bay này ra để "thử lửa" tại nơi mà pháo đài B-52 và nhiều loại máy bay hiện đại là biểu tượng của siêu cường Mỹ, từng rơi rụng tan tành (lỡ mà không thắng, rụng hết thì tốn khối tiền để mua lại [:D]). TQ cũng ko đủ khả năng tiếp dầu cho 1 chiến dịch như vậy, còn hạm đội Nam Hải nếu dốc hết sức chiếm được TS thì sẽ phải cố sức giữ nó dưới sự đáp trả của phía VN ( trừ phi TQ đủ sức phong tỏa không phận và bờ biển rất dài của VN ). Nếu khai chiến trước, 1 khi thất bại, có khả năng mất thêm các đảo đã chiếm ( lúc này TQ đánh trước rồi bị "bạt tai" lại thì khỏi la lối gì được :)), ta chỉ cần cố giữ đảo chờ 1 thỏa thuận ngưng chiến từ LHQ [:D] ).
    Còn nếu thắng, ngoài áp lực quốc tế, TQ sẽ phải đối mặt các lực lượng ASEAN khác được tăng cường để đề phòng TQ tại TS, và nguy cơ va chạm xảy ra là rất cao, trong khi lực lượng TQ sẽ phải tăng cường trải dài từ Hải Nam, HS, TS để đề phòng VN và Mỹ cũng sẽ nhảy vào [:D].

    Cho nên em nghĩ ta cũng chả cần lo quá chuyện TQ nó hù dọa ta làm gì, CP VN chắc có chủ trương cả. Mà QP-đối ngoại trông vững bao nhiêu thì an sinh, xã hội thấy nó tệ bấy nhiêu =((, cái này nó cũng ảnh hưởng đến an ninh - quốc phòng lắm mà sao còn nhiều bất cấp éo le thế chứ ......
  10. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Báo TQ lên án VN gửi chư tăng ra đảo

    <A href=[/IMG]http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/03/120321_globaltimes_viet_monks.shtml


    Chủ trương đưa chư tăng ra Trường Sa thu hút dư luận Trung Quốc và các nước

    Tờ báo Trung Quốc, Hoàn cầu Thời báo (bản tiếng Anh, Global Times), gọi việc Việt Nam gửi chư tăng ra trụ trì các chùa ở quần đảo Trường Sa là ‘thách thức chủ quyền của Trung Quốc’.

    Bài báo lên mạng hôm thứ Ba ngày 20/3 có tựa đề: ‘Động thái dùng chư tăng ở quần đảo Nam Sa: mưu đồ mới của Việt Nam’.

    Bài này được phóng viên Cao Lôi viết lại dựa trên một cuộc phỏng vấn với ông Tôn Hiểu Oánh, một nhà nghiên cứu về Đông Nam Á ở trường Đại học khoa học xã hội tỉnh Quảng Tây.

    ‘Việt Nam cưỡng chiếm’

    Tờ báo có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa cứng rắn này cho biết chủ trương đưa chư tăng Việt Nam ra ở Trường Sa đã ‘thu hút sự chú ý’ của dư luận Trung Quốc.

    Bài xã luận thuật lại diễn biến sự việc và lý do của việc này là ‘Việt Nam nói rằng họ sở hữu ba ngôi chùa nằm trên ba hòn đảo của quần đảo Nam Sa’.

    Không ngạc nhiên khi học giả họ Tôn đã bác bỏ hoàn toàn lý do này của Việt Nam.

    ‘Ba hòn đảo này không thuộc về Việt Nam cũng như người Việt không hề bỏ hoang các hòn đảo này như một số nhà phân tích đã lập luận,’ bài báo viết.

    Trước đó, chính quyền tỉnh Khánh Hòa cho biết họ chấp nhận thỉnh nguyện của sáu vị đại đức, tăng ni đang tu hành trên địa bàn tỉnh ra Trường Sa để phục hồi Phật sự tại ba ngôi chùa trên các đảo Trường Sa Lớn, Sinh Tồn và Song Tử Tây.

    Hoàn cầu Thời báo tố cáo Việt Nam đã chiếm đoạt ba hòn đảo này của Trung Quốc cũng như đã mở rộng cưỡng chiếm ra toàn bộ nơi mà họ gọi là Nam Sa.

    ‘Chúng (ba đảo ở Trường Sa) là một phần của chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc nhưng bị Nam Việt Nam xâm chiếm vào năm 1973 và chưa bao giờ được hồi trả về cho Trung Quốc sau khi Việt Nam thống nhất đất nước.’


    ‘Chính quyền Việt Nam thống nhất đã chiếm thêm sáu đảo nữa ở khu vực này,’ bài báo viết. ‘Trong giai đoạn 1978–1998, Việt Nam đã dùng sức mạnh cưỡng chiếm thêm 23 hòn đảo nữa của quần đảo Nam Sa từ tay Trung Quốc.’

    Hoàn cầu Thời báo nhận định việc gửi chư tăng ra các hòn đảo có chùa chiền ở Trường Sa ‘thực chất là một phần của kế hoạch của Việt Nam để tuyên bố chủ quyền vĩnh viễn quần đảo Nam Sa’.

    ‘Trong vòng 20 năm qua, chính quyền Việt Nam đã đưa ra một loạt các chính sách và điều luật để hậu thuẫn cho việc này mà trong đó chính quyền ở cấp trung ương và địa phương dọc theo bờ biển được phân công các công việc cụ thể,’ bài xã luận viết và nhắc lại rằng việc gửi chư tăng ra Trường Sa được sự hậu thuẫn của giới chức tỉnh Khánh Hòa.

    Bài báo cũng nhắc lại những hành động tương tự gần đây của chính phủ Việt Nam dưới ‘vỏ bọc tôn giáo’, chẳng hạn như việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cung tiến hai tượng Phật ra đảo hồi tháng 4 năm 2011 bị gọi là đã tạo ‘cái cớ hoàn hảo’ cho hành động gửi chư tăng ngày hôm nay.

    ‘Cường quốc ức hiếp’


    Hoàn cầu Thời báo cáo buộc Việt Nam dùng 'luật rừng' ở Trường Sa
    ‘Nhưng tại sao Việt Nam lại ngoan cố như vậy trong việc xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc?’ bài báo đặt câu hỏi.

    Câu trả lời mà GS. Tôn Hiểu Oánh đưa ra là do ‘Trung Quốc liên tục bị các cường quốc ngoại bang ức hiếp’ trong lịch sử.

    Bài báo đưa ra dẫn chứng lần lượt là Pháp đã ‘dùng vũ lực đuổi ngư dân Trung Quốc khỏi quần đảo Nam Sa và chiếm đoạt quần đảo này thành của mình’ vào năm 1933 và sau đó đến Nhật cũng chiếm ‘Nam Sa và Tây Sa’ sau khi họ đánh bại người Pháp vào năm 1939.

    GS. Tôn lập luận sau Thế chiến Hai, với tư cách là nước thắng trận, Trung Hoa Dân Quốc (chính quyền của Tưởng Giới Thạch) đã thu hồi lại các quần đảo từ tay quân Nhật theo tinh thần của Tuyên bố Cairo và Tuyên bố Postdam.

    ‘Luật rừng vẫn ngự trị. Nếu những đòi hỏi ngoại giao nhất quán của Trung Quốc không thể ngăn chặn chủ quyền của mình bị xâm phạm thì chúng ta phải xem xét các biện pháp có hiệu quả khác để giải quyết.’

    Hoàn cầu Thời báo
    Ông lại phân giải, Hội nghị San Francisco năm 1951 đã không xác định rõ nước nào sẽ thu hồi các hòn đảo từ tay quân Nhật nhờ vào sự vắng mặt của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa mà hầu hết các quốc gia trên thế giới lúc đó không công nhận.

    Do đó GS. Tôn gọi Hội nghị San Francisco năm 1951 là ‘vi phạm luật pháp và công ước quốc tế’.

    ‘Luật rừng vẫn ngự trị,’ bài xã luận viết, ‘Nếu những đòi hỏi ngoại giao nhất quán của Trung Quốc không thể ngăn chặn chủ quyền của mình bị xâm phạm thì chúng ta phải xem xét các biện pháp có hiệu quả khác để giải quyết.’

    GS Tôn Hiểu Oánh đề xuất là Trung Quốc có thể tham khảo luật đánh bắt cá của các nước láng giềng và đưa vào luật của chính họ nội dung về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

    Hoàn cầu Thời báo, phụ bản tiếng Anh của Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc, đã từng đe dọa những quốc gia có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông hãy chuẩn bị lắng nghe ‘tiếng đại bác’ trong một bài xã luận trước đây.

Chia sẻ trang này