1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
  2. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    TQ cảnh báo Ấn Độ tránh xa Biển Đông
    Gọi Biển Đông là một khu vực tranh chấp, Trung Quốc đã cảnh báo Ấn Độ kiềm chế trong việc thăm dò và khai thác dầu ở các lô giàu tiềm năng tài nguyên của Việt Nam nhằm đảm bảo “hòa bình và ổn định” trong khu vực.

    "Đây là một khu vực tranh chấp. Vì vậy, chúng tôi không nghĩ rằng sẽ là phù hợp để Ấn Độ tiến hành thăm dò ở đây”, tờ IBN Live dẫn lời phó phụ trách vụ châu Á thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tôn Duy Đồng nói.

    Yêu cầu New Delhi không liên quan vào các “khu vực tranh chấp”, quan chức bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh, chủ quyền các đảo ở Biển Đông là một vấn đề lớn và Ấn Độ không nên tiến hành các hoạt động thăm dò cho tới khi có giải pháp cụ thể với vấn đề.


    Ảnh: Wordpress
    "Chúng tôi muốn cùng phát triển trong khu vực. Chúng tôi hy vọng rằng, phía Ấn Độ không liên quan vào các tranh chấp. Chúng tôi hy vọng Ấn Độ sẽ làm nhiều hơn để đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực", ông Tôn nói với một nhóm phóng viên Ấn Độ đang ở thăm Trung Quốc.

    Khi được nhắc về bản chất thương mại của việc Ấn Độ tiến hành thăm dò dầu khí trong khu vực rất giàu trữ lượng dầu khí, ông Tôn trả lời, vấn đề là “rất phức tạp và Trung Quốc đang nỗ lực tìm ra một giải pháp hòa bình.

    Theo IBN live, khi được hỏi tại sao Trung Quốc phản đối các dự án thăm dò của Ấn Độ ở những lô dầu khí Việt Nam trong khi các công ty Trung Quốc lại tham gia tiến hành những dự án cơ sở hạ tầng vùng tranh chấp Kashmir mà Pakistan chiếm đóng (PoK), quan chức ngoại giao Trung Quốc nói: "Đây là các vấn đề hoàn toàn khác nhau. Liên quan tới Kashmir, chúng tôi luôn nói đó là vấn đề song phương và cả Ấn Độ cũng như Pakistan phải giải quyết trên cơ sở song phương”, ông Tôn nói.

    Năm ngoái, lần đầu tiên Ấn Độ đã có liên quan tới tranh chấp trên Biển Đông khi Tập đoàn dầu khí Ấn Độ ONGC Videsh có kế hoạch thăm dò hai lô dầu khí ngoài khơi mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Xung quanh vấn đề an ninh và chủ quyền hàng hải, Bộ Ngoại giao nước này đã tuyên bố: "Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải ở các vùng biển quốc tế, bao gồm cả Biển Đông và quyền qua lại phù hợp với các nguyên tắc được chấp thuận của luật pháp quốc tế. Các nguyên tắc này cần được tất cả các bên tôn trọng".

    Gần đây, căng thẳng Biển Đông đã gia tăng. Năm ngoái, cả Việt Nam và Philippines đều mạnh mẽ lên tiếng phản đối cách hành xử gây hấn của Trung Quốc ở vùng biển này. Nhiều tàu thuyền Trung Quốc đã xâm nhập, quấy nhiễu hoặc làm hư hại các tàu cá, tàu thăm dò dầu khí của hai nước tại vùng biển mà hai nước tuyên bố chủ quyền.
    Khi căng thẳng leo thang, Trung Quốc đã cảnh báo các láng giềng châu Á ngừng tìm kiếm dầu ở gần quần đảo Trường Sa (thuộc Biển Đông) đang tranh chấp, thậm chí còn thề sẽ khẳng định chủ quyền của mình với khu vực giàu tiềm năng dầu khí ở Biển Đông bất chấp chồng lấn chủ quyền với nhiều nước khác.

    Biển Đông trải dài từ bờ biển phía tây của Singapore ở Đông Nam Á tới eo biển Đài Loan với diện tích khoảng 3.500.000 km vuông, bao gồm hơn 200 hòn đảo. Biển Đông chứa đựng khối lượng đáng kinh ngạc về đa dạng sinh học và tài nguyên biển, bao gồm trữ lượng dầu khí rất lớn, thủy sản và ước tính chiếm 30% các rạn san hô của thế giới. Đây là nơi diễn ra tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa Trung Quốc và 4 quốc gia Đông Nam Á, trong đó Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền lớn nhất bằng cách công bố bản đồ 9 đoạn bao trùm hầu hết toàn bộ vùng biển.

    Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc tháng 4 năm ngoái đã đưa ra một báo cáo đặc biệt về Biển Đông, trong đó mệnh danh vùng biển này là "Vịnh Ba Tư thứ hai". Tờ báo cho biết, Biển Đông chứa đựng hơn 50 tỉ tấn dầu thô và hơn 20 nghìn tỉ mét khối khí. Con số này gấp khoảng 25 lần trữ lượng dầu và 8 lần trữ lượng khí của Trung Quốc đã được chứng minh. Tờ báo này không trích dẫn nguồn nào của ước tính trữ lượng dầu và khí tự nhiên nằm dưới đáy Biển Đông. Tuy nhiên, báo dẫn lời Trương Đại Vệ - một quan chức cấp cao thuộc Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc, khi nói rằng, việc tăng cường thăm dò tìm kiếm ngoài khơi là "chìa khóa" để giải quyết cơn khát năng lượng của Trung Quốc.

    Tháng 6 năm ngoái, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin, một giàn khoan nước sâu khổng lồ mang tên Marine Oil 981 đang trong quá trình thử nghiệm để chuẩn bị cho việc triển khai ở Biển Đông. Tân Hoa xã từng trích lời Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC ) rằng, Marine Oil 981 “là cơ hội tốt để củng cố nỗ lực thăm dò dầu khí nước sâu, đồng thời đảm bảo an ninh năng lượng cho Trung Quốc”.

    Marine Oil 981 thậm chí được mệnh danh là “tàu sân bay” bởi kích cỡ và thiết kế chuyên dụng nhằm đối phó với những cơn sóng mạnh của Biển Đông. Theo tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc, giàn khoan nước sâu sẽ được đưa tới điểm đến bằng các tàu kéo mạnh, sẽ “giúp Trung Quốc thiết lập một sự hiện diện quan trọng hơn ở khu vực phía nam rộng lớn chưa được khai thác của Biển Đông”. Chính khu vực này (bao gồm cả quần đảo Trường Sa) là nơi Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với bốn quốc gia Đông Nam Á: Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei.

    Ngoài Biển Đông, Trung Quốc cũng có tranh chấp với một số nước khác như Nhật Bản và Hàn Quốc về chủ quyền lãnh thổ tại biển Hoa Đông, Hoàng Hải.

    Thái An

    http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/65697/tq-canh-bao-an-do-tranh-xa-bien-dong.html

    Vùng biển chủ quyền của Việt Nam mà Bọn chó TQ bảo là vùng tranh chấp. Vừa ăn cướp vừa la làng. Thằng 2 mặt. Trước giờ VN mời gọi khảo sát khai thác dầu khí đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của VN mà nó dám nói vậy.
    Nếu nước nào đó tuyên bố 1 phần biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của TQ là của họ và đang tranh chấp rồi phản đối nước khác hợp tác khai thác dầu khí thì thằng TQ nó nghỉ gì nhỉ?
  3. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    Mạng TQ tiết lộ ngày chính thức hoạt động của Thi Lang

    <FONT face=[/IMG]http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Mang-TQ-tiet-lo-ngay-chinh-thuc-hoat-dong-cua-Thi-Lang/20123/200205.datviet


    Các phương tiện truyền thông quốc tế thời gian qua đưa ra những phỏng đoán về thời gian và khu vực hoạt động của tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.


    Mới đây, Hải Quân Trung Quốc đã công bố báo cáo chính thức về thời gian bắt đầu hoạt động của tàu sân bay này, trên một kênh thông tin không chính thức.

    Ngày 23/3/2012, trang tin Công nghệ quân sự Hải Quân (Trung Quốc) đã công bố bản báo cáo chi tiết cho biết, bắt đầu từ ngày 1/8/2012, Trung Quốc sẽ chính thức đưa tàu sân bay đầu tiên Thi Lang (Varyag) vào hoạt động dù tàu này còn nhiều hạn chế.

    Trung Quốc đang tập hợp các nhà cung cấp dịch vụ cho việc vận hành của tàu sân bay này. Theo kế hoạch, Tàu sân bay Thi Lang sẽ được triển khai tại biển Đông.

    ++++++++++++++++++++++
    Mạng TQ đánh giá lực lượng phòng thủ bờ biển Việt Nam


    http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Mang-TQ-danh-gia-luc-luong-phong-thu-bo-bien-Viet-Nam/20123/200209.datviet

    Những khả năng của K-300P Bastion là một mối đe dọa lớn đối với tàu chiến chúng ta, chúng ta không được chủ quan và xem nhẹ đối phương.


    Sau khi báo giới Nga loan tin, Việt Nam tiếp tục mua lô thứ 2 hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển di động K-300P Bastion. Các trang mạng quốc phòng Trung Quốc đã cảnh báo rằng, Trung Quốc cần phải tìm biện pháp để đối phó với hệ thống tên lửa chống hạm tối tân này.
    Một bài viết trên trang mạng Xinjunshi đã phân tích các tính năng của hệ thống K-300P Bastion. Theo đó, đây là hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển được thiết kế bởi Cục thiết kế NPO cùng với đối tác Belarus.

    Việt Nam là quốc gia đầu tiên ngoài Nga sở hữu hệ thống phòng thủ bờ biển tối tân này. Hệ thống sử dụng tên lửa chống hạm đa năng P-800 Yakhont. Tên lửa có khả năng tấn công các mục tiêu tàu chiến mặt nước cũng như các mục tiêu trên đất liền.

    (ĐVO) Sau khi báo giới Nga loan tin, Việt Nam tiếp tục mua lô thứ 2 hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển di động K-300P Bastion. Các trang mạng quốc phòng Trung Quốc đã cảnh báo rằng, Trung Quốc cần phải tìm biện pháp để đối phó với hệ thống tên lửa chống hạm tối tân này.

    >> Tổ hợp Bastion thứ hai về Việt Nam

    Một bài viết trên trang mạng Xinjunshi đã phân tích các tính năng của hệ thống K-300P Bastion. Theo đó, đây là hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển được thiết kế bởi Cục thiết kế NPO cùng với đối tác Belarus.

    Việt Nam là quốc gia đầu tiên ngoài Nga sở hữu hệ thống phòng thủ bờ biển tối tân này. Hệ thống sử dụng tên lửa chống hạm đa năng P-800 Yakhont. Tên lửa có khả năng tấn công các mục tiêu tàu chiến mặt nước cũng như các mục tiêu trên đất liền.

    Tên lửa có hai chế độ hành trình khác nhau, ở chế độ bay thấp, tầm bắn tối đa 120km, trong chế độ bay hỗn hợp tên lửa có tầm bắn lên đến 300km. Hệ thống có thời gian triển khai sẳn sàng chiến đấu chỉ trong 5 phút. Một khẩu đội K-300P Bastion có thể phóng đi 8 tên lửa chống hạm chỉ trong thời gian 2,5 giây.

    Tên lửa P-800 Yakhont có tốc độ lên đến 2,5 lần tốc độ âm thanh, ở chế độ bay cao, tốc độ của tên lửa tới 780m/giây, khoảng 2808 km/giờ, ở chế độ bay thấp, tốc độ tên lửa ở mức 680 m/giây, khoảng 2448km/giờ.

    Tên lửa được dẫn hướng kết hợp quán tính và radar bị động, radar này có khả năng khóa mục tiêu ở cự ly 50km, ăng ten của radar có khả năng quét góc phương vị ±45 độ. Một khi đã khóa mục tiêu, tên lửa sử dụng radar bị động để lao thẳng đến mục tiêu. Việc sử dụng đầu dò radar bị động khiến tên lửa có khả năng kháng nhiễu rất cao.

    Sau khi phóng đi, toàn bộ thệ thống có thể rút khỏi vị trí và giao việc dẫn hướng tên lửa cho máy bay trực thăng. Khả năng cơ động cao trên khung gầm xe MZKT của Belarus khiến việc phát hiện vị trí phóng của đối phương cực kỳ khó khăn.

    Trang mạng Xinjunshi bình luận, những mối đe dọa với tàu chiến Trung Quốc bao gồm, khả năng tấn công tầm xa 300km, hệ thống dẫn hướng chính xác với khả năng kháng nhiễu tốt.

    ‘Những khả năng của hệ thống K-300P Bastion thực sự là một mối đe dọa rất lớn đối với tàu chiến chúng ta, chúng ta không được xem nhẹ và chủ quan đối với vấn đề này’. Trang mạng này đã bình luận như vậy.

    Ngoài ra, trang mạng quốc phòng Trung Quốc cảnh báo thêm, trong biên chế lực lượng phòng thủ bờ biển Việt Nam còn có một số hệ thống tên lửa chống hạm được chuyển giao từ thời Liên Xô như 4K51 Rubezh và đặc biệt là biến thể 4K44B REDUT có tầm bắn lên đến 500km. Tuy rằng các biến thể này đã lạc hậu phần nào so với hiện tại, nhưng đây vẫn là những mối đe dọa cho bất kỳ chiến hạm nào nằm trong tầm bắn của nó.



  4. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    Có quá nhiều phân tích trên mạng cho rằng china muốn đánh chiếm đảo nhưng trở ngại lớn là không quân họ phải qua 1 chặng đường dài và nguy cơ bị tiêu diệt cao. Họ mua Thilang để làm gì? Để muốn có HKMH cho bằng anh bằng em hay là để lấp cái nguy cơ nói trên[:D]
  5. tdbang

    tdbang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2009
    Bài viết:
    809
    Đã được thích:
    465
    ================

    Đâu có!!! Khoai lang là để "nghiên cứu và huấn luyện" cơ mà !
  6. tosodomatna

    tosodomatna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2009
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Bác tin thằng Tàu khựa nói ư?
  7. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    bác không thấy bác ấy để dấu ngoặc kép hả hihi
    Ghi ra để biết bộ mặt ăn đàn sống nói đàn gió của bọn TQ
  8. tosodomatna

    tosodomatna Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2009
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Gân đây tui thấy thằng Cam cứ qua mặt mình để nghiêng hẳn về thằng Tàu. Tui cũng biết rằng dân Cam nổi tiếng là lật mặt và chơi sau lưng nên thấy lo lo đấy các bác ah. Ko biết các cụ nhà mình có bài gì để mà trị con ngựa bất kham này không chứ nó thọc dao vào sường cũng ghê.
  9. dunghoiten

    dunghoiten Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    621
    Đã được thích:
    49
    Bác yên tâm. Với chính quyền và điều kiện hiện tại Cam chưa đến mức bán láng giềng gần mua anh em xa đâu. Quan hệ Thái-Cam còn nhiều bất ổn, không có nhà cầm quyền nào lại muốn tứ bề bị bao vây bạn ah.
  10. son_of_cratos

    son_of_cratos Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2011
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    1
    Thi Lang hoạt động, cùng ngay với Đinh Tiên Hoàng hoạt động :x

Chia sẻ trang này