1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    20.018
    Đã được thích:
    29.114
    Đã có 1 cơ số các chú tung tin nhảm VN chuyển quân áp sát K và trực thăng (wz-10 :-D) bay như ruồi chuyển quân ra PQ...bị phỏng vấn. Tái phạm là liu kho, lên đĩa...

    Thì tình hình K để nó "tự lo". Có điên mới mở kênh nhà nước đi đôi co với giặc cỏ. Khả năng tự hiểu của cụ chậm thật. Lực lượng có quyền công dân K rất đông...bằng mấy lần lực lượng của rain

    Ồ...choi meh cụ mèo :-D

    Cụ nói chí phải...ta phải lập kênh Trái Tim Khmer Online. Phải tạo lập phong trường để các dân tộc anh em thưởng ngoạn đao pháp, tập luyện đao thuật mà chém gió vì sự nghiệm khai hoá và công lý vẻ vang của khối đoing dương đại đoàn kết.

    Tay hiraly chả thể nào hiểu được sự tinh diệu trong đao pháp của người Nhựt Bổn cả
  2. igansanzenin

    igansanzenin Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/10/2014
    Bài viết:
    6.498
    Đã được thích:
    3.986
    các nước có sông MK chảy qua (trừ khựa) đều có ký 1 cái tờ gì đấy, bảo là không đc xâm phạm dòng chảy sông MK, chắc giờ có cái để nói rồi nhở...
  3. op2

    op2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/08/2004
    Bài viết:
    972
    Đã được thích:
    1.062
    LHQ trả lời Campuchia về bản đồ phân định biên giới

    Đáp lại yêu cầu của Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Liên Hợp Quốc (LHQ) cung cấp một phần thông tin về bản đồ phân định biên giới với Việt Nam và sẽ tiếp tục tìm kiếm các tài liệu này.

    [​IMG]

    Liên Hợp Quốc trả lời một phần đề nghị của Thủ tướng Campuchia Hun Sen về bản đồ phân định đường biên với Việt Nam. Ảnh minh họa: AFP

    "Chúng tôi đã cung cấp cho Campuchia thông tin mà chúng tôi có thể tìm thấy, LHQ cũng đang tiếp tục tìm kiếm những tài liệu chính mà Phnom Penh đề nghị", VOA dẫn lời bà Eri Kaneko, phát ngôn viên của Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon cho biết hôm qua.

    Tuy nhiên bà Kaneko không nói cụ thể LHQ đã chuyển cho Campuchia những tài liệu gì.

    Ông Hun Sen hôm 6/7 đề nghị LHQ cung cấp những bản đồ gốc tổ chức này lưu trữ nhằm kiểm tra tính xác thực của bản đồ Phnom Penh đang sử dụng để xác định biên giới với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.

    Theo ông Hun Sen, cố quốc vương Norodom Sihanouk đã gửi bản đồ Bonne, tỷ lệ 1:100.000, do Cơ quan Địa lý Đông Dương phát hành và được quốc tế công nhận trong giai đoạn từ năm 1963 đến năm 1969 lên LHQ. Đề nghị trên là để thể hiện sự thận trọng và đúng đắn của Campuchia trong việc phân định biên giới giữa nước này với các quốc gia láng giềng.

    Động thái trên diễn ra sau khi đảng đối lập Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) nhiều lần cáo buộc chính phủ Campuchia sử dụng những tấm bản đồ do Việt Nam vẽ ra trong những năm 1980. Thậm chí ông Un Sam An, nghị sĩ đảng CNRP, hồi đầu tháng 7 đã giẫm chân lên và có lời lẽ xuyên tạc bản đồ quốc gia, được LHQ công nhận và dùng trong hoạt động phân định biên giới giữa Campuchia với Việt Nam.

    Hôm 28/6, khoảng 250 người Campuchia với sự tham gia của một số nghị sĩ đảng CNRP tiến sâu vào khu vực mốc 203 do Việt Nam quản lý, thuộc địa bàn tỉnh Long An. Lực lượng chức năng Việt Nam và người dân địa phương đã ngăn chặn, giải thích nhưng bị một số phần tử quá khích Campuchia tấn công, khiến 7 người Việt Nam bị thương.

    Đại diện Chính phủ Campuchia hôm 16/7 đã cam kết với Việt Nam sẽ không để xảy ra vụ gây rối tương tự như ở Long An, đồng thời cho biết sẽ tôn trọng các cam kết song phương. Thỏa thuận này được đưa ra sau khi đại diện hai nước đến khảo sát thực địa tại khu vực xảy ra vụ bạo lực do một số phần tử quá khích Campuchia gây ra. Khu vực này nằm giữa mốc số 202 – 203 thuộc ấp Bình Bắc, xã Bình Hòa Tây, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An của Việt Nam.

    Trong 9 năm qua, Việt Nam và Campuchia đã phân giới được 920 km trong tổng số chiều dài đường biên giới khoảng 1.137 km, xác định được 260 vị trí mốc, xây dựng được 305 cột mốc. Hiện nay còn 7 đoạn biên giới trên toàn tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia mà hai nước chưa thống nhất được cách giải quyết.

    Khánh Lynh - vnexpress
  4. longmuonhieu

    longmuonhieu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/07/2013
    Bài viết:
    1.081
    Đã được thích:
    232
    Cambodia vốn có quá khứ qui phục china để chống lại Vietnam, cho nên china dường như không hề từ bỏ việc mượn đao giết người ấy, vấn đề biên giới vừa rồi có vẻ như không đơn giản và ai chống lưng cho Ranxy mới là điều quan trọng
  5. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    20.018
    Đã được thích:
    29.114
    Trên dòng sông Mekong từ Trung Quốc đến Campuchia có tất cả 19 dự án thủy điện (xem bản đồ). Trong đó, sáu đập đã hoàn thành, còn lại đang và sẽ xây dựng.

    [​IMG]

    Trên là sơ đồ vị trí các dự án.

    http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20141212/chuoi-dai-bac-thuy-dien-mekong/683229.html

    Cập nhật thêm

    Thủy điện Xayaburi đã xây được 30%

    [​IMG]

    [​IMG]



    Xayaburi và Don Sahong là 2 đập thủy điện được xây dựng trên dòng chính sông Mê Kông. Vì thế, theo tinh thần của Hiệp định Mê Kông năm 1995, việc tiến hành xây dựng 2 thủy điện này sẽ trải qua quy trình Thông báo, Tham vấn trước và Thỏa thuận (PNPCA) với các nước thành viên Ủy ban sông Mê Kông quốc tế để đạt được đồng thuận. Tuy nhiên, dự án thủy điện Don Sahong đã không thông qua quá trình PNPCA, thủy điện Xayaburi thì có quá trình PNPCA nhưng không đạt yêu cầu nên vấp phải nhiều phản đối từ dư luận quốc tế. Đây là dự án thủy điện đầu tiên (trên sông Mê Kông) có hòa vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, đây cũng là dự án xuất khẩu điện, có thể sẽ bán cho Campuchia và Thái Lan nếu 2 nước này có nhu cầu.


    Đây là một đập nước có lẽ trên dòng Lan Thương ở TQ

    [​IMG]
    Uỷ hội sông Mekong gồm 4 nước là Lào, Việt Nam, Thái Lan, Kampuchea và 2 quan sát viên Myanmar, Trung Quốc (tỉnh Vân Nam được uỷ nhiệm).

    http://www.mrcmekong.org/vietnamese
    Lần cập nhật cuối: 18/07/2015
    hk111333, Connuocviet, Triumf1 người khác thích bài này.
  6. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    Hầy, hôm nay em xỉn quá rồi, thây kệ đao pháp tinh rịu của cụ ... :-D
  7. onelove114

    onelove114 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/11/2010
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    810
    Bác nào biết về Lịch sử cho mình biết cái Cơ quan Địa lý Đông Dương được nhắc đến ở đây là cơ quan nào không ạ? Và câu chuyện xung quanh tấm bản đồ này là như thế nào? Mình thì mình hiểu thô thiển rằng cái tấm bản đồ mà ông Hunsen nhắc đến ở đây là bản đồ của CPC chứ không phải là bản đồ của LHQ, vì bản đồ ấy do ông Quốc vương CPC gửi lên LHQ chứ ko phải là LHQ vẽ ra và được 2 nước công nhận trong lịch sử.
  8. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    20.018
    Đã được thích:
    29.114
    Cơ quan địa lý Đông Dương hay Nha địa dư Đông Dương là cơ quan quản lý hành chính về công tác đo đạc bản đồ dùng vào việc quản lý tài nguyên đất đai thuộc quyền quản lý của Bộ thuộc địa mẫu quốc Phú Lang Sa. Nha địa dư được tạo lập năm 1894 tại thủ đô Liên bang Đông Dương, Hà Nội. Năm 1940, Nha địa dư được dời vào Gia Định và năm 1944 thì dời lên Đà Lạt. Nha môn toạ lạc tại số 14, đường Yersin, Đà Lạt

    [​IMG]

    [​IMG]

    Toà nhà này được xây dựng năm 1939. Là công trình kiến trúc đậm chất mẫu quốc Lang Sa, rất đẹp. Nay là xí nghiệp đo đạc và bản đồ thuộc cục đo đạc bản đồ Việt Nam.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Và tè le hột me, tan nát vào 2giờ sáng ngày 09/06/2014. Dám bọn rain qua đốt lắm :-D

    [​IMG]

    [​IMG]

    Các bản đồ do Nha địa dư quốc gia phát hành được đo vẻ bằng phương pháp chia múi địa cầu và bình sai khoảng cách của Rigobert Bonne.

    Đã là bản đồ do Bộ Thuộc Địa mẫu quốc Lang Sa phát hành qua sự đo vẻ của Nha Địa Dư Quốc Gia Đông Dương và được đám bạn bè đồng môn của mụ ấy công nhận thì không có phân biệt cuả Cao Miên với An Nam chi cả.
    engkhoi, onelove114, Fearless2 người khác thích bài này.
  9. hk111333

    hk111333 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/12/2012
    Bài viết:
    2.521
    Đã được thích:
    224
    và theo như cái bản đồ đó thì một nửa đất nước Orange hiện giờ là của An Nam mít phải hem lão, tớ nhớ mài mại vậy mà ko biết có đúng ko nữa
  10. kuyomuko

    kuyomuko Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    21/04/2011
    Bài viết:
    20.018
    Đã được thích:
    29.114
    Không. Theo bản đồ phát hành thời toàn quyền Doumer về sau thì ranh giới hành chính xứ Nam Kỳ khá sát với đường biên thoả thuận cắm mốc bây giờ. Chỉ có mấy đoạn nhập nhằng xíu do các mốc tự nhiên không rõ ràng. Quên mộng ăn đất đi. Thời trước khi cắt đất trả lại nhà Thanh thì biên giới xứ Bắc Kỳ tận bên Quảng Tây. Nhưng ngược lại phía tây bắc lại thụt xuống nhiều. Vùng Kontum, Buôn Mê Thuột bây giờ thì lại thuộc Ai Lao...v.v...và biên giới xứ Cao Miên trước kia cũng tuốt trên tỉnh Surin bên Thái. Ngon lên đó mà giành. Nó bắn cho nát gáo.

    Nói chung lintin lắm. Cứ căn cứ cái phát hành cuối cùng khi họ bàn giao ta.

    Nói thêm là hồi đó mẫu quốc Lang Sa coi Liên Bang Đông Dương có 4 dân tộc chính gồm: Việt, Thái, Khmer, Chăm...Người Ai Lao vẫn xem là dân tộc Thái vì họ có rất nhiều điểm tương đồng với người Thái ở VN (vùng Mộc Châu, Yên Châu, Sơn La, Điện Biên ngày nay) cũng như người miền bắc nước Thái Lan. Cả chữ viết, ngôn ngữ lẫn tập quán đều tương đồng.
    Tifavn, hk111333, halosun1 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này