1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. codosaovang

    codosaovang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2015
    Bài viết:
    2.323
    Đã được thích:
    3.806
    Nhà ta đã có giàn khoan di động nhưng giàn khoan lớn tốn kém như HD 981 thì ta chưa có đâu, vì ta phải mua thiết kế từ mỹ rồi gia công phực tạp lắm, HD981 ngoài thăm dò dầu nó còn làm cả mấy việc phuc vụ cho dã tâm bành trướng của china nên nó đổ hàng tỷ đô vào đó, còn ta thì nhẹ cân hơn nên cũng vừa thôi
  2. divenoi_xalam

    divenoi_xalam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    25/06/2012
    Bài viết:
    2.635
    Đã được thích:
    2.230
    Thì êm bảo tương lai nhà ta là con Tam Đảo 05 mà,loại này cùng cty thiết kế ra con 981 đấy chứ không phải dạng vừa đâu :-* Thánh kia không biết êm chém gì nhảy bổ cả vào chém linh tinh loạn cào cào cả lên :-<
  3. RapidArrow

    RapidArrow Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/03/2015
    Bài viết:
    1.183
    Đã được thích:
    1.678
    yetkieu thích bài này.
  4. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.497
    Đã được thích:
    13.675
    Đoạn văn này của báo Sputnik có phải chửi các nước ở châu Á buộc tôi Trung Quốc mở rộng biển đảo và gây nên sự căng thẳng là Theo lệnh của Mỹ đúng không các bác :-D:-D:-D:-D
    The drills come amid growing tensions in the Pacific. A number of nations in the region have accused Beijing – largely at the behest of the United States – of encroaching on rival territorial claims. The construction of artificial islands in the Spratly archipelago has sparked protests from Indonesia and the Philippines, both of which have conducted joint military drills with the US in an effort to intimidate China.
    Beijing has repeatedly claimed that it has every right to build within its own territory and the islands will be largely used for humanitarian purposes. On Thursday, the Chinese government repeated pleas for calm.
    Read more: http://sputniknews.com/asia/20150730/1025231624.html#ixzz3hQSYPaWl
  5. tiemkich

    tiemkich Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2015
    Bài viết:
    4.409
    Đã được thích:
    5.486
    Sputnik bản Tiếng Anh là bản lởm nhất của báo chí Nga, luôn đưa tin chống Phương tây đến cùng nên có nhiều cái nhìn thiên lệch, hơn nữa trong bài viết này không đề tên tác giả nên tính thực tế không cao nên chẳng có gì phải bàn thêm cả
  6. dragonboy1080

    dragonboy1080 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/01/2006
    Bài viết:
    5.265
    Đã được thích:
    880
    Toyo Keizai đánh giá Vịt ta cao quá :))

    Người Nhật: “Tại sao Trung Quốc nhất định sẽ thua Việt Nam?”


    Người Việt nam không bao giờ cúi đầu quá thấp. Ngược lại, người Việt thường khiến các cường quốc cúi đầu…

    [​IMG]
    Ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc khi còn là Ngoại trưởng từng tuyên bố trước hội nghị với các nước ASEAN rằng, Trung Quốc là nước lớn, các bên yêu sách khác ở Biển Đông là nước nhỏ.

    Đa Chiều ngày 27/7 đăng lại bài bình luận “Tại sao Trung Quốc nhất định sẽ thua Việt Nam?” trên tạp chí Toyo Keizai của Nhật Bản cho rằng, mặc dù quan hệ Trung – Nhật về mặt quân sự đang trong tình trạng căng thẳng có thể bùng phát thành xung đột bất cứ lúc nào, nhưng quan hệ giữa 2 nước vẫn có khả năng được cải thiện. Có những điều người Nhật Bản có thể và nên học hỏi người Việt trong quan hệ với láng giềng Trung Quốc.

    Toyo Keizai cho rằng, quan hệ Nhật – Trung không thể so sánh được với quan hệ Việt – Trung về mức độ phức tạp. Trong suốt chiều dài lịch sử, Trung Quốc đã cất quân xâm lược Việt Nam ít nhất cũng hơn 15 lần. Người Việt một mặt chiến đấu ngoan cường bảo vệ nền độc lập tự chủ, một mặt vẫn chấp nhận “triều cống ngoại giao” để bảo vệ hòa bình. Tuy nhiên, dã tâm bành trướng lãnh thổ của phương Bắc xuống phương Nam vẫn chưa có lúc nào ngừng nghỉ.

    Trong vấn đề Biển Đông gần đây, Việt Nam đã cho thấy lập trường kiên quyết không lùi bước, một mặt tranh thủ dư luận ủng hộ của khu vực và cộng đồng quốc tế, mặt khác cũng tránh để đổ vỡ hoàn toàn quan hệ với Bắc Kinh. Kết quả là Trung Quốc đã phải có sự nhượng bộ nhất định, trong khi Việt Nam tranh thủ thành công sự ủng hộ của ASEAN. Có thể nói Việt Nam đã “bỏ danh, cầu thực (thật)”. Dù là một nước nhỏ nhưng trong quan hệ với Trung Quốc lớn hơn mình rất nhiều, Việt Nam không hề “dưới cơ”.

    Quan hệ với láng giềng, người Việt đã “dốc” những gì có thể làm, đóng góp những gì có thể đóng góp nên vị thế của Việt Nam trong khu vực cũng như trên trường quốc tế ngày càng tăng. Toyo Keizai nhận định, sở dĩ người Việt có được thành công này mấu chốt nằm ở 2 điểm:

    Thứ nhất, Việt Nam rất biết cách quan hệ với các cường quốc như thế nào. Người Việt nam không bao giờ cúi đầu quá thấp. Ngược lại, người Việt thường khiến các cường quốc cúi đầu xuống, “ngoại giao xin xỏ” không có chỗ đứng ở Việt Nam. Người Việt không bao giờ nói toạc móng heo, nhưng cũng chẳng cam tâm lép vế, dù trong lòng đã sẵn sàng thỏa hiệp nhưng ngoài mặt vẫn cứ lạnh tanh, lúc bị đối phương dồn vào thế bí thì người Việt lại đưa ra một phương án trung dung. Nhật Bản có thể học được điều này từ người Việt hay không, Toyo Kaizei đặt câu hỏi.

    Thứ hai, người Việt thường biết sử dụng các chiến thuật tình báo để có thể lấy được thông tin của đối phương phục vụ cho mục đích của mình. Có thể một số người cho rằng chiến thuật này không “quang minh chính đại”, nhưng khi cuộc chiến ngoại giao là cuộc chiến của lợi ích nếu chỉ biết đi đường thẳng chưa chắc đã giành được thắng lợi. Tinh thần võ sĩ đạo của Nhật Bản cố nhiên đáng quý, nhưng người Nhật dường như đang thiếu một trí tuệ ứng biến linh hoạt? Người ngoài thường có một nhận xét chung về người Nhật là mang nặng chủ nghĩa giáo điều. Đã đến lúc Nhật Bản cần thay đổi điều này.

    Toyo Keizai cho rằng, cần phải nhấn mạnh rằng thủ pháp ngoại giao của Việt Nam không thể gọi là “chủ nghĩa đơn phương” bởi người Việt luôn kề vài sát cánh với các thành viên khác của ASEAN. Từ góc độ này có thể thấy Trung Quốc không thể khuất phục được người Việt, Nhật Bản nên học tập người Việt điểm này trong xử lý mối quan hệ với Bắc Kinh. Hiện tại Việt Nam vẫn đang hành động, người Việt vẫn đang nỗ lực tìm cách thoát khỏi sự ràng buộc của Trung Quốc, đặc biệt là về mặt kinh tế, Toyo Keizai lưu ý.
    Theo : Đa Chiều
    Alalala thích bài này.
  7. tiemkich

    tiemkich Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2015
    Bài viết:
    4.409
    Đã được thích:
    5.486
    người dịch bài báo này có văn phong ngoại giao khá ổn đó, không ồn ào quá mà vẫn đúng chủ đề của bài viết
  8. shaladin

    shaladin Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2010
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    70
    Trung Quốc với kế hoạch 4 sân bay khống chế toàn bộ vùng trời và vùng biển Việt Nam

    [​IMG]

    Thời gian gần đây báo chí trong và ngoài nước đều đưa tin Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự trái phép tại những đảo đang tranh chấp, cụ thể là Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
    Liệu đây có phải là kế hoạch sở hữu 4 sân bay (tại 4 hòn đảo: Hải Nam, Phú Lâm, Gạc Ma và Phú Quốc) và 3 căn cứ quân sự trên biển nhằm bao vây và khống chế toàn bộ vùng trời và vùng biển Việt Nam?

    1. Ba căn cứ hải quân kiểm soát toàn bộ biển Đông
    Ba căn cứ này nằm trên đảo Hải Nam, đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), đảo Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).

    Đảo Hải Nam
    Đảo Hải Nam của Trung Quốc nằm rất gần đất liền của Việt Nam, chiếm 2,2 triệu km2 hải phận kinh tế, tức gấp 6,6 lần diện tích đất liền của Việt Nam (331.698 km2), gấp 4 lần hải phận kinh tế của Việt Nam.
    Gần đây Trung Quốc đã củng cố hoàn tất căn cứ hải quân Longpo trên Vịnh Á Long (gần mũi phía Đông Nam của đảo Hải Nam). Căn cứ này có sự hiện diện của tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo tấn công vào đất liền, tàu chiến. Cơ sở Ngọc Lâm của căn cứ Longpo được xây dựng để chứa các loại tàu ngầm khác. Đây là một căn cứ hải quân đủ sức chứa cho cả một hạm đội lẫn tàu sân bay hùng mạnh.

    [​IMG]

    Đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa) và quần đảo Trường Sa

    Trung Quốc đang hoàn thiện các công trình cảng biển nơi đây để phục vụ cho các tàu hải quân cỡ lớn, kể cả tàu khu trục (loại tàu mang đầy đủ các tên lửa chống hạm, chống ngầm, đối không, đối đất).
    Ba căn cứ hải quân này sẽ khống chế toàn bộ vùng biển đông của Việt Nam, căn cứ ở đảo Hải Nam khống chế vùng biển phía bắc Việt Nam, căn cứ đảo Phú Lâm khống chế vùng biển miền trung, căn cứ trên quần đảo Trường Sa khống chế vùng biển phía nam

    2. Bốn sân bay khống chế vùng trời Việt Nam

    Sân bay đảo Hải Nam

    Sân bay tại đảo Hải Nam đã được hoàn thành và đưa vào hoạt động từ lâu, nơi đây tập trung một lượng lớn máy bay chiến đấu của sư đoàn 9 không quân Trung Quốc.

    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu JH-7A của sư đoàn 9 lực lượng hàng không Hải quân Trung Quốc triển khai ở hướng Biển Đông, trên đảo Hải Nam. (Ảnh: Báo Giáo dục)

    [​IMG]
    Trung Quốc được cho là đã triển khai 24 máy bay chiến đấu J-11B ở đảo Hải Nam – lãnh thổ cực nam của Trung Quốc – hướng Trung Quốc muốn bành trướng lãnh thổ ở biển Đông. (Ảnh: Báo Giáo Dục)

    Sân bay đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa)

    Sau khi hoàn tất việc xây dựng, Trung Quốc đã ngang nhiên công bố hình ảnh sân bay này trên đảo Phú Lâm.
    [​IMG]
    (Ảnh: Xinhua)

    Ban đầu Trung Quốc công bố đường băng dài 2.000m, nhưng nay qua đầu tư đã nâng chiều dài lên đến 2.800m.
    Sân bay này cho phép Trung Quốc kiểm soát hầu hết vùng không phận trên biển Đông mà Trung Quốc xác nhận là chủ quyền. Hầu hết các loại máy bay Trung Quốc có thể hoạt động trên đường băng này.
    Khoảng cách từ sân bay Phú Lâm đến Đà Nẵng chỉ 390 km, thời gian bay chưa tới 30 phút.

    [​IMG]
    Máy bay Trung Quốc từ sân bay Phú Lâm đến Đà Nẵng mất chưa tới 30 phút. (Ảnh songmoi)

    Sân bay Gạc Ma (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam)
    Sân bay trên đảo Gạc Ma có thể chứa các loại máy bay J11, J16, bán kính hoạt động của loại máy bay này là 1.600km
    Từ sân bay Gạc Ma đến TPHCM chỉ 800km, thời gian bay khoảng 50 phút. Sau khi hoàn tất sân bay Gạc Ma, Trung Quốc tiếp tục xây dựng sân bay ở đảo Chữ Thập.
    [​IMG]
    Hình ảnh máy tính “đảo” Gạc Ma của Viện nghiên cứu & Thiết kế số 9 trực thuộc Tổng công ty đóng tàu nhà nước Trung Quốc (CSSC).

    Sân bay Phú Quốc thì sao?

    Hiện đã có kế hoạch chuyển nhượng quyền khai thác và quản lý sân bay Phú Quốc nhằm có nguồn để đầu tư phát triển sân bay Long Thành. Kế hoạch này đã được Bộ GTVT trình lên Bộ Chính trị.
    Như vậy nếu dự án này được thông qua, sẽ có nhiều nhà đầu tư trong ngoài nước đăng ký khai thác sân bay Phú Quốc. Thử nhìn vào con số các nhà thầu Trung Quốc trúng thầu hầu hết các dự án tại Việt Nam, thì khả năng nhà đầu tư Trung Quốc được khai thác sân bay này là rất lớn.
    Các dự án nằm ở vị trí quân sự trọng yếu đều đã về tay nhà thầu Trung Quốc, thời gian thuê đất 50 – 70 năm, như dự án khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh), khai thác bô xít ở Tây Nguyên.
    Nếu dự án xây dựng sân bay Long Thành được thông qua và các nhà đầu tư Trung Quốc nắm được quyền khai thác sân bay Phú Quốc, thì Trung Quốc sẽ có bốn sân bay hình thành một tứ giác khống chế vùng trời và vùng biển của Việt Nam.
    Và nếu có một cuộc xung đột trên đất liền, Trung Quốc sẽ dễ dàng có được sự hỗ trợ từ không quân và hải quân. Thế giới đều nhìn rõ được dã tâm này của Trung Quốc.
    [​IMG]
    Hồ đồ! TQ tuổi gì mà đòi sử dụng sân bay PQ <== không biết chúa đảo PQ là ai à??? :))
    dragonboy1080 thích bài này.
  9. shaladin

    shaladin Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/08/2010
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    70
    Cam sau khi gây hấn trên bộ đã bắt đầu chơi cứng trên biển. Giờ là lúc quân dân ta một lòng, cương quyết mà không manh động, khôn khéo nhưng không lùi bước.

    (đọc tham khảo, nguồn báo không thực sự tin cậy)


    Ngư dân Việt Nam-Campuchia xô xát, 1 người thiệt mạng


    [​IMG]
    Cảnh sát Campuchia đứng canh gác trong lúc người Việt phất cờ từ bên kia biên giới giữa hai nước.
    30.07.2015

    Các quan chức Campuchia cho biết, một người đàn ông đã chết sau khi nhóm ngư dân từ tỉnh Kampot đụng độ với ngư dân Việt Nam trên biển đầu tuần này.

    Theo tỉnh trưởng Khoy Khun Hour, vào khoảng 8 giờ tối (giờ địa phương) hôm 27/7, một đội cảnh vệ khoảng 30 tàu đánh cá từ xã Troeuy Koh thuộc thành phố Kampot bao vây hai thuyền của Việt Nam ở ngoài khơi bờ biển nước này.

    Ngay sau đó, các tàu đã có xung đột kéo theo sự xuất hiện của chiếc tàu Việt Nam thứ ba hỗ trợ cho hai tàu đã bị bao vây, dẫn đến cái chết của ông Ey Youb, 42 tuổi.

    Ông Khun Hour nói: “Đó là một tai nạn và chúng tôi lấy làm tiếc khi có người chết. Nếu ngư dân Khmer thấy người Việt Nam đi vào Campuchia và báo cho cơ quan chức năng thì điều đáng tiếc này có lẽ đã không xảy ra”.

    Ông Khun Hour cho biết, hai nước có một thỏa thuận chia sẻ các vùng biển giữa Kampot và đảo Phú Quốc của Việt Nam, nằm khoảng 12km ngoài khơi, và tình huống này xảy ra sau khi hai bên cáo buộc lẫn nhau vi phạm lãnh hải.

    Tuy nhiên, một nhân chứng cho biết, đây không phải là một tai nạn mà nạn nhân bị sát hại bởi một thuyền viên người Việt sau khi hai bên căng thẳng vì đánh bắt trái phép.

    Ông Nos Youk, chủ nhân của một thuyền đánh cá nhỏ cho biết, ông và ông Youb đã phải đối mặt với khoảng 5 tàu đánh cá của Việt Nam và bị đâm khiến ông Youb rơi xuống biển.

    Ông Youk nói những ngư dân Việt Nam đã cố đâm vào thuyền của ông, ngăn cản ông giúp đỡ người bạn mà sau đó đã bị bắt, đánh đập và đâm chết bởi một thuyền viên Việt.

    Ông kể, những kẻ đeo bám thuyền của ông đã ném ông Youb xuống biển trước khi gọi radio nói những người Campuchia hãy “đến và nhặt xác bạn của các người” và để lại dấu hiệu đánh dấu nơi đã ném xác của ông Youb xuống.

    Mặc dù vậy, cảnh sát trưởng tỉnh Kampot Plang Phirin cho biết, ông đã kiểm tra cơ thể và thấy không có dấu hiệu của chấn thương.

    Ông Phirin nói: “Điều này không đúng. Không ai đánh ông ấy đến chết. Ông ấy tự rơi xuống nước và chết đuối, và không ai có thể giúp ông ta bởi vì trời đã quá tối”.

    Người thân, bạn bè của nạn nhân và người đứng đầu nhà thờ Hồi giáo địa phương đều xác nhận nhìn thấy vết bầm tím và vết đâm trên cơ thể nạn nhân.

    Anh rể của nạn nhân, ông Sam Sman, cho biết: “Có một lỗ ở ngực của em trai tôi. Họ đã sử dụng vật sắc bén để đâm nó, đánh nó vào các bộ phận trên cơ thể và sau đó ném nó xuống nước. Điều này thật là độc ác”.
    Ông Youk nói căng thẳng gần đây đã gia tăng khi các ngư dân Việt Nam thường xuyên ra vào vùng biển gần Kampot để đánh cá bất hợp pháp.

    Ông Youk cũng cho rằng ngư dân Việt Nam đã hối lộ các nhà chức trách Campuchia để sử dụng các phương tiện đánh bắt bất hợp pháp, chẳng hạn như lưới rà.

    Hiện Bộ Quốc phòng Campuchia chưa đưa ra bình luận nào.

    Đại diện của Đại sứ quán Việt Nam cũng từ chối trả lời các câu hỏi.

    Theo The Cambodia Daily, The Phnom Penh Post.
  10. atlas03

    atlas03 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2014
    Bài viết:
    1.729
    Đã được thích:
    1.301
    hồi tui có viết bài là thằng Nhật cần học gì ở Việt nam thấy cũng có nét giống bài này
    http://ttvnol.com/threads/sea-games-28-an-ui-bang-chiec-hcd.1429336/page-490
    dragonboy1080shaladin thích bài này.

Chia sẻ trang này