1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thienvutb20

    thienvutb20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2014
    Bài viết:
    776
    Đã được thích:
    324
    sao nghe như lời tuyên giáo của tổng bí thư vậy, rất hoành tráng đấy, nhưng chẳng có ý nghĩa gì cả, quanh đi quẩn lại vẫn là lái vấn đề
  2. my0earth

    my0earth Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2009
    Bài viết:
    709
    Đã được thích:
    203
    Tui nói thật với ông chứ ông biết một thì nói một, nói leo ít thôi -_- tầm cuối năm nay sẽ phê duyệt quy hoạch một số thứ ở Trường Sa, ông chịu khó đọc công báo rồi hẵng ý kiến. Người làm thì làm bục mặt ra để cho mấy anh hùng bàn phím làm như là hay lắm ấy -_- Y như cái tay Huy Phúc -_-
  3. the11reign

    the11reign Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2015
    Bài viết:
    52
    Đã được thích:
    27
    Myanmar nằm kế TQ k ?
    Bao nhiêu năm nó chấp nhận cái thuyết chính sách áp dụng với TQ như VN, cũng làm k tốt việc bao che, thông tin không kịp thời hợp lý đến dân của nó rồi cuối cùng đất nc nó có đi đc đến đâu k ?
    Mấy chính sách mà bạn nói, cấp uỷ nói đấy có bao gồm chính sách: "tôi thấy tâm tư lắm vì nhân dân ta ngày càng có xu thế ghét TQ..." Của Phùng Quang Thanh k?
    minh883 thích bài này.
  4. tiemkich

    tiemkich Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2015
    Bài viết:
    4.409
    Đã được thích:
    5.486
    Thế có biết quân chống đối ở myama là do china hỗ trợ không, china trước đây cung cấp tài chính và vũ khí cho cả chính phủ myama lẫn phe chống đối, nhưng myama lại muốn thân tây hơn nên china mới chọc sau lưng vì vậy myama mới căng với china, việt nam với myama là khác nhau về bản chất nên không nên so sánh nhiều
    --- Gộp bài viết: 29/08/2015, Bài cũ từ: 29/08/2015 ---
    Bác đọc lại bài của bác sao đỏ với của mình ở các trang trước nhé, đã bảo là ở Trường sa ta cũng mở rộng, quy mô chỉ kém mỗi china thôi mà bác không hiểu ah
  5. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    =)) ... :-D
  6. huyenthoaimuathu8888

    huyenthoaimuathu8888 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/04/2013
    Bài viết:
    580
    Đã được thích:
    350
    Nước xa e khó dập được lửa gần. Cuộc chiến Nga _ Grudia và nội chiến Ukraina cho thấy rất rõ mặc dù được phương Tây hậu thuẫn nhưng bản thân các nước đó chịu nhiều thiệt hai. Nhật hay Mỹ giờ cũng muốn Việt Nam là ngừoi tiên phong để hạn chế Trung Quốc. Việc ngăn chặn cải tạo những đảo đã bị chiếm hầu như không thể. Cái chúng ta làm tốt đó là không bị lấn chiếm thêm.Thực tế đó chúng ta dù không muốn nhưng cũng phải chấp nhận
    doc_hanh_dai_dao thích bài này.
  7. quangdzung09

    quangdzung09 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2014
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    62
    Bài này khá hay!

    “Kinh tế Trung Quốc sụp đổ sẽ cứu cả Biển Đông”
    Thứ bảy, 29/08/2015, 07:30 (GMT+7)
    (Quốc tế) - Hy vọng từ nền kinh tế bệnh hoạn của Trung Quốc là “bệnh phu châu Á” thời hiện đại sẽ không còn là mối đe dọa như khi họ còn mạnh mẽ.

    [​IMG]
    Giáo sư Bùi Mẫn Hân, ảnh: Aspenideas.
    Giáo sư Mỹ gốc Hoa Bùi Mẫn Hân từ đại học Claremont McKenna, thành viên cao cấp quỹ German Marshall, Hoa Kỳ ngày 27/8 bình luận trên The National Interest về việc liệu nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ có cứu được cả Biển Đông hay không. Ông nhận định, hy vọng từ nền kinh tế bệnh hoạn của Trung Quốc là “bệnh phu châu Á” thời hiện đại sẽ không còn là mối đe dọa như khi họ còn mạnh mẽ.
    Cách đây không lâu, nền kinh tế Trung Quốc đã xuất hiện những thác thức cả về lực hấp dẫn lẫn những dự báo. Bất chấp những năm tăng trưởng mất cân bằng, Bắc Kinh đã dựa vào đầu tư để tăng sức mạnh nền kinh tế và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.
    Sự say xưa trong tăng trưởng tín dụng từ năm 2009 đã mang lại tỉ lệ nợ lên tới gần 300% GDP, một mức độ nguy hiểm đối với một nền kinh tế trên trung bình đã không gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính. Bong bóng bất động sản có lẽ là lớn nhất thế giới đã hình thành nhưng mới chỉ bị rò rỉ chứ chưa sụp đổ hoàn toàn.
    Tăng trưởng kinh tế tưởng chừng “bất khả chiến bại” này đã khuyến khích Bắc Kinh theo đuổi một chính sách đối ngoại đầy tham vọng nhưng cũng rủi ro nhất trong vài năm qua.
    Nhiều thành viên trong giới tinh hoa Trung Quốc đã xem sự suy giảm của Hoa Kỳ và phương Tây là không lay chuyển được, trong khi sự trỗi dậy của Trung Quốc với họ là không gì cản nổi. Chính sự kiêu căng, ngạo mạn này đã dẫn đến việc Trung Nam Hải theo đuổi các chính sách kinh tế và an ninh mà chắc chắn sẽ chôn di sản của Đặng Tiểu Bình xuống mồ sâu.
    Thay vì duy trì cách tiếp cận giấu mình chờ thời, Bắc Kinh đã mở rộng rất nhiều cam kết kinh tế ở nước ngoài và bắt đầu công khai thách thức trật tự an ninh Đông Nam Á do Mỹ dẫn đầu.
    Về mặt kinh tế, Trung Quốc đã cam kết hơn 100 tỉ USD góp vốn cho Ngân hàng Hạ tầng châu Á (AIIB), Ngân hàng Phát triển mới và Quỹ Con đường Tơ lụa mới, một loạt tổ chức tài chính và các cơ cấu được thiết kế để bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc ở nước ngoài, tích cực cạnh tranh với các định chế tài chính quốc tế hiện có như Ngân hàng Phát triển châu Á và Ngân hàng Thế giới.
    Trong thế giới đang phát triển, Trung Quốc cũng đặt cược nhiều vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lớn. Ở Mỹ Latinh, Trung Quốc đã cho vay gần 120 tỉ USD từ năm 2005. Ở châu Phi, Trung Quốc đầu tư và cho vay ước tính vượt trên 100 tỉ USD.
    Đối mặt với một đối thủ được hậu thuẫn của 4 ngàn tỉ USD dự trữ ngoại tệ, tất cả những gì phương Tây có thể làm là lo lắng và công khai phàn nàn về sự phá hủy môi trường cũng như quyền con người mà Trung Quốc gây ra trong các dự án đầu tư ở nước ngoài.
    [​IMG]
    Ông Tập Cận Bình, ảnh: CNBC.
    Các bước táo bạo nhất mà Trung Quốc đã thực hiện trong bối cảnh sức mạnh kinh tế rõ ràng và không có bất kỳ nghi ngờ gì đó là cách tiếp cận leo thàng bành trướng thực hiện yêu sách lãnh thổ, hàng hải (vô lý, phi pháp) ở Biển Đông.
    Trong khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc trước đây đã cố tình gác lại các tranh chấp khó khăn và tiềm ẩn nguy hiểm ở Hoa Đông và Biển Đông, những người kế nhiệm họ hiện nay ở Trung Nam Hải đã có cách tiếp cận đối đầu nhiều hơn với niềm tin (sai lệch) rằng, với sức mạnh phát triển nhanh chóng về kinh tế và quân sự, Trung Quốc không cần phải tôn trọng lợi ích và sự nhạy cảm của Hoa Kỳ cùng đồng minh, đối tác trong khu vực.
    Kết quả là chỉ trong 2 năm qua, Trung Quốc đã leo thang gây hấn bằng cách đơn phương tuyên bố áp đặt vùng nhận diện phòng không (ADIZ) gây tranh cãi ở Hoa Đông và bồi lấp, xây dựng, quân sự hóa đảo nhân tạo (bất hợp pháp) trên vùng biển (Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp ở Biển Đông.
    Bây giờ động lực của nền kinh tế Trung Quốc cuối cùng cũng dừng lại và điểm yếu của nó đã bộc lộ có thể thấy rõ, câu hỏi rõ ràng đặt ra là liệu Bắc Kinh còn có thể tiếp tục duy trì chính sách đối ngoại diều hâu của mình hay không.
    Căn cứ vào những hành vi của Trung Quốc trong quá khứ và những hạn chế cứng hiện tại, có vẻ như nếu có bất kỳ điều gì tích cực xuất hiện trong nền kinh tế Trung Quốc thì đó sẽ là một chính sách ngoại giao bớt hung hãn hơn.
    Tập Cận Bình lựa chọn chính sách đối ngoại mang lại những rủi ro lớn, trong khi chủ nghĩa thực dụng và thận trọng lại là cách làm việc của những người tiền nhiệm thời hậu Mao Trạch Đông.
    3 người tiền nhiệm của ông Tập Cận Bình là Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đều nhận thức rất rõ sự chênh lệch về sức mạnh giữa Trung Quốc và phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ. Như vậy họ có những nhượng bộ chính sách đối ngoại đáng kể khi nền kinh tế yếu kém.
    Đặng Tiểu Bình đã không để vấn đề Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan ảnh hưởng đến quan hệ thương mại Mỹ – Trung, còn Giang Trạch Dân kiềm chế rất lớn trong vấn đề Đài Loan cuối thập niên 1990 để Hoa Kỳ có thể hỗ trợ Trung Quốc vào WTO.
    Nếu tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc trong ngắn hạn đòi hỏi phải xuất khẩu nhiều hơn sang phương Tây, sẽ không thể tưởng tượng nổi rằng Bắc Kinh có thể thành công trong nhiệm vụ này khi tiếp tục chính sách bành trướng mạnh mẽ ở Biển Đông.
    Đồng thời, sự suy giảm kinh tế trong nước cũng hạn chế đáng kể năng lực của Bắc Kinh để tài trợ cho các dự án kinh tế khổng lồ và nguy hiểm mà Trung Quốc theo đuổi ở các nước đang phát triển.
    Với giá cả hàng hóa giảm và các luận cứ kinh tế không rõ ràng trong các dự án này, dư luận có thể mong đợi một làn sóng vỡ nợ trong những năm tới, nó sẽ làm Bắc Kinh lúng túng và kiểm tra năng lực của Trung Nam Hải có thể tiếp tục “rót tiền vào hang thỏ” đến bao giờ.
    Quan trọng hơn, sự tiếp tục suy yếu của nền kinh tế Trung Quốc sẽ đòi hỏi phải bố trí lại nguồn lực tài chính hạn chế của mình để duy trì tăng trưởng trong nước, vì đảng Cộng sản Trung Quốc có giữ được quyền lãnh đạo hay không phụ thuộc vào điều này.
    Tập Cận Bình sẽ buộc phải lựa chọn giữa “vinh quang ở bên ngoài” và sự sống còn của chế độ, không có gì nghi ngờ về việc ông sẽ lựa chọn cái nào. Vì vậy hy vọng từ nền kinh tế bệnh hoạn của Trung Quốc là “bệnh phu châu Á” thời hiện đại sẽ không còn là mối đe dọa như khi họ còn mạnh mẽ, giáo sư Bùi Mẫn Hân bình luận.

    http://nguyentandung.org/kinh-te-trung-quoc-sup-do-se-cuu-ca-bien-dong.html
    hoanghoa00 thích bài này.
  8. darkkainyn

    darkkainyn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/04/2012
    Bài viết:
    566
    Đã được thích:
    201
    T.T TQ nó mà sụp đổ thì kinh tế nhà ta cũng ói máu,kinh tế nhà ta còn dựa vào TQ rất lớn từ nhập khẩu lẫn xuất khẩu,hàng xóm thì nó khổ thế đấy
  9. hoanghoa00

    hoanghoa00 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/04/2015
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    480
    Sụp luôn là qúa tốt cho VN > lúc này không còn gì lấn cấn > cứ TPP thẳng tiến .
    Xuất siêu mới sợ -còn nhập siêu thoát ra là tốt .
  10. macha

    macha Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2015
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    567
    Cùng lắm KT nó giảm phát chứ tăng trưởng cũng cao hơn khối thằng. giai đoạn 10 năm trước 10% khoảng nghìn tỷ đô thì giờ 6% cũng cả nghìn tỷ. lắm ngài làm như tận thế với trung quốc vậy,chứng khoán mới hắt hơi mà thế giới run rồi. Mà Trung quốc có tiêu đời thì USA cũng bọp Việt Nam, Triều Tiên ngay tắp lự

Chia sẻ trang này