1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. su_30

    su_30 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2005
    Bài viết:
    3.452
    Đã được thích:
    495
    Mục tiêu biển của Trung Quốc và tranh chấp trong khu vực

    Những diễn biến trong các đại hội chính trị gần đây ở Bắc Kinh cho thấy một sự đồng thuận mới tại Trung Quốc về sự cần thiết phải bảo vệ và mở rộng các lợi ích biển chính của mình. Điều này có thể hủy hoại mục tiêu chính sách của Chính phủ Trung Quốc là cải thiện quan hệ với các nước láng giềng.

    Các phiên họp thường niên gần đây của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (NPC), tức Quốc hội Trung Quốc, và Hội nghị tham vấn chính trị và hiệp thương nhân dân (CPPCC) - hai sự kiện chính trị quan trọng nhất nước này - đã cho thấy tham vọng lớn của Trung Quốc và mối quan tâm đến việc bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc tại các vùng biển ở khu vực Đông Á. Trong khi đó, Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong bài phát biểu tại NPC đã cam kết ưu tiên cải thiện các quan hệ với các nước láng giềng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

    Kinh nghiệm trong những năm gần đây cho thấy hai loại mục tiêu chính sách này có thể không tương thích với nhau và rất khó để duy trì một sự cân bằng giữa hai mục tiêu đó.

    Các đề xuất siết chặt chính sách biển

    Giới lãnh đạo Trung Quốc đã tận dụng cơ hội trong các cuộc đại hội chính trị nói trên để đề nghị bảo vệ hiệu quả hơn các lợi ích biển của Trung Quốc. Hiệu trưởng Trường Đại học Hàng hải Đại Liên, cũng là một phó chủ tịch NPC, ông Wang Zhuwen đã chỉ ra rằng sự thiếu ý thức về biển đã hạn chế sự phát triển của sự nghiệp hàng hải của Trung Quốc. Vì vậy, ông đề nghị giáo dục về biển nên được đưa vào từ cấp tiểu học và trung học cơ sở.

    Tại Đại hội NPC, Tổng cục trưởng Tổng cục Hàng hải quốc gia (SOA) Liu Cigui cho biết Trung Quốc có thái độ nghiêm túc về việc tiến hành các hoạt động thực thi pháp luật trên biển. Ông nói các hoạt động tuần tra định kỳ của Trung Quốc hiện bao chùm toàn bộ các khu vực biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc, trải dài từ cửa sông Áp Lục ở phía Bắc, qua vùng lõm Okinawa ở phía Đông, đến bãi đá ngầm Tăng Mẫu (James Shoal) ở phía Nam, tới các hình thái địa chất bao gồm bãi đá ngầm Socotra (Hàn Quốc gọi là Ieodo hoặc Parangdo), quần đảo Điếu Ngư (mà Nhật Bản gọi là Senkaku), bãi đá cạn Scarborough Shoal và quần đảo Trường Sa.
    [​IMG]

    Chen Mingyi, một thành viên Ủy ban thường vụ CPPCC, gợi ý rằng Trung Quốc nên thành lập một Ủy ban Hàng hải Quốc gia để phối kết hợp chính sách biển của Trung Quốc. Ông cũng đề xuất Trung Quốc lên một kế hoạch dài hạn toàn diện nhằm biến nước này thành một cường quốc biển vào năm 2020 để bảo vệ tốt hơn các lợi ích của mình trong 3.000 km2 biển mà ông cho là của nước ông.

    Thiếu tướng La Viện, một Phó Chủ tịch của CPPCC, đã thu hút sự chú ý nhiều hơn khi ông đề xuất Bắc Kinh nên sáp nhập các lực lượng thực thi pháp luật biển thành một lực lượng bảo vệ bờ biển quốc gia để bảo vệ các quyền và lợi ích về biển của Trung Quốc trước các thách thức ngày càng lớn tại biển Đông và biển Hoa Đông. Theo Thiếu tướng La, Trung Quốc cần nỗ lực trong 5 lĩnh vực chính sách tại biển Đông, bao gồm củng cố quyền tài phán hành chính, củng cố các nền tảng pháp lý cho yêu sách của mình, tăng cường sự hiện diện quân sự, thúc đẩy các hoạt động kinh tế, và cải thiện khả năng định hướng dư luận quốc tế. Thiếu tướng La cũng đề xuất Trung Quốc xuất bản một Sách Trắng về vấn đề Biển Đông nhằm tạo một tài liệu toàn diện về các nền tảng pháp lý và lịch sử cho đòi hỏi của nước này tại biển Đông.

    Tại một phiên họp của CPPCC, Tổng cục Phó Tổng cục Du lịch Quốc gia Wang Zhifa thông báo rằng Tổng cục đang phối hợp làm việc với tỉnh Hải Nam và các cơ quan chính quyền trung ương khác nhằm thúc đẩy du lịch tại quần đảo Hoàng Sa. Theo ông, làm như vậy sẽ tạo lợi thế cho việc bảo vệ yêu sách chủ quyền và an ninh biên giới của Trung Quốc.

    Một số thành viên CPPCC đề xuất Trung Quốc nên tăng cường nỗ lực nhằm bảo vệ quần đảo Điếu Ngư/Senkaku sau việc công bố chính thức tên của quần đảo này gần đây nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo này. Ví dụ, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc nên đưa quần đảo Điếu Ngư vào chương trình dự báo thời tiết nhằm thể hiện rõ hơn chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo này. Đề xuất này được Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Quốc gia Zheng Guoguang, cũng là một phó chủ tịch CPPCC, ủng hộ và cho là khả thi.

    Tham vọng và nhầm lẫn

    Tuy nhiên, các mục tiêu và tham vọng của Trung Quốc đối với các vùng biển gần bờ là không rõ ràng. Truyền thông của Trung Quốc và các chuyên gia phân tích Trung Quốc mô tả tham vọng của nước này tại các vùng biển Đông Á cũng rất mập mờ. Ví dụ, họ khẳng định rằng Trung Quốc có quyền sở hữu 3.000 km2 biển gồm "lãnh hải", "lãnh thổ đại dương", "lãnh thổ biển" hay "các vùng biển lãnh thổ". Tại các hội nghị chính trị ở Bắc Kinh, Chính ủy Bắc hải Hạm đội của Hải quân PLA Wang Dengping cho rằng việc Trung Quốc sở hữu một tàu sân bay là đúng đắn bởi nước này sở hữu một khu vực biển rộng lớn - mà theo của ông là một vùng lãnh thổ hải dương rộng tới 3.000 km2. Khoảng 3.000 km2 này bao chùm hầu hết biển Đông và các vùng biển trong "đường chín đoạn" trên biển Đông.

    Nhưng nhiều chuyên gia Trung Quốc về các vấn đề biển, đặc biệt là các luật sư về hàng hải, có thể sẽ không ủng hộ việc sử dụng các cụm từ trên để mô tả tham vọng của Trung Quốc tại các vùng biển Đông Á. Ngay cả các quan chức trong giới hoạch định chính sách đối ngoại cũng sẽ không ủng hộ cách định nghĩa mở rộng như vậy về các lợi ích biển của Trung Quốc.

    Ví dụ về yêu sách tại biển Đông, có ít nhất một quan điểm chính thức không đồng ý với suy nghĩ đầy tham vọng của một số thành viên chóp bu của Trung Quốc. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã đưa ra nhận định sau ngày 29/2 vừa qua: "Cốt lõi tranh chấp biển Đông là các tranh chấp chủ quyền về quần đảo Trường Sa và các bãi đá ngầm cũng như việc phân định một số khu vực biển tại biển Đông. Cần phải nói rõ rằng không quốc gia nào, kể cả Trung Quốc, có thể đòi chủ quyền đối với toàn bộ biển Đông".

    Dù nhiều chuyên gia phân tích của Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh không phát triển một chiến lược biển rõ ràng, dường như không ai nghi ngờ về việc các lợi ích của Trung Quốc liên quan đến biển đang gia tăng nhanh chóng. Các bài diễn văn tại đại hội chính trị gần đây ở Bắc Kinh rõ ràng đã làm nổi rõ cảm giác về tính cấp thiết của việc Trung Quốc cần sử dụng các chính sách cứng rắn hơn trong lĩnh vực biển và tăng cường các nỗ lực biến mình thành một cường quốc biển.

    Tuy nhiên, mục tiêu chính sách đối ngoại của Thủ tướng Ôn Gia Bảo có thể không đạt được nếu các tranh chấp biển trong khu vực không được giải quyết một cách đúng đắn và thích hợp.

    Châu Giang theo eurasia review
    http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/t...a-trung-quoc-va-tranh-chap-trong-khu-vuc.html

    Người phụ trách biên soạn bài này nhầm lẫn chết người ở các dòng đỏ trên 3.000km2
    nếu đọc qua sẽ ngạc nhiên sao cái Biển Đông rộng có 3.000km2 mà TQ cũng tranh giành thế^:)^
    thực ra con số đúng phải là 3.000.000km2 (3 triệu km2)
    Bản gốc : http://www.eurasiareview.com/310320...t-on-beijings-good-neighbour-policy-analysis/
  2. 060708

    060708 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2011
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    7
    Tung Quốc là 1 con ếch đang cố lấy hơi phình bụng lên để to bằng được con bò
  3. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Công ty Ấn Độ xúc tiến thăm dò dầu trên Biển Đông

    Mạng tin trực tuyến của báo The Pioneer tối 24/4 cho biết Công ty dầu mỏ ONGC của Ấn Độ sẽ cùng với một công ty dầu mỏ Việt Nam xúc tiến thăm dò dầu mỏ tại Biển Đông, bất chấp sự phản đối từ Bắc Kinh.

    [​IMG]

    ONGC-Videsh là công ty con của tập đoàn PSU chuyên trách việc thăm dò dầu khí ở nước ngoài.

    Báo trên dẫn lời Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của ONGC, ông Sudhir Vasudeva, nói: "Không có gì sai trong việc này. ONGC-Videsh giành quyền thăm dò này thông qua một cuộc đấu thầu quốc tế và chúng tôi sẽ xúc tiến công việc thăm dò cùng với một công ty dầu mỏ Việt Nam."

    "Nếu có bất kỳ tranh chấp lãnh thổ nào giữa Việt Nam và Trung Quốc thì họ phải giải quyết vấn đề của họ. Đối với chúng tôi chỉ đơn thuần là hoạt động thương mại. Chính phủ Ấn Độ có quyền tiến hành các biện pháp liên quan đến vấn đề này và làm rõ mọi chuyện cho chúng tôi," ông nói.

    Theo báo trên, Trung Quốc phản đối bất kỳ hoạt động nào ở Biển Đông, kể cả việc Ấn Độ thăm dò dầu mỏ bởi nước này tranh chấp lãnh thổ với các nước ASEAN như Việt Nam và Philippines.

    Tháng 10 năm ngoái, Ấn Độ đã ký một thỏa thuận với Việt Nam nhằm mở rộng và tăng cường thăm dò dầu mỏ tại Biển Đông./.

    http://www.vietnamplus.vn/home/cong-ty-an-do-xuc-tien-tham-do-dau-tren-bien-dong/20124/137399.vnplus

    Anh Cà ri quyết tâm roài! :-bd
  4. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    giỡn với Ấn là ăn AGNI V nhé[:D], xem ra căng quá các bác, cũng may anh Ấn có khí phách, anh Nga cũng vậy. Để xem coi anh Khựa làm gì nhé!;))
  5. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    bọn Ấn với bọn Nga vì Kinh tế ko quá phụ thuộc vào Khựa nên nó đếch thèm sợ. Lơ mơ Nga nó cắt nguồn cùng Khí với Dầu mỏ còn thằng Ấn nó cũng chẳng thèm thị trường TQ vì thị trường nó cũng đã quá rộng lớn và tiềm năng. thực tế GDP của Ấn toàn dựa vào tiêu dùng nội địa ko như xuất khẩu của thằng Khựa nên dọa hai thằng này bằng biện pháp kinh tế ko hữu hiệu lắm. Thỉnh thoảng Khựa sủa như kiểu bố đời nhưng toàn tự nói tự nghe nên có khi thành chó sủa bờ ao ấy mà :)
  6. trieuthien

    trieuthien Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/11/2002
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    19
  7. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    TQ mà dám kéo đổ mấy cái gian khoan ở thềm lục địa VN thì nó gan to bằng trời :)) TQ cho Nga vay 25 tỷ đô mà bác ... tuy nhiên chỉ vì như thế thì TQ kéo đổ dàn chung với VN thì Nga sẽ cắt vụ hợp tác quân sự như tập trận chung ... lúc này TQ chỉ có tập đc với mấy thằng như Pak hay mấy cu thuộc SCO thôi .. thực ra bây giờ T.Q vẫn lệ thuộc có một tí khí vs dầu của Nga thôi bác nó đang thay đổi nguồn cung rồi bác [:D]
  8. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    những biến động luôn mang đến cho chúng ta cơ hội, Ấn Độ và Nga tỏ rõ quyết tâm khai thác dầu khi ở Vietnam chứng tỏ họ sẽ có những ủng hộ mạnh mẽ về mặt hậu cần nếu cuộc chiễn diễn ra. Và nếu điều này là đúng thì đừng nói là Khựa mà những kẻ thù lớn hơn cũng bị chúng ta đánh bại:-"
  9. DragonPhoenix

    DragonPhoenix Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    676
    Đã được thích:
    13
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/2...ung-quoc-chu-dong-gay-roi-tren-bien-dong.aspx

    Hoàn Cầu thời báo: Trung Quốc chủ động gây rối trên biển Đông

    25/04/2012 3:24
    Chuyên trang quân sự thuộc tờ Hoàn Cầu thời báo của đảng Cộng sản Trung Quốc vừa có bài viết nêu rõ những hành động gây rối của nước này trên biển Đông.

    Với nhan đề Mỹ choáng váng: Trung Quốc bài binh bố trận trên biển Đông vượt quá dự liệu, đoạn đầu bài viết (không ghi tên tác giả) đánh giá về tương quan vị thế quân sự, chính trị của Washington và Bắc Kinh. Theo đó, bài xã luận nhận định những tuyên bố của Mỹ và Nhật Bản không đủ sức ngăn cản những hành động cứng rắn của Trung Quốc tại vùng biển châu Á - Thái Bình Dương. Bằng chứng là tại biển Đông, Bắc Kinh vẫn nắm thế chủ động và lâu nay liên tục có nhiều động thái gây hấn nhưng chẳng hề gì. Đến nay, bài viết vẫn đang hiện diện tại đường dẫn http://mil.huanqiu.com/weapon/2012-03/2548253_4.html.
    Về tình hình khai thác dầu khí trên biển, bài báo viết:
    “Các nước ASEAN luôn tìm kiếm những công ty phương Tây hợp tác khai thác dầu ở Nam hải (Việt Nam gọi là biển Đông - NV). Tuy nhiên, tàu chiến, máy bay của hải quân Trung Quốc luôn xuất hiện dày đặc. Đặc biệt, Bắc Kinh còn thành lập thành phố Tam Sa quản lý các quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và Tây Sa (Hoàng Sa), xây dựng sân bay trên đảo Vĩnh Hưng (Phú Lâm). Vì thế, việc khai thác dầu trên biển Đông không được yên ổn”.
    [​IMG]
    Hình chụp giao diện bài xã luận trên chuyên trang quân sự của Hoàn Cầu thời báo
    Bài viết cũng thừa nhận sự bất ổn trong các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, đặc biệt là bản đồ “đường lưỡi bò” mà Bắc Kinh vẽ ra trên biển Đông:
    “Từ xưa đến nay, đối với các nước như Brunei, Malaysia..., Trung Quốc vẫn luôn vẽ đường phân tuyến tới “tận cửa nhà người ta”. Trung Quốc còn phân hóa Myanmar, Thái Lan, Campuchia..., chia rẽ các nước ASEAN, nhìn Philippines bị bóp chết và từng bước cướp miếng ăn của Việt Nam. Thậm chí với đường lãnh hải, Trung Quốc vẽ nên một “vòng lớn hoa lệ” ở Nam hải. Tuyên bố này vốn có từ thời Trung Hoa Dân quốc.



    Bắc Kinh rút tàu khỏi Scarborough
    Trung Quốc đang có dấu hiệu xuống thang trong căng thẳng tại bãi cạn Scarborough trên biển Đông khi rút về 2 trong số 3 tàu có mặt tại đây. Tân Hoa xã dẫn lời phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila Trương Hoa cho biết tàu Ngư chính 310 và tàu Hải giám 084 đã rời khỏi khu vực “kèn cựa” với Philippines, chỉ để lại tàu Hải giám 075. Giới chức Bắc Kinh tuyên bố đây là động thái tỏ rõ thiện chí trong nỗ lực giải quyết căng thẳng. Tuy nhiên, chưa có xác nhận từ phía Philippines về việc Trung Quốc rút tàu. Mấy ngày qua, Manila liên tục bày tỏ lo ngại về các động thái của Bắc Kinh tại Scarborough, nơi hai bên liên tục cáo buộc nhau quấy rối tàu của mình.
    Thụy Miên


    Thập niên 1930 là thời kỳ hoàng kim của chính quyền Trung Hoa Dân quốc nên một nhóm chuyên gia bắt đầu sử dụng thủ thuật trên để mở rộng lợi ích dân tộc. Nhóm chuyên gia du học từ nước ngoài trở về đã đem theo những bản đồ hàng hải của Anh, Pháp, Mỹ, Nhật. Sau đó, họ tích cực tìm kiếm các hòn đảo trên bản đồ, thấy lợi ích ở đâu thì khoanh tròn lại rồi cho rằng thuộc Trung Quốc. Ngoài ra, Bắc Kinh còn tìm kiếm tài liệu lịch sử, từ các đời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh để mò mẫm những tuyến lãnh hải gây tranh cãi nhằm tuyên bố chủ quyền”.
    Theo đó, cứ địa điểm nào mà tài liệu lịch sử các đời trên từng nhắc đến thì Trung Quốc tuyên bố nơi đó thuộc chủ quyền của nước này. Bài viết đánh giá thêm:
    “Sau này, Trung Quốc thấy bản đồ do Trung Hoa Dân quốc vẽ quá rộng, đem lại nhiều lợi ích nên “ăn theo” tuyên bố chủ quyền trong đó. Tuy nhiên, Nam hải quá rộng, nên dù mang tên quốc tế là biển Nam Trung Hoa, thì không có nghĩa cả khu vực này thuộc chủ quyền Bắc Kinh. Nói theo cách đó, không lẽ Ấn Độ Dương thuộc về Ấn Độ? Sử dụng một “đường lưỡi bò” để vẽ lại toàn bộ Nam hải thì chỉ xét về đạo lý cũng không thuận”.
    Bài xã luận trên cũng thừa nhận Trung Quốc đã “làm càn” trên biển Đông trong các cuộc xung đột từng xảy ra.
    “Trong cuộc chiến trên biển Tây Sa vào năm 1974, một số tàu săn ngầm Trung Quốc tấn công tới tấp nhằm vào các tàu khu trục của miền Nam Việt Nam. Lúc bấy giờ, mặt biển nhuộm đỏ máu, hải quân Trung Quốc không chỉ nã pháo mà còn ném vô số lựu đạn, điên cuồng xả súng và bắt tù binh.
    Đến hải chiến ở Nam Sa hồi năm 1988, Trung Quốc dùng tàu lớn để đánh với tàu nhỏ Việt Nam, kết quả thì chẳng ai mà không biết. Tiếp đến, Bắc Kinh điên cuồng chiếm địa bàn, sửa chữa công sự để lập trạm phòng thủ như ngày nay. Trung Quốc còn đắp 8.000 mét vuông đất đảo và xây dựng bãi đáp trực thăng, nhà kính thực vật trên bãi đá Vĩnh Thử (đá Chữ Thập) thuộc Nam Sa”.
    Cuối cùng, bài viết kết luận:
    “Bắc Kinh ngày càng thích gây ra rắc rối trên Nam hải. Không chỉ cố đạt được lợi ích mà Trung Quốc còn “tát” vào các nước láng giềng rồi quay sang cho rằng họ tự đập mặt vào tay Bắc Kinh”.
    Đây là một trong những bài bình luận với giọng điệu hiếm gặp được đăng trên các cơ quan ngôn luận trung ương của Trung Quốc. Trước giờ, truyền thông nước này, đặc biệt là Hoàn Cầu thời báo, thường tuyên bố “chính nghĩa” thuộc về họ trong tranh chấp trên biển. Vì thế, bài viết này là một bằng chứng cho thấy Trung Quốc thừa hiểu họ đang làm sai, nhưng bất chấp.


    Lucy Nguyễn
    (trích dịch)
  10. shenlong1102

    shenlong1102 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2012
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    52
    Xin loi cac bac may em bi loi khong go dau duoc, em chi co dieu muon hoi : cau noi tren co phai la mot chieu kich dong thu han dan toc cua mot nguoi Viet Nam vo y thuc hay khong ?

Chia sẻ trang này