1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
  1. TerenceTao

    TerenceTao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/06/2016
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    33
    Tổng thống Putin sẽ mang quà gì đến Trung Quốc :cool:
    (Bình luận quân sự) - Theo Điện Kremlin, Tổng thống Putin sẽ bắt đầu thăm Trung Quốc từ ngày 25/6 - chuyến thăm được giới chuyên gia nhận định là món quà lớn dành cho Bắc Kinh.
    Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc lần này theo lời mời của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. "Lãnh đạo 2 nước sẽ tiếp tục thảo luận các bước nhằm tăng cường phát triển hơn nữa mối quan hệ đối tác bình đẳng Nga-Trung, trên cơ sở lòng tin và hợp tác trong thương mại, kinh tế, đầu tư, khoa học kỹ thuật, và hoạt động nhân đạo", thông cáo cho biết.

    Các cuộc đàm phán giữa 2 bên sẽ tập trung vào một số vấn đề chính của chương trình nghị sự Quốc tế, hợp tác trong khuôn khổ các tổ chức đa phương và khu vực, trước hết là Liên Hợp Quốc, BRICS, G20, cũng như thực hiện các thỏa thuận đã đạt được trong hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, dự kiến diễn ra tại Uzbekistan trong 2 ngày 23 và 24/6.

    [​IMG]
    Động cơ tên lửa đẩy RD-180.
    Dù những nội dung trên được coi là bước tiến lớn trong quan hệ Nga - Trung Quốc, tuy nhiên theo nhận định của Tạp chí The Diplomat, đây rõ ràng không phải là món quà từ Nga mà Trung Quốc mong đợi nhất vào lúc này.

    Tạp chí Nhật Bản dẫn lời Đại sứ Nga tại Bắc Kinh Andrei Denisov cho biết Nga và Trung Quốc sẽ cân nhắc việc chuyển giao các động cơ tên lửa RD-180 cho Bắc Kinh như một phần của sự hợp tác lớn hơn trong lĩnh vực hàng không vũ trụ.

    "Chúng tôi và các đối tác Trung Quốc đang cân nhắc khả năng chuyển giao các động cơ tên lửa RD-180 như một phần trong quan hệ hợp tác mở rộng, ví dụ trong lĩnh vực thiết kế tên lửa hạng nặng, hợp tác trong lĩnh vực trạm vũ trụ, các sứ mệnh không gian xa", Đại sứ Denisov nói trước truyền thông.

    Ông Denisov đồng thời nhấn mạnh ngành hàng không vũ trụ là một lĩnh vực đầy triển vọng và cả Nga lẫn Trung Quốc đều mong muốn thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực này.

    Được biết, đây không phải là lần đầu tiên Nga đề cập bán động cơ tên lửa cho Trung Quốc. Tạp chí The Diplomat hồi tháng 7/2015 dẫn lời Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho biết, Moskva sẽ bán động cơ tên lửa đẩy RD-180 cho Bắc Kinh – loại động cơ luôn khiến Mỹ thèm muốn.

    "Vấn đề ở đây là sớm chuẩn bị những thỏa thuận liên chính phủ phức tạp nhất, điều tiết vấn đề bảo vệ tài sản trí tuệ Nga đối với các sản phẩm công nghệ cao có thể được bán cho Trung Quốc. Trước hết là động cơ tên lửa mà Trung Quốc rất quan tâm", ông Dmitry Rogozin cho biết.

    Phó Thủ tướng Nga khẳng định rằng phía Trung Quốc quan tâm đến "tất cả các dịch vụ và sản phẩm cần thiết cho sự phát triển ngành công nghiệp vũ trụ của nước này, chủ yếu cho chương trình Mặt trăng của họ". Ông nhấn mạnh chương trình Mặt trăng của Trung Quốc "hầu như không thể thực hiện được nếu thiếu nguồn cung cấp các sản phẩm từ Liên bang Nga".

    [​IMG]
    Máy bay Tu-160.
    The Diplomat cho rằng, chính việc Nga đồng ý chuyển giao động cơ RD-180 mới chính là món quà lớn nhất mà Trung Quốc mong đợi trong chuyến thăm Bắc Kinh tới đây của Tổng thống Putin.

    Tạp chí Nhật còn cho biết thêm, nếu Nga thực hiện việc bán động cơ tên lửa cho Trung Quốc thì đây là sản phẩm tinh hoa nhất từ trước đến nay được Moskva cung cấp cho Bắc Kinh. Trong khi đó, Tạp chí Jane's cũng có nhận định tương tự khi cho rằng, Nga sẽ không còn lại gì là thế mạnh nếu thực hiện thương vụ này với Trung Quốc.

    Tuy nhiên, động cơ RD-180 dường như không phải là món quà duy nhất mà ông chủ Điện Kremlin có thể mang đến Bắc Kinh lần này, tạp chí Jane's nhận định. Theo tạp chí này, việc Nga quyết định nối lại sản xuất máy bay Tu-160 hồi năm 2015 có thể nói lên nhiều điều.

    Và không loại trừ khả năng Nga sẽ xuất khẩu máy bay này hoặc một phiên bản khác cho Trung Quốc. Tạp chí Jane's dẫn nguồn tin từ mạng quân sự Sina Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đang tìm cách mua công nghệ máy bay ném bom Tu-160 và đã nhận được tín hiệu tích cực từ Nga.

    Căn cứ vào thông tin này, Jane's cho rằng rất có thể Tu-160 sẽ là món quà lớn tiếp theo Bắc Kinh đang mong đợi trong chuyến thăm nước này của Tổng thống Nga Putin.
  2. thienvutb20

    thienvutb20 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2014
    Bài viết:
    776
    Đã được thích:
    324
    tay bát lột quần bỏ tay ra khỏi quần dùm cái
    chừng nào PAkDA bay được thì bắt đầu hãy mơ đến việc TQ mua dc Tu-22, Tu-160 nhé
    TQ để ý Su-35 mà phải đợi đến khi T-50 hòm hòm Nga nó mới bán kìa
  3. tiemkich

    tiemkich Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2015
    Bài viết:
    4.409
    Đã được thích:
    5.486
    không có SAM4, SAM5 mà chỉ có SA4, SA5 thôi, còn tên lửa đất đối không nào cũng gọi là SAM hết,không phải năm 72 Liên Xô mới viện trợ S125 cho Việt Nam mà đến thời điểm đó S125 mới về đến biên giới Việt trung, trước đó vài năm ta đã được bạn huấn luyện S125 ở liên xô rồi, do trung quốc chơi khó, chậm trễ chuyển hàng cho ta nên S125 mới không kịp đánh chiến dịch Hà Nội 12 ngày đêm, nhưng năm 79 ta mang S125 lên biên giới, china cũng hoảng nên không cho máy bay xuất kích, năm 85 thì ta nhận thêm Sa6 cơ động hơn
  4. atlantisposeidonaeges

    atlantisposeidonaeges Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2016
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    60
    SAM( surface to air missile ) là tên gọi chung cho tất cả các hệ thống tên lửa phòng không bắn từ một bề mặt cố định cụ ạ, chứ không phải chỉ hàng Liên Xô, Nga mới gọi là SAM.
    hk111333Lenam098 thích bài này.
  5. Lenam098

    Lenam098 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2015
    Bài viết:
    1.596
    Đã được thích:
    1.361
    Em có phản đối gì đâu, cái tên SAM, SAM 1,2,3,4,5 đó là NATO nó gọi chứ có phải Nga ngố đặt cho đâu
    Riêng cái SAM 4 ấy em thấy nó đặt trên xe cơ động chứ không phải áp mặt vào đế như SAM 2, SAM3 thần thoại
  6. congaubeo

    congaubeo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/08/2005
    Bài viết:
    632
    Đã được thích:
    367
    Vụ SA6 hình như vẫn chỉ dừng ở mức tin đồn thôi đúng không bác ?
  7. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.475
    Đã được thích:
    13.623
    Những ngày cuối năm 72, đã có tiểu đoàn Sam3 vào trực chiến với 02 đạn, tiếc là Mẽo , hết bom nên xin thua :-D:-D:-D Năm 69 thằng Ai cập đã có SA-7 để bắn nhau, mình mà có SA-7 từ năm 69 thì tiết kiệm bao nhiêu xương máu, chiến tranh kết thúc nhanh hơn nhiều.
    Lần cập nhật cuối: 23/06/2016
    hk111333 thích bài này.
  8. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.754
    Đã được thích:
    10.171
    Xạo vừa thôi cha nội. Đồ Nga không phải cứ số lớn là to hơn, hiện đại đâu. Tên lửa PK vác vai SA-7, còn gọi là Strela, LX viện trợ cho ta bắn rơi máy bay Mỹ ầm ầm.
  9. tiemkich

    tiemkich Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2015
    Bài viết:
    4.409
    Đã được thích:
    5.486
    Tin đồn gì tầm năm 85 ta nhận hàng Sa6; tin đồn là nhà ta nâng cấp Sa6 mới hơn chưa thôi
    congaubeo thích bài này.
  10. lamali

    lamali Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    2.372
    Đã được thích:
    1.592
    :-D:-D:-D:-D:-DYên Tâm đi , trước khi chém mình đều google cẩn thận :-D Nên mình cũng biết SA-7 là cái gì :-D:-D:-D Thưa bạn Ạ-72 về Việt Nam và đến năm 73 mới xuất hiện ở Miền Nam , Tuy nhiên đã lập được khá nhiều thành tích, ít nhất thì bọn máy bay cánh quạt như A1 Skyraider đếch dám bay, trực thăng thì khỏi phải nói, thậm chí cả A-37, F-5 cũng còn tạch :-D:-D:-D Thử hỏi nếu được trang bị từ năm 69 như Ai Cập thì chiến trường Miền Nam sẽ thay đổi như nào khi trực thăng vận không còn tác dụng ? :-D:-D:-D
    OnlySilverMoonhk111333 thích bài này.

Chia sẻ trang này