1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xuanhuy1511

    xuanhuy1511 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/10/2007
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    14
    Cái này là Promo chuyên nghiệp rồi, mình sao đọ lại hả bác
  2. terminaterx300

    terminaterx300 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/04/2006
    Bài viết:
    2.245
    Đã được thích:
    1
    nó chỉ hơn vụ source thôi chứ mấy cái hiệu ứng v.v bình thường mà [:P]

    p/s mà cái source mới là cái đau đầu nhất
  3. VixuyenND

    VixuyenND Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/05/2009
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    77
    Giới nghiên cứu Trung Quốc: Bắc Kinh đuối lý khi đòi chủ quyền ở Biển Đông

    [​IMG]Bản đồ yêu sách lãnh hải tại biển Đông, trong đó có yêu sách của Trung Quốc mang tên gọi "đường lưỡi bò", hay hình chữ U. eia.doe.gov




    Trọng Nghĩa
    Theo một công trình nghiên cứu vừa được Mỹ công bố, chính giới nghiên cứu Trung Quốc thấy rằng lập luận của Bắc Kinh về chủ quyền tại Biển Đông không thể đứng vững.


    Chính quyền Trung Quốc luôn luôn khẳng định rằng họ có chủ quyền “không thể chối cãi” trên hầu như toàn bộ Biển Đông. Thế nhưng Bắc Kinh luôn luôn bác bỏ các đề nghị đưa tranh chấp ra trước tòa án quốc tế hoặc mở đàm phán đa phương về vấn đề này. Trong một công trình nghiên cứu vừa được một trung tâm nghiên cứu Mỹ công bố, sở dĩ chính quyền Trung Quốc có lập trường như trên, đó là vì chính các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã thấy rằng lập luận của Bắc Kinh không thể đứng vững dưới lăng kính của luật pháp quốc tế.
    Ngày 03/05/2012 vừa qua, Trung tâm nghiên cứu về một nền An ninh Mới của Mỹ (Center for a New American Security CNAS), trụ sở tại Hoa Kỳ, đã công bố đồng thời ba bài nghiên cứu của họ về các điểm nóng tại hai vùng biển Hoa Đông và Nam Hải (tức Biển Đông). Đáng chú ý nhất là bài của nữ chuyên gia Tôn Vân (Sun Yun) mang tựa đề : Nghiên cứu Nam Hải : Quan điểm Trung Quốc (Studying the South China Sea: The Chinese Perspective), nêu bật kết quả nghiên cứu của bốn định chế nghiên cứu hàng đầu của Trung Quốc hiện nay về Biển Đông.
    Trong bài viết dài 10 trang, bà Tôn Vân đã nêu bật kết luận của một chuyên gia phân tích của chính phủ Trung Quốc, sau khi điểm lại các kết quả nghiên cứu của các định chế được giao phó trách nhiệm đề xuất ý kiến với Nhà nước về chính sách thích hợp cho Biển Đông, nhằm đối phó với Hoa Kỳ và với các quốc gia khác trong khu vực.
    Kết luận đó rất rõ ràng : Nếu tôn trọng đầy đủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), Bắc Kinh sẽ phải từ bỏ tấm bản đồ chín đường gián đoạn cũng như “chủ quyền lịch sử" của họ tại vùng biển đang có tranh chấp. Mặt khác, nếu được tiến hành, các cuộc đàm phán đa phương về tranh chấp chủ quyền trên các hòn đảo, bãi đá hay rạn san hô ở Biển Đông “hầu như sẽ dẫn tới kết quả là Trung Quốc sẽ bị mất đi ít ra là một phần” các vùng biển và lãnh thổ mà họ đòi hỏi chủ quyền.
    Có điều, theo bà Tôn Vân, những lời thừa nhận kể trên của giới nghiên cứu đã được giữ kín hoàn toàn, không hề tiết lộ ra cho công chúng biết. Đối với bà Tôn Vân, trong cộng đồng nghiên cứu chính sách tại Trung Quốc, có một sự công nhận khá rộng rãi là chính sách Biển Đông căn cứ vào tấm bản đồ "hình lưỡi bò" sẽ tạo ra nhiều vấn đề, tương tự như chủ trương thương thuyết song phương về những tranh chấp mà bản chất là đa phương, hay là việc áp dụng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS.
    Bản nghiên cứu của bà Tôn Vân nhận định : “Bắc Kinh không thể cho phép xảy ra tình trạng tựa như là lãnh thổ của mình rơi vào tay ngoại bang. Do đó, giữa cử tọa ngoại quốc và dư luận trong nước, họ đã quyết định bám víu vào những đòi hỏi chủ quyền và những lời khẳng định hiện nay, kể cả khi phải trả giá cao về mặt ngoại giao”.
    Vì thế, các chuyên gia Trung Quốc đã đồng loạt đổ lỗi cho Hoa Kỳ về việc khuấy động cho tình hình Biển Đông căng thẳng. Theo họ, Mỹ đã lợi dụng vấn đề này để khai thác phá hoại tình hữu nghị giữa Trung Quốc và các láng giềng, tăng cường liên minh với Philippines và phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam để ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh và duy trì vị thế siêu cường của Mỹ trong khu vực.
    Bản nghiên cứu của bà Tôn Vân ghi rõ : "Các nhà phân tích Trung Quốc đều không tin là các nước nhỏ trong khu vực dám thách thức Trung Quốc trên Biển Đông nếu không có sự can thiệp của Mỹ".
    Tác giả đã trích lời ông Viên Bằng (Yuan Peng), giám đốc của Viện Nghiên cứu Hoa Kỳ của Học viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc cho rằng, chính sự can dự và hậu thuẫn của Mỹ đã nhào nặn phán đoán về chiến lược cũng như quyết định của các nước trong khu vực, thúc đẩy họ ngày càng quyết đoán hơn đối với Trung Quốc.
    Xin nói thêm là bà Tôn Vân hiện là một chuyên gia thỉnh giảng tại Trung Tâm Nghiên cứu Chính sách Đông Bắc Á, thuộc Viện Brookings ở Mỹ. Bà nguyên là chuyên gia phân tích của Tổ chức phi chính phủ nổi tiếng International Crisis Group, làm việc tại Bắc Kinh trong đề án Đông Bắc Á của tổ chức này.


    http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120...g-thay-la-bac-kinh-duoi-ly-trong-viec-doi-chu
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Ấn Độ sắp bỏ đề án thăm dò ngoài khơi Việt Nam vì không tìm thấy dầu khí

    [​IMG]Các lô 127 và 128 được giao cho ONGC thăm dò dầu khí. DR




    Trọng Nghĩa
    Theo nhật báo Ấn Độ The Hindu vào hôm nay, 11/05/2012, chính quyền New Delhi đang chuẩn bị rút khỏi đề án thăm dò một lô dầu khí ngoài Biển Đông đã được Việt Nam cấp phép. Nguyên do là vì một giếng khoan thử đã không phát hiện ra dầu hỏa cũng như khí đốt. Đây là lô 128 ngoài khơi Phú Khánh, mà tập đoàn dầu khí quốc gia Ấn Độ ONGC đã trúng thầu khai thác từ năm 2006.


    Theo một số nguồn thạo tin từ chính phủ Ấn Độ, các kế hoạch nhằm đình chỉ hoạt động của tập đoàn Ấn tại lô thăm dò này đã được các viên chức chính quyền New Dehli chuyển tải đến phía Việt Nam. Lý do chấm dứt hợp tác dựa trên những cân nhắc thuần túy thương mại.
    Lô khai thác này là nguyên nhân gây nên căng thẳng giữa Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ trong thời gian qua. Bắc Kinh đã tăng sức ép đòi Ấn Độ hủy bỏ hợp tác với Hà Nội, viện cớ rằng khu vực thăm dò thuộc chủ quyền của Trung Quốc, trong lúc Ấn Độ thì phản bác lại, cho đấy là một hợp đồng thương mại hợp pháp được Việt Nam cung cấp.
    Theo các nguồn tin của báo The Hindu, thì Tập đoàn Ấn Độ đã thông báo khả năng đình chỉ thăm dò lô 128 cho Chính phủ cũng như Bộ Dầu hỏa Ấn Độ, nhưng quyết định tối hậu sẽ chỉ được thông qua sau khi tập đoàn Nhà nước ONGC Videsh tiếp xúc với Tập đoàn Dầu khí Petro Việt Nam về giấy phép ngừng hoạt động.
    Giai đoạn tối hậu đó chưa được xúc tiến, và một số quan chức chính quyền Ấn Độ xác định là họ chưa biết là ONGC Videsh đã thông báo bằng văn bản cho sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội và yêu cầu chính thức chuyển tải các yêu cầu đó cho chính quyền Việt Nam hay chưa.
    Theo báo The Hindu, về phần mình, giới chức ngoại giao Việt Nam đã tỏ ý hết sức thất vọng trước quyết định của Ấn Độ, đặc biệt trong bối cảnh mà từ 6 năm qua, Hà Nội đã kiên quyết đương đầu và bác bỏ các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh mỗi khi Trung Quốc tranh chấp hợp đồng đã giao cho Ấn Độ để thăm dò dầu ở vùng bồn trũng Phú Khánh.
    Các nhà ngoại giao Việt Nam tự hỏi là quyết định của Ấn Độ phải chăng xuất phát từ áp lực của Trung Quốc vốn « luôn luôn chống lại bất kỳ công ty nước ngoài nào » tiến hành hoạt động dầu khí trong khu vực Biển Đông.
    Theo báo The Hindu, mới đây, Ấn Độ và Trung Quốc gần đây đã khẩu chiến gay gắt về vấn đề này. Thậm chí, một công ty Hà Lan được ONGC thuê để khảo sát tại khu vực này đã bị Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Lan triệu mời đến để phản đối. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của Việt Nam, tập đoàn Ấn Độ đã thuyết phục được công ty Hà Lan hoàn thành công tác khảo sát.
    Còn giới chức Ấn Độ thì nhấn mạnh rằng lô 128 đã không có trữ lượng dầu khí khả dĩ khai thác được, tương tự như lô 127 bên cạnh mà ONGC đã phải giao trả lại cho Việt Nam cách nay ba năm vì không tìm thấy dầu khí.


    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/201...ngoai-khoi-viet-nam-vi-khong-tim-thay-dau-khi


    -----------------------------------------------------------


    Quá chán với các bạn nhọ!
  4. thanhthuyhuongtb

    thanhthuyhuongtb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    513
    Đã được thích:
    221
    Sự kiện Trung Quốc đưa tàu tới bao vây và uy hiếp Phi tại bãi ngầm Scaboro (Tàu đặt tên là Hoàng Nham) qua ảnh:
    Bãi san hô nhô lên mỏm đá nhỏ tí hin,(có thể Tàu mang đến đặt). B[​IMG]ọn Tàu lên đánh dấu chủ quyền, chụp ảnh quay phim...
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]rTauf cá, tàu Ngư chính, Hải giám ùn ùn kéo tới...
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Sự kiện Trung Quốc đưa tàu tới bao vây và uy hiếp Phi tại bãi ngầm Scaboro (Tàu đặt tên là Hoàng Nham) qua ảnh:
    Bãi san hô nhô lên mỏm đá nhỏ tí hin,(có thể Tàu mang đến đặt). B[​IMG]ọn Tàu lên đánh dấu chủ quyền, chụp ảnh quay phim...
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]rTauf cá, tàu Ngư chính, Hải giám ùn ùn kéo tới...
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Ăn dầm ở dề để thi gan với Phi
    [​IMG][​IMG]

    Phi đem tàu Kiểm ngư, rồi tàu quân sự tới và hạ xuồng ra xua đuổi
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]
    Mạng chậm quá!!! không thể kiên trì post thêm được nữa...
  5. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    TQ sắp mang cả đội tàu chiến đến hù Phi, tội nghiệp anh Phi là đại ca Mẽo gần như im re, chả nói năng gì sất, chả biết khi ông Lương về nước rồi Mẽo có chịu ho vài tiếng hay là im luôn để TQ bụp Phi... :))

    P/S: mắc cười vãi đái.... nếu chủ quyền của TQ là cái cục đá ấy thì vác mẹ cái thứ ấy về đất nó đi, trả biển lại cho người ta.
    Bọn TQ thế mà điêu vãi, đem cục đá ở đâu ko biết quăng xuống ao nhà người ta rồi la lên "đá tao ở đây, chỗ này của tao..." y như việc nói đào đất ở VN lên thấy có xương người TQ nên nói chỗ đó là đất Trung Hoa =))=))=))
  6. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    Liệu những con tàu này có đang hướng đến "cục đá" mà TQ gọi là Hoàng Nham...:-"
    Có cả 1 con LPD type 071 ;))

    [​IMG]
  7. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    cái thằng china chuyên chơi cái chiêu đó luôn, đem đồ nhà nó bỏ qua nhà mình rồi nói mình ăn cắp đồ thậm chí muốn lấy cả nhà mình nữa[:D]. Đúng là thời đại ngày nay vẫn còn đó luật rừng, kẻ mạnh ăn, yếu thua[r37)]. Không biết Phi chơi ntn đây nữa, nghĩ cũng tội:-c.
  8. hoangthohoa

    hoangthohoa Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2004
    Bài viết:
    916
    Đã được thích:
    220
    Các cụ xem lại vụ giờ giấc cái. Như bác MMichelHung vừa viết bài trả lời xong mà đã báo là 21h:28. Trong khi đó mới la 20h28. Hilary cũng thế, báo nhanh hơn một tiếng. Trong khi của em vẫn báo bình thường.( l ại sửa bài lần nữa, vì vừa viết xong là báo bình thường, lưu thay đổi xong lại thấy báo nhanh thêm một tiếng
    -----------------------------
    Mấy bác cứ mong Tàu với Phi đánh nhau. Cho hỏi ta sẽ được lợi gì nếu điều đó xả ra?
  9. sairagon

    sairagon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/09/2007
    Bài viết:
    2.252
    Đã được thích:
    125
    Chỉ cần có nguồn, nhà em chiến hết :)) So với sing đê ;))

  10. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    [YOUTUBE]dfiZnOGu7DQ[/YOUTUBE]

    1 anh phi nói trên MP lý do vì sao căng thẳng leo thang với TQ :-"

Chia sẻ trang này