1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoalongtrang

    hoalongtrang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Bài viết:
    2.670
    Đã được thích:
    1.103
    Sức mạnh cứng và mềm của VN và TQ
    http://www.pagewash.com/////nph-ind.../sbehz/2012/05/120510_lvatubat_ihqhlcuh.fugzy

    Sức mạnh thực sự của một nước là tổng hòa của cả hai phần sức mạnh cứng và sức mạnh mềm. Có lẽ không cần giải thích thêm về hai nội dung chi tiết này.

    Sức mạnh thật sự của một cường quốc được tạo ra khi hai sức mạnh cứng và mềm được hài hòa, đều khá hoặc rất mạnh, cái nọ bổ sung cho cái kia. Đức Quốc xã, Nhật Bản trước đại chiến II là ví dụ về một nước chỉ có sức mạnh cứng, rất mạnh, nhưng lại rất tồi tệ trên quan điểm chung của thế giới về sức mạnh mềm. Kết cục hai chế độ lúc đó của cả hai nước đã kết thúc thảm bại.

    Mỹ là một thí dụ về một siêu cường đặc biệt. Về sức mạnh cứng, ai cũng biết, nước Mỹ đã từ lâu đứng đầu thế giới, cả kinh tế lẫn quân sự. Nhưng trên thực tế, có lúc Mỹ rất mạnh – thời gian được coi là rất mạnh thường nhiều và kéo dài hơn – có lúc Mỹ lại trở nên khá yếu – thời gian bị coi là khá yếu ngắn hơn.

    Bình thường, phần sức mạnh mềm của Mỹ cũng đã rất khá, tương trưng nhất là những tư tưởng tự do, dân chủ, nhân quyền của nước Mỹ đã ghi trong Tuyên ngôn lập nước và Hiến pháp quốc gia, đã được thế giới thừa nhân, cùng với một thể chế chính trị được coi là tiến bộ hơn cả trên thế giới cho đến gần đây. Khi nước Mỹ rất mạnh, ấy là lúc các chính sách, trước hết là các chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mỹ đều được tạo bởi cả sức mạnh cứng lẫn sức mạnh mềm một cách đồng bộ.
    Còn ngược lại, nước Mỹ đã trở nên yếu. hơn, khi nước Mỹ thi hành những chính sách không được lòng người dân và bạn bè trên thế giới. Điển hình rõ nhất về thời kỳ nước Mỹ yếu, đó là thời gian Mỹ tiến hành chiến tranh ở Việt Nam. Sở dĩ có chuyện giao động tương đối lúc mạnh, lúc yếu như vậy về sức mạnh đối với nước Mỹ, là bởi vì, chính sách cụ thể trong từng thời kỳ của nước Mỹ lại do các đảng nắm quyền chi phối. Tuy nhiên, do chế độ tự do dân chủ và nhân quyền là nền tảng lớn, cơ bản của nước Mỹ, do đó, những sai sót tạm thời của các đời tổng thống, không thể kéo dài. Nhân dân Mỹ sẽ là người đấu tranh đưa nước Mỹ trở lại với tinh thần của Tuyên ngôn lập nước và Hiến pháp Dân chủ nhân quyền của nước này.

    Sức mạnh mềm

    Nước Việt Nam tuy đi lên từ nhỏ bé và yếu ớt, nhưng cũng nằm trong quy luật đó. Hiện nay tuy sức mạnh tổng quát vẫn ở cái tầm thường thường bậc trung, nhưng sức mạnh mềm đã ở một vị thế tốt, được nhiều nước văn minh trên thế giới cảm tình và vị nể. Đó là do, Việt Nam thừa hưởng từ cha anh một sức mạnh mềm khá lớn do đã anh dũng, quật cường dẫn đầu nhóm các nước nhược tiểu đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc. Lại đang rất cố gắng đổi mới chính trị nước mình sang một thể chế tiến bộ hơn: “Dân làm chủ”, “Tất cả là của Dân, do Dân và vì Dân”, “Tất cả sức mạnh và quyền lực đều ở nơi dân”.

    Vẫn biết rằng, những điều đó là còn chưa hoàn toàn trong tầm tay, nếu xem xét thực tại Việt Nam vẫn đang nhiều khó khăn, tệ nạn và còn đang ở giai đoạn “suy thoái tư tưởng và đạo đức” hơi bị nặng, nhưng chắc chắn với truyền thống quật cường, nhân dân Việt Nam nhất định sẽ đạt được ý nguyện đó của mình. Nghĩa là sẽ lấy lại được sức mạnh mềm vốn có, trong khi đang phấn đấu để nâng sức mạnh cứng của đất nước lên.

    Việt Nam và Trung Quốc có rất rất nhiều điểm giống nhau. Nhưng so sánh thì vẫn khó.

    Cái khác quan trọng nhất giữa hai nước là: Việt Nam thì nhỏ, Trung Quốc lại rất lớn. Do đó, nếu có sự khác nhau đáng kể nhất chính là do cái đặc điểm này nó tạo ra. Chính vì thế mà cái “đại cục” của Trung Quốc và của Việt Nam cũng khác nhau.
    Việt Nam muốn yên ổn hòa bình xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc và hữu hảo với tất cả bạn bè xa gần, nhất là với Trung Quốc. Có vậy thôi. Vì Việt Nam nhỏ, nên về cơ bản không thể có điều kiện và căn cứ vật chất cho tư tưởng dân tộc cực đoan nẩy sinh và phát triển.

    Còn đối với Trung Quốc thì ngược lại. Trung Quốc là một nước lớn, đang trên đà vươn lên cố ý dành lấy vị thế ngày càng cao hơn trên trường quốc tế, trong đó có vị thế cứng và vị thế mềm. Trong tình hình đó, một bộ phận khá lớn lãnh đạo và nhân dân hy vọng mình sẽ đuổi kịp Hoa Kỳ cả về sức mạnh cứng và sức mạnh mềm, đóng góp xứng đáng của một nước lớn với hòa bình và thịnh vượng của thế giới. Và sau đó là cùng Hoa Kỳ và các cường quốc khác trở thành đa cực lãnh đạo thế giới.

    Nhưng có một bộ phận không nhỏ khác lại suy nghĩ theo loogic của tư tưởng dân tộc cực đoan nước lớn. Đây chính là cái gây rắc rối nhất cho Trung Quốc hiện nay, chứ thực chất cũng không phải “ý thức hệ” gì nhiều, gây rắc rối cả đối nội lẫn đối ngoại. Đó là cái khác cơ bản giữa Việt Nam và Trung Quốc, nên rất khó so sánh và dự báo, tình hình hai nước sẽ đi đến đâu và có còn giống nhau nhiều như trước nữa hay không!

    Nói cho vui: Tôi mà là lãnh đạo Trung Quốc, tôi cương quyết lãnh đạo hướng dẫn nhân dân cùng bình tĩnh, nâng tầm sức mạnh mềm (hòa bình, bác ái, nhân đạo, chính sách hợp lòng dân và phù hợp trào lưu Tự do Dân chủ, Nhân quyền thế giới. . ) của đất nước tiến lên ngang bằng , đồng bộ với sức mạnh cứng, rồi đến một lúc nào đấy, cả sức mạnh cứng lẫn sức mạnh mềm của Trung Quốc đều vượt hơn Mỹ, thì đương nhiên lúc đó ngọn cờ lãnh đạo thế giới sẽ đến tay Trung Quốc mà thôi. Có gì mà đáng nóng vội sôi sục lên như hiện nay? ;))

    Nếu không khéo bảo nhau, mà manh động như Đức Quốc xã hay Nhật Bản trước đây, thì lại là dại dột, thậm chí mất hết, lại mất công làm lại từ đầu như họ. [:P] Hy vọng rằng, sự lo xa như vậy là vô ích.


    Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả Trình Ánh Hồng, một nhà nghiên cứu đang sống ở Hà Nội.

    Việc chúng ta "giác ngộ" được chú Miến từ bỏ con đường tăm tối trở về với chính nghĩa của nhân loại tiến bộ thực sự là 1 thành quả to lớn, thể hiện tầm nhìn chiến lược tốt cũng như sách lược ngoại giao khôn khéo của Việt Nam, qua đó góp phần tỏ rõ "sức mạnh mềm" của chúng ta. Nếu chiến tranh Việt - Tàu lại nổ ra[:P], khỏi phải nói cũng biết ai được sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới, "thế" của Việt Nam hiện nay đã khác xa năm 1979 (không nói về "lực", vì khoản này thì mình tăng, Tàu nó cũng tăng:-w).
  2. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    [YOUTUBE]MSwn3fc98nQ[/YOUTUBE]

    xem clip ban đầu tưởng có mỗi anh VHL phỏng vấn Mr.Sơn, ai dè, đổi góc máy mới thấy cả đống camera chiếu vào Mr.Sơn, chắc thấy anh Lân interview nên bu lại tác nghiệp lun, hèn chi càng về cuối bác Sơn có vẻ càng "run"... [:D]
  3. en_bac

    en_bac Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/01/2011
    Bài viết:
    908
    Đã được thích:
    2
    Rút cuộc, các tay bloger nói hoài nói lắm cũng chỉ muốn truyền cái ý " theo Mỹ là mệnh lệnh thời đại" Mịa tự mình lo đi thân thiết éo gì, Gần nó nó lại vả cho rụng cả răng lúc đó thờ bố Mẽo liệu bố ấy có cứu kịp không thì biết. Bài học nhãn tiền ngày anh Gấu ngố hiền hiền nhưng cục tính vã cái thằng bố láo đòi theo tây kia kìa. Chưa sáng ra à. Éo có đồng minh đồng hao éo gì cả, lợi ích kinh tế là trên hết, thân với nó nhưng Tàu nó vã thì bố thằng nào dám cản. Tự lực khôn khéo mà sống thôi
  4. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    phải dùng nội lực thôi, chứ ai cũng khó khăn riêng, nhờ vả ai giờ:-??
  5. hiraly

    hiraly Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/06/2006
    Bài viết:
    3.886
    Đã được thích:
    2.011
    Đài Loan triển khai thêm tên lửa diệt tàu sân bay
    Tàu chiến nào giờ cũng thành tàu tàng hình, tên lửa thì được gắn cho cái mác "diệt tàu sân bay" [:D]

    MOÁ ƠI :-ss, cái đội tàu của nó khiếp quớ ...... ko đuổi là vét hết cá ao nhà mình lun =((

  6. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    à nhắc tới mấy @ trên đây và các 4rum khác cứ kêu rống lên là Phil có Mẽo chống lưng này nọ ko sao ... giờ thì .... :))=))=))[:P][:P]
  7. longtt88

    longtt88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2004
    Bài viết:
    1.565
    Đã được thích:
    5
    Hội nghị cao cấp Mekong - Nhật Bản với vấn đề Biển Đông

  8. suhomang

    suhomang Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2012
    Bài viết:
    15.659
    Đã được thích:
    1.839
    đang xem cctv4 ***** bọn tầu , nó bắt đầu lấy hải quân của mình lên bàn cân . mà thế quái nào nó có clip cụ đinh nhà mình với màu mới của mợ evan thế mới tài :-w
  9. Viem_De

    Viem_De Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/05/2012
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Đối thoại Bắc Kinh - Manila đổ vỡ
    Cập nhật lúc :4:19 PM, 14/05/2012
    Manila và Bắc Kinh, như Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận ngày 12-5, đã nối lại liên hệ ngoại giao nhằm tìm giải pháp cho cuộc tranh chấp giữa hai nước về bãi cạn Scarborough

    Song ngòi nổ vẫn chưa được tháo gỡ. Vì sao?

    Giới quan sát nhận xét việc đối thoại này đã lại như đá ném ao bèo, không thấy hai bên đề cập bất kỳ kết quả nào đạt được.

    Pháp lý đối mặt với “cơ sở lịch sử”

    Về phía Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi vẫn lớn giọng lên lớp Philippines khi lặp lại những nội dung như trước. “Trung Quốc nhắc lại quan điểm của mình là yêu cầu Philippines tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham) và kiềm chế mọi hành động có thể ******** hình thêm phức tạp và lan rộng. Chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình và các hành động của phía Philippines” - trang web Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời ông Hồng Lỗi với giọng đe nẹt quen thuộc.
    [​IMG]
    Một chiếc Hải Nam Bảo Sa của Trung Quốc. Ảnh: hkwb.net Tương tự, giờ đây không còn mượn loa truyền thông để đổ tội, người phát ngôn Bộ Ngoại giao này đã ra trực tiếp cáo buộc: “Philippines đã kích động công chúng trong nước và ở nước ngoài phản đối Trung Quốc. Những hành động như thế đã làm xói mòn nghiêm trọng mối quan hệ Trung Quốc - Philippines, đã làm người dân Trung Quốc ở cả trong lẫn ngoài nước phản ứng mạnh”. Ông Hồng Lỗi còn yêu cầu Manila phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công dân Trung Quốc ở Philippines.


    [​IMG]
    Đáp lại, như Inquirer Daily cho biết, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã nhắc lại Manila không nhúng tay vào các cuộc biểu tình phản đối của người dân Philippines ở trong và ngoài nước hôm 11-5.

    Đề cập cuộc đối thoại, ông Del Rosario chỉ nêu lên những yêu sách của Bắc Kinh mà Manila không thể chấp nhận được. Bắc Kinh ngang nhiên yêu cầu Manila không được quấy rối các tàu dịch vụ công của Trung Quốc đang hoạt động gần bãi cạn Scarborough, các tàu cá Trung Quốc phải được hoạt động bình thường và các tàu của Philippines phải rời khỏi khu vực Scarborough mà Trung Quốc khăng khăng khẳng định thuộc chủ quyền của mình.

    Trong khi Trung Quốc luôn khẳng định chủ quyền dựa trên những gì mà họ gọi là “cơ sở lịch sử” chỉ có Trung Quốc thừa nhận thì Philippines, như ngoại trưởng Del Rosario cho biết, đang hướng tới con đường pháp lý cho một giải pháp hòa bình bền vững đối với các vùng tranh chấp trên biển Đông.

    “Cả thế giới đều biết rằng Trung Quốc có nhiều máy bay và tàu chiến hơn Philippines. Song cho đến cuối cùng, chúng tôi hi vọng chứng minh được rằng luật pháp quốc tế sẽ công bằng” - Ngoại trưởng Del Rosario nhấn mạnh.

    Chính sách chiếm giữ các vùng biển

    Báo Le Monde ngày 12/5 nhận định sự trở lại của Mỹ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương được Bắc Kinh nhìn nhận như một tín hiệu đáng báo động. Từ đó Trung Quốc, vốn là nước đòi chủ quyền trên toàn biển Đông qua cái gọi là “đường lưỡi bò”, bắt đầu đặt để những con cờ của mình.

    Đề cập đến cuộc đối đầu kỳ lạ đã kéo dài từ đầu tháng 4 đến nay giữa Philippines và Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough, báo này đặt câu hỏi: lý của kẻ mạnh sẽ thắng ở biển Đông?

    Theo chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc của Pháp Jean - Pierre Cabestan, Trung Quốc “hiện đang tìm cách chiếm giữ các vùng biển được cho là của mình” theo một chính sách mà ông mô tả là “việc đã rồi” bằng cách tránh can thiệp bằng tàu quân sự của hải quân nước này mà bằng tàu dân sự của năm cơ quan như cơ quan giám sát hàng hải (CMS) thuộc Bộ Đất đai và tài nguyên, văn phòng kiểm tra ngư nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp, hải quan, lực lượng tuần duyên (cảnh sát) và cơ quan an ninh hàng hải.

    Mặt khác, trong ý đồ chiếm giữ các vùng biển, Trung Quốc đang triển khai mạnh mẽ hoạt động của các tàu cá trên biển. Những chương trình hỗ trợ ngư dân ở các tỉnh phía nam Trung Quốc đang thúc đẩy sự ra đời của những đội tàu đánh cá ngày càng hiện đại và vươn ra xa bờ ở các ngư trường nước sâu trên biển Đông. Bằng cách này, Trung Quốc sẽ đè bẹp các nước láng giềng.

    Tỉnh Hải Nam đang triển khai đến biển Đông tàu Hải Nam Bảo Sa 001 với trọng tải 32.000 tấn. Nó như một nhà máy chế biến trên biển với 600 công nhân làm việc. Trang web Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc cho biết cùng với tàu - nhà máy này còn có một tàu chở dầu 20.000 tấn, tàu vận chuyển 10.000 tấn và ba tàu từ 3.000-5.000 tấn, cùng 300-500 tàu đánh cá trên 100 tấn trong vùng biển đang tranh chấp trên biển Đông.

    Hải Nam Bảo Sa 001 là tàu chế biến thủy sản lớn nhất của Trung Quốc và là một trong bốn tàu chế biến thủy sản lớn nhất trên thế giới. Tàu - nhà máy này được trang bị 14 dây chuyền sản xuất và với sự hỗ trợ của các tàu khác, nó có khả năng chế biến tại chỗ trên 2.100 tấn thủy sản mỗi ngày.

    Chiến tranh đã gần kề, đây sẽ là cuộc "Giáng Trả Tự Vệ" của Trung Hoa trong thể kỉ mới này :), trông mà xem
  10. Viem_De

    Viem_De Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/05/2012
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Hung tin dành cho Phi và các đồng đảng: Mỹ sẽ đứng ngoài xung đột Trung Quốc và Philippines

    Trong thời gian gần đây, căng thẳng tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Philippines ở bãi Scaborough/Hoàng Nham tiếp tục leo thang. Liệu sẽ có một cuộc chiến?


    [​IMG]
    Giáo sư Ian J. Storey.​
    (ĐVO) Trả lời phỏng vấn của Đất Việt, Giáo sư Ian J. Storey, chuyên viên cao cấp của Học viện Nghiên cứu Đông Nam Á có trụ sở tại Singapore đã phủ nhận khả năng này.

    Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
    Đất Việt - Căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines quanh vấn đề bãi đá Scaborough/Hoàng Nham ngày một leo thang. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên trang China.org.cn, Thiếu tướng Lưu Nguyễn, Phó Bí thư Hiệp hội Khoa học quân sự Trung Quốc thậm chí đã phát biểu: “Chúng tôi sẽ không từ bỏ khả năng chiến tranh”. Ông đánh giá thế nào về khả năng xảy ra một cuộc chiến giữa 2 nước?
    Ian Storey: - Dù tình trạng căng thẳng tại khu vực bãi đá Scaborough đang ngày càng gia tăng, tuy nhiên tôi cho rằng sẽ không có bất kì một cuộc đụng độ quân sự nào diễn ra giữa Trung Quốc và Philipines.

    Nếu Trung Quốc tiến hành bất cứ một hành động quân sự nào, đây sẽ là một hành động đi ngược lại chính sách đối ngoại trong khu vực của nước này. Điều này sẽ làm suy yếu luận điểm “phát triển hoà bình”, "trỗi dậy hòa bình" của nước này, gây tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh của Trung Quốc trong khu vực. Đồng thời việc này đẩy các quốc gia Đông Nam Á thắt chặt thêm mối quan hệ chính trị - quân sự với Mỹ.

    Còn Philippines hiểu rằng, so với Hải quân Trung Quốc, họ còn thua kém rất nhiều, vì thế nước này sẽ phải dựa vào con đường ngoại giao.

    Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể loại trừ khả năng xảy ra những cuộc đụng độ bất ngờ giữa 2 bên.

    [​IMG]
    - Mỹ sẽ có phản ứng gì trong trường hợp chiến tranh xảy ra? - Theo Hiệp ước Quốc phòng chung đã kí vào năm 1951, Mỹ sẽ có thể giúp quân đội Manila nếu như lực lượng quân sự của nước này bị tấn công. Tuy nhiên, Mỹ sẽ không muốn “dính líu” đến cuộc đụng độ giữa Trung Quốc và Philippines bởi điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến mối quan hệ Mỹ - Trung và bãi đá Scaborough/Hoàng Nham không nằm trong khuôn khổ Hiệp ước đã kí và Mỹ sẽ không tham dự vào cuộc đua tranh tuyên bố chủ quyến tại đây.

    Sách lược của Mỹ là giúp Philippines phát triển năng lực giám sát Hải quân. Vì thế, Mỹ tốt hơn là giám sát các hoạt động của Trung Quốc trong vùng biển này.

    - Tân Tổng thống Nga, Nga Vladimir Putin mới đây có đề cập đến việc Nga sẽ quay trở lại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Theo ông đâu là những nguyên nhân chính đằng sau chính sách này và điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến tình hình khu vực?

    -
    Nguyên nhân chính khiến Nga muốn quay trở lại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là vì lý do kinh tế. Hiện tượng tan chảy băng ở Bắc Cực dẫn tới viễn cảnh về những nguồn dự trữ năng lượng mới, có thể cung cấp được cho những cường quốc “khát năng lượng” như Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc và việc mở ra một tuyến đường hàng hải thương mại ngắn hơn qua tuyến đường biển Phía Bắc, nối liền Châu Âu và Châu Á.

    Để đảm bảo cho những lợi ích kinh tế này, Nga buộc phải "tái sinh" Hạm đội Thái Bình Dương và Hạm đội Phương Bắc trong đó ưu tiên hạm đội Thái Bình Dương bởi trọng tâm của nền kinh tế thế giới đang chuyển sang khu vực Châu Á.

    Tuy có quay trở lại khu vực này nhưng về căn bản Nga không muốn can dự vào cuộc tranh chấp tại biển Đông bởi họ đang có mối quan hệ tốt với cả Trung Quốc và Việt Nam.

Chia sẻ trang này