1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
  2. hoangkeo5

    hoangkeo5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/07/2009
    Bài viết:
    2.057
    Đã được thích:
    2
    Cái giàn khoan tự nâng Tam Đảo giờ đang khai thác lô nào thế các bác ?

    [​IMG]

    [​IMG]
  3. Viem_De

    Viem_De Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/05/2012
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
  4. m-k

    m-k Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2012
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    10
    Tớ thích bài viết của cậu rồi đới =D> . Cho tớ hỏi cậu học lớp mấy thế ?
  5. Viem_De

    Viem_De Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/05/2012
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Tôi đọc Mao Tuyển là đủ rồi, không cần đi học làm gì nữa

    ----------------------------- Tự động gộp bài viết ---------------------------
    Chiến sự bắt đầu leo thang rồi

    Chiến tranh mạng giữa Trung Quốc và Philippines
    Bất đồng hiện nay giữa Trung Quốc và Philippines đã vượt qua những xung đột lãnh hải, quân sự và ngoại giao, phát triển thành cuộc chiến tranh mạng.

    [​IMG]
    Ảnh chụp màn hình website http://etesda.ieti.edu.ph bị tin tặc Trung Quốc tấn công và thay đổi giao diện ngày 12/5


    Ngày 11/5, tài liệu của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (Mỹ) cho biết khác những thủ đoạn về chính trị, ngoại giao và quân sự trong các bất đồng lãnh thổ xảy ra trước đây ở Đông Á giữa Trung Quốc-Nhật Bản hay Triều Tiên-Nhật Bản, hiện Trung Quốc và Philippines sử dụng các cuộc tấn công mạng để phá hoại lẫn nhau. Ngày 20/4, tin tặc Trung Quốc tấn công trang web của trường đại học Tổng hợp Philippines. Ngay hôm sau, tin tặc Philippines đáp trả bằng cách xóa bỏ các trang web của Trung Quốc. Ngày 23-24/4, hai bên tiếp tục các cuộc tấn công mạng kiểu “ăn miếng trả miếng” và các cuộc tấn công kéo dài đến ngày 30/4. Các tin tặc của Trung Quốc và Philippines vẫn liên tục tấn công nhau trong tuần đầu tiên của tháng 5/2012 và ngày 10/5, các tin tặc Trung Quốc đã gắn lá cờ Trung Quốc lên trang web của hãng Thông tấn Philippines.
    Chính phủ Philippines đã lên tiếng yêu cầu hai bên chấm dứt các cuộc tấn công. Ngày 22/4, người phát ngôn của Chính phủ Philippines nói: “Chúng tôi kêu gọi tất cả công dân, kể cả công dân Philippines, hành xử ôn hòa kiểu dân sự”. Ngày 25/4, Bộ Khoa học và Công nghệ và Văn phòng Thông tin-Viễn thông của Philippines tuyên bố Philippines sẽ không ủng hộ mà cũng không bỏ qua các cuộc tấn công. Ngày 10/5, một người phát ngôn của Chính phủ Philippines tiếp tục cảnh báo: “Các cuộc tấn công như vậy sẽ không mang lại lợi ích cho bất cứ bên nào và có thể gây hậu quả lớn hơn cho Philippines và Trung Quốc trong tương lai, đồng thời làm leo thang tình hình căng thẳng hơn nữa ở khu vực bãi đá ngầm Scarborough”. Mối quan ngại này không hề bị phóng đại vì các cuộc tấn công mạng có khả năng khiến hai bên khó khăn hơn trong việc liên lạc hay đưa ra những tuyên bố.
    Tuy nhiên, Bắc Kinh hiện chưa có phản ứng gì trước các cuộc tấn công mạng từ hai phía.
    Khi đến thăm Lầu Năm Góc ngày 8/5, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt tuyên bố Trung Quốc muốn nỗ lực cải thiện an ninh mạng. Theo các nhà quan sát, Bắc Kinh có thể giành được uy tín rất lớn bằng cách tiến hành những gì Philippines đã làm: kêu gọi hai bên chấm dứt các cuộc tấn công mạng.


    Như chúng ta đã biết, một số thành phần tin tặc có địa chỉ từ Vn ,cũng từng lỡ dại chọc vào đội ngũ CNTT Trung Hoa, và đã nhận đòn giáng trả tự vệ đích đáng năm nào, hẳn mọi người còn nhớ :-w

  6. kid_of_myth

    kid_of_myth Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2006
    Bài viết:
    862
    Đã được thích:
    191
    Oh, Yeah!
    Thế trước chiến tranh thế giới lần 1 thì Hoa Kỳ cũng đứng thế trung lập.
    Trước thế chiến 2 thì Hoa Ky luôn trung lập trong chỗ đứng.
    Tới lúc cần bem thì bem thôi mà, "chó sủa là chó không cắn", Việt Nam có bao giờ tuyên bố "Tao dạy cho bố con thằng .... một bài học" đâu? Cơ mà sao cứ phải làm thầy dạy bất đắc dĩ, khối thằng học tới, học lui mà vẫn chả hiểu =))
  7. MMichelHung

    MMichelHung Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/12/2009
    Bài viết:
    7.599
    Đã được thích:
    7
    ôi cái chủ đề này lúc nào cũng bị các bác đẩy lên không cho chìm à[:D], chứng tỏ các bác quan tâm đến vấn đề chiến lược hơn là các loại vũ khí. China cũng đang căng với Nhật về mấy cái đảo kìa:-":-":-"
  8. truongsa_hoangsa

    truongsa_hoangsa Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/12/2011
    Bài viết:
    858
    Đã được thích:
    4
    có thằng thiên tài(hay thiên tai) k đi học mà biết đọc Lông mao mới ghê ! Tung của nó căng với nhiều nước lắm mà,mới nhất là âm mư ám sát Đạt ma tây tạng. Mô phật !
  9. lycafetanvo

    lycafetanvo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    164
    “Không còn ai để lên tiếng bênh vực cho tôi”

    Trong cuộc đối đầu với Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough, Ngọai trưởng Philippines, Albert del Rosario đã phát biểu với tờ Inquirer rằng "Tất cả các nước khác chứ không chỉ có Philippines sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu chúng ta không có một lập trường...
    Mọi người nên nhìn kỹ TQ đang cố gắng làm gì tại bãi cạn Scarborough nhằm theo đuổi cái mà họ gọi là quyền chủ quyền của họ trên toàn bộ Biển Đông [Philippines gọi là Biển Tây Philippines] dựa trên yêu sách đường chín vạch, với một dẫn chứng lịch sử rõ ràng là vô căn cứ".

    Phản ứng, hay ít ra là phản ứng công khai,từ các quốc gia ASEAN xung quanh Biển Đông về lời kêu gọi của Manila về Biển Đông là yếu ớt. Gần như không có phản ứng nào được tường thuật trên báo chí, và không có phản ứng nào được công bố trên các trang web tiếng Anh của các bộ ngoại giao các nước ASEAN.

    Ngoại lệ duy nhất là một tuyên bố bằng tiếng Việt do người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam vào ngày 25/4/2012, đăng tải trên trang web bằng tiếng Việt của Bộ Ngoại giao Việt Nam, nêu rằng Việt Nam "hết sức quan tâm và lo ngại về tình hình tranh chấp bãi cạn Scarborough" và Việt Nam "cho rằng các các bên liên quan cần kiềm chế, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và tinh thần Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông và khu vực."

    Có lẽ có thể hiểu tuyên bố đó như một ủng hộ ngấm ngầm cho đề nghị của Philippines về giải pháp pháp lý dựa trên UNCLOS, nhưng giả sử đúng là như thế đi nữa thì sự ủng hộ đó cũng là khá khiêm tốn. Nếu tính toàn bộ ASEAN thì mức ủng hộ công khai cho Philippines trong cuộc đối đầu ở bãi cạn Scaborough là đáng thất vọng, dù rằng các nước ASEAN kia không có tranh chấp với Philippines trong khu vực đó.

    Đáng tiếc là là sự thiếu tương trợ đó có vẻ như đã là một cung cách bất thành văn của các nước ASEAN trong tranh chấp Biển Đông. Ngược dòng thời gian trong khoảng một năm vừa qua, chúng ta có thể thấy khi TQ giam cầm các ngư dân VN đánh cá tại vùng Hoàng Sa, không có nước ASEAN nào lên tiếng để ủng hộ một cách giải quyết công bằng. Khi TQ gây sức ép lên các hoạt động dầu khí của Philippines trong khu vực bãi Cỏ Rong, không hề có nước ASEAN nào lên tiếng ủng hộ Philippines. Khi TQ gây áp lực lên tập đoàn dầu khí Ấn Độ ONGC Videsh nhằm khiến họ rút khỏi Lô 127 và 128, nằm giáp bờ biển đất liền Việt Nam, không có nước ASEAN nào lên tiếng ủng hộ Việt Nam. Khi tàu hải giám và các tàu đánh cá của TQ phá hoại thiết bị địa chấn của các tàu khảo sát Việt Nam, không có nước ASEAN nào lên tiếng ủng hộ Việt Nam. Khi tàu TQ dọa đâm vào tàu khảo sát cho Philippines tại bãi Cỏ Rong tháng 3/2011, không có nước ASEAN nào lên tiếng ủng hộ Philippines.


    Rõ ràng, bất kể các sai lầm mà các nước ASEAN trong tranh chấp đã mắc phải trong quá khứ và trong hiện tại, kể từ đây, các bên cần thay đổi cách tiếp cận không lên tiếng này.

    Trong thay đổi này, Philippines và Việt Nam nắm chìa khóa quan trọng. Vì vị trí địa lý của hai quốc gia này so với đường chữ U tai tiếng của TQ, không gian biển của hai nước này bị đe dọa vào bậc nhất so với các nước ASEAN khác. Ngoài ra, bản chất của các mối đe dọa mà hai nước này gánh chịu cũng tương tự nhau. Nếu Việt Nam và Philippines mà còn không thể cùng lên tiếng một cách rõ ràng thì khó có thể mong đợi các nước khác trong ASEAN có tranh chấp Biển Đông cùng lên tiếng như thế, và nếu mong đợi cả cộng đồng ASEAN làm thì còn khó hơn. Hiện nay, nếu ASEAN có thể tìm ra một tiếng nói chung về vấn đề Biển Đông thì e rằng tiếng nói ấy sẽ chỉ có thể là loãng, yếu và không rõ ràng.

    Đã đến lúc các chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách Việt và Phi cần bàn thảo về một tuyên bố chung nhằm hỗ trợ nhau. Ví dụ, hai quốc gia này có thể ra thông cáo chung chống lại việc sử dụng đá hay đảo nhỏ để đòi quá nhiều không gian biển, chống lại lập luận đòi "quyền lịch sử" trên hầu hết diện tích Biển Đông, và ủng hộ việc xác định rõ ràng phạm vi của khu vực tranh chấp. Nếu phương án đàm phán bị bế tắc thì Philippines và Việt Nam có thể kêu gọi các bên khác trong tranh chấp cùng đồng ý đưa các câu hỏi phù hợp ra cho Tòa án Quốc tế về Luật Biển phân xử.

    Đi xa hơn, Philippines và Việt Nam có thể đàm phán với nhau để xác định phạm vi của các vùng nước phụ thuộc Trường Sa và sau đó lên tiếng ủng hộ nhau một khi TQ cố gắng gia tăng áp lực lên hai nước này bên ngoài các phạm vi ấy.

    Thí dụ, Philippines có thể đề nghị với Việt Nam rằng các vùng nước trong khu vực bãi Cỏ Rong phía ngoài vành đai 12 hải lý tính từ các đảo, đá, nếu có, trong khu vực đó là không thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Trường Sa, và Việt Nam có thể có một đề nghị tương tự cho bãi Tư Chính.

    Trên thực tế, bãi Cỏ Rong và bãi Tư Chính là những bãi ngầm và theo luật quốc tế thì không nước nào có thể tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ hai bãi này, mà chỉ có thể tuyên bố chủ quyền đối với những đảo, đá nổi từ chúng lên trên mặt nước, nếu có. Phần dưới mặt nước của bãi Cỏ Rong và bãi Tư Chính sẽ thuộc về hay lãnh hải 12 hải lý, hay vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, hay thềm lục địa của những đảo,đá này, nếu có, hay của các vùng lãnh thổ chung quanh. Trong các loại vùng biển này, một nước chỉ có chủ quyền đối với lãnh hải 12 hải lý, nhưng thông tin đại chúng thường ghi lầm rằng một nước có chủ quyền đối với cả vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa.

    Như vậy, nếu Việt Nam có tuyên bố chủ quyền đối với đảo, đá nào cao hơn mặt nước trong khu vực bãi Cỏ Rong, thì Việt Nam vẫn tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với những đảo, đá đó và lãnh hải 12 hải lý của chúng. Luận điểm ở đây là Việt Nam và Philippines nên đàm phán với nhau để xác định vùng đặc quyền kinh tế của chúng và của những đảo khác thuộc quần đảo Trường Sa vươn ra đến đâu ở bãi Cỏ Rong và bãi Tư Chính nói riêng và trên Biển Đông nói chung. Việt Nam và Philippines có thể tận dụng quy định của Tòa án Quốc tế về Luật Biển và cùng thi hành thủ tục để hai nước có thể xin Ý kiến Tư vấn của Tòa, nhằm giúp hai nước xác định phạm vi của vùng đặc quyền kinh tế thuộc Trường Sa, cũng như nhằm bác bỏ những lập luận của Trung Quốc.

    Sau khi thoả thuận về phạm vi của vùng đặc quyền khinh tế thuộc Trường Sa, Việt Nam và Philippines sẽ cùng nhau lên án những động thái của Trung Quốc nhằm biến những vùng bên ngoài phạm vi đó thành vùng tranh chấp. Nếu như Philippines và Việt Nam có thể cùng lên tiếng một cách dứt khoát rằng một sự kiện đối đầu cụ thể nào đó trên Biển Đông là do TQ mưu toan mở rộng vùng tranh chấp một cách không phù hợp với luật quốc tế quy định thì việc đó sẽ tạo ra một thế trận mới cho cuộc đấu tranh ngoại giao và việc tranh thủ dư luận quốc tế, so với chỉ có một nước tranh cãi với một nước.

    Như một thí dụ cụ thể, khi phía Trung Quốc cắt cáp địa chấn tàu Bình Minh 2 và Viking 2, Việt Nam đã khẳng định rằng hành vi xâm phạm đó đã xảy ra trong những vùng không phải là vùng tranh chấp. Nếu lúc đó có nước khác tuyên bố ủng hộ quan điểm của Việt Nam, thì điều đó sẽ có nhiều giá trị cho việc tranh thủ dư luận của chúng ta.

    Như một thí dụ khác, khi Trung Quốc gây sức ép nhằm khiến tập đoàn dầu khí Ấn Độ ONGC Videsh rút khỏi Lô 127 và 128, nếu có nước khác tuyên bố rằng Lô 127 và 128 không nằm trong vòng tranh chấp, thì điều đó cũng sẽ có nhiều giá trị cho cuộc đấu tranh của chúng ta.

    Nếu các nước ASEAN trong tranh chấp tiếp tục cách tiếp cận "lặng im khi TQ lất lướt kẻ khác" thì không khó đoán cách đó có thể dẫn đến đâu. Martin Niemoeller, một mục sư người Đức đã miêu tả hạn chế của cách tiếp cận đó một cách hùng biện:

    "Đầu tiên chúng nó (bọn Phát Xít) tìm đến xử những người Cộng Sản, nhưng tôi không phải Cộng sản nên tôi không lên tiếng. Kế đó chúng tìm đến xử những người theo tư tưởng Xã hội và Nghiệp đoàn lao động, nhưng tôi cũng không thuộc họ, nên tôi không lên tiếng. Sau đó chúng tìm đến xử người Do Thái, nhưng tôi không phải Do Thái nên tôi không lên tiếng. Và khi bọn Phát xít tìm đến bắt tôi, thì lúc ấy không còn ai để lên tiếng bênh vực cho tôi."

    Những nhà hoạch định chính sách của Philippines và Việt Nam sẽ hiệu quả hơn cho đất nước của họ nếu họ có thể để ý hơn đến phương diện này và tận dụng việc Philippines và Việt Nam có thể hỗ trợ ngoại giao cho nhau để bảo vệ quyền chủ quyền trên các vùng nước Biển Đông mà không ảnh hưởng đến quan điểm của mỗi nước về chủ quyền trên các đảo, đá Trường Sa.

    Lê Vinh Trương dịch từ Manila Times
    TuanVietnamnet/
    http://biendong.vntime.vn/News.aspx?Section=TinBienDong&obj=8c9f69d8-3b46-40a9-b8eb-5f014f888779
  10. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    he he, chính bọn phi này đã im thin thít trước đây khi có các tranh chấp giữa ta và trung quốc, giờ thấy nguy thì định vơ việt nam vào, pó tay

Chia sẻ trang này