1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Viem_De

    Viem_De Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/05/2012
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Các căn cứ quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông
    Suốt thời phong kiến, các triều đại Trung Hoa không xem biển cả là khu vực cần chinh phục mà coi đây là một chiến lũy thiên nhiên, cần chú trọng đến hải phòng (phòng ngự bờ biển) và hải cấm (cấm đoán những qua lại trên biển)...
    Những biện pháp này là nhằm chống ngoại xâm hay ngăn ngừa những nhóm chống đối âm mưu bạo loạn, chẳng hạn “Tỏa quốc cấm hải” là chính sách của nhà Thanh ban bố năm 1661 (Thuận Trị 18).

    Cho đến tận thế kỷ XIX, những ai dùng thuyền ra khơi nếu không có sứ mạng hay được phép của triều đình đều bị coi là giặc. Tuy nhiên, chiến lược biển của Trung Quốc ngày nay đã hoàn toàn thay đổi và đầy tham vọng.
    1. Tháng 9/2008, Tạp chí “Bình luận phòng vệ Hán Hòa” của Canada đã đăng tải bài viết “Trung Quốc tăng cường xây dựng căn cứ quân sự tình báo ở quần đảo Hoàng Sa”. Theo đó, cùng với việc xây dựng các căn cứ tàu ngầm bí mật ở đảo Hải Nam, hải quân và không quân Trung Quốc đang tăng cường xây dựng các căn cứ trên quần đảo Hoàng Sa, trong đó có sân bay quân sự lớn nhất trên biển và trạm thu thập tin tức tình báo siêu cấp. Các loại ăngten đã được bố trí dày đặc trên một đảo nhỏ thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đảo nhỏ này thông qua một hành lang nhân tạo xây dựng trên biển đã nối liền với đảo Vĩnh Hưng. Ăngten cỡ lớn trang bị trên đảo có thể theo dõi được toàn bộ hoạt động trên Biển Đông, tới tận Malaysia.
    [​IMG]
    Sau khi chiếm cứ Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc đã xây dựng sân bay với tham vọng biến đảo này thành “hàng không mẫu hạm không bao giờ chìm” (ảnh: visithainan.com.au)

    Những tín hiệu thu được sẽ được đưa vào ghi âm và xử lý tại 4 tòa nhà lớn xây dựng trên đảo. Những căn cứ thuộc loại này sẽ do phòng 3 và phòng 4 thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng quản lý. Phòng 3 phụ trách thu thập, phân tích và giải mã tin tức tình báo. Phòng 4 phụ trách đối kháng điện từ. Tất cả những tin tức tình báo này sau khi được tập hợp lại sẽ do Bắc Kinh phụ trách phân tích, giải mã. Sân bay quân sự trên đảo Vĩnh Hưng của quần đảo Hoàng Sa cũng được xây dựng lại, đường băng hiện đã dài hơn 2.500m, một bộ phận đường băng đã vươn ra tận biển, đủ để cho bất kỳ loại máy bay thế hệ ba nào của Trung Quốc như SU-30MKK có thể lên xuống.
    Sân bay xây một trạm radar, 4 nhà kho chứa xăng dầu cỡ lớn, 4 nhà kho có thể dùng để sửa chữa máy bay. Căn cứ hải quân cũng được xây dựng lại cùng với đê chắn sóng, cầu tàu dài 500m, có thể neo đậu tàu khu trục và tàu hộ tống. Các công trình kiến trúc xây dựng trên đảo có thể đủ dùng cho hàng nghìn người sinh hoạt bình thường. Điều này cho thấy quần đảo Hoàng Sa đã trở thành căn cứ quân sự tổng hợp chủ yếu của hải quân, không quân và thu thập tin tức tình báo của Trung Quốc. Tại đây mỗi tuần có tàu đổ bộ chuyên chở nhiên liệu thực phẩm tiếp tế cho đảo.
    Mục đích của việc Trung Quốc tăng cường xây dựng căn cứ quân sự trên đảo Vĩnh Hưng là để tạo nên một căn cứ tiền duyên mạnh, phối hợp với các căn cứ tàu ngầm và tàu nổi ở đảo Hải Nam, nhằm thâm nhập quân sự sâu hơn nữa vào toàn bộ khu vực Biển Đông. Một khi eo biển Đài Loan có chiến sự, đảo Vĩnh Hưng sẽ là “tàu sân bay không bao giờ chìm”, giám sát quân Mỹ tăng viện từ hướng Bắc của Ấn Độ Dương. Bán kính tác chiến của máy bay SU27, SU30MKK cất cánh từ quần đảo Hoàng Sa có thể bao trùm lên toàn bộ Biển Đông, tới tận Malaysia, Phillipines và Brunei.
    2. Tháng 3/2009, Đới Hy – Đại tá Không quân Trung Quốc đã hô hào trên một tờ báo về việc nước này cần thiết lập căn cứ quân sự quy mô lớn tại Trường Sa để bảo vệ nguồn tài nguyên ở Biển Đông (?!). Vị Đại tá này nhận định, tương lai Trung Quốc phụ thuộc vào các vùng biển đảo là không hề phóng đại. Trung Quốc không thể giàu mạnh nếu không có nguồn lợi từ biển và không bảo đảm được an ninh cho các tuyến giao thương hàng hải nên Trung Quốc cần hiểu rõ tính cấp bách trong việc chạy đua với các nước láng giềng.
    Một căn cứ quy mô lớn phải được thiết lập tại Biển Đông, là tiền đề cho sự hiện diện ngoài khơi của Trung Quốc trên thế giới. Một khi dây chuyền hàng hải bao gồm các ngành đánh cá, sinh học biển, dầu khí, vận tải, du lịch, dịch vụ… được thành lập sẽ trở thành động lực kinh tế lớn lao cho tỉnh Hải Nam và cả nước Trung Quốc. Cùng với việc phát triển nguồn tài nguyên Biển Đông, vị Đại tá này cho rằng, cần thiết lập căn cứ quân sự trên quần đảo Trường Sa với các cơ sở dành cho máy bay trực thăng và các loại hình tác chiến khác. Hải phận và không phận rộng lớn ở Biển Đông sẽ trở thành địa điểm huấn luyện quân sự không chỉ bảo vệ phát triển kinh tế của Biển Đông mà còn thúc đẩy hiện đại hóa quân đội của nước này.
    3. Trong cuốn “An ninh và chính trị quốc tế ở Biển Đông” – NXB Routledge, New York, 2009, GS Trường cao đẳng Hải quân Mỹ Bruce A. Elleman cũng nhận xét rất đáng để chúng ta tham khảo rằng, các căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông đang dần được củng cố và có khả năng tác chiến cao hơn. Điển hình là đảo Hải Nam với hạ tầng cơ sở viễn thông được nối kết rất tinh vi và được ngụy trang rất khó phát hiện. Trong thập niên 90 của thế kỷ trước, Trung Quốc tiếp tục xây dựng thêm các căn cứ quân sự trên một số hòn đảo khác thuộc quần đảo Trường Sa.
    [​IMG]
    Quần đảo Hoàng Sa nhìn từ máy bay (ảnh: Wikipedia)

    Dựa trên các thiết bị điện tử và cơ sở vật chất được quan sát qua vệ tinh thì đảo Phú Lâm và bãi đá Gạc Ma dường như là hai căn cứ chính cho các hoạt động bành trướng của Trung Quốc kéo dài từ Biển Đông đến tận eo biển Malacca. Các đảo và các rặng đá ngầm khác có vũ trang của Trung Quốc được kết nối qua vệ tinh hay trạm vô tuyến mặt đất và thậm chí họ còn có mạng Internet để liên lạc giữa các tướng lĩnh địa phương và các hạm đội. Đó là chưa kể đến các thiết bị điện tử tinh vi trên các chiến đấu cơ, tàu chiến, tàu ngầm, tất cả đều phục vụ vào việc tăng cường tiềm năng quân sự sẵn có trên đất liền của Trung Quốc trở nên đáng sợ hơn.
    Phần lớn các căn cứ quân sự ở bờ biển phía nam Trung Quốc được kết nối vô tuyến với các hoạt động hải quân ở ngoài khơi. Trung tâm đầu não của hệ thống viễn thông này dường như tập trung ở đảo Hải Nam. Mặc dù là tỉnh nhỏ nhất của Trung Quốc tính về mặt lãnh thổ, chỉ khoảng 35.000km2 nhưng Hải Nam là nơi đặt tổng hành dinh của Cục bờ biển và hải đảo Trung Bộ, Tây và Nam Trung Quốc để giám sát quần đảo Hoàng Sa, Trung Sa và quần đảo Trường Sa. Vùng biển đảo Hải Nam xấp xỉ khoảng 2 triệu km2, để kiểm soát được một khu vực rộng lớn như thế, một radar lớn loại quét sóng quá chân trời được đặt gần bờ biển Hải Nam và chĩa thẳng về hướng Nam. Trong thập niên 70, Trung Quốc đã từng thử nghiệm radar loại OTH có đường kính 2,3m với khả năng phát hiện tàu qua lại trong vòng bán kính 250km.
    Để tuần tra khu vực này, các tàu hải quân Trung Quốc được trang bị hệ thống định vị có khả năng bắt tín hiệu vệ tinh của Trung Quốc cũng như của nước ngoài. Một thiết bị hướng dẫn hải quân chính khác là hệ thống định vị mặt đất kỹ thuật số DGPS có độ chính xác khoảng 5-10m trong phạm vi hoạt động 300km. Việc nghiên cứu được bắt đầu vào thập niên 70 qua 3 trạm tín hiệu hỗ trợ hướng dẫn vô tuyến điện công suất lớn ở miền Nam Trung Quốc. Trong khi đó các trạm tín hiệu hỗ trợ hướng dẫn vô tuyến kết nối hàng hải (RBN-DGPS) được đặt ở Tam Á, Hải Khẩu và Haifou. Một trạm tín hiệu DGPS khác có công suất cao hơn với tần số 295kHz được đưa vào hoạt động vào năm 1999 tại Tam Á, sau đó thêm hai trạm ở Yangpu và Baohujiao cũng tại miền Nam Trung Quốc.
    Từ năm 2000, Trung Quốc đã phóng 3 vệ tinh lên quỹ đạo để thiết lập cho riêng họ hệ thống vệ tinh định vị khu vực Beidou, còn gọi là “Big Dipper”, có thể phủ sóng khắp Biển Đông. Trong khi đó, dịch vụ kiểm soát hàng hải (VTS) được đặt ở Trạm Giang với sự hỗ trợ của hệ thống vi tính hiện đại và các radar được xây dựng dọc theo bờ biển phía tây Hải Nam tại Dong Fang và Hải Khẩu, đa số mua của Công ty Hoa Kỳ Lockheed Martin nhằm trang bị các phần cốt lõi của hệ thống hàng hải viễn liên. Trung Quốc cũng đặt mua một số hệ thống tình báo điện tử (ELINT) quan yếu để lắp đặt trên đảo Hải Nam gồm có một trạm tại phía tây nam và một trạm ở bờ biển phía đông nam thuộc căn cứ không quân Lăng Thủy (Lingshui), khu liên hợp quân sự được thành lập vào năm 1968 và sau đó được mở rộng rất nhiều vào năm 1995, với khoảng 1.000 chuyên gia phân tích tín hiệu ở đây.
    Để hỗ trợ cho các hoạt động tàu ngầm ở khu vực này, một trạm vô tuyến tần số thấp công suất cao đã được xây dựng ở Hải Nam vào năm 1965. Một căn cứ tàu ngầm ở Ngọc Lâm (Yulin) được nối kết chặt chẽ với tổng hành dinh của các tàu nhỏ và tàu ngầm. Những trung tâm này bao gồm việc thông tin vô tuyến tần số rất thấp (VLF) với tàu ngầm và các tàu mặt biển ở vùng Biển Đông. Tính tới năm 1985, 5 trung tâm vô tuyến VLF được đặt ở Phúc Châu (Fuzhou), Lữ Thuận Khẩu (Lushun), Ninh Ba (Ningbo), Trạm Giang (Zhanjiang) và Ngọc Lâm (Yulin). Hệ thống quản lý giao thông vô tuyến này còn giúp điều phối một cách hiệu quả các tàu ngầm quân sự đang di chuyển trong vùng nước nông trên eo biển Quỳnh Sơn (Qiongzhou) nằm giữa đảo Hải Nam và lục địa.
    4. Theo GS Bruce A. Elleman, quần đảo Hoàng Sa là nơi Trung Quốc có các căn cứ quân sự đứng thứ hai về tầm quan trọng chỉ sau Hải Nam xét về phương diện hệ thống hỗ trợ điện tử vô tuyến. Ảnh chụp từ không gian trong thập niên 80 cho thấy ở đây đã xuất hiện một chuỗi ăngten lớn gồm 16 chiếc, mỗi chiếc gồm 8 nhánh ăngten trời. Đây có thể là một trạm VHF, nhưng lại được miêu tả rất khác nhau như là một ăngten thông tin vệ tinh hay là một mảnh hình thánh giá của radar cảnh báo thế hệ cũ. Đảo Phú Lâm hình như được trang bị một radar tiếp cận chính xác (PAR), tần số X kiểu 791. Tháng 6/2001, có một nguồn tin không chính thức cho rằng, Trung Quốc đã đưa tên lửa chống hạm HY-2 lên đảo Phú Lâm. Ngoài ra còn có thêm một khu đặt súng cao xạ bắn máy bay ở đầu cuối phía bắc đảo Phú Lâm. Từ năm 1991, cả thảy đã có 67 chiến đấu cơ với tổng cộng 14 lần điều động đến đảo này.
    [​IMG]
    Một lô cốt phòng thủ của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa được sơn ngụy trang

    Trong khi đó một cảng thuộc đảo Quang Hòa Đông (Duncan) – đảo lớn thứ hai ở Hoàng Sa đã được mở rộng với việc gia cố các công sự phòng thủ và lắp đặt các trang thiết bị điện tử viễn thông. Mặc dù chưa thấy có tin tức gì về các thiết bị vô tuyến được xây dựng trên đảo Duy Mộng, trọng tâm của cuộc hải chiến Việt – Trung vào năm 1974, nhưng giữa năm 1995, một trạm thám báo vô tuyến mới được đưa vào hoạt động ở đảo Hòn Đá (Rocky) gần đảo Phú Lâm.
    Dù Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố là sẽ không can thiệp vào việc tự do đi lại của các tàu bè quốc tế, nhưng họ từ chối minh bạch hóa những vùng nào mà họ tuyên bố là có chủ quyền. Bằng cách vẽ “đường yêu sách chín đoạn” bao quanh quần đảo Hoàng Sa, Bắc Kinh rõ ràng đã đơn phương sáp nhập vào họ các vùng lãnh hải và không phận thuộc vùng tự do đi lại quốc tế từ xưa đến nay. Rất có thể Bắc Kinh sau này sẽ bắt buộc các tàu bè qua lại phải xin phép khi đi qua các vùng đang được tự do di chuyển hiện nay. Dĩ nhiên là bây giờ Trung Quốc chưa thể áp đặt một chính sách như thế nhưng khi họ đủ mạnh, họ có thể sẽ thực hiện điều này. Việc Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự và thám báo trên quần đảo Trường Sa khiến khả năng có một chính sách kiểm soát qua lại trên Biển Đông nghiêm ngặt như thế ngày càng trở nên hiện thực hơn.
    Trong quá khứ quần đảo Trường Sa gần như chỉ có lính đồn trú người Việt, cho mãi đến Thế chiến II khi Nhật Bản xây dựng các công sự ở đảo đá Danger, cồn Tizard và đảo Nam Yết; rất nhiều khu vực đó hiện nay đang có quân đội Việt Nam và Philippines trú đóng. Đảo Ba Bình là một trong những đảo nằm xa nhất về hướng Bắc của quần đảo Trường Sa và là một trong số rất ít những đảo đủ lớn để xây dựng một sân bay và một căn cứ tàu ngầm. Đài Loan vẫn tiếp tục chiếm giữ đảo Ba Bình và gần đây đã kéo dài đường băng ở đấy để có thể tiếp nhận được những máy bay trọng tải lớn hơn.
    Vào thập niên 80, các cuộc tuần tra trên biển bằng các tàu nghiên cứu đại dương đều được các tàu chiến Trung Quốc hộ tống. Sau khi các tàu dân sự và tàu khoa học thăm dò khu vực này vào tháng 10/1987, Trung Quốc đã đánh chiếm bãi đá Chữ Thập vào tháng 3/1988. Năm 1988-1989, vài chục tàu chiến Trung Quốc cũng tiến hành các cuộc tập trận lớn trùng với việc chiếm đoạt thêm một số dải đá ngầm chiến lược ở quần đảo Trường Sa. Tới thập niên 90, Trung Quốc lại khởi công xây dựng các trạm đóng quân tạm thời và các công trình bát giác bằng gỗ trên các cọc gỗ ở sáu rặng đá ngầm và gọi đó là “những chòi trú bão”. Một căn cứ quân sự nhỏ khác cũng được xây dựng ở bãi đá Gạc Ma.
    Theo các bức không ảnh, các nhà gỗ bát giác tạm thời này ban đầu được xây trên những cọc gỗ nhưng đến năm 1989 thì bắt đầu được lắp đặt ăngten. Trong khi đó ở rặng đá Subi (Subi Reef), Trung Quốc cho xây một trại lính và một tòa nhà hai tầng cùng với một ăngten liên lạc vệ tinh. Trạm này cũng có một sân đáp trực thăng và một cầu ximăng kiên cố với nhịp uốn nối liền với tòa nhà sở chỉ huy. Năm 1995, Trung Quốc bắt đầu xây dựng trên bãi đá Vành Khăn (Mischief Reef) và khoảng năm 2000, các bệ súng và các thiết bị điện tử chính được lắp đặt thêm ở một tòa nhà nhỏ hơn ở phía bắc. Các cầu tàu, bãi đáp trực thăng và một số súng phòng không đã được dựng lên, cùng với một hệ thống tên lửa chưa xác định được là loại gì. Có một vài báo cáo cho rằng, đó là những tên lửa chống hạm Silkworm.
    Trong khi đảo Hải Nam là nơi đồn trú tất cả các căn cứ hải quân và không quân chủ lực, thì các phương tiện thiết bị nhỏ hơn nhiều ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa giúp liên lạc và thám báo cho các cuộc viễn chinh hàng hải đầy tham vọng trong tương lai và cho các tàu ngầm Trung Quốc thường xuyên qua lại Biển Đông. Để hỗ trợ cho các tàu trên mặt biển, Trung Quốc đã dần dần tăng số lượng máy bay, tàu ngầm và hạm đội trong vùng biển nóng bỏng này.




    Bản chất bọn ngụy là thế mà đồng chí :)



  2. Viem_De

    Viem_De Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/05/2012
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Kể cũng tếu, Mỹ còn ko "cứu" nổi Phi gọi VN vô làm chi ? khoặc khoặc =))
  3. duong.dl06

    duong.dl06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2012
    Bài viết:
    60
    Đã được thích:
    0
    Trung Quốc ép Philippines bằng sức mạnh kinh tế
    TT - Báo chí Trung Quốc hùng hổ đòi tấn công quân sự Philippines. Nhưng thực tế Bắc Kinh đang sử dụng đòn trừng phạt thương mại để gây sức ép lên Manila thay vì dùng tàu chiến.
    Ngày 14-5, Nhật Báo Trung Quốc đăng xã luận “Cảnh báo thương mại đối với Philippines”. Tờ báo dẫn lời một số chuyên gia Trung Quốc khẳng định thương mại song phương Trung Quốc - Philippines “sẽ bị ảnh hưởng”, Bắc Kinh sẽ cấm vận thương mại Manila nếu căng thẳng ở đảo Hoàng Nham (tên Bắc Kinh đặt cho bãi cạn Scarborough) không dịu đi.

    Ở mặt trận này, Bắc Kinh xem ra nói đã đi sau làm. Theo giới quan sát quốc tế, thực tế Trung Quốc đã áp dụng các hình thức trừng phạt thương mại đối với Philippines.

    Thương mại song phương Philippines - Trung Quốc đạt mức kỷ lục 30 tỉ USD năm 2011. Bắc Kinh hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Manila. Do đó, bất cứ đòn trừng phạt kinh tế nào của Trung Quốc cũng gây ảnh hưởng lớn đối với Philippines.

    Hai ngành công nghiệp chủ chốt

    Báo Daily Inquirer đưa tin đến nay Trung Quốc đã từ chối thông quan 1.500 container chuối của Philippines với lý do nhiễm khuẩn. Chủ tịch Hiệp hội Trồng và xuất khẩu chuối Philippines Stephen Antig cho biết số chuối này đang thối rữa ở các cảng Đại Liên, Thượng Hải và Tân Cảng. Đến nay, ngành xuất khẩu chuối Philippines đã thua lỗ 33,8 triệu USD. Bắc Kinh phớt lờ khẳng định từ người phát ngôn của Tổng thống Philippines Benigno Aquino: “Chất lượng chuối xuất khẩu của chúng tôi vượt qua các tiêu chuẩn nghiêm ngặt tại Nhật Bản”.

    Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu trái cây lớn thứ hai của Philippines, chỉ sau Nhật. Theo số liệu của Bộ Thương mại Philippines, xuất khẩu chuối nước này đạt 470,96 triệu USD năm 2011. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 127,4% lên 75,3 triệu USD.

    Ngoài chuối, Trung Quốc còn hạn chế hàng loạt mặt hàng trái cây của Philippines như dứa, xoài, đu đủ...

    Ông Antig cho biết các nhà xuất khẩu của Manila rất bức xúc vì bị Bắc Kinh “quấy nhiễu”, dù chính quyền Bắc Kinh khẳng định chỉ siết chặt giám sát chất lượng an toàn thực phẩm.

    Trước đó, hàng loạt công ty du lịch Trung Quốc đã hủy tour du lịch đến Philippines. Trang ABS-CBN đưa tin rất nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng ở Boracay, Cebu và Bohol đang than thở về tình trạng khách Trung Quốc hủy đặt phòng không có lý do. Công suất phòng trên đảo Boracay giảm khoảng 60%. Các hãng hàng không Cebu Pacific, Zest Airways và Airphil Express buộc phải hủy nhiều chuyến bay sang Trung Quốc từ ngày 12-5 do tình trạng hủy tour.

    Hậu quả đã diễn ra tức thời. Theo báo Manila Standard Today, cổ phiếu của các công ty du lịch Philippines giảm giá liên tục trong phiên giao dịch cuối tuần qua. Tuy nhiên, như báo Inquirer Daily cho biết, các quan chức Bộ Du lịch Philippines khẳng định thiệt hại này sẽ “không đáng là bao”, bởi du khách Trung Quốc năm 2012 chỉ chiếm 9% tổng số khách nước ngoài đến Philippines. Dù vậy, theo tờ Philippines Star, lượng du khách Trung Quốc đến Philippines đã tăng tới 77,5% trong quý 1-2012. Do đó, ảnh hưởng về lâu dài là nghiêm trọng.

    Báo này bình luận Trung Quốc đang đánh mạnh vào hai nền công nghiệp chủ chốt của Philippines.

    Dùng sức mạnh mềm

    Báo mạng Asia Times bình luận sức mạnh kinh tế chứ không phải là quân sự mới thật sự là nền tảng của chính sách ngoại giao Trung Quốc. “Chính quyền Bắc Kinh hiểu rõ xung đột quân sự với Manila sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh Trung Quốc trên trường quốc tế. Việc sử dụng sức mạnh mềm kinh tế làm công cụ mặc cả với các nước khác có thể có hiệu quả hơn hẳn so với đe dọa vũ lực” - Asia Times nhấn mạnh.

    Nhật Báo Trung Quốc dẫn lời phó chủ tịch Viện Quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc Vương Tại Bang tiết lộ chính Tổng cục Du lịch Trung Quốc đã kêu gọi người dân không du lịch Philippines. Bắc Kinh có thể còn hạn chế nhập khẩu từ Philippines và giảm đầu tư vào quốc gia Đông Nam Á này. Bằng chứng là mới đây Tập đoàn Trung Quốc Wahaha Group đã tuyên bố sẽ xem xét lại các dự án sản xuất đường và khai thác mỏ tại Philippines, như báo Manila Bulletin cho biết.

    Trong khi đó, Philippines lại không có nhiều cơ hội đáp trả trong cuộc chiến thương mại với gã khổng lồ kinh tế này. Báo chí Philippines mới đây đưa tin các nghị sĩ quốc hội đang đề xuất “trừng phạt thương mại” Trung Quốc bằng cách xem xét lại toàn bộ các loại hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từ Trung Quốc, áp thuế trừng phạt đối với hàng hóa Trung Quốc. Nhưng đến nay chính quyền Manila vẫn chưa có động thái cụ thể nào. Xem ra trong cuộc chiến thương mại không cân xứng này, Philippines đang có phần thua thiệt.
    http://tuoitre.vn/The-gioi/491887/Trung-Quoc-ep-Philippines-bang-suc-manh-kinh-te.html
  4. Viem_De

    Viem_De Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/05/2012
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Philippines có lí do không sợ TQ?
    Cập nhật lúc :11:19 AM, 15/05/2012
    Dù yếu kém cả về kinh tế và sức mạnh quân sự so với Trung Quốc, Philippines vẫn có những bài học tính lịch sử để không lùi bước trong tranh chấp ở biển Đông.


    [​IMG]
    PGS. James Holmes.​
    (ĐVO) Trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Philippines gia tăng, James Holmes, Phó Giáo sư chiến lược tại Trường Chiến tranh Hải quân Mỹ, đã có bài viết bàn về vấn đề này.

    Dưới đây là nội dung chính của bài viết, (bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả):

    Thách thức từ Trung Quốc

    Với lực lượng hải quân thống trị khu vực, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tận dụng sức mạnh này để triển khai những phương tiện giám sát phi vũ trang và "thực thi pháp luật" (các tàu hải giám, ngư chính) nhằm thực hiện các "tuyên bố vô lý về chủ quyền tại khu vực bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham". (từ ngữ trong nguyên văn thể hiện quan điểm riêng của tác giả - ĐV)

    Trước hành vi mang tính “thách thức”, Trung Quốc thường gửi lời răn đe tới các quốc gia yếu hơn. Đa phần suy nghĩ đều nghiêng về kịch bản các nước yếu thế chọn cho mình giải pháp an toàn là nhượng bộ.

    Trên thực tế, mọi thứ không diễn ra theo hướng “lớn nuốt bé”. Ngoại giao và chiến tranh đều là công cụ tương tác bình đẳng. Cả 2 bên trong tranh chấp đều có quyền biểu quyết, chứ không phải chỉ riêng có bên mạnh.

    Bài học từ lịch sử

    Phía mạnh tự hào những lợi thế có thể làm thiên lệch cán cân cạnh tranh theo ý muốn. Tuy nhiên, bên yếu vẫn có những lựa chọn. Philippines là một điển hình. Nước này "từ chối bỏ phiếu" cho cách hành xử của Trung Quốc.

    Philippines có thể hy vọng cân bằng được với lợi thế của Trung Quốc, và họ có lí do để cố gắng. Chính Trung Quốc từng là phe tham chiến yếu thế hơn trong các cuộc đụng độ vũ trang từ Chiến tranh thuốc phiện thế kỷ 19.

    Phòng thủ chủ động: Bài học về sự chờ đợi


    Ý tưởng "lấy yếu thắng mạnh" tồn tại xuyên suốt trong lịch sử quân sự thế giới.

    Câu chuyện Carthage và La Mã là một ví dụ điển hình. Sau những chiến thắng vang dội và tiến thẳng về La Mã, Quintus Fabius đã được La Mã trao quyền để ngăn bước tiến bất bại của đội quân Carthage do Hannibal lãnh đạo.

    Fabius đã thực hiện kế hoãn binh bằng cách từ chối đánh một trận quyết định với Hannibal. Nhờ đó, ông có thể tiến hành một cuộc huy động nguồn lực kịp thời và đầy đủ cho La Mã, để có thể đủ sức chống lại đội quân Carthage.

    Fabius chỉ huy chiến dịch kiểu du kích nhằm làm suy yếu dần quân Carthage, đồng thời tránh mọi trận đánh trực diện.

    Nhờ vậy, dù Fabius thất bại nhưng Hannibal không bao giờ đánh chiếm được Rome, thay vào đó, ông chỉ đi khắp các miền nông thôn để đốt phá.

    Nhờ kế sách này, Fabius được phong danh hiệu “Người trì hoãn” (the Delayer).

    [​IMG]
    Nhờ kế hoãn binh, Rome đã không bị Hannibal khuất phục và đã đánh bại Carthage.
    Cùng quan điểm với câu chuyện của Fabius chống lại Hannibal nhằm bảo vệ Rome, nhà quân sự Sir Julian Corbett khuyên các chỉ huy hải quân nên tiến hành “phòng thù chủ động” trong những tình huống bất lợi.

    Các chỉ huy của hạm đội yếu thế nên chơi trò chơi chờ đợi của Fabius, ẩn núp gần hạm đội kẻ thù mạnh hơn chờ thời. Trong lúc đó, họ có thể tiến hành việc tiếp viện, tìm kiếm đồng minh với các sức mạnh hải quân thân thiện hoặc triển khai các âm mưu khác nhau làm suy yếu sức mạnh kẻ thù. Cuối cùng, họ có thể đảo ngược cán cân, chuyển rủi ro sang cho kẻ mạnh và chiến thắng.

    Chiến thắng nhờ trí hoãn cũng có ngay chính trong kinh nghiệm của người Trung Quốc.

    Mao Trạch Đông đã đưa ra sách lược trường kỳ kháng chiến, được thể hiện ở tác phẩm "Bàn về đánh lâu dài".

    [​IMG]
    Với cả Mao, phòng thủ chủ động là về những cuộc chiến kéo dài nhằm phá vỡ thế vượt trội của đối thủ.
    Mao Trạch Đông cũng chỉ rằng, Trung Quốc tự hào về những lợi thế bẩm sinh so với quân đội Nhật Bản, dù quân Nhật Bản đã chiếm đóng Mãn Châu và phần lớn Trung Quốc trong những năm 1930.

    Mao cho rằng, đơn thuần là cần thời gian để chuyển đổi những sức mạnh tiềm ẩn gồm tài nguyên thiên nhiên dồi dào và nhân lực thành sức mạnh quân sự có thể sử dụng được.

    Nhờ thế, ông đã thực hiện chiến lược của mình khi xây dựng Hồng quân Trung Quốc thắng lợi trước lực lượng Quốc dân hiện đại và mạnh hơn. Mao đã thực hiện việc kêu gọi và thu hút sự trợ giúp rộng rãi, khai thác nguồn lực và xây dựng cơ sở tại vùng nông thôn.

    Có thể rút ra kết luận: “Những thứ tốt đẹp chỉ đến cho những ai biết chờ đợi”. Trên đây chính là những tiền lệ cho các nhà lãnh đạo Philippines hy vọng về những thành công về ngoại giao với tranh chấp ở bãi cạn Scarborough.

    “Sợ hãi, danh dự và lợi ích”

    Quân đội Philippines là một lực lượng yếu ớt rất ít cơ hội chiến thắng trong một cuộc chiến gang thép, súng ống với Trung Quốc. Nhưng giống như những phe yếu thế trong quá khứ, Philippines có thể thực hiện việc khiếu nại về luật pháp, công lý và nhờ tới những sức mạnh bên ngoài mạnh mẽ có khả năng cân đối lại cán cân đang nghiêng.

    Trên thực tế, quan chức Philippines đã chủ trương giải quyết tranh chấp ở Tòa án về Luật biển và củng cố mối liên kết, các hiệp ước quốc phòng song phương với Mỹ.

    [​IMG]
    Danh dự, sợ hãi và lợi ích sẽ là động lực thúc đẩy Philippines sẵn sàng chống lại Trung Quốc.
    Dù vậy, còn nhiều khó khăn chồng chất lên Manila. Tại sao nước này vẫn kiên trì chống lại Trung Quốc, bất chấp sức mạnh quân sự áp đảo?

    Tình huống của Philippines có thể học được từ câu châm ngôn nổi tiếng trong những ghi chép lịch sử của nhà sử học cổ đại Hy Lạp, Thucydides về cuộc chiến Peloponnesian thế kỷ 5 trước Công nguyên giữa Athen và Sparta.

    Đó là “sợ hãi, danh dự và lợi ích” sẽ đại diện cho “ba động cơ mạnh mẽ nhất” hướng cho mọi hành động của xã hội.

    Trong một phần cuộc chiến Peloponnesian, Athen có ý định xâm lược Melos. Họ đã gửi những sứ giả tới đề nghị các nhà lãnh đạo ở đây đầu hàng sớm, trở thành một phần phần của Athen.

    Tuy nhiên, những người Melo đã từ chối, dù họ không có hy vọng tìm kiếm sự trợ giúp từ Sparta hay ai khác.


    [​IMG]
    Đảo quốc nhỏ bé Melo đã đưa ra những lập luận rằng: Họ là một quốc gia trung lập, không phải là kẻ thù nên người Athen không phải nghiền nát họ. Hơn nữa, nếu Athen xâm lược Melo sẽ dóng lên hồi chuông cảnh báo những quốc đảo trung lập khác, trở thành kẻ đối địch với Athen do sợ bị xâm lược.

    Ngoài ra, sẽ là nhục nhã và hèn nhát nếu những người dân Melo đầu hàng khi chưa hề chiến đấu. Đảo quốc Melo vẫn tin rằng, dù Athen mạnh hơn rất nhiều, họ vẫn có cơ hội chiến thắng và Chúa trời ở bên họ.

    Rốt cuộc, người Melo từ chối đầu hàng và chiến đấu chống lại Athen, dù thất bại và bị phá hủy nặng nề.

    Sợ hãi, danh dự và lợi ích là những thứ kích động những nước nhỏ như Melo hay Philippines chống lại những cường quốc như Athen hay Trung Quốc.

    Những tranh cãi trên biển không phải chỉ là vấn đề lợi ích mà là vấn đề của danh dự.

    Bắc Kinh không thể hy vọng Manila sẽ đơn giản tính toán trên cán cân sức mạnh và nhận thức được sự vô vọng trong tương quan này mà đầu hàng.

    Những nhà lãnh đạo Philippines có thể kêu gọi hỗ trợ từ nước ngoài, chứ không chỉ như Melo, bị cô lập mà không có sự trợ giúp từ quân đội Spartan.

    Nói gì thì nói Phi cũng rất khôn, đã biết dùng sách lược trường kỳ kháng chiến của Mao chủ tịch, để đối đầu với Trung Hoa :), VN cũng từng học tập sách lược này và đã đánh thắng 2 tên thực dân đế quốc sừng sỏ nhất là Pháp Mỹ chứ đâu nữa :-w

    Ngẫm lại thì thấy, chỉ có mỗi Trung Hoa mới xứng đáng làm đối thủ của chính Trung Hoa mà thôi :)
  5. sairagon

    sairagon Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/09/2007
    Bài viết:
    2.252
    Đã được thích:
    125
    Nói chỉ có chuẩn, hèn gì mà chuyển qua ăn thịt cả đồng loại [r24)]
  6. 12345w

    12345w Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2011
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    2
    vụ ăn thịt trẻ em hả bác...kinh tởm.[r23)]
  7. Malogs

    Malogs Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2008
    Bài viết:
    9.910
    Đã được thích:
    3.063
    khi Phi bị xử thì trong ĐNA này chỉ có VN lên tiếng. tới lượt VN bị xử thì ko có ma nào lên tiếng.
    đây là cái gọi của 1 cộng đồng có hiến chương và đang tiến tới đồng tiền chung. :-"
    thằng Phi là cái thằng khôn nhà dại chợ nhất thế giới, ngu mà còn hèn, lúc nó chưa sao thì ko thấy ló cái mặt ra, lúc dính chuyện thì hết kêu Mỹ lại ve vãn Việt Nam
  8. lycafetanvo

    lycafetanvo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    970
    Đã được thích:
    164
    Ai bẩu tham và tính khôn lỏi. Trước đây nó bắt tay với TQ chơi VN ta nhưng nhà ta không thèm chấp (mặc dù hơi bị cay cú). Giờ thấy bộ mặt thật của TQ thì dường như đã muộn. Phi yên tâm VN luôn là người chơi đẹp. VN lên tiếng giọng văn theo lối ủng hộ để cho bạn Phi thấy là VN ở gần TQ và quá hiểu TQ hơn Phi nhiều. Hãy bắt tay xây dựng tình bạn hữu nghị, tin tưởng lâu dài Phi nhé !
  9. vuhuynh

    vuhuynh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    72
    http://vtc.vn/311-333272/quoc-te/khong-de-trung-quoc-tu-tung-tu-tac-o-bien-ong.htm

    Tin từ VTC news : Không để Trung Quốc tự tung tự tác ở Biển Đông

    Đài TNHK dẫn lời Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain tuyên bố Washington ủng hộ các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong vụ tranh chấp biển đảo với Trung Quốc trên Biển Đông.

    Phát biểu tại cuộc hội thảo của Viện Nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington, Thượng nghị sĩ McCain nói rằng Mỹ cần bảo đảm rằng Trung Quốc không thể "muốn làm gì thì làm" trong lúc các nước nhỏ hơn phải chịu tổn hại.

    Ông McCain nhấn mạnh rằng Washington cần phải ủng hộ các nước đối tác trong ASEAN để họ có thể hình thành một mặt trận thống nhất và thông qua đường lối đa phương để giải quyết vụ tranh chấp này một cách hòa bình.

    Ông McCain đưa ra lời kêu gọi trên trong lúc tình hình căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines tiếp diễn ở Bãi đá ngầm Scarborough (Bắc Kinh gọi là đảo Hoàng Nham), nơi vụ đối đầu giữa tàu vũ trang hai nước nổ ra hôm 10/4 khi tàu hải giám Trung Quốc ngăn không cho hải quân Philippines bắt giữ những ngư dân Trung Quốc đánh cá trong vùng biển này.

    [​IMG]Tàu cá xa bờ của huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: Trí Tín/Vnexpress

    Ngày 15/5, Việt Nam đã phản đối quyết định đơn phương của Trung Quốc về việc thực thi lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ ngày 16/5 đến ngày 1/8 tới và coi quyết định này là không có giá trị.
  10. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    Philipine chơi dao đã bị đứt tay.

    Không gắn kết hành động của mình với các nước ASEAN cùng chia sẻ lợi ích chủ quyền và chiến lược. Philipin đã phải trả giá. Chơi dao đã bị đứt tay.


    ****


    Cuộc tranh chấp bắt đầu hôm 8/4 khi giới chức Philippines phát hiện 8 tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt trong khu vực bãi đã ngầm Scarborough/Hoàng Nham mà cả hai nước đều tuyên bố có chủ quyền.


    Bãi đá này nằm cách bờ biển phía Tây của đảo chính Luzon của Philippin 230 km, (cách chỗ gần nhất của Trung Quốc l.200km). Vì vậy, nước này cho rằng bãi đá ngầm trên thuộc chủ quyền của mình vì nó nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo quy định của luật hàng hải quốc tế.

    Tuy nhiên, Trung Quốc cũng tuyên bố có chủ quyền đối với vùng biển này, thậm chí còn mở rộng ra toàn bộ Biển Đông, vươn tới cả những vùng gần bờ biển của các quốc gia khác trong khu vực.

    Đã gần tháng nay, tình hình tranh chấp vẫn căng thẳng, không bên nào chịu nhường bên nào kèm theo những lời tuyên bố cứng rắn. Điều nhận thấy là tuy căng thẳng bởi nhiều tàu của 2 bên tham gia nhưng chủ yếu là dân sự, Hải quân 2 nước vẫn chưa vào cuộc. Điều đó cho thấy xung đột quân sự chưa thể xảy ra bởi 2 quốc gia đã tính toán, cân nhắc rất kỹ trong vấn đề này.

    Trung Quốc chỉ dùng Hải quân để răn đe, không thể hiện phô trương sức mạnh “giết gà (Philipin) dọa khỉ” bởi năng lực của Hải quân TQ chưa thể “nói gì làm nấy” với Mỹ. Phô trương sức mạnh bằng lời nói thì dễ, nhưng với thực tế thì khác. Vả lại, ở đó chẳng có ai giữ mà đánh chiếm cả thì việc báo chí TQ đe dùng một lực lượng Hải quân ở Hạm đội Nam Hải để thổi bay Philipin…là thừa và có một ý đồ khác(xem…).

    Cuộc tranh chấp, kết thúc chỉ là vấn đề thời gian, nhưng quan trọng nhất là kết thúc theo cách nào?

    Chắc chắn 2 bên sẽ kết thúc chúng bằng dàn xếp ngoại giao để tiến tới một thỏa thuận: “Gác tranh chấp, cùng khai thác”. Đây là mục đích của TQ khi “biến vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp”. Và đương nhiên sẽ là nỗi ấm ức của Philipin. Hoặc Philipin không còn gì mà đàm phán vì cho đến nay Trung Quốc hoàn toàn làm chủ khu vực tranh chấp.

    Vậy từ cuộc tranh chấp này, bài học nào dành cho tất cả chúng ta trong khối ASEAN?

    Trước hết, “chơi với dao có ngày đứt tay”

    Trung Quốc là nước lớn trong khu vực. Sau khi trỗi dậy, họ tuyên bố gần 80% biển Đông thuộc “lợi ích cốt lõi”. Họ hành động rất hung hăng, quyết đoán với lời lẽ rất hiếu chiến khiến cho các nước nhỏ trong khu vực lo ngại. Philipin cũng không loại trừ, đã nhiều lần bị Trung Quốc chèn ép, nhưng họ chơi với TQ kiểu “bám theo nước lớn để hưởng lợi”. Cuối cùng, “lợi” đâu chưa thấy mà “răng” không còn. Đó là:

    Năm 2004, biết rằng Trường Sa đang là khu vực tranh chấp quyết liệt. Việt Nam đã từng phải đổ máu để bảo vệ chủ quyền. Thế nhưng Philipin vẫn ngang nhiên ký tay đôi với Trung Quốc để cùng khảo sát địa chấn tại quần đảo Trường Sa-Việt Nam. Họ coi như Trường Sa chỉ là của Trung Quốc và Philipin, bất chấp Việt Nam đã chiếm giữ hầu hết Trường Sa.

    Hành động này của Philipin chứng tỏ vì lợi ích trước mắt, cục bộ, bắt tay với thế lực có ý đồ bành trướng lớn nhất, tham vọng lớn nhất mà không cần đếm xỉa gì đến quyền lợi nước khác.

    Năm 2009 Philipin từ chối tham gia một bản báo cáo chung với Việt Nam và Malaysia trong việc xác lập thềm lục địa và vùng Đặc quyền kinh tế (EEZ).

    Không những vậy, Philippin đã đệ trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc (CLSC) bức thư phản đối quan điểm chung của Việt Nam và Malaysia. Quan điểm chung đó là, Việt Nam và Malaysia không coi các vị trí ở Hoàng Sa, Trường Sa là các đảo và do đó không có các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, mà chỉ có tối đa 12 hải lý lãnh hải.

    Thực tế, các vị trí nói chung ở Hoàng Sa, Trường Sa đa số không có đời sống kinh tế riêng, nên theo Công ước luật biển, thì chúng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

    Hầu như mọi nước ASEAN ven Biển Đông đều thống nhất với quan điểm này. Nó tạo thành lập trường chung của ASEAN. Tất nhiên, khác với lập trường của Trung Quốc và Philipin.

    Sự phản đối của Philipin đã dẫn đến các hậu quả vô cùng tai hại, mà trước hết bị ngay với chính mình.

    Một là, Philipin đã vô tình tiếp tay, công nhận bản đồ “chín khúc” mà Trung quốc vẽ ra chiếm hơn 80% biển Đông. Vì Trung Quốc coi Hoàng Sa và Trường Sa là “chủ quyền không thể chối cãi” của họ. Và nếu thế thì vùng EEZ 200 Hải lý không chiếm hết biển Đông hay biển Tây Philipin là gì?

    Hai là, do vậy, cơ sở nào, khi chỉ dựa trên quan hệ song phương, để Philipin nói rằng bãi cạn Scarborough là của riêng mình khi nó cũng thuộc vùng EEZ của Trường Sa (còn gần hơn cả Philipin nữa)? Và đương nhiên, Trung Quốc dại gì mà không tuyên bố là của họ khi Philipin chỉ là “con muỗi”, khi mà lực lượng “răn đe” của Philipin quá yếu và quá thiếu, chủ yếu dựa vào Mỹ?

    Ba là, tự họ, Philipin và Trung Quốc coi bãi cạn Scarborough đều trong vùng EEZ nên Philipin không thể trông chờ gì sự giúp đỡ của Mỹ. Mỹ đã tuyên bố rằng, không can thiệp vào việc tranh chấp chủ quyền đôi bên khi khu vực tranh chấp không ảnh hưởng đến hàng hải quốc tế. Vì vậy khả năng Phlipin là hạn chế trong việc đấu “nội lực” với Trung Quốc khi Mỹ không thể can thiệp nên thua thiệt là cầm chắc.

    Có thể nói, tranh chấp chủ quyền trên biển Đông với Trung Quốc về mặt pháp lý và vũ lực thì Philipin là mắt xích yếu nhất. Chỉ có Trung Quốc mới có quyền và khả năng lợi dụng Philipin chứ làm sao Philipin lợi dụng được nước lớn Trung Quốc.

    Không gắn kết hành động của mình với các nước ASEAN cùng chia sẻ lợi ích chủ quyền và chiến lược. Philipin đã phải trả giá. Chơi dao đã bị đứt tay.

    Đoàn kết, quan hệ đa phương là sức mạnh.

    Rõ ràng, các nước trong khối ASEAN như những viên đá đầy góc cạnh cá nhân. Muốn xếp những viên đá này thành một khối chỉ còn cách tự mài bớt đi các góc cạnh cá nhân của mình để có mối quan hệ bình đẳng cò tốt gấp vạn lần mối quan hệ chư hầu.

    Đối với Trung Quốc, nếu những vấn đề nào tồn tại mang tính song phương thì giải quyết song phương. Những vấn đề nào tồn tại mang tính đa phương thì phải giải quyết đa phương.

    Trung Quốc chưa có đủ khả năng để bùng nổ một cuộc chiến toàn diện với các nước ASEAN. Con số 230 tỷ USD trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN, trong đó Trung Quốc xuất khẩu 118 tỷ USD (đầu năm 2011) không phải là nhỏ và dễ kiếm.

    Vì vậy, giải quyết tranh chấp như trên là biện pháp tối ưu để hạn chế sự chèn ép của Trung Quốc.

    “ Không ai cho không nhau điều gì”, đặc biệt là đối với các nước lớn. Họ luôn đặt lợi ích quốc gia trên hết. Họ cho một chút lợi về kinh tế thì ta phải mất gì đó về an ninh quốc gia, nền văn hóa, môi trường tàn phá…Bởi vậy, trong Hiệp hội ASEAN, những quốc gia không có tuyên bố chủ quyền tỏ ra dửng dưng, thiếu trách nhiệm với những nước có tuyên bố chủ quyền trước Trung Quốc để mong rằng được lợi từ Trung Quốc là như chơi với dao.

    Chơi với dao có ngày đứt tay” là câu từ Việt Nam hoặc như câu chuyện ngụ ngôn “Người đi săn và con chó”… thiết nghĩ cũng cảnh báo cho chúng ta đôi điều đáng suy nghĩ.

    Tác giả Lê Ngọc Thống

Chia sẻ trang này