1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. aoluahadong

    aoluahadong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    33
    Trung Quốc và Nga cũng thực hiện một loạt các hoạt động chính trị và quân sự chung. Tháng 6 năm 2016, các tàu chiến Nga và Trung Quốc đã tiến vào vùng biển ngoài khơi quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi mà Tokyo và Bắc Kinh tranh cãi quyết liệt về quyền sở hữu. Tháng 9 năm 2016, Trung Quốc và Nga thực hiện cuộc diễn tập hải quân chung tại khu vực Biển Đông đang có tranh chấp. Putin cũng công khai bày tỏ sự đoàn kết với Trung Quốc trong việc không chấp nhận phán quyết của tòa trọng tài The Hague. Tháng 5 năm 2016, Quân đội Nga và Trung Quốc lần đầu tiên thực hiện cuộc diễn tập chung giữa các đơn vị phòng thủ tên lửa và sau đó đồng ý tiến hành các cuộc tập trận chống tên lửa trong năm 2017.

    Nga cũng đang thể hiện ngày càng sẵn sàng bán cho Trung Quốc các hệ thống vũ khí hiện đại nhất của mình, như Hệ thống tên lửa đất đối không S-400 và các máy bay chiến đấu Su-35. Trong một dấu hiệu của sự tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghệ quân sự không gian, Moskva và Bắc Kinh đã đạt được một thỏa thuận về việc cùng sản xuất các động cơ tên lửa nhiên liệu rắn – lĩnh vực mà Nga có rất nhiều kinh nghiệm chuyên môn – để đổi lại việc Trung Quốc cung cấp các thiết bị vô tuyến hàng không cho ngành công nghiệp hàng không của Nga.

    Nếu Nga và Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ chiến lược này, bước chuyển biến lớn tiếp theo sẽ là sự hiện diện quân sự của Nga tại Trung Quốc, đáp lại là sự triển khai của Quân đội Trung Quốc trên đất Nga. Trong vài năm tới chúng ta có thể sẽ không nói về một căn cứ tại Vịnh Cam Ranh, mà về triển vọng của một cơ sở Hải quân của Nga trên đảo Hải Nam hoặc một căn cứ của Trung Quốc trên Quần đảo Kuril.

    Artyom Lukin là Phó Giáo sư tại Trường Nghiên cứu về Khu vực và Quốc tế, Đại học Liên bang Viễn Đông, Valdivostok.

    - See more at: http://nghiencuuquocte.org/2016/11/...ai-quan-nga-o-bien-dong/#sthash.tuajESFu.dpuf
  2. tiemkich

    tiemkich Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2015
    Bài viết:
    4.409
    Đã được thích:
    5.486
    nga có đặt căn cứ ở trung quốc không hay trung quốc có đặt căn cứ trên nga thì phải chờ xem putin vẫn là tổng thống của nga gấu không mới rõ nhé, còn trước thời điểm đó thì sẽ không có việc này
    --- Gộp bài viết: 30/11/2016, Bài cũ từ: 30/11/2016 ---
    đọc lại các bài viết của mình đi, hôm nay truy điệu đồng chí Fidel
    [​IMG]
    Viva Fidel! Viva Cuba Libre! La gente de Vietnam que recordaras para siempre! - Fidel muôn năm! Cuba tự do muôn năm! Nhân dân Việt Nam mãi không quên!
    Lần cập nhật cuối: 30/11/2016
    KhanhHaiDuong, THNPhyeudyeu thích bài này.
  3. aoluahadong

    aoluahadong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/05/2003
    Bài viết:
    142
    Đã được thích:
    33
    Xuất hiện 2 bài viết trên báo tây giật tít khá kinh, một là tây thật, một là của người việt (?)

    Is Vietnam Reigniting a Fire in the South China Sea?
    Hanoi is starting to feel more and more isolated as its regional neighbors reconcile with China.
    Thùy linh: http://thediplomat.com/2016/11/is-vietnam-reigniting-a-fire-in-the-south-china-sea/
    Bài này của Nguyen Quoc-Thanh holds a Ph.D. in Maritime Studies. IrAsia, Aix-Marseille University.

    Vietnam Is Challenging China's Control Of The Disputed South China Sea
    http://www.forbes.com/sites/ralphje...hinas-control-of-a-disputed-sea/#6008df7b70f1

    Đọc để tham khảo thêm, không có bình luận gì
  4. hoanghoa00

    hoanghoa00 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/04/2015
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    480
  5. TerenceTao

    TerenceTao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/06/2016
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    33
    VN sản xuất ngư lôi để phòng thủ và phong tỏa đối thủ. Mà đối thủ lớn nhất ở biển đông của VN hiện nay là ai, chính là Đài Loan, được Mỹ hậu thuẫn, sau đó mới tới Mã Lai và Phi

    Nghe nói VN sx được thủy lôi, tầm tác chiến tới 125m độ sâu, tuy nhiên thủy lôi thì ko có gì nguy hiểm thứ nhất loại VN sx là loại thủy lôi cơ bản, nó bị động, cũng chỉ là loại thủy lôi ko điều khiển hoặc ko có cảm biến như các loại của Nga, Mỹ, TQ, phải va chạm trực tiếp mới nổ...., các loại radar, quang học, sonar, mad thậm chí mắt thường đều phát hiện được các loại thủy lôi ngu này, đối với quốc gia nhỏ và ko mạnh về hải quân như VN, vì đối thủ của VN như Đài Loan được đánh giá là mạnh nhất, có tranh chấp vs VN. Chúng có thể dùng tàu ngầm, tàu quét mìn tiêu diệt phần lớn thủy lôi, chưa kể thủy lôi cũng chỉ rải ra dàn trải, chứ ko thể đủ thủy lôi rải ra quanh vùng biển đông được, nếu biển đông có eo biển nào như eo Hozmus thì may ra, thành ra chỉ có thể rải thủy lôi quanh các cảng biển quan trọng, tránh tàu địch đổ bộ như tàu Mỹ đổ độ lên ĐN 1965 mà thôi. Tàu quét mìn Đài Loan được hộ tống bởi tàu chiến Đài Bắc trang bị tên lửa chống hạm siêu âm Hùng Fong 3. KQ Đài Loan cũng có thể triển khai máy bay chiến đấu F-CK-1 (F-16 clone) trên đảo Ba Đình. Số lượng Su-30 của VN tuy tốt nhưng dàn trải, kinh nghiệm pilot Đài Bắc thì có phần tốt hơn do được luyện tập ở Mỹ, Đài Loan còn được trang bị máy bay AEW E-2T/C, VN thì lại ko có tên lửa chống tàu nào có tầm bắn tới đảo Ba Đình mà Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp, do đó phải dựa vào Molynia và Gepard với số lượng ít, các tàu chiến Đài Loan như đã nói được trang bị HF-3, FCK1 cũng lắp được HF-3, Đài Loan cũng trang bị 1 số PAC-2, Hawk và Sky Bow trên Ba Đình (vì kích thước đảo này lớn nhất trong số các đảo ở TS).

    VN nhỉnh hơn Đài về số tàu ngầm, tuy nhiên trình độ vận hành Đài lại hơn. Chưa kể ASW Đài cũng hơn VN do được trang bị cả P-3C (loại mà VN đang rất quan tâm), MH-60R nâng cấp, do đó yếu tố tàu ngầm trở thành thứ yếu trong tranh chấp giữa VN vs Đài. 1 bên mới trang bị, còn đang tìm hiểu cách hoạt động, tác chiến, thiếu vũ trang ( Kilo VN chưa có tên lửa chống tàu, hành trình), 1 bên thiếu tàu ngầm nhưng lại đông đảo khí tài săn ngầm, có kinh nghiệm

    http://baodatviet.vn/anh-nong/tam-tac-chien-khong-ngo-cua-thuy-loi-viet-nam-san-xuat-3324136/?p=6
    Lần cập nhật cuối: 02/12/2016
  6. tttoan

    tttoan Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/06/2004
    Bài viết:
    2.329
    Đã được thích:
    322
    hoanghoa00 thích bài này.
  7. hoanghoa00

    hoanghoa00 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/04/2015
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    480
    Lão nhìn lại bản đồ > đường chia 2 vẫn nằm xeo xéo lên hướng Tây 1 tí so với đảo BLV .
    --- Gộp bài viết: 06/12/2016, Bài cũ từ: 06/12/2016 ---
    Sắp tới Putin qua Nhật ..... và phương Tây bỏ cấm vận ....
    Có lẽ thế giới sẽ tập trung loại bỏ cái ung nhọt khựa bẩn.
    Trump cứng rắn ....
    Báo chí thế giới nói thẳng :
    ""Không ai ở Bắc Kinh có quyền ra lệnh là chúng ta nói chuyện với ai hay không. Đó thật là chuyện nực cười khi cho là một cú điện thoại lại như vậy làm thay đổi mấy chục năm quan hệ.""""
    http://bizlive.vn/the-gioi/bao-chi-...cua-ong-trump-doi-voi-trung-quoc-2261864.html
    http://viettimes.net.vn/trung-quoc-...ieu-chien-dau-co-bay-qua-bien-dong-93576.html
    Câu hỏi đặt ra là " khựa lấy quyền gì mà hết cảnh báo nước này đến nước khác ?"
    tttoan thích bài này.
  8. hoanghoa00

    hoanghoa00 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/04/2015
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    480
  9. TerenceTao

    TerenceTao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/06/2016
    Bài viết:
    316
    Đã được thích:
    33
    Quà tặng cho Trump

    Bí ẩn tên lửa không đối không lớn bất thường của Trung Quốc


    (Kiến Thức) -Tên lửa không đối không mới của Trung Quốc được cho là có tầm bắn trên 300 km cho phép tấn công các mục tiêu ngoài tầm với của hệ thống phòng không Mỹ.
    Theo Popsci, trong tháng 11, một tiêm kích J-16 của Trung Quốc đã bắn thử thành công một tên lửa không đối không có kích thước lớn bất thường. Tên lửa phá hủy thành công mục tiêu giả định ở khoảng cách rất xa.

    Căn cứ vào hình ảnh tên lửa gắn trên cánh, các nhà phân tích quân sự ước tính tên lửa chiếm khoảng 28% chiều dài tiêm kích J-16. Tiêm kích này có chiều dài khoảng 22 m, như vậy tên lửa có thể dài khoảng 5,7 m, đường kính khoảng 0,33 m.

    Tên lửa có 4 vây ổn định ở đuôi. Các chuyên gia dự đoán, với kích thước lớn như vậy, nó được xếp vào loại tên lửa không đối không tầm siêu xa (VLRAAM) với tầm bắn ước tính trên 300 km. So sánh với tên lửa không đối không tầm siêu xa R-37 của Nga có chiều dài 4,2 m, đường kính 0,38 m có tầm bắn tới 400 km. Như vậy tầm bắn tên lửa mới của Trung Quốc có thể dao động từ 402 đến 500 km.

    Đây là một vấn đề rất lớn, tên lửa này sẽ bắn xa hơn bất kỳ tên lửa không đối không nào của Mỹ, hay NATO. Ngoài ra, tên lửa sử dụng động cơ mạnh mẽ có thể đạt đến tốc độ Mach 6 (7.347 km/h). Nó sẽ thiết lập một vùng không có lối thoát (NEZ), đó là khu vực mà mục tiêu không thể chạy nhanh hơn tên lửa, thậm chí cả máy bay tàng hình.

    [​IMG]
    [​IMG]
    Tên lửa mới có kích thước rất lớn lắp trên tiêm kích J-16. Ảnh: Weibo
    Ngoài ra, các chuyên gia dự đoán, tên lửa mới có kích thước lớn cho phép lắp radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA). Loại radar này có thể khóa mục tiêu ở khoảng cách vượt từ 300 – 400% so với hầu hết radar trên tên lửa hiện nay.

    Radar AESA đem lại hiệu quả cao trong việc tiêu diệt các mục tiêu từ xa và tàng hình. Nó có thể vượt qua các biện pháp đối phó điện tử. Ngoài radar, tên lửa này được cho là có cảm biến quang hồng ngoại dự phòng có thể nhận diện và phân biệt các mục tiêu giá trị cao như máy bay tiếp dầu, máy bay cảnh báo sớm.

    Loại tên lửa này được cho là đủ khả năng cơ động để đối phó với các mục tiêu nhanh nhẹn như máy bay chiến đấu. Một yếu tố khác làm cho tên lửa này trở nên nguy hiểm là khả năng lướt trên không. Trong một báo cáo nghiên cứu của các nhà khoa học Viện Công nghệ điện tử và Điều khiển Bắc Kinh liên quan đến tên lửa không đối không tầm siêu xa cho thấy, trong giai đoạn giữa của hành trình, tên lửa có thể bay ở độ cao tới 30 km.

    Ở độ cao lớn như vậy cho phép tên lửa mở rộng tầm bay bằng cách lướt trên không như phương tiện bay siêu thanh. Độ cao này cũng rất khó khăn để đối phương đánh chặn tên lửa ở giai đoạn giữa. Cuối cùng, độ cao lớn như vậy sẽ cho phép tên lửa tấn công kiểu “bổ nhào” làm cho đối phương có rất ít thời gian để ứng phó.

    Ngoài ra, tên lửa này được cho là có khả năng liên kết dữ liệu trong một mạng lưới chiến đấu tích hợp công nghệ cao. Nó là một phần trong mạng lưới chiến đấu tổng thể của Trung Quốc. Ví dụ máy bay tàng hình J-20 sẽ lợi dụng khả năng lẫn tránh radar để tiếp cận gần và chỉ thị mục tiêu như máy bay tiếp dầu, cảnh báo sớm cho tiêm kích J-16 mang tên lửa VLRAAM.

    Phương thức hoạt động của J-20 kết hợp với J-16 tương tự chiến thuật sử dụng F-22 để chỉ thị mục tiêu cho máy bay chiến đấu thế hệ 4 của Mỹ.

    Nguy cơ với Mỹ

    [​IMG]
    Các loại máy bay cảnh báo sớm, tiếp dầu của Mỹ sẽ gặp nguy hiểm với tên lửa VLRAAM mới của Trung Quốc. Ảnh: FAS
    Tầm bắn xa, tốc độ nhanh, tên lửa VLRAAM đặt ra mối đe dọa đáng kể đối với “Chiến lược dự phòng thứ 3” của Mỹ vốn phụ thuộc nhiều vào máy bay tiếp dầu, tác chiến điện tử và cảnh báo sớm. Ví dụ nếu không có máy bay tiếp dầu, phạm vi hoạt động của F-35 sẽ không đủ để thực hiện nhiệm vụ tầm xa ở Biển Đông, hay eo biển Đài Loan.

    Tương tự như vậy, nếu không có máy bay cảnh báo sớm, F-22 buộc phải sử dụng radar của nó làm tăng nguy cơ bị phát hiện. Ngay cả các dự án máy bay không người lái MQ-25, hay dự án máy bay tiếp dầu KC-Z không người lái cũng khó lòng hoạt động an toàn trong phạm vi hoạt động của tên lửa Trung Quốc.

    Tên lửa VLRAAM của Trung Quốc đang đe dọa kế hoạch phóng tên lửa hành trình từ máy bay không tàng hình của Lầu Năm Góc bằng cách mở rộng phạm vi tác chiến của tên lửa lên hàng trăm kilomet. Tóm lại, VLRAAM của Trung Quốc, không chỉ là một tên lửa lớn mà còn tạo mối đe dọa tiềm năng cho tác chiến trên không trong tương lai.

    http://kienthuc.net.vn/quan-su/bi-a...ong-lon-bat-thuong-cua-trung-quoc-788404.html
  10. hoanghoa00

    hoanghoa00 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/04/2015
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    480
    hkva1104TRANGBAOLINH thích bài này.

Chia sẻ trang này