1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Asean, Trung Quốc, Biển Đông và Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi MMichelHung, 27/06/2010.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. thanQN

    thanQN Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/02/2008
    Bài viết:
    458
    Đã được thích:
    187
  2. machaos

    machaos Thành viên tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2016
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    22
    Điều gì xảy ra nếu tàu sân bay Mỹ-Trung đụng độ?
    Đức Anh | 17/02/2017 14:00

    4
    [​IMG]
    Tiêm kích F/A-18 cất cánh từ tàu sân bay Mỹ
    Tàu sân bay của Mỹ vượt trội về năng lực tác chiến trên không nhưng tàu sân bay Liêu Ninh lại có sự hậu thuẫn đắc lực từ lực lượng trên bờ biển.
    Trang mạng We are the Mighty (WATM) đưa ra kịch bản giả định: Hạm đội Mỹ và Trung Quốc chạm trán ở tây Thái Bình Dương.

    Theo họ, mặc dù Mỹ có thể chiến thắng cuộc giao tranh nhưng tại khu vực này, Trung Quốc cũng có đủ các hệ thống, cơ sở trên bộ hỗ trợ để bù đắp sự chênh lệch lực lượng trên biển.

    Mỹ nắm ưu thế về hàng không hải quân

    [​IMG]
    Năng lực hàng không hải quân của Mỹ vượt trội và áp đảo so với Trung Quốc.

    Tờ Navy Times ngày 13.2 dẫn 3 nguồn tin hải quân Mỹ cho biết các hoạt động tự do hàng hải (FONOP) sắp tới có thể do các tàu chiến thuộc nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson thực hiện. Nhóm tác chiến này đóng tại căn cứ San Diego thuộc bang California, có các tàu khu trục Wayne E.Meyer, Michael Murphy, cùng tàu tuần dương Lake Champlain.

    Trong khi đó, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc cũng đã triển khai tới Biển Đông cuối năm 2016 và đầu năm 2017 cùng 3 tàu khu trục mang tên lửa điều khiển, 2 tàu hộ vệ tên lửa, 1 tàu hộ vệ chống ngầm và 1 tàu chở dầu.

    Theo WATM, nếu hai bên xảy ra đụng độ, Hải quân Mỹ sẽ chiếm ưu thế ban đầu dù Trung Quốc có lợi thế về số lượng. Đó là bởi lực lượng tiêm kích trên hạm của Mỹ có khả năng áp đảo so với Trung Quốc.

    Năng lực hàng không trên hạm của Liêu Ninh gồm khoảng 13 tiêm kích J-15. Về mặt lý thuyết, J-15 có khả năng cất cánh bằng máy phóng và thu hồi bằng cáp hãm đà (CATOBAR), song trên thực tế nó không có khả năng này.

    Hiện Liêu Ninh sử dụng đường băng cất cánh kiểu nhảy cầu nên 13 tiêm kích J-15 không thể cất cánh với đầy đủ vũ khí và nhiên liệu.

    Nhóm tiêm kích J-15 của Liêu Ninh sẽ đối mặt với không đoàn tiêm kích hạm số 2 (CVW-2), thuộc biên chế tàu sân bay Carl Vinson. CVW-2 có 3 phi đoàn tiêm kích tấn công số 2, 34 và 137. Mỗi phi đoàn có từ 10-12 tiêm kích F/A-18 Hornet.

    Tổng cộng có khoảng 34 tiêm kích Hornet. Giúp sức cho chúng là 4 máy bay E-2C Hawkeye thuộc phi đoàn cảnh báo sớm trên tàu sân bay số 113. Toàn bộ lực lượng này lại được hỗ trợ bởi máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growlers thuộc phi đoàn tấn công điện tử 136.

    Như vậy, 13 tiêm kích J-15 vừa cất cánh với vũ khí và nhiên liệu hạn chế, vừa không có máy bay cảnh báo sớm hỗ trợ. Chúng phải chống lại 34 máy bay chiến đấu, cùng máy bay cảnh báo sớm và tác chiến điện tử của Mỹ.

    Theo WATM, lực lượng Mỹ sẽ tiêu diệt Trung Quốc.

    Các máy bay tác chiến điện tử Growler sẽ có nhiệm vụ áp chế năng lực phòng không của 5 tàu chiến Trung Quốc mang tên lửa dẫn đường (các tàu này đều có tên lửa phòng không) và hệ thống phòng thủ tầm gần Type 1130 trên tàu sân bay Liêu Ninh, với khả năng bắn 10.000 viên đạn mỗi phút vào các tên lửa và máy bay đang muốn tấn công con tàu.

    Tiêm kích Hornet có thể kết hợp với trực thăng MH-60R thuộc phi đoàn trực thăng tấn công hàng hải 78, hoặc MH-60S thuộc phi đoàn trực thăng số 4. Tuy nhiên, có thể Hải quân Mỹ sẽ giữ các trực thăng làm lực lượng dự phòng.

    Nhiều khả năng, những chiếc Hornet vốn chỉ được trang bị để tác chiến đối không sẽ được tăng cường thêm tên lửa chống tàu Harpoon. Điều quan trọng ở đây là phiên bản Harpoon nào sẽ được sử dụng.

    Trong tương lai không xa, các phi công hải quân Mỹ sẽ tiếp nhận phiên bản Harpoon Block II với tầm bắn 134 hải lý. Tầm bắn này đủ xa để máy bay có thể tấn công các tàu chiến mang tên lửa dẫn đường từ khu vực nằm ngoài tầm bắn của tên lửa đất-đối-không tầm xa như HQ-9 (tầm bắn 108 hải lý).

    Tuy nhiên, nếu tàu Vinson chỉ được trang bị các phiên bản Harpoon cũ thì những tên lửa đó chỉ có tầm bắn 67 hải lý.

    Các máy bay Hornet vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ nhưng chúng sẽ phải bay thấp gần mặt nước, rồi vọt lên cao và bắn tên lửa, sau đó tìm cánh né tránh tên lửa và trở về tàu mẹ.

    Sự nguy hiểm của tên lửa Trung Quốc

    [​IMG]
    Năng lực tác chiến của tàu sân bay Liêu Ninh còn kém xa Mỹ nhưng lại có sự hậu thuẫn đắc lực từ tên lửa phóng từ đất liền.

    Theo WATM, Hải quân Mỹ có thể tiêu diệt hạm đội Trung Quốc, ngay cả khi họ tổn thất vài chiếc Hornet trong chiến đấu. Nhưng nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ sau đó cần phải rút lui, bởi máy bay và tên lửa Trung Quốc từ các đảo mà nước này chiếm đóng phi pháp và bồi lấp trái phép ở Biển Đông có thể tấn công hạm đội Mỹ bất cứ lúc nào.

    Mặc dù nhóm tác chiến Mỹ có thể tấn công tất cả các vị trí bố trí tên lửa Trung Quốc mà họ nắm được, sử dụng tên lửa tấn công mặt đất từ các tàu tuần dương và tàu khu trục nhưng họ sẽ không có đủ hỏa lực để có thể đánh bại toàn bộ lực lượng Trung Quốc trên các đảo mà Bắc Kinh quân sự hóa ở Biển Đông.

    Vì vậy, thay vì tiếp tục tấn công, nhóm tàu sân bay Mỹ có thể sử dụng tên lửa Standard Missiles để phòng thủ và rút ra khỏi phạm vi của tên lửa Trung Quốc.

    WATM cho rằng, phương án khôn ngoan hơn cả là bảo toàn tàu Vinson, sau đó đưa nó trở lại cùng với một nhóm tác chiến khác và một đơn vị thủy quân lục chiến viễn chinh - lực lượng này có thể đổ bộ lên các đảo Trung Quốc chiếm đóng trái phép, sau khi các tên lửa Tomahawk, cùng tiêm kích Harrier, Hornet làm suy yếu lực lượng trên đảo.
    http://soha.vn/dieu-gi-xay-ra-neu-tau-san-bay-my-trung-dung-do-20170217081026209.htm
    Vietnam2016 thích bài này.
  3. hoalongtrang

    hoalongtrang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2008
    Bài viết:
    2.629
    Đã được thích:
    1.001
  4. despair

    despair Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/05/2005
    Bài viết:
    6.956
    Đã được thích:
    1.641
    cuối tuần này Indo sẽ bàn cụ thể với Úc về nội dung tuần tra chung biển Đông.
  5. Nguyen_Thinh

    Nguyen_Thinh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2016
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    36
  6. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Chuyên gia quân sự quốc tế đồng tình với ý kiến của thành viên machaos aka Bat_Lo_Quan ttvnol

    Những điểm yếu chết người trên đội tàu sân bay mơ ước của Trump


    Cuối tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump chọn siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford trị giá 13 tỷ USD làm nơi phát biểu về kế hoạch tăng chi tiêu quân sự, trong đó nhấn mạnh các siêu tàu sân bay lớp Ford tối tân sẽ là trọng tâm chiến lược triển khai sức mạnh Mỹ ở nước ngoài, theo Reuters.

    "Chúng ta sẽ sớm có thêm các siêu tàu sân bay này", ông Trump tuyên bố trước các thủy thủ, khẳng định siêu tàu sân bay mới có kích thước đồ sộ và chắc chắn đến mức chúng không thể bị tấn công. Tổng thống Trump cam kết tăng số lượng tàu sân bay từ 10 lên 12, đồng thời giảm chi phí đóng ba siêu tàu sân bay, vốn tăng từ 27 lên 36 tỷ USD trong một thập kỷ.

    Kế hoạch mở rộng hạm đội tàu sân bay của ông Trump được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các đối thủ tiềm tàng đang phát triển nhiều loại vũ khí diệt hạm mới, đủ khả năng tiêu diệt phần lớn hạm đội tàu sân bay đắt đỏ của Mỹ.

    Trong nhiều thập kỷ qua, tàu sân bay Mỹ luôn là đối tượng dễ bị các tàu ngầm tấn công. Trong cuộc diễn tập ngoài khơi bang Florida, Mỹ năm 2015, tàu ngầm hạt nhân siêu nhỏ Saphir của Pháp đã vượt qua các lớp phòng thủ đa tầng và "đánh chìm" tàu sân bay USS Theodore Roosevelt cùng một nửa biên đội hộ tống. Trong các cuộc tập trận khác, ngay cả tàu ngầm diesel điện cũ hơn cũng có thể đánh bại các biên đội tàu sân bay.

    Mỹ là quốc gia duy nhất có chiến lược hải quân dựa trên tàu sân bay, với hạm đội 10 chiếc đang hoạt động, nhiều gấp 10 lần số lượng tàu triển khai của đối thủ quân sự chủ yếu như Nga và Trung Quốc, những nước chỉ có một tàu sân bay trong biên chế.

    Giáo sư Roger Thompson, chuyên gia phân tích quốc phòng ở Đại học Kyung Hee, Hàn Quốc, cho rằng hàng loạt vũ khí diệt hạm uy lực được các đối thủ tiềm tàng như Trung Quốc, Nga và Iran phát triển trong những năm gần đây ngày càng trở thành mối đe dọa với tàu sân bay.

    Các tên lửa đạn đạo trên bộ có thể đóng vai trò sát thủ diệt hạm như DF-21 của Trung Quốc với tầm bắn 1770 km, vận tốc gấp 10 lần âm thanh. Trong khi một số tàu ngầm của Trung Quốc và Nga có thể dội mưa tên lửa hành trình chính xác từ xa, vượt qua lớp phòng thủ của hạm đội tàu sân bay Mỹ.

    Nhiều quốc gia cũng sở hữu ngư lôi siêu khoang có tốc độ hành trình hàng trăm km/h dưới lòng biển, khiến tàu Mỹ khó có thể tránh nếu chúng lao thẳng tới. Báo cáo của Viện Rand năm 2015 về mối đe dọa Trung Quốc với chiến hạm mặt nước Mỹ cho rằng nếu chiến tranh xảy ra, tàu sân bay Mỹ ngày càng phải hứng chịu nhiều rủi ro.

    Trong khi đó, lãnh đạo hải quân Mỹ ra sức bảo vệ tàu sân bay. Trong cuộc phỏng vấn cuối năm ngoái, Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ ca ngợi sự linh hoạt của các tàu sân bay và khẳng định chúng vẫn rất "đáng tin cậy", đủ vững chắc để triển khai đến khu vực chiến sự. Tuy nhiên, khi đề cập tới các vũ khí diệt hạm mới, ông cho rằng mô hình tác chiến tàu sân bay không còn "khả thi" so với 15 năm trước.


    Tàu sân bay USS Carl Vinson tuần tra Biển Đông

    Một số nhà phê bình và cựu quan chức cao cấp Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng Washington đã tốn quá nhiều ngân sách cho vài chiếc tàu sân bay đắt đỏ, dễ bị tấn công.

    Tuy nhiên, với sự ủng hộ mạnh mẽ của Quốc hội, hải quân Mỹ vẫn tiến hành kế hoạch. Trong thập niên 1990, khi chi tiêu quốc phòng bị cắt giảm do Chiến tranh Lạnh kết thúc, Quốc hội Mỹ ban hành đạo luật yêu cầu hải quân duy trì hạm đội 11 tàu sân bay, cho phép lực lượng này vận hành 10 chiếc trong khi một tàu được đại tu. Khi siêu tàu sân bay Ford được biên chế, Mỹ sẽ sở hữu hạm đội tàu sân bay 11 chiếc.

    Trump không nói rõ phương thức giúp hải quân Mỹ sở hữu 12 tàu sân bay trong bài phát biểu. Nhưng ông tuyên bố các siêu tàu sân bay lớp Ford sẽ không thể bị tấn công, do chúng là các khí tài tốt nhất của Mỹ. "Chiếc tàu này là vô địch. Đây là tàu lớn nhất, tốt nhất và mạnh nhất", Trump khẳng định.

    Hạn chế của siêu tàu sân bay mới

    Bình luận viên Scot Patrow cho rằng Trump đã không nhắc đến việc nhà máy đóng tàu Hungtington Ingalls hạ thủy siêu tàu sân bay lớp Ford cách đây hơn ba năm nhưng đến nay hải quân Mỹ vẫn chưa thể biên chế và sử dụng con tàu do mắc những lỗi nghiêm trọng. Rất nhiều hệ thống công nghệ cao không thể hoạt động, gồm cả các trang bị cơ bản như cáp hãm đà.

    Ông Ray Mabus, người mới rút lui khỏi vị trí Bộ trưởng Hải quân, cho biết tàu sân bay USS Gerald R. Ford "là một thất bại trong ngành đóng tàu bởi những sai lầm nối tiếp nhau".

    Nhiều nhà phê bình chỉ trích các tàu sân bay là sai lầm chiến lược. Jerry Hendrix, đại tá hải quân về hưu và cựu quan chức Bộ Quốc phòng, giám đốc Chương trình Đánh giá và Chiến lược Quốc phòng thuộc Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) cho rằng tàu sân bay tạo cơ hội cho đối thủ của Washington tiêu diệt khí tài đắt đỏ bằng vũ khí rẻ tiền. Theo tính toán của ông, số tiền mà Mỹ bỏ ra để đóng một tàu sân bay có thể cho phép đối thủ chế tạo tới 1.227 tên lửa diệt hạm.

    "Đối thủ có thể chế tạo nhiều tên lửa hơn bằng khoản tiền chúng ta đổ vào tàu sân bay, nhờ vậy họ vượt qua năng lực phòng thủ của chúng ta", Hendrix nói.


    Nhiều chuyên gia cho rằng cấu hình tàu sân bay hiện nay đều có chung lỗi nghiêm trọng là lực lượng tiêm kích hạm. Tất cả tàu sân bay Mỹ đều sử dụng tiêm kích F/A-18E/F Super Hornet, loại máy bay có thể không phát huy hiệu quả trong một số cuộc xung đột.

    [​IMG]
    Tàu sân bay USS Gerald R. Ford sau khi hạ thủy. Ảnh: Reuters.

    Để đảm bảo tương đối an toàn, tàu sân bay Mỹ sẽ phải ở khu vực cách xa mục tiêu tới 2.300 km, ngoài tầm bắn của các tên lửa Dong Feng. Ttrong khi đó, tiêm kích F-18 chỉ có bán kính chiến đấu 740 km.

    Việc hiện diện ở khoảng cách xa 2.300 km tới mục tiêu buộc phi đội Super Hornet phải tiếp liệu trên không nhiều lần khi bay đến mục tiêu và trở về, một điều bất khả thi. Do đó, tàu sân bay không thể triển khai các chiến đấu cơ đến vùng chiến sự của đối thủ xứng tầm trong tương lai.

    Tiêm kích F-18 sẽ được thay thế bằng các tiêm kích hạm F-35C vào năm 2020, nhưng chúng cũng chỉ có tầm hoạt động 1.046 km. McGrath cho rằng tiêm kích tầm ngắn sẽ làm suy yếu sứ mệnh của tàu sân bay. "Hải quân Mỹ vẫn chưa thiết kế và tài trợ cho chương trình chiến đấu cơ có thể bay 1.609 km, thả bom và trở về", Bryan McGrath, phó giám đốc Viện Hudson thuộc Trung tâm Sức mạnh hải quân Mỹ, cho biết.


    Chi phí chiến lược của tàu sân bay tăng gấp nhiều lần vì chúng không hoạt động độc lập, cần biên đội tàu hộ tống lớn trong cụm tàu sân bay chiến đấu. Mỗi tàu sân bay thường được ít nhất 5 tàu khu trục hạm và tuần dương hộ tống, cùng ít nhất một tàu ngầm, biên đội tàu hậu cần và trực thăng săn ngầm.

    Khi tiếp cận gần bờ biển, tàu sân bay cũng được biên đội máy bay săn ngầm P-8 Poseidon từ các căn cứ mặt đất bảo vệ.

    Hiểm họa từ các vũ khí lạc hậu

    Đối với chỉ huy tàu sân bay, vũ khí đáng sợ nhất là ngư lôi được phóng ra từ tàu ngầm đối phương, thứ vũ khí đã tồn tại hàng chục năm nay. Hầu hết ngư lôi hiện đại không nhắm thẳng vào thân tàu, chúng được lập trình để nổ ngay bên dưới, tạo khối bọt khí hất tàu văng khỏi mặt nước và rơi xuống, làm vỏ tàu suy yếu và có thể gãy đôi.

    Trong nhiều thập kỷ, giới phê bình đã chỉ trích hải quân Mỹ không phát triển lớp phòng thủ hiệu quả nhằm đối phó ngư lôi hiện đại. Một báo cáo năm 2016 của Phòng Đánh giá và Thử nghiệm Vận hành thuộc Lầu Năm Góc cho biết hải quân Mỹ đã có các bước tiến quan trọng, nhưng hệ thống này vẫn còn nhiều hạn chế lớn.

    Giới chuyên gia cũng cho rằng tàu sân bay sẽ gặp nguy hiểm trước phiên bản nâng cấp của loại tàu chiến cũ nhất đang được sử dụng là tàu ngầm diesel điện, phương tiện được sử dụng trong cả hai cuộc thế chiến.

    Tàu ngầm diesel điện có ưu điểm là kích cỡ nhỏ, sử dụng năng lượng điện, chạy êm, khó phát hiện và giá rẻ hơn các tàu ngầm hạt nhân. Đồng minh và đối thủ của Mỹ đã đóng nhiều tàu ngầm loại này với hơn 230 chiếc đang được biên chế, trong đó Trung Quốc có 83 chiếc và Nga sở hữu 19 tàu.

    "Chúng ta đã chi hàng tỷ USD để đóng tàu sân bay thiên về phòng thủ, hy sinh khả năng tấn công của hạm đội. Chúng ta chi rất nhiều tiền phòng thủ một con tàu chỉ để triển khai 44 chiến đấu cơ trên biển", chuyên gia Hendrix nhấn mạnh.
    Nguồn gốc:


    Special Report : Aircraft carriers, championed by Trump, are vulnerable to attack

    http://www.reuters.com/article/us-usa-trump-carriers-specialreport-idUSKBN16G1CZ

    Chuyên gia quốc phòng phương tây có cùng ý kiến với tôi ngày trước, năm ngoái, nhưng có đồng chí nào ở đây chịu nghe đâu, thấy chưa trình độ kiến thức quốc phòng của tôi có thể nói ko quá là gần tương tự chuyên gia quốc phòng ngoại quốc. Nên các đồng chí trong đây bình loạn tôi chỉnh lại thì nên im lặng mà lắng nghe

    Tôi đã từng nói trước đây thay vì đóng TSB vốn chỉ là 1 cái xà lang chở máy bay, Nga, TQ để tiền đóng tàu chiến mang nhiều tên lửa tấn công (lẫn tàu ngầm), thay cho TSB, vì mỗi chúng đều đóng vai trò tấn công hiệu quả được, mỗi quả tên lửa là 1 phương tiện tấn công, cũng như học thuyết sử dụng các máy bay chiến đấu hạng trung, hạng nặng làm Mini Awacs Su-30, J-16. Để lấp khoảng trống thiếu hụt số lượng AWACS cũng như ko cần xây dựng nhiều AWACS và phải dành tiền duy trì, trong khi vẫn đảm đương được khả năng liên hợp chỉ huy giữa các máy bay với nhau, trong khi điểm yếu cố hữu của học thuyết TSB Mỹ chính là phương tiện tấn công có bán kính chiến đấu quá thấp, tôi cũng đã từng nói sự nguy hiểm của DF-21 lẫn tàu ngầm nhưng cũng ko có đồng chí nào chịu nghe với bản tính cố chấp

    Các bài viết của tôi tương tự với bài của chuyên gia quốc tế

    http://ttvnol.vn/threads/asean-trung-quoc-bien-dong-va-viet-nam.520419/page-3558#post-40497827
    http://ttvnol.vn/threads/thao-luan-...ay-df-21d-cua-tau.666489/page-2#post-20393189
    http://ttvnol.vn/threads/asean-trung-quoc-bien-dong-va-viet-nam.520419/page-3556
    http://ttvnol.vn/threads/asean-trung-quoc-bien-dong-va-viet-nam.520419/page-3555#post-40491412
    http://ttvnol.vn/threads/asean-trung-quoc-bien-dong-va-viet-nam.520419/page-3554#post-40489341
    http://ttvnol.vn/threads/asean-trung-quoc-bien-dong-va-viet-nam.520419/page-3562#post-40506851

    --- Gộp bài viết: 11/03/2017 ---
    Những nick to mồm chửi bới tôi đâu cả rồi

    @Lenam098, @Nguyen_Thinh, @khanh1512
    Lần cập nhật cuối: 11/03/2017
  7. Al-Qaeda

    Al-Qaeda Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/11/2010
    Bài viết:
    1.604
    Đã được thích:
    167
    Thái thức thời đấy, biết chuyển từ làm chó cho Mỹ sang làm chư hầu cho Trung Quốc

    'Thái Lan tốt với tất cả khi mua vũ khí Trung Quốc'

    (Bình luận quân sự) - Cùng với tập trận, Thái Lan còn thực hiện nhiều hợp đồng mua sắm quốc phòng với Trung Quốc trong thời gian gần đây - bước đi đầy không ngoan của Bangkok.
    Không chỉ mua tàu ngầm

    Trả lời trức truyền thông hôm 10/3, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Pravit Vongsuvan cho biết, Thái Lan chuẩn bị ký kết hợp đồng chính thức mua 3 tàu ngầm chạy diesel-điện lớp S20T do Trung Quốc sản xuất (tên mã T là ký hiệu phiên bản riêng của Thái Lan).

    Để thực hiện bản hợp đồng này, Thái Lan đã phải bỏ ra số tiền lên tới trên 370 triệu USD, gói mua sắm này mới được chính phủ nước này phê duyệt. Mặc dù vậy, ông P. Vongsuvan không công bố thời điểm dự kiến ký hợp đồng chính thức.

    Ngay từ hồi tháng 6/2015, Ủy ban đánh giá của quân đội Thái Lan đã quyết định chọn dòng tàu ngầm S20T do Tập đoàn CSIC của Trung Quốc giới thiệu. Tuy nhiên, chương trình này sau đó bị trì hoãn do không nhận được sự ủng hộ của các phe phái chính trị trong nước.

    Quá trình trình đàm phán được nối lại vào đầu năm 2016 và việc mua sắm tàu ngầm mới chính thức được phân bổ theo ngân sách quốc phòng của Thái Lan năm tài khóa 2017. Tổng dự toán của hợp đồng ước khoảng 376 triệu USD, bao gồm cả các điều khoản chuyển giao công nghệ, bảo trì và đào tạo kíp thủy thủ.

    [​IMG]
    Mô hình tàu ngầm Thái Lan đang đàm phán mua của Trung Quốc.
    Trước khi được cấp ngân sách để mua tàu ngầm Trung Quốc, hồi tháng 8/2016, Thái Lan đã được tiếp nhận lô radar RA3 đầu tiên từ Trung Quốc - loại radar chuyên dùng cho lực lượng pháo binh. Ngay sau khi thông tin này được công khai, Thái Lan cũng đã lên tiếng xác nhận về thương vụ mua sắm này.

    Theo giới thiệu của nhà sản xuất NORINCO, Trung Quốc, RA3 là hệ thống radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA), được thiết kế cho nhiệm vụ xác định vị trí các trận địa pháo, pháo phản lực và các bệ phóng tên lửa đất đối đất của đối phương ngay sau khi bắn, và hỗ trợ điều khiển hỏa lực pháo binh quân ta trong phản pháo.

    Ngoài ra, radar RA3 cũng có thể được sử dụng trong việc điều chỉnh hỏa lực pháo binh, tên lửa của lực lượng sử dụng. Với một số sửa đổi nhỏ trong các thông số phần mềm. Đặc biệt, RA3 còn có thể làm nhiệm phát hiện và theo dõi các mục tiêu bay thấp như máy bay hạng nhẹ, máy bay trực thăng và UAV...

    Trước thương vụ mua sắm radar RA3 của Thái Lan, theo số liệu thống kê của chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin, Bangkok cũng đã thực hiện nhiều thương vụ vũ khí khác với Trung Quốc. Gần đây có tin hai bên đã ký thỏa thuận về việc Thái Lan mua xe tăng MBT-3000 của Trung Quốc.

    Trước đây hai bên đã ký kết các hợp đồng lớn hơn, ví dụ Thái Lan quyết định mua tàu ngầm của Trung Quốc. Các thiết bị kỹ thuật phục vụ thủy quân lục chiến và tàu ngầm của Thái Lan vẫn chưa phải hiện đại nhất, một số đã cũ của Mỹ.

    Trong khi đó, Trung Quốc đang là một nhà sản xuất lớn cung cấp các thiết bị chuyện dùng cho Thủy quân lục chiến như xe bọc thép ZBD-2000, đã từng cung cấp cho nước ngoài. Đây cũng có thể là mối quan tâm của Thái Lan trong thời gian tới.

    Cùng với mua sắm vũ khí, hai nước còn tăng cường hợp tác quân sự bằng những cuộc diễn tập chung. Theo tờ Bangkok Post, cuối tháng 5/2016, lực lượng vũ trang Thái Lan và Trung Quốc đã thực hiện cuộc diễn tập chung với khoảng 500 binh sỹ Thái Lan và 500 binh sỹ Trung Quốc.

    Cuộc tập trận chung của Bắc Kinh và Bangkok có thể mở rộng khả năng của hai bên trong cuộc đấu tranh chống cướp biển và khủng bố quốc tế. Ngoài ra, sự hợp tác với các lực lượng vũ trang của Thái Lan được đào tạo và trang bị chủ yếu "theo kiểu Mỹ" là một cơ hội tốt cho Trung Quốc để thử nghiệm thiết bị quân sự và chiến thuật trong điều kiện gần thực tế.

    Những tính toán

    Là một đồng minh lâu năm của Mỹ, không dễ dàng gì việc Washington ngó lơ trong một thời gian sẽ làm Bangkok "giận dỗi" và quay ngoặt sang Trung Quốc. Ngoài vũ khí Mỹ và các thiết bị quân sự mới mua của Trung Quốc, Thái Lan cũng "đưa đẩy" với Nga trong việc đổi gạo lấy các máy bay trực thăng phục vụ chữa cháy.

    Thông tin Thái Lan đồng ý đổi vũ khí lấy nông sản được đích thân Thủ tướng Thủ tướng Prayut Chan-o-cha đưa ra trong chuyến thăm Nga vừa qua. Được biết, trước khi Thái Lan đồng ý với cách mua bán này, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết, Moskva sẵn sàng cung cấp xe tăng chiến đấu và các vũ khí quân sự khác để đổi lấy các mặt hàng nông sản của Thái Lan.

    Thủ tướng Medvedev tiết lộ rằng, vũ khí Nga bán cho Thái Lan sẽ rẻ hơn những loại vũ khí cùng loại của phương Tây: "Một số loại vũ khí chắc chắn sẽ rẻ hơn... Chúng tôi có thể cung cấp được rất nhiều xe tăng và các loại phương tiện quân sự khác nếu các bạn muốn".

    Truyền thông Thái Lan đưa tin Bangkok muốn mua hàng chục xe tăng T-90 của Nga để thay thế lực lượng xe tăng đã "già nua" do Mỹ sản xuất. Trong một cuộc phỏng vấn, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prawit Wongsuwan khẳng định:

    "Người Mỹ sẽ không bán vũ khí cho chúng tôi, và gần đây chúng tôi cũng bị hạn hẹp về ngân sách nên không thể mua được. Không phải là chúng tôi đã quyết định sẽ thân thiết với Nga, Trung Quốc và lạnh nhạt với Mỹ. Chúng tôi đều đối tốt với tất cả các nước này", ông nói.

    Thực tế, dù sẽ tập trận với ai và mua vũ khí của ai, Thái Lan cũng đã và đang thể hiện là một quốc gia khéo léo ở Đông Nam Á, nơi Trung Quốc, Nga và Mỹ đều đánh giá được tầm quan trọng và họ biết vị thế của mình ở đâu để nắm giữ các quyền lợi quốc gia.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/bin...voi-tat-ca-khi-mua-vu-khi-trung-quoc-3330826/
  8. Lenam098

    Lenam098 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2015
    Bài viết:
    1.596
    Đã được thích:
    1.361
    Các cụ giải trí tí nhé. Chẳng là phim Kong vừa ra mắt và được tung hô khắp Việt Nam . Nhân đây, các cụ đọc bài cmt của trang Tinhte. Theo tớ, đó là bài bình luận phim tinh tế nhất năm:

    [Đánh giá phim] Kong: Đảo Đầu Lâu - Chú khỉ đột võ công cao cường nhất Việt Nam

    Phim tuyệt vời nhất năm về kĩ xảo
    Diễn viên tuyệt vời nhất phim là con khỉ đột
    Sẽ tuyệt hơn nếu ta biết rằng hãng phim Legendary đã được bạn hàng xóm mua lại, rồi quyết định chọn Việt Nam làm quê hương chú khỉ đột.
    Tháng 6, năm 2015, nước họ cũng làm 1 phim nhỏ về Việt Nam, trong đó Việt Nam cũng là quê hương của khỉ đột

    Tuyệt đấy chứ, thâm đấy chứ :v
    Các cụ ngẫm xem nhé
  9. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Thâm con ..khỉ đột. Chẳng có ai hâm đơ bỏ cả trăm triệu Trump đi làm phim thâm nọ thâm kia. Có thực mới vực được đạo. Làm phim mà không bán được vé có mà vỡ mồm.
  10. anhvao

    anhvao Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/03/2009
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    75
    Gọi là Khỉ thì cũng được chứ sao. Thời CT lính bắc V chả chui rúc ở trong rừng là gì.

Chia sẻ trang này